Ho hu huynh 1
Chia sẻ bởi Nguyễn Chí Trung |
Ngày 05/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: ho hu huynh 1 thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ
CỦA NGÀNH HỌC MẦM NON
Tháng 2:
Giới thiệu một số món ăn ngày Tết và hướng dẫn cách chế biến cho trẻ ở gia đình.
Phòng ngộ độc thực phẩm ngày Tết – Cách xử lý.
Hướng dẫn cách lưu trữ và bảo quản một số thực phẩm thông thường.
Phòng bệnh mùa nắng.
Trang phục mùa nắng.
Sơ cứu vết thương phần mềm.
( ( ( ( ( ( ( (
.
Dinh dưỡng cho bé vào ngày tết.
Vào ngày tết mọi người đều bận rộn, các sinh hoạt của ngày tết thường làm đảo lộn giờ giấc ăn nghỉ của các bé. Phần lớn thức ăn ngày tết được chuẩn bị trước vài ngày, và thường rất béo hoặc rất ngọt, ít chất tươi, rất ít rau xanh. Các bé nhỏ thường được cho ăn qua loa so với ngày thường, dễ dẫn đến sụt cân. Ngược lại, một số bé lớn, đặc biệt là các bé thừa cân lại rất khoái khẩu, ăn nhiều, “ăn mọi lúc, mọi nơi” nên rất dễ tăng cân.
Để giúp các bé có dinh dưỡng tương đối cân bằng trong ngày tết, những biện pháp đơn giản sau đây sẽ rất hữu ích:
Dự trữ rau xanh cho bé: Mua nhiều loại rau, nhặt sạch, cho vào ngăn mát của tủ lạnh, dùng dần trong vài ba ngày chợ không họp. Những loại củ, quả, như bí đỏ, bí đao, cà chua, bầu, cà rốt, su hào … có thể dự trữ lâu ngày mà không cần tủ lạnh. Mặc dù bé có thể ăn những thức ăn ngày tết ngon lành, nhưng mỗi bữa nên dành ra năm mười phút nấu thêm bát canh để khẩu phần của bé cân đối hơn, giúp bé không bị táo bón, lở miệng, mọc mụn nhọt. Ăn trái cây cũng góp phần làm khẩu phần ngày tết đỡ khô khan, đủ chất tươi.
Cho bé uống nước thường xuyên: Thức ăn nhiều đạm, nhiều béo, nhiều đường của ngày tết và thời tiết nóng bức làm bé cần nhiều nước hơn ngày thường. Hơn nữa, quần áo đẹp với mẫu mã phức tạp, nhiều tầng lớp, chất liệu nhiều nylon làm bé ra mồ hôi nhiều, càng cần nhiều nước. Bé thiếu nước dễ sinh viêm đường hô hấp.
Đa số các bé lớn, nhất là các bé thừa cân, rất thích ăn các thức ăn, đồ uống ngày tết. Các thức này lại rất giàu năng lượng. Cần có sự kiểm soát: không để bánh mứt, nước ngọt nhiều trên bàn, trong tủ lạnh, nhắc nhở các em ăn vừa phải để tránh tình trạng lên cân quá mức.
Khi đi chơi xa, phải ăn ngoài, cần chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm. Tránh những hàng quán bán ở lề đường, bán ngoài trời, sử dụng nước không sạch, nhiều ruồi nhặn, bụi bặm, dễ tiêu chảy. Nước đá làm từ nước không đảm bảo vệ sinh cũng là một nguyên nhân gây rối lạn tiêu hóa. Cháo ăn liền, mì ăn liền, nước uống đóng chai, sữa tươi hoặc sữa chua đóng gói rất tiện dụng và đáng tin cậy về vệ sinh.
Duy trì giờ giấc ngủ nghỉ càng gần với ngày thường càng tốt. Bé ngủ đủ, đúng giấc mới vui vẻ, ngon miệng.
Các loại thức ăn có thể gây hóc, sặc như hạt dưa, hạt bí, các loại trái cây có hạt nhỏ như dưa hấu, mãng cầu … cần để xa tầm tay các bé còn nhỏ.
Chúng ta hãy cùng bé ăn tết vui và khoẻ!
( ( ( ( ( ( ( (
Ngộ độc thực phẩm – nguyên nhân và cách phòng tránh
Giáng Sinh và lễ tết cuối năm thường là dịp tiệc tùng ăn uống họp mặt bạn bè, gia đình. Cần cẩn thận với chế độ ăn uống, bảo quản thực phẩm trong dịp này để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
1. Nguyên nhân
Ngộ độc thực phẩm thường do các loại khuẩn sau gây nên:
• Campylobacter: trong sữa và thịt trắng
• Salmonella: trong trứng và thịt trắng (nhất là trong thịt)
• Clostridia: trong các bào tử thức ăn (nhất là trong thịt)
• Listeria: trong thịt, các loại thực phẩm chế biến từ bơ sữa, cá và các loại thủy sản có vỏ như sò, ốc, tôm, cua…
Các loại vi khuẩn gây ngộ độc theo thực phẩm xâm nhập vào cơ thể bằng 2 cách sau:
• Thực phẩm chứa tác nhân ngộ độc: Thực phẩm chưa được nấu chín kĩ càng. Các loại khuẩn có trong thực phẩm chưa được diệt trừ hoàn toàn. Trường hợp này thường gặp trong các món nướng, tái, gỏi…
• Quá trình đưa thực phẩm vào cơ thể: Trước khi ăn chưa rửa sạch tay rồi dùng tay đụng vào thức ăn là một ví dụ…
2. Phòng tránh
•
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Chí Trung
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)