Hỏi đáp pháp luật trong trường THPT
Chia sẻ bởi Đào Xuân Đức |
Ngày 26/04/2019 |
87
Chia sẻ tài liệu: Hỏi đáp pháp luật trong trường THPT thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
60 câu hỏi đáp, tình huống pháp luật cho học sinh trung học phổ thông
Chủ đề 1. Bản chất, vai trò của pháp luật (12 câu)
Chủ đề tập trung vào các nội dung chính sau: Pháp luật và đời sống; Thực hiện pháp luật; Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
Chủ đề 2. Pháp luật với sự phát triển của công dân (6 câu)
Các nội dung chính của chủ đề: quyền học tập, sáng tạo của công dân; trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân...
Chủ đề 3. Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (15 câu)
Các nội dung chính của chủ đề: Pháp luật về phát triển kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường; pháp luật về quốc phòng, an ninh; các quy định của pháp luật về giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, kiềm chế sự gia tăng dân số, phòng chống tệ nạn xã hội...
Chủ đề 4. Quyền bình đẳng của công dân (15 câu)
Các nội dung chính của chủ đề: Quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân; bình đẳng giới; Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo; Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình …
Chủ đề 5. Công dân với các quyền dân chủ (15 câu)
Các nội dung chính của chủ đề: Quyền bầu cử, quyền ứng cử váo các cơ quan đại biểu của nhân dân; quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân.
CHỦ ĐỀ 1
BẢN CHẤT, VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT (12 câu)
Chủ đề tập trung vào các nội dung chính sau: Pháp luật và đời sống; Thực hiện pháp luật ; Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý (4 câu)
1. Pháp luật là gì? Vì sao mỗi công dân cần phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật?
Trả lời
Khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đánh dấu một cột mốc quan trọng về trình độ văn minh mà xã hội đã đạt được trên tiến trình dân chủ hóa xã hội. Tiến trình đó hướng tới mục tiêu cao cả, và cũng là điều mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Điều 12 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định:
“Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật”.
Để quản lý xã hội, mỗi nhà nước cần phải xây dựng và ban hành hệ thống quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội, làm cho mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức diễn ra trong vòng trật tự, ổn định. Hệ thống quy tắc xử sự chung đó được gọi là pháp luật.
Pháp luật là một hiện tượng xã hội khách quan, đặc biệt quan trọng nhưng cũng vô cùng phức tạp chính vì vậy đã có không ít những cách quan niệm, nhận thức khác nhau về pháp luật. Trên bình diện phổ quát, căn bản nhất, có thể định nghĩa pháp luật như sau:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển xã hội.
Trong hệ thống pháp luật Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp. Nếu mọi công dân đều thực hiện đúng khẩu hiệu ”Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” thì xã hội ngày càng phát triển, cái xấu sẽ bị đẩy lùi, cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Do vậy, mỗi công dân cần phải hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật,
Chủ đề 1. Bản chất, vai trò của pháp luật (12 câu)
Chủ đề tập trung vào các nội dung chính sau: Pháp luật và đời sống; Thực hiện pháp luật; Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
Chủ đề 2. Pháp luật với sự phát triển của công dân (6 câu)
Các nội dung chính của chủ đề: quyền học tập, sáng tạo của công dân; trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân...
Chủ đề 3. Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (15 câu)
Các nội dung chính của chủ đề: Pháp luật về phát triển kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường; pháp luật về quốc phòng, an ninh; các quy định của pháp luật về giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, kiềm chế sự gia tăng dân số, phòng chống tệ nạn xã hội...
Chủ đề 4. Quyền bình đẳng của công dân (15 câu)
Các nội dung chính của chủ đề: Quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân; bình đẳng giới; Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo; Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình …
Chủ đề 5. Công dân với các quyền dân chủ (15 câu)
Các nội dung chính của chủ đề: Quyền bầu cử, quyền ứng cử váo các cơ quan đại biểu của nhân dân; quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân.
CHỦ ĐỀ 1
BẢN CHẤT, VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT (12 câu)
Chủ đề tập trung vào các nội dung chính sau: Pháp luật và đời sống; Thực hiện pháp luật ; Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý (4 câu)
1. Pháp luật là gì? Vì sao mỗi công dân cần phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật?
Trả lời
Khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đánh dấu một cột mốc quan trọng về trình độ văn minh mà xã hội đã đạt được trên tiến trình dân chủ hóa xã hội. Tiến trình đó hướng tới mục tiêu cao cả, và cũng là điều mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Điều 12 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định:
“Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật”.
Để quản lý xã hội, mỗi nhà nước cần phải xây dựng và ban hành hệ thống quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội, làm cho mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức diễn ra trong vòng trật tự, ổn định. Hệ thống quy tắc xử sự chung đó được gọi là pháp luật.
Pháp luật là một hiện tượng xã hội khách quan, đặc biệt quan trọng nhưng cũng vô cùng phức tạp chính vì vậy đã có không ít những cách quan niệm, nhận thức khác nhau về pháp luật. Trên bình diện phổ quát, căn bản nhất, có thể định nghĩa pháp luật như sau:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển xã hội.
Trong hệ thống pháp luật Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp. Nếu mọi công dân đều thực hiện đúng khẩu hiệu ”Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” thì xã hội ngày càng phát triển, cái xấu sẽ bị đẩy lùi, cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Do vậy, mỗi công dân cần phải hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Xuân Đức
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)