Ho phu huỳnh

Chia sẻ bởi Nguyễn Chí Trung | Ngày 05/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: ho phu huỳnh thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
CỦA NGÀNH HỌC MẦM NON NĂM HỌC 2006-2007


Tháng 11/06
Cách sử dụng muối iốt và các thực phẩm giàu iốt trong bữa ăn – Hưởng ứng tháng toàn dân dùng muối iốt (trọn tháng 11).
Các rối loạn nội tiết do thiếu iốt.
Sự cần thiết phải tiêm chủng theo đúng lịch.
Giới thiệu các loại văcxin trong chương trình săn sóc sức khoẻ ban đầu.
Dị vật đường thở - Cách phòng ngừa và cấp cứu.
Tác hại của bột ngọt đối với sức khoẻ con người.
Giới thiệu trang phục mùa lạnh.
Giới thiệu thực phẩm nên dùng và nên tránh cho trẻ béo phì

( ( ( ( ( ( (




Cách sử dụng iốt trong bữa ăn, thực phẩm giàu iốt

Iốt là vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho phát triển của cơ thể, cần cho tổng hợp hóc môn giáp duy trì thân nhiệt, phát triển xương, quá trình biệt hóa và phát triển của não và hệ thần kinh trong thời kỳ bào thai.

Cách sử dụng iốt trong bữa ăn
- Sử dụng muối iốt khi chế biến thức ăn cho trẻ
- Khi dùng muối iốt nên đựng vào liễn sành hoặc cho vào hủ đậy kín
- Chú ý khi nấu thức ăn , bắt ra khỏi bếp mới cho muối iốt vào để tránh mất iốt theo sự bay hơi

Thực phẩm giàu iốt
Muối có chứa iốt, các loai hải sản, đồ biển.


( ( ( ( ( ( (

Tiêm chủng

I. Vascin và bệnh nhiễm trùng
1. Bệnh nhiễm trùng: tác nhân gây bệnh nhiễm trùng là những vi sinh vật.
Vi sinh vật gây bệnh nhiễm trùng là những sinh vật rất nhỏ, sống ký sinh, chỉ thấy được dưới kinh hiển vi.
- Vi trùng: Vi trùng than, Vi trùng thương hàn, Vi trùng bạch hầu, Vi trùng lao...
- Virus: Virus sởi, Virus bại liệt, Virus Viêm gan, HIV...
- Ký sinh trùng: Ký sinh trùng sốt rét, giun kim, giun đũa...
2. Chủng ngừa bằng vắc xin là biện pháp chủ động để phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng.
3. Vắc xin là những chế phẩm có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh: vi trùng hay vi rút, hoặc từ các gen đặc biệt của chúng, hoặc từ độc tố vi trùng, có đặc điểm:
- Mất tính gây bệnh:
  Bất hoạt (Vi sinh vật đã bị giết chết).
  Giảm độc lực (Vi sinh vật còn sống nhưng được làm yếu đi, hoặc độc tố của vi sinh vật được làm mất độc lực không còn khả năng gây bệnh).
- Còn tính kháng nguyên: kích thích cơ thể tạo ra kháng thể (đáp ứng miễn dịch).
4. Các loại vắc xin
- Vắc xin đơn giá: gồm 1 loại vắc xin và chỉ phòng được 1 bệnh (vắc xin BCG phòng bệnh lao, vắc xin Sởi phòng bệnh sởi).
- Vắc xin đa giá: phối hợp nhiều loại vắc xin và phòng được nhiều bệnh (vắc xin DTC phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, vắc xin MMR II phòng bệnh sởi, quai bị, rubella).
5. Tác dụng phòng bệnh của vắc xin: kích thích cơ thể tạo ra kháng thể (đáp ứng miễn dịch) giúp cơ thể có khả năng đề kháng chống lại bệnh.
- Miễn dịch cơ bản (MDCB): những lần chủng ngừa cần thiết đầu tiên để phòng được bệnh.
  Vắc xin đơn liều: phòng bệnh chỉ sau 1 lần chủng ngừa.
  Vắc xin đa liều: phòng bệnh sau vài lần chủng ngừa.
- Tái chủng (nhắc lại): tăng cường đáp ứng miễn dịch để kéo dài thời gian miễn dịch phòng bệnh.
6. Lịch tiêm chủng: được xây dựng về thời gian, số lần chủng ngừa và các khoảng cách giữa chúng để cơ thể có được đáp ứng miễn dịch tối ưu trong phòng bệnh.
Lịch tiêm chủng có thể thay đổi tùy thuộc vào:
  Chiến lược, mục tiêu tiêm chủng.
  Tình hình dịch tễ của bệnh truyền nhiễm.
  Có nhiều nguy cơ dễ mắc bệnh truyền nhiễm.
  Kỹ thuật sản xuất vắc xin.

II. Những điều cần lưu ý sau khi chủng ngừa
Sau khi chủng ngừa có thể gặp một số phản ứng phụ sau: sốt 38 – 39(C, sưng, đỏ, đau hoặc nổi cục cứng ở nơi tiêm và một số phản ứng khác tùy theo từng loại vắc xin. Các phản ứng kể trên có thể xuất hiện sớm tức thì hoặc trong vòng 2-7 ngày,cần theo dõi trong 2 ngày sau chủng ngừa và trong mọi trường hợp đều phải được theo dõi ở các cơ sở Y tế gần nhất.
III. Khi nào trẻ không chủng ngừa được:
- Đang mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính.
- Không chủng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Chí Trung
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)