HÓA 12 - ĐỀ HSG - VÒNG 1 - 2013 - VĨNH LONG (1)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Tâm | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: HÓA 12 - ĐỀ HSG - VÒNG 1 - 2013 - VĨNH LONG (1) thuộc Hóa học

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI BẬC THPT (VÒNG 1)
VĨNH LONG NĂM HỌC: 2012 – 2013
MÔN THI: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)


Câu 1 (2,0 điểm): Cân bằng phản ứng hóa học sau bằng phương pháp thăng bằng electron
a) Cu2S + HNO3 Cu(NO3)2 + CuSO4 + NO2 + H2O
b) CrI3 + KOH + Cl2  K2CrO4 + KIO4 + KCl + H2O
Câu 2 (3,0 điểm):
a) Cho các chất sau đây: CH3CHO, C2H5Cl , C2H5OH, CH3COOH, HI. Hãy cho biết chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất? Giải thích?
b) Bằng phương pháp hóa học nhận biết các chất lỏng sau chứa trong các lọ riêng biệt. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu có).
CH2=CHCOOH, CH3COOH; C2H5OH; C6H5OH; C3H5(OH)3.
Câu 3 (3,0 điểm): Một hợp chất (A) được cấu tạo từ cation và anion . Trong phân tử MX2 có tổng số proton, nơtron, electron là 186 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 hạt. Số khối của M2+ lớn hơn số khối của  là 21. Tổng số hạt trong cation M2+ nhiều hơn tổng số hạt trong anion  là 27.
a) Xác định số proton, nơtron và tên nguyên tố của M và X. Biết

b) Viết cấu hình của M, X, M2+ , .
c) Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn.
Câu 4 (2,0 điểm): Cho biết PCl5 phân huỷ theo phương trình: 
Xuất phát từ 1,0 mol PCl5 ở 2800C, khi cân bằng được thiết lập thì thu được hỗn hợp khí có tỉ khối hơi đối với không khí là 3,784. Áp suất lúc cân bằng là 1,0 atm.
a) Xác định độ phân ly của PCl5.
b) Tính hằng số cân bằng KP của phản ứng ở 2800C.
Biết: ; P=31; Cl=35,5
Câu 5 (2,0 điểm): Cho 200ml dung dịch A chứa đồng thời NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,15M vào 300ml dung dịch B chứa đồng thời HNO3 0,2M và H2SO4 xM, sau phản ứng thu được dung dịch C có pH=2 và m gam kết tủa. Xác định giá trị của x và m.
Câu 6 (3,0 điểm): Cho hỗn hợp (A) gồm Al và Cu vào 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng thu được dung dịch (B) và 2,464 lít (đkc) khí SO2. Cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch (B) cho đến dư thì thu được kết tủa (C). Lọc lấy kết tủa (C) và đun nóng đến khối lượng không đổi thì thu được 3,06 gam chất rắn (E)
a) Viết các phương trình phản ứng hoá học đã xảy ra.
b) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
c) Nếu cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch (B) thì kết tủa có khối lượng là bao nhiêu?
Câu 7 (2,5 điểm): Dẫn 6,72 lít hỗn hợp khí (X) gồm propan, etilen và axetilen qua dung dịch brom dư, thấy còn 1,68 lít khí không bị hấp thụ. Nếu dẫn 6,72 lít khí (X) trên qua dung dịch dư thì thấy có 24,24 gam kết tủa. Biết rằng các thể tích khí đo ở đkc.
a) Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra.
b) Tính khối lượng hỗn hợp (X) và thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp.
Câu 8 (2,5 điểm): Hỗn hợp (X) gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở không nhánh (A) và một ancol đơn chức (B). Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp (X) rồi dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình đựng m gam dung dịch Ca(OH)2, sau phản ứng thu được 20 gam kết tủa và (m+0,4) gam dung dịch (Y). Lọc bỏ kết tủa và đun nóng dung dịch (Y) thấy xuất hiện thêm 5 gam kết tủa nữa.
a) Xác định công thức cấu tạo thu gọn của (A); (B).
b) Thực hiện phản ứng este hóa 7,6 gam hỗn hợp (X) trên với hiệu suất 60% thu được a gam este (E). Xác định giá trị a
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thành Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)