Họa họa thời cổ trung đại
Chia sẻ bởi Phạm Đào Lược |
Ngày 11/05/2019 |
74
Chia sẻ tài liệu: Họa họa thời cổ trung đại thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Hội hoạ thời Trung cổ
Chủ nhật 23, Tháng Mười Một 2008 BTV: conotos Mức độ viếng thăm : 2%
Trên trang web Hội hoạ Kitô giáo thời kỳ đầu
Ra đời từ thế kỷ 7 TCN, thành phố Byzance mang tên người sáng lập và thủ lĩnh của di dân Hy Lạp. Đến năm 330, Byzance trở thành kinh đô Constantinople của đế chế La Mã. Suốt thời Trung Cổ, Constantinople là thành phố giàu nhất châu Âu và nơi phát triển phong cách nghệ thuật byzantin, trước khi trở thành kinh đô Istanbul của đế chế Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman.
Minh họa Trường ca Roland (Các hiệp sĩ Đen và vua Massile)
Trong khi ở phía Tây, giáo hội La Mã chủ trương sử dụng các hình tượng nghệ thuật để minh hoạ, giải thích, nhằm mục đích truyền bá đạo Kitô, thì ở phía Đông, đại bộ phận của giáo hội ở Byzance lại triệt để chống lại quan niệm này, vì cho rằng tất cả những gì có tính chất thiêng liêng, thuộc về tâm linh, thì không thể nào trình bày một cách cụ thể bằng hình ảnh được. Kịp đến năm 754, chủ trương của giáo hội ở Byzance thắng thế, và hình tượng nghệ thuật Kitô giáo bị cấm hẳn trong toàn bộ các sinh hoạt tôn giáo. Việc cấm đoán này đã kéo dài trong suốt một thế kỷ.
Minh họa thơ tình, trường phái roman
Ra khỏi thời kỳ đó (năm 843), nghệ thuật Kitô giáo ở Byzance vẫn mang đậm ảnh hưởng của truyền thống Hy-La, với những quy ước khá gò bó. Mặc dầu vậy, nền nghệ thuật này đã phát triển với những nét sáng tạo riêng của nó trong suốt thời kỳ Trung cổ, từ thế kỷ IX đến ít nhất hết thế kỷ XII ở các nước phía Đông như: Syrie, Liban, Lưỡng Hà, Ai Cập, Ethiopie, v.v. và ngay cả ở Sicile và Ý.
Đồng thời, ảnh hưởng của nền nghệ thuật này sẽ đem lại cho nghệ thuật Kitô giáo ở phương Tây một ngôn ngữ tượng trưng hơn, cách điệu hoá hơn, và phóng khoáng hơn là ngôn ngữ hiện thực theo truyền thống Hy-La thuần tuý, từ bố cục, nét vẽ, cho đến màu sắc.
Người ta thường bảo : người Ai Cập cổ vẽ cái mà họ biết là đúng, như trong thực tế ; người Hy Lạp cổ vẽ cái mà họ nhìn thấy ; còn người nghệ sĩ Kitô giáo thời Trung cổ thì vẽ không phải chỉ là để tạo ra một tác phẩm có chất lượng thẩm mỹ, mà cốt là để truyền đạt một thông điệp có ý nghĩa tôn giáo.
Thiên sứ Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ chịu thai (tiểu hoạ ở sách Phúc Âm Souabe, Đức, 1150)
Bước vào thế kỷ XIII, nghệ thuật hội hoạ rômăng nhường bước cho hội hoạ gôtích, và mặc dầu cả hai nền nghệ thuật này, nói chung, đều phát triển chậm hơn nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc cùng thời, song chúng ta sẽ thấy rằng cả hai, nhất là nền hội hoạ gôtích, sẽ có một ảnh hưởng lớn lên nghệ thuật ở các thế kỷ sau.
Ở Ý, vào thời kỳ này, các hoạ sĩ tìm nguồn cảm hứng ở Byzance nhiều hơn là ở Paris, không phải chỉ vì cái nền phông cổ điển Hy-La của nghệ thuật ở Byzance cung cấp cho họ một căn bản kỹ thuật vững vàng hơn để thực hiện những điều mà nền điêu khắc gôtích đã thực hiện được.
Đức Mẹ và chúa Giêxu (phong cách Byzantin, 1280)
Lý do chính, thực ra không phải chỉ là vấn đề kỹ thuật, hay thẩm mỹ, mà là một vấn đề tâm lý, liên quan đến niềm tin của những tín đồ Kitô giáo vào những gì thuộc về cái truyền thống mà họ cho là đích thực hơn : họ tin tưởng vào những bức tranh thờ vẽ trên gỗ (icônes) của truyền thống Byzance hơn là bất cứ truyền thống nghệ thuật nào khác.
Một sự kiện lịch sử đã tình cờ góp phần vào sự truyền bá ảnh hưởng của Byzance sang phía Tây: năm 1204, đội quân Thập tự chinh sau khi chiếm được Byzance đã đóng lại ở đây trong hơn nửa thế kỷ. Trong thời gian chiếm đóng này, nhiều kho tàng nghệ thuật cất giữ trong các nhà thờ, tu viện, ở Byzance, cũng như nhiều tài liệu quý báu về những quy ước nghệ thuật của nền nghệ thuật Kitô giáo ở phương Đông đã được lấy đem về phương Tây, đặc biệt là đem về Ý, và đã được khai thác một cách triệt để ở Ý.
Simone Martini: Truyền tin (1333, trường phái Siena, Ý)
Chúng ta sẽ thấy rằng, nghệ thuật của Byzance, và của Kitô giáo ở phương Đông, nói chung, đặc biệt là nghệ thuật tranh thờ vẽ trên nền gỗ (icônes) và các bức tiểu hoạ (miniatures), sẽ có một ảnh hưởng trực tiếp lên nền hội hoạ ở Ý vào thời kỳ tiền phục
Chủ nhật 23, Tháng Mười Một 2008 BTV: conotos Mức độ viếng thăm : 2%
Trên trang web Hội hoạ Kitô giáo thời kỳ đầu
Ra đời từ thế kỷ 7 TCN, thành phố Byzance mang tên người sáng lập và thủ lĩnh của di dân Hy Lạp. Đến năm 330, Byzance trở thành kinh đô Constantinople của đế chế La Mã. Suốt thời Trung Cổ, Constantinople là thành phố giàu nhất châu Âu và nơi phát triển phong cách nghệ thuật byzantin, trước khi trở thành kinh đô Istanbul của đế chế Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman.
Minh họa Trường ca Roland (Các hiệp sĩ Đen và vua Massile)
Trong khi ở phía Tây, giáo hội La Mã chủ trương sử dụng các hình tượng nghệ thuật để minh hoạ, giải thích, nhằm mục đích truyền bá đạo Kitô, thì ở phía Đông, đại bộ phận của giáo hội ở Byzance lại triệt để chống lại quan niệm này, vì cho rằng tất cả những gì có tính chất thiêng liêng, thuộc về tâm linh, thì không thể nào trình bày một cách cụ thể bằng hình ảnh được. Kịp đến năm 754, chủ trương của giáo hội ở Byzance thắng thế, và hình tượng nghệ thuật Kitô giáo bị cấm hẳn trong toàn bộ các sinh hoạt tôn giáo. Việc cấm đoán này đã kéo dài trong suốt một thế kỷ.
Minh họa thơ tình, trường phái roman
Ra khỏi thời kỳ đó (năm 843), nghệ thuật Kitô giáo ở Byzance vẫn mang đậm ảnh hưởng của truyền thống Hy-La, với những quy ước khá gò bó. Mặc dầu vậy, nền nghệ thuật này đã phát triển với những nét sáng tạo riêng của nó trong suốt thời kỳ Trung cổ, từ thế kỷ IX đến ít nhất hết thế kỷ XII ở các nước phía Đông như: Syrie, Liban, Lưỡng Hà, Ai Cập, Ethiopie, v.v. và ngay cả ở Sicile và Ý.
Đồng thời, ảnh hưởng của nền nghệ thuật này sẽ đem lại cho nghệ thuật Kitô giáo ở phương Tây một ngôn ngữ tượng trưng hơn, cách điệu hoá hơn, và phóng khoáng hơn là ngôn ngữ hiện thực theo truyền thống Hy-La thuần tuý, từ bố cục, nét vẽ, cho đến màu sắc.
Người ta thường bảo : người Ai Cập cổ vẽ cái mà họ biết là đúng, như trong thực tế ; người Hy Lạp cổ vẽ cái mà họ nhìn thấy ; còn người nghệ sĩ Kitô giáo thời Trung cổ thì vẽ không phải chỉ là để tạo ra một tác phẩm có chất lượng thẩm mỹ, mà cốt là để truyền đạt một thông điệp có ý nghĩa tôn giáo.
Thiên sứ Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ chịu thai (tiểu hoạ ở sách Phúc Âm Souabe, Đức, 1150)
Bước vào thế kỷ XIII, nghệ thuật hội hoạ rômăng nhường bước cho hội hoạ gôtích, và mặc dầu cả hai nền nghệ thuật này, nói chung, đều phát triển chậm hơn nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc cùng thời, song chúng ta sẽ thấy rằng cả hai, nhất là nền hội hoạ gôtích, sẽ có một ảnh hưởng lớn lên nghệ thuật ở các thế kỷ sau.
Ở Ý, vào thời kỳ này, các hoạ sĩ tìm nguồn cảm hứng ở Byzance nhiều hơn là ở Paris, không phải chỉ vì cái nền phông cổ điển Hy-La của nghệ thuật ở Byzance cung cấp cho họ một căn bản kỹ thuật vững vàng hơn để thực hiện những điều mà nền điêu khắc gôtích đã thực hiện được.
Đức Mẹ và chúa Giêxu (phong cách Byzantin, 1280)
Lý do chính, thực ra không phải chỉ là vấn đề kỹ thuật, hay thẩm mỹ, mà là một vấn đề tâm lý, liên quan đến niềm tin của những tín đồ Kitô giáo vào những gì thuộc về cái truyền thống mà họ cho là đích thực hơn : họ tin tưởng vào những bức tranh thờ vẽ trên gỗ (icônes) của truyền thống Byzance hơn là bất cứ truyền thống nghệ thuật nào khác.
Một sự kiện lịch sử đã tình cờ góp phần vào sự truyền bá ảnh hưởng của Byzance sang phía Tây: năm 1204, đội quân Thập tự chinh sau khi chiếm được Byzance đã đóng lại ở đây trong hơn nửa thế kỷ. Trong thời gian chiếm đóng này, nhiều kho tàng nghệ thuật cất giữ trong các nhà thờ, tu viện, ở Byzance, cũng như nhiều tài liệu quý báu về những quy ước nghệ thuật của nền nghệ thuật Kitô giáo ở phương Đông đã được lấy đem về phương Tây, đặc biệt là đem về Ý, và đã được khai thác một cách triệt để ở Ý.
Simone Martini: Truyền tin (1333, trường phái Siena, Ý)
Chúng ta sẽ thấy rằng, nghệ thuật của Byzance, và của Kitô giáo ở phương Đông, nói chung, đặc biệt là nghệ thuật tranh thờ vẽ trên nền gỗ (icônes) và các bức tiểu hoạ (miniatures), sẽ có một ảnh hưởng trực tiếp lên nền hội hoạ ở Ý vào thời kỳ tiền phục
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Đào Lược
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)