Hóa 10 - Ôn thi HKI

Chia sẻ bởi Phạm Hữu Tình | Ngày 27/04/2019 | 88

Chia sẻ tài liệu: Hóa 10 - Ôn thi HKI thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP HỌC KÌ I
Câu 1: Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron:
a. Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
b. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + H2O
c. FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
d. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
Câu 2: So sánh tính bazơ của NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2 có giải thích.
Câu 3: Cho các chất sau: NH3, CO2, HNO3, H2SO4, Cl2, H2O
a. Viết công thức electron, công thức cấu tạo của các chất.
b. Xác định cộng hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất (Cộng hóa trị tức là số oxi hóa của nguyên tố đó nhưng không lấy dấu. Vì dụ trong NH3, công hóa trị của N là 3, của H là 1)
Câu 4: Cho các phân tử : NaCl, CaCl2, K2O
a. Viết sơ đồ hình thành liên kết trong phân tử
b. Xác định điện hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất
Câu 5: Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là  và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54.
a) Tính phần trăm nguyên tử của đồng vị 
b) Tính phần trăm khối lượng của  trong công thức Cu2S.
Câu 6: Brom có 2 đồng vị, nguyên tử khối trung bình của brom là 79,91. Biết Br chiếm 54,5%. Tính số khối của đồng vị thứ 2.
Câu 7: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X, ion Y+ và ion Z2- đều là 3s23p6.
a. Viết cấu hình electron đầy đủ của X,Y,Z
b. Cho biết X, Y, Z là kim loại, phi kim hay khí hiếm, Vì sao?
Câu 8: Nguyên tử X có tổng số hạt bằng 48, số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện.
a. Xác định số electron, số nơtron, số proton, điện tích hạt nhân, số khối và nguyên tử khối của X
b. Viết cấu hình electron của X và xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn
Câu 9: Oxit cao nhất của một nguyên tố là R2O5, %R trong hợp chất khí với H là 91,18% về khối lượng. Xác định tên nguyên tố R
Câu 10: Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH3. Oxit cao nhất của nó chứa 56,34% oxi về khối lượng. Xác định tên gọi và nguyên tử khối của nguyên tố R.
Câu 11: Hai nguyên tố A và B trong cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tử A, B bằng 32. Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của 2 nguyên tố A, B trong BTH.
Câu 12: Hai nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong BTH, A thuộc nhóm VA. Ở trạng thái đơn chất, A và B không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân A và B bằng 23. Cho biết tên của 2 nguyên tố đó.
Câu 13: Hợp chất MX3 có tổng số hạt là 196. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Số khối của X lớn hơn của M là 8. Tổng số các hạt trong ion X- nhiều hơn trong ion M3+ là 16. Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Câu 14: Hòa tan 4,8g hỗn hợp 2 kim loại A,B thuộc 2 chu kì liên tiếp của nhóm IA tác dụng với dung dịch HCl 1M dư thu được 1,792 lít khí (đktc)
a. Xác định tên hai kim loại kiềm
b. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng biết đã lấy dư 25% so với lượng cần dùng cho phản ứng
Câu 15: Hòa tan 4,4g hỗn hợp 2 kim loại X, Y thuộc 2 chu kì liên tiếp của nhóm IIA tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 3,36 lít khí (đktc)
a. Xác định tên hai kim loại X,Y
b. Tính phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại và khối lượng muối thu được.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Hữu Tình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)