Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người
Chia sẻ bởi Nguyễn Đương Ánh |
Ngày 27/04/2019 |
47
Chia sẻ tài liệu: Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
CHƯƠNG IV
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI
Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu cho phẩm chất đạo đức, khí phách của dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta tư tưởng ngoại giao mẫu mực, mãi mãi soi sáng hoạt động của Đảng ta và cho nhà nước ta. Tư tưởng về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam được Hồ Chí Minh bàn đến toàn diện và sâu sắc. Đại đoàn kết dân tộc là nội dung xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như trong hoạt động thực tiễn của Người.
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
a. Tinh thần yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng dân tộc của dân tộc Việt Nam, đại đoàn kết dân tộc .
b. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin.
c. Tổng kết kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào yêu nước, phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới.
1. Cơ sở hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Tinh thần yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng dân tộc của dân tộc Việt Nam, đại đoàn kết dân tộc đã hình thành và củng cố trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tạo thành truyền thống bền vững thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương…
Một cây làm chẳng nên non…
Truyền thống đoàn kết, nhân ái được phản ánh trong kho tàng văn học dân gian, được các anh hùng trong lịch sử nâng lên thành phép đánh giặc, trị nước.
Tập hợp bốn phương manh lệ,
Trên, dưới đồng lòng, cả nước chung sức,
Tướng, sỹ một lòng phụ tử,
Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân…
Đó là tư tưởng tập hợp lực lượng dân tộc của các nhà yêu nước trong lịch sử.
Hồ Chí Minh đã sớm kế thừa truyền thống yêu nước-nhân nghĩa-đoàn kết của dân tộc. Người khẳng định “từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước…”. Hồ chí Minh còn nhấn mạnh phải phát huy truyền thống ấy trong giai đoạn cách mạng mới “phải giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
b. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng phải trở thành giai cấp dân tộc.
Mác nêu khẩu hiệu “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”. Lênin làm cách mạng vô sản thành công ở nước Nga, lực lượng công - nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết quốc tế. Khẩu hiệu của Mác được mở rộng “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở lý luận quan trọng nhất đối với quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin vì Người đã tìm thấy con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ, tìm thấy sự cần thiết và con đường tập hợp lực lượng cách mạng trong phạm vi từng nước và trên phạm vi toàn thế giới.
c. Tổng kết kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào yêu nước, phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới.
Thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga, Người đã tìm hiểu thấu đáo con đường cách mạng tháng Mười, bài học kinh nghiệm quý báu, đặc biệt là bài học huy động lực lượng quần chúng công – nông giành và giữ chính quyền xô-viết non trẻ. Người cho rằng đây là cuộc cách mạng đến nơi, đến chốn. Đó là cơ sở thực tiễn cho việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
2. Quan điểm cơ bản của
Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc nhất quán, xuyên suốt toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam. Đó là chiến lược tập hợp lực lượng nhằm hình thành sức mạnh to lớn của dân tộc chống kẻ thù của dân tộc, của giai cấp. Do đó đoàn kết trở thành vấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng, nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, đại đoàn kết dân tộc phải là vấn đề sống còn của cách mạng.
Hồ Chí Minh đã nêu:“Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi…, đoàn kết là then chốt của thành công”.“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Hồ Chí Minh đi đến kết luận: Muốn được giải phóng, các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng đấu tranh cách mạng, bằng cách mạng vô sản.
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc được quán triệt trong mọi đường lối, chính sách của Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việt Nam. Trong lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam năm 1951, Hồ Chí Minh nêu mục đích của Đảng Lao động Việt Nam gồm 8 chữ: “đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”.
Như vậy, đại đoàn kết không đơn thuần là phương pháp tập hợp lực lượng cách mạng, mà đó là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Vì vấn đề cơ bản của cách mạng suy cho cùng là phải có bộ tham mưu đưa ra đường lối tập hợp sức mạnh toàn dân đánh giặc.
Vấn đề đại đoàn kết dân tộc phải xuất phát từ đòi hỏi khách quan của cách mạng do quần chúng tiến hành. Đại đoàn kết dân tộc là một chính sách chứ không thể là một thủ đoạn chính trị. Đảng phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành hiện thực có tổ chức, thành sức mạnh vô địch của cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Hồ Chí Minh cho rằng yêu nước phải thể hiện ở thương dân, không thương dân thì không có tinh thần yêu nước.
Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân là đoàn kết với tất cả nhân dân không phân biệt: dân tộc thiểu số hay đa số, tín ngưỡng, già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo… Đoàn kết với mỗi người dân cụ thể, với toàn thể đông đảo quần chúng và cả hai đối tượng trên đều là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc.
Bác Hồ nêu “Ta đoàn kết là để đấu tranh thống nhất và độc lập Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết là để xây dựng nước nhà. Vậy ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đều đoàn kết với họ”. Điểm chung để quy tụ khối đại đoàn kết dân tộc là nền độc dân tộc, là cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Đại đoàn kết dân tộc là nền tảng là gốc rễ là nguồn sức mạnh vô địch, quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong khi tập hợp khối đại đoàn kết thì “lực lượng chủ yếu của khối đại đoàn kết dân tộc là liên minh công-nông, cho nên liên minh công-nông là nền tảng của mặt trận dân tộc thống nhất”. “đại đoàn kết trước hết là đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác”. Về sau Hồ Chí Minh mở rộng, “liên minh công-nông và lao động trí óc làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân”. “Trong bầu trời không có gì quý bằng dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.
Cách mạng tháng 8
Điều kiện để thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân là: phải kế thừa truyền thống yêu nước-nhân nghĩa, đoàn kết, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng. Người mà có lầm lạc, mà biết lỗi thì đoàn kết với họ, tránh khoét sâu cách biệt. “bất kỳ ai mà thật thà tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập dân tộc thì dù người đó trước đây chống lại chúng ta bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ.” “Cần xoá bỏ hết mọi thành kiến, cần thật thà đoàn kết với nhau, giúp nhau cùng tiến bộ để phục vụ nhân dân”.
Tư tưởng đại đoàn kết có lập trường giai cấp rõ ràng, đó là đoàn kết trên nền tảng liên minh công – nông – trí thức do Đảng lãnh đạo.
Khối đại đoàn kết dân tộc phải được giác ngộ về mục tiêu, tổ chức thành khối vững chắc và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn. Và đưa quần chúng vào tổ chức phù hợp với từng giai tầng, từng lứa tuổi, giới tính, ngành nghề, tôn giáo, phù hợp với từng bước phát triển của phong trào cách mạng.
Ví dụ có hội hữu ái, hội công, hội nông, hội phụ nữ,…
Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi qui tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước. Trong từng thời kỳ mặt trận có tên gọi khác nhau nhưng đó phải là mặt trận chính trị rộng rãi tập hợp đông đảo các lực lượng phấn đấu vì hoà bình, vì mục tiêu của dân tộc.
Một là, Đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, trên cơ sở yêu nước, thương dân, chống áp bức bóc lột, chống nghèo nàn lạc hậu.
Hai là, tư tưởng, chiến lược đại đoàn kết dân tộc dựa trên nền tảng liên minh công nông, trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng thành một khối vững chắc.
Ba là, Mặt trận dân tộc hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ. Lấy việc thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc, của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở củng cố và không ngừng mở rộng mặt trận.
Bốn là, đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết. Phương châm là “cầu đồng tồn dị” lấy cái chung để hạn chế cái riêng. Trong đoàn kết phải luôn đấu tranh chống khuynh hướng cô độc, hẹp hòi, đồng thời chống khuynh hướng đoàn kết một chiều.
Nguyên tắc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất:
Hồ Chí Minh nhấn mạnh Đảng cộng sản vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo mặt trận dân tộc. Đảng lãnh đạo bằng việc xác định chính sách mặt trận đúng đắn, phù hợp với từng thời kỳ của cách mạng. Đảng phải dùng phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục, nêu gương, lấy lòng nhân ái để cảm hoá khơi dậy tinh thần tự giác, tự nguyện, không gò ép quan liêu mệnh lệnh.
Từ đoàn kết dân tộc đến đoàn kết quốc tế, tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh là kết tinh mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc với giai cấp, nhân loại. Mở rộng khối đại đoàn kết đến đâu thì giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc, giai cấp, nhân loại đến đó. Quyền lợi của nhân dân lao động luôn gắn với quyền lợi tối cao của dân tộc.
Quá trình nhận thức của Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
KẾT HỢP SỨC MẠNH THỜI ĐẠI.
Quá trình nhận thức của Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
b. Hồ Chí Minh nhận thức về sức mạnh thời đại
a. Hồ Chí Minh nhận thức về sức mạnh dân tộc
a. Hồ Chí Minh nhận thức về sức mạnh dân tộc
Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước vĩ đại, Người rời Tổ quốc mang theo nhận thức và niềm tin vào sức mạnh dân tộc: đó là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý thức về độc lập, chủ quyền quốc gia. Người đề cao sức mạnh của lòng yêu nước “dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước...” khơi dậy ý thức về độc lập, chủ quyền “trên đời có nghìn vạn điều cay đắng, cay đắng chi bằng mất tự do”, hoặc “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường sơn, cũng quyết giành cho bằng được nền độc lập”, hoặc “chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước nhất định không chịu làm nô lệ”
Hồ Chí Minh kêu gọi hãy vì nền hoà bình thế giới, vì tự do và ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống áp bức.
BÁC HỒ Ở ĐẠI HỘI TUA
Sức mạnh dân tộc còn gắn với yếu tố địa lý, chính trị. Bác nêu 3 yếu tố: thiên thời- địa lợi- nhân hoà, trong đó nhân hoà là yếu tố quan trọng và quyết định.
Nhân hòa là tất cả mọi người đều nhất trí.
Theo Bác, dân là quý nhất ,là quan trọng nhất.
Dân là gốc của nước, của cách mạng Dân là chủ, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.
Dân có quyền, nhưng phải có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đất nước.
Qua khảo sát thực tế, Hồ Chí Minh cho rằng: chủ nghĩa đế quốc là lực lượng phản động quốc tế, là kẻ thù chung của nhân dân lao động ở cả chính quốc và thuộc địa. Muốn thắng lợi, phải thực hiện liên minh chiến đấu giữa lao động thuộc địa với vô sản chính quốc.
b. Hồ Chí Minh nhận thức về sức mạnh thời đại
Hình thành từng bước từ cảm tính đến lý tính với mục tiêu là giải phóng dân tộc, phát triển đất nước trong dòng thác chung của thời đại.
Thời đại, mà Bác Hồ chứng kiến, mở đầu bằng cách mạng tháng Mười Nga- quá độ từ CNTB lên CNXH, thời đại của phong trào giải phóng dân tộc, sự sụp đổ của CNTD, thời đại độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Bác cho rằng phải thực hiện khối liên minh chiến đấu giữa vô sản chính quốc với lao động thuộc địa nhằm một lúc tấn công chủ nghĩa đế quốc từ cả hai phía.
Sức mạnh thời đại là sức mạnh của ba dòng thác cách mạng: cách mạng XHCN, cách mạng giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh cho hoà bình dân chủ. Phát huy sức mạnh thời đại là phải biết huy động các phong trào cách mạng trên thế giới phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong luận cương của Lênin yêu cầu phải làm cho vô sản và quần chúng lao ở tất cả các nước gần gũi nhau.
Sức mạnh thời đại mà Hồ Chí Minh nhận thức là sức mạnh của tiến bộ khoa học công nghệ, làm thay đổi có tính cách mạng về các lĩnh vực như : năng lượng, vật liệu, công nghệ sinh học, giao thông vận tải…, loài người đã tiến một bước dài trong việc chinh phục thiên nhiên. “50 năm qua thế giới đã có những chuyển biến lớn...đặc biệt là sức mạnh nguyên tử, nhiều hơn thế kỷ trước cộng lại”.
Sự xuất hiện của hệ thống XHCN đã trở thành một nhân tố làm nên sức mạnh thời đại. Như vậy, sức mạnh thời đại mà Hồ Chí Minh nhìn nhận là sức mạnh cả về chính trị-xã hội, cả sức mạnh về khoa học - công nghệ. Hồ Chí Minh nhìn nhận sức mạnh thời đại trong trạng thái động và biến đổi tương tác giữa các lực lượng ở trong nước và quốc tế. Từ đó, Người đề ra khẩu hiệu hành động thích hợp nhằm thay đổi tình huống. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Hồ Chí Minh tìm thấy sức mạnh cho dân tộc đó là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
a. Đặt cách mạng Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới.
b. Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng
c. Giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình
d. Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ”
a. Đặt cách mạng Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới.
Hai là, thắng lợi của Cách mạng tháng mười Nga đã mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Thời đại mở ra mối quan hệ quốc tế giữa các dân tộc làm cho vận mệnh của mỗi dân tộc không tách rời vận mệnh chung của thế giới. Tất yếu khách quan “phải liên minh chiến đấu chặt chẽ giữa các nước thuộc địa với giai cấp vô sản ở các nước đế quốc để chiến thắng kẻ thù chung”.
“Cách mạng An-nam là bộ phận của cách mạng thế giới. Ai làm cách mạng trong thế giới đều là đồng chí của nhân dân An-nam cả”. Tại Đại hội Tua năm 1920, Hồ Chí Minh đã phát biểu: “Hôm nay tôi đến đây góp phần cùng các đồng chí vào cách mạng thế giới”.
Bác chú ý mối quan hệ giữa cách mạng phương Đông và phương Tây. Người chỉ ra sự cách biệt của các dân tộc phương Đông, do “họ thiếu sự tin cậy lẫn nhau, thiếu sự phối hợp hành động và cả sự cổ vũ lẫn nhau”.
Hồ Chí Minh cho rằng nền tảng sức mạnh là ở nhân dân thuộc địa, chủ nghĩa đế quốc tập trung nọc độc ở thuộc địa, nhân dân thuộc địa là người thủ tiêu chủ nghĩa thực dân.
Hồ Chí Minh đã phát triển và vượt xa so với Mác. Nhờ nắm bắt đặc điểm và xu thế của thời đại Nguyễn Ái Quốc đã xác định đường lối chiến lược và phương pháp cách mạng đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc.
Để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, các Đảng Cộng sản kiên trì đấu tranh chống lại mọi khuynh hướng sai lầm làm suy yếu khối đại đoàn kết để thống nhất các lực lượng cách mạng thế giới. Các đảng cộng sản phải giáo dục chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản cho nhân dân lao động nước mình, làm cho tinh thần yêu nước là một bộ phận của tinh thần quốc tế.
Nguyễn Ái Quốc kêu gọi “vì nền hoà bình thế giới, vì tự do và ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức”.
Hồ Chí Minh là người có đóng góp to lớn vào lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Khẳng định chủ nghĩa xã hội có thể áp dụng ở phương Đông…chính là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Hồ Chí Minh. Đoàn kết quốc tế là nhân tố đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
b. Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng
Sau cách mạng giải phóng dân tộc giành độc lập, các dân tộc thuộc địa tất yếu đi theo cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Hồ Chí Minh viết: “trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới; cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn.”
Phải biến chủ nghĩa yêu nước truyền thống thành chủ nghĩa nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa, yêu Tổ quốc gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, nhờ đó chủ nghĩa yêu nước có thêm sức mạnh và phát triển thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại mới.
Hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh, lực lượng hoà bình hơn hẳn lực lượng chiến tranh thì chủ nghĩa xã hội là nhân tố quyết định đời sống xã hội loài người. Các Đảng Cộng sản dù lớn hay nhỏ đều bình đẳng và độc lập.
Hồ Chí Minh là người có đóng góp to lớn vào lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Khẳng định chủ nghĩa xã hội có thể áp dụng ở phương Đông…chính là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Hồ Chí Minh. Đoàn kết quốc tế là nhân tố đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Hồ Chí Minh nêu cao tinh thần “tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”, “muốn người ta giúp cho, thì trước hết phải tự giúp mình đã”, “một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được hưởng độc lập”.
Tự giải phóng là tư tưởng, quan điểm lớn của Hồ Chí Minh. Nhờ vậy, Người đã có quan điểm “cách mạng thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng vô sản chính quốc, mà còn có thể giúp đỡ người anh em ở phương Tây…”.
c. Giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình
Muốn tranh thủ sức mạnh thời đại cần phải có một đường lối độc lập tự chủ đúng đắn. Kết hợp chặt chẽ mục tiêu đấu tranh cho độc lập dân tộc mình với bốn mục tiêu của thời đại: hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, chủ nghĩa xã hội.
+ Liên hệ thực tiễn Việt Nam: Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, khi non sông đã thu về một mối, ngày 15/4/1976, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI được tiến hành trong cả nước và đã thu được thắng lợi rực rỡ. Từ đây, đất nước ta có một Quốc hội thống nhất, huy động sức mạnh của toàn dân tộc vào quá trình khắc phục hậu qủa chiến tranh, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hoạt động lập pháp được đặc biệt quan tâm nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, bảo đảm việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đồng thời củng cố, hoàn thiện bộ máy nhà nước; góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, thúc đẩy tiến bộ xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế.
Kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, nhân dân ta không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả. Bác thường nói: “phải coi cuộc đấu tranh của bạn như cuộc đấu tranh của ta”.
Trong quá trình tìm đường cứu nước Bác là người đầu tiên đặt nền móng cho tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới. Bác sớm có tư tưởng đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại “tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế và văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tăng cường”.
d. Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ”
Đối với Pháp: Hồ Chí Minh nêu “Việt Nam sẵn sàng cộng tác thân thiện với nhân dân Pháp. Những người Pháp, tư bản hay công nhân, thương gia hay trí thức, nếu họ muốn thật thà cộng tác với Việt Nam thì sẽ được nhân dân Việt Nam hoan nghênh họ như những anh em bầu bạn”.
Hồ Chí Minh dành ưu tiên cho quan hệ với các nước láng giềng châu Á. Láng giềng gần (Trung quốc, Lào, Campuchia), láng giềng xa và các nước Đông Nam Á.
“Trong chính sách đối ngoại của mình, nhân dân Việt Nam sẽ tuân thủ những nguyên tắc sau:
+ Đối với Lào và Miên, Việt Nam tôn trọng nền độc lập của hai nước đó và bày tỏ lòng mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa các nước có chủ quyền.
+ Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trên mọi lĩnh vực:
- Việt nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình.
- Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế.
- Nước Việt Nam chấp nhận sự tham gia của mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc.
- Nước Việt Nam sẵn sàng ký kết với các lực lượng hải quân, lục quân trong khuôn khổ của Liên hợp quốc những hiệp định an ninh đặc biệt và những hiệp ước liên quan đến việc sử dụng một vài căn cứ hải quân và không quân”.
3.1. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh..
3.2. Khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, nâng cao ý chí tự lực tự cường, giữ vững bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế.
3.3. Trong hợp tác chú ý giữ vững định hướng XHCN.
III. PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT
DÂN TỘC, KẾT HỢP VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Với trí tuệ thiên tài, với tinh thần quốc tế trong sáng, với đức độ khiêm nhường và thái độ thiện chí, Hồ Chí Minh vượt qua mọi trở ngại, từ trong mối quan hệ chồng chéo, phức tạp của thời đại đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, phương pháp ứng xử sáng tạo phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng phát huy tối đa sức mạnh thời đại và sức mạnh dân tộc đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi trọn vẹn.
Bác Hồ là vị cha chung
Là sao Bắc Đẩu , là vầng Thái Dương.
chân thành cám ơn các thầy giáo, cô giáo
Bạn đã tải bài giảng tại website
http://violet.vn/luyenchudep
http://chudep-anhduong.com.vn
Hãy thường xuyên ghé thăm website của chúng tôi
để luôn
cập nhật bài giảng và tư liệu hữi ích.
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
CHƯƠNG IV
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI
Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu cho phẩm chất đạo đức, khí phách của dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta tư tưởng ngoại giao mẫu mực, mãi mãi soi sáng hoạt động của Đảng ta và cho nhà nước ta. Tư tưởng về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam được Hồ Chí Minh bàn đến toàn diện và sâu sắc. Đại đoàn kết dân tộc là nội dung xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như trong hoạt động thực tiễn của Người.
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
a. Tinh thần yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng dân tộc của dân tộc Việt Nam, đại đoàn kết dân tộc .
b. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin.
c. Tổng kết kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào yêu nước, phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới.
1. Cơ sở hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Tinh thần yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng dân tộc của dân tộc Việt Nam, đại đoàn kết dân tộc đã hình thành và củng cố trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tạo thành truyền thống bền vững thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương…
Một cây làm chẳng nên non…
Truyền thống đoàn kết, nhân ái được phản ánh trong kho tàng văn học dân gian, được các anh hùng trong lịch sử nâng lên thành phép đánh giặc, trị nước.
Tập hợp bốn phương manh lệ,
Trên, dưới đồng lòng, cả nước chung sức,
Tướng, sỹ một lòng phụ tử,
Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân…
Đó là tư tưởng tập hợp lực lượng dân tộc của các nhà yêu nước trong lịch sử.
Hồ Chí Minh đã sớm kế thừa truyền thống yêu nước-nhân nghĩa-đoàn kết của dân tộc. Người khẳng định “từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước…”. Hồ chí Minh còn nhấn mạnh phải phát huy truyền thống ấy trong giai đoạn cách mạng mới “phải giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
b. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng phải trở thành giai cấp dân tộc.
Mác nêu khẩu hiệu “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”. Lênin làm cách mạng vô sản thành công ở nước Nga, lực lượng công - nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết quốc tế. Khẩu hiệu của Mác được mở rộng “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở lý luận quan trọng nhất đối với quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin vì Người đã tìm thấy con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ, tìm thấy sự cần thiết và con đường tập hợp lực lượng cách mạng trong phạm vi từng nước và trên phạm vi toàn thế giới.
c. Tổng kết kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào yêu nước, phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới.
Thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga, Người đã tìm hiểu thấu đáo con đường cách mạng tháng Mười, bài học kinh nghiệm quý báu, đặc biệt là bài học huy động lực lượng quần chúng công – nông giành và giữ chính quyền xô-viết non trẻ. Người cho rằng đây là cuộc cách mạng đến nơi, đến chốn. Đó là cơ sở thực tiễn cho việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
2. Quan điểm cơ bản của
Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc nhất quán, xuyên suốt toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam. Đó là chiến lược tập hợp lực lượng nhằm hình thành sức mạnh to lớn của dân tộc chống kẻ thù của dân tộc, của giai cấp. Do đó đoàn kết trở thành vấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng, nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, đại đoàn kết dân tộc phải là vấn đề sống còn của cách mạng.
Hồ Chí Minh đã nêu:“Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi…, đoàn kết là then chốt của thành công”.“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Hồ Chí Minh đi đến kết luận: Muốn được giải phóng, các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng đấu tranh cách mạng, bằng cách mạng vô sản.
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc được quán triệt trong mọi đường lối, chính sách của Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việt Nam. Trong lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam năm 1951, Hồ Chí Minh nêu mục đích của Đảng Lao động Việt Nam gồm 8 chữ: “đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”.
Như vậy, đại đoàn kết không đơn thuần là phương pháp tập hợp lực lượng cách mạng, mà đó là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Vì vấn đề cơ bản của cách mạng suy cho cùng là phải có bộ tham mưu đưa ra đường lối tập hợp sức mạnh toàn dân đánh giặc.
Vấn đề đại đoàn kết dân tộc phải xuất phát từ đòi hỏi khách quan của cách mạng do quần chúng tiến hành. Đại đoàn kết dân tộc là một chính sách chứ không thể là một thủ đoạn chính trị. Đảng phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành hiện thực có tổ chức, thành sức mạnh vô địch của cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Hồ Chí Minh cho rằng yêu nước phải thể hiện ở thương dân, không thương dân thì không có tinh thần yêu nước.
Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân là đoàn kết với tất cả nhân dân không phân biệt: dân tộc thiểu số hay đa số, tín ngưỡng, già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo… Đoàn kết với mỗi người dân cụ thể, với toàn thể đông đảo quần chúng và cả hai đối tượng trên đều là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc.
Bác Hồ nêu “Ta đoàn kết là để đấu tranh thống nhất và độc lập Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết là để xây dựng nước nhà. Vậy ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đều đoàn kết với họ”. Điểm chung để quy tụ khối đại đoàn kết dân tộc là nền độc dân tộc, là cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Đại đoàn kết dân tộc là nền tảng là gốc rễ là nguồn sức mạnh vô địch, quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong khi tập hợp khối đại đoàn kết thì “lực lượng chủ yếu của khối đại đoàn kết dân tộc là liên minh công-nông, cho nên liên minh công-nông là nền tảng của mặt trận dân tộc thống nhất”. “đại đoàn kết trước hết là đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác”. Về sau Hồ Chí Minh mở rộng, “liên minh công-nông và lao động trí óc làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân”. “Trong bầu trời không có gì quý bằng dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.
Cách mạng tháng 8
Điều kiện để thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân là: phải kế thừa truyền thống yêu nước-nhân nghĩa, đoàn kết, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng. Người mà có lầm lạc, mà biết lỗi thì đoàn kết với họ, tránh khoét sâu cách biệt. “bất kỳ ai mà thật thà tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập dân tộc thì dù người đó trước đây chống lại chúng ta bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ.” “Cần xoá bỏ hết mọi thành kiến, cần thật thà đoàn kết với nhau, giúp nhau cùng tiến bộ để phục vụ nhân dân”.
Tư tưởng đại đoàn kết có lập trường giai cấp rõ ràng, đó là đoàn kết trên nền tảng liên minh công – nông – trí thức do Đảng lãnh đạo.
Khối đại đoàn kết dân tộc phải được giác ngộ về mục tiêu, tổ chức thành khối vững chắc và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn. Và đưa quần chúng vào tổ chức phù hợp với từng giai tầng, từng lứa tuổi, giới tính, ngành nghề, tôn giáo, phù hợp với từng bước phát triển của phong trào cách mạng.
Ví dụ có hội hữu ái, hội công, hội nông, hội phụ nữ,…
Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi qui tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước. Trong từng thời kỳ mặt trận có tên gọi khác nhau nhưng đó phải là mặt trận chính trị rộng rãi tập hợp đông đảo các lực lượng phấn đấu vì hoà bình, vì mục tiêu của dân tộc.
Một là, Đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, trên cơ sở yêu nước, thương dân, chống áp bức bóc lột, chống nghèo nàn lạc hậu.
Hai là, tư tưởng, chiến lược đại đoàn kết dân tộc dựa trên nền tảng liên minh công nông, trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng thành một khối vững chắc.
Ba là, Mặt trận dân tộc hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ. Lấy việc thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc, của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở củng cố và không ngừng mở rộng mặt trận.
Bốn là, đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết. Phương châm là “cầu đồng tồn dị” lấy cái chung để hạn chế cái riêng. Trong đoàn kết phải luôn đấu tranh chống khuynh hướng cô độc, hẹp hòi, đồng thời chống khuynh hướng đoàn kết một chiều.
Nguyên tắc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất:
Hồ Chí Minh nhấn mạnh Đảng cộng sản vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo mặt trận dân tộc. Đảng lãnh đạo bằng việc xác định chính sách mặt trận đúng đắn, phù hợp với từng thời kỳ của cách mạng. Đảng phải dùng phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục, nêu gương, lấy lòng nhân ái để cảm hoá khơi dậy tinh thần tự giác, tự nguyện, không gò ép quan liêu mệnh lệnh.
Từ đoàn kết dân tộc đến đoàn kết quốc tế, tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh là kết tinh mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc với giai cấp, nhân loại. Mở rộng khối đại đoàn kết đến đâu thì giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc, giai cấp, nhân loại đến đó. Quyền lợi của nhân dân lao động luôn gắn với quyền lợi tối cao của dân tộc.
Quá trình nhận thức của Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
KẾT HỢP SỨC MẠNH THỜI ĐẠI.
Quá trình nhận thức của Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
b. Hồ Chí Minh nhận thức về sức mạnh thời đại
a. Hồ Chí Minh nhận thức về sức mạnh dân tộc
a. Hồ Chí Minh nhận thức về sức mạnh dân tộc
Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước vĩ đại, Người rời Tổ quốc mang theo nhận thức và niềm tin vào sức mạnh dân tộc: đó là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý thức về độc lập, chủ quyền quốc gia. Người đề cao sức mạnh của lòng yêu nước “dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước...” khơi dậy ý thức về độc lập, chủ quyền “trên đời có nghìn vạn điều cay đắng, cay đắng chi bằng mất tự do”, hoặc “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường sơn, cũng quyết giành cho bằng được nền độc lập”, hoặc “chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước nhất định không chịu làm nô lệ”
Hồ Chí Minh kêu gọi hãy vì nền hoà bình thế giới, vì tự do và ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống áp bức.
BÁC HỒ Ở ĐẠI HỘI TUA
Sức mạnh dân tộc còn gắn với yếu tố địa lý, chính trị. Bác nêu 3 yếu tố: thiên thời- địa lợi- nhân hoà, trong đó nhân hoà là yếu tố quan trọng và quyết định.
Nhân hòa là tất cả mọi người đều nhất trí.
Theo Bác, dân là quý nhất ,là quan trọng nhất.
Dân là gốc của nước, của cách mạng Dân là chủ, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.
Dân có quyền, nhưng phải có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đất nước.
Qua khảo sát thực tế, Hồ Chí Minh cho rằng: chủ nghĩa đế quốc là lực lượng phản động quốc tế, là kẻ thù chung của nhân dân lao động ở cả chính quốc và thuộc địa. Muốn thắng lợi, phải thực hiện liên minh chiến đấu giữa lao động thuộc địa với vô sản chính quốc.
b. Hồ Chí Minh nhận thức về sức mạnh thời đại
Hình thành từng bước từ cảm tính đến lý tính với mục tiêu là giải phóng dân tộc, phát triển đất nước trong dòng thác chung của thời đại.
Thời đại, mà Bác Hồ chứng kiến, mở đầu bằng cách mạng tháng Mười Nga- quá độ từ CNTB lên CNXH, thời đại của phong trào giải phóng dân tộc, sự sụp đổ của CNTD, thời đại độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Bác cho rằng phải thực hiện khối liên minh chiến đấu giữa vô sản chính quốc với lao động thuộc địa nhằm một lúc tấn công chủ nghĩa đế quốc từ cả hai phía.
Sức mạnh thời đại là sức mạnh của ba dòng thác cách mạng: cách mạng XHCN, cách mạng giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh cho hoà bình dân chủ. Phát huy sức mạnh thời đại là phải biết huy động các phong trào cách mạng trên thế giới phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong luận cương của Lênin yêu cầu phải làm cho vô sản và quần chúng lao ở tất cả các nước gần gũi nhau.
Sức mạnh thời đại mà Hồ Chí Minh nhận thức là sức mạnh của tiến bộ khoa học công nghệ, làm thay đổi có tính cách mạng về các lĩnh vực như : năng lượng, vật liệu, công nghệ sinh học, giao thông vận tải…, loài người đã tiến một bước dài trong việc chinh phục thiên nhiên. “50 năm qua thế giới đã có những chuyển biến lớn...đặc biệt là sức mạnh nguyên tử, nhiều hơn thế kỷ trước cộng lại”.
Sự xuất hiện của hệ thống XHCN đã trở thành một nhân tố làm nên sức mạnh thời đại. Như vậy, sức mạnh thời đại mà Hồ Chí Minh nhìn nhận là sức mạnh cả về chính trị-xã hội, cả sức mạnh về khoa học - công nghệ. Hồ Chí Minh nhìn nhận sức mạnh thời đại trong trạng thái động và biến đổi tương tác giữa các lực lượng ở trong nước và quốc tế. Từ đó, Người đề ra khẩu hiệu hành động thích hợp nhằm thay đổi tình huống. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Hồ Chí Minh tìm thấy sức mạnh cho dân tộc đó là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
a. Đặt cách mạng Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới.
b. Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng
c. Giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình
d. Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ”
a. Đặt cách mạng Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới.
Hai là, thắng lợi của Cách mạng tháng mười Nga đã mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Thời đại mở ra mối quan hệ quốc tế giữa các dân tộc làm cho vận mệnh của mỗi dân tộc không tách rời vận mệnh chung của thế giới. Tất yếu khách quan “phải liên minh chiến đấu chặt chẽ giữa các nước thuộc địa với giai cấp vô sản ở các nước đế quốc để chiến thắng kẻ thù chung”.
“Cách mạng An-nam là bộ phận của cách mạng thế giới. Ai làm cách mạng trong thế giới đều là đồng chí của nhân dân An-nam cả”. Tại Đại hội Tua năm 1920, Hồ Chí Minh đã phát biểu: “Hôm nay tôi đến đây góp phần cùng các đồng chí vào cách mạng thế giới”.
Bác chú ý mối quan hệ giữa cách mạng phương Đông và phương Tây. Người chỉ ra sự cách biệt của các dân tộc phương Đông, do “họ thiếu sự tin cậy lẫn nhau, thiếu sự phối hợp hành động và cả sự cổ vũ lẫn nhau”.
Hồ Chí Minh cho rằng nền tảng sức mạnh là ở nhân dân thuộc địa, chủ nghĩa đế quốc tập trung nọc độc ở thuộc địa, nhân dân thuộc địa là người thủ tiêu chủ nghĩa thực dân.
Hồ Chí Minh đã phát triển và vượt xa so với Mác. Nhờ nắm bắt đặc điểm và xu thế của thời đại Nguyễn Ái Quốc đã xác định đường lối chiến lược và phương pháp cách mạng đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc.
Để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, các Đảng Cộng sản kiên trì đấu tranh chống lại mọi khuynh hướng sai lầm làm suy yếu khối đại đoàn kết để thống nhất các lực lượng cách mạng thế giới. Các đảng cộng sản phải giáo dục chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản cho nhân dân lao động nước mình, làm cho tinh thần yêu nước là một bộ phận của tinh thần quốc tế.
Nguyễn Ái Quốc kêu gọi “vì nền hoà bình thế giới, vì tự do và ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức”.
Hồ Chí Minh là người có đóng góp to lớn vào lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Khẳng định chủ nghĩa xã hội có thể áp dụng ở phương Đông…chính là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Hồ Chí Minh. Đoàn kết quốc tế là nhân tố đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
b. Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng
Sau cách mạng giải phóng dân tộc giành độc lập, các dân tộc thuộc địa tất yếu đi theo cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Hồ Chí Minh viết: “trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới; cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn.”
Phải biến chủ nghĩa yêu nước truyền thống thành chủ nghĩa nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa, yêu Tổ quốc gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, nhờ đó chủ nghĩa yêu nước có thêm sức mạnh và phát triển thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại mới.
Hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh, lực lượng hoà bình hơn hẳn lực lượng chiến tranh thì chủ nghĩa xã hội là nhân tố quyết định đời sống xã hội loài người. Các Đảng Cộng sản dù lớn hay nhỏ đều bình đẳng và độc lập.
Hồ Chí Minh là người có đóng góp to lớn vào lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Khẳng định chủ nghĩa xã hội có thể áp dụng ở phương Đông…chính là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Hồ Chí Minh. Đoàn kết quốc tế là nhân tố đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Hồ Chí Minh nêu cao tinh thần “tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”, “muốn người ta giúp cho, thì trước hết phải tự giúp mình đã”, “một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được hưởng độc lập”.
Tự giải phóng là tư tưởng, quan điểm lớn của Hồ Chí Minh. Nhờ vậy, Người đã có quan điểm “cách mạng thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng vô sản chính quốc, mà còn có thể giúp đỡ người anh em ở phương Tây…”.
c. Giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình
Muốn tranh thủ sức mạnh thời đại cần phải có một đường lối độc lập tự chủ đúng đắn. Kết hợp chặt chẽ mục tiêu đấu tranh cho độc lập dân tộc mình với bốn mục tiêu của thời đại: hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, chủ nghĩa xã hội.
+ Liên hệ thực tiễn Việt Nam: Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, khi non sông đã thu về một mối, ngày 15/4/1976, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI được tiến hành trong cả nước và đã thu được thắng lợi rực rỡ. Từ đây, đất nước ta có một Quốc hội thống nhất, huy động sức mạnh của toàn dân tộc vào quá trình khắc phục hậu qủa chiến tranh, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hoạt động lập pháp được đặc biệt quan tâm nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, bảo đảm việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đồng thời củng cố, hoàn thiện bộ máy nhà nước; góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, thúc đẩy tiến bộ xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế.
Kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, nhân dân ta không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả. Bác thường nói: “phải coi cuộc đấu tranh của bạn như cuộc đấu tranh của ta”.
Trong quá trình tìm đường cứu nước Bác là người đầu tiên đặt nền móng cho tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới. Bác sớm có tư tưởng đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại “tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế và văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tăng cường”.
d. Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ”
Đối với Pháp: Hồ Chí Minh nêu “Việt Nam sẵn sàng cộng tác thân thiện với nhân dân Pháp. Những người Pháp, tư bản hay công nhân, thương gia hay trí thức, nếu họ muốn thật thà cộng tác với Việt Nam thì sẽ được nhân dân Việt Nam hoan nghênh họ như những anh em bầu bạn”.
Hồ Chí Minh dành ưu tiên cho quan hệ với các nước láng giềng châu Á. Láng giềng gần (Trung quốc, Lào, Campuchia), láng giềng xa và các nước Đông Nam Á.
“Trong chính sách đối ngoại của mình, nhân dân Việt Nam sẽ tuân thủ những nguyên tắc sau:
+ Đối với Lào và Miên, Việt Nam tôn trọng nền độc lập của hai nước đó và bày tỏ lòng mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa các nước có chủ quyền.
+ Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trên mọi lĩnh vực:
- Việt nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình.
- Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế.
- Nước Việt Nam chấp nhận sự tham gia của mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc.
- Nước Việt Nam sẵn sàng ký kết với các lực lượng hải quân, lục quân trong khuôn khổ của Liên hợp quốc những hiệp định an ninh đặc biệt và những hiệp ước liên quan đến việc sử dụng một vài căn cứ hải quân và không quân”.
3.1. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh..
3.2. Khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, nâng cao ý chí tự lực tự cường, giữ vững bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế.
3.3. Trong hợp tác chú ý giữ vững định hướng XHCN.
III. PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT
DÂN TỘC, KẾT HỢP VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Với trí tuệ thiên tài, với tinh thần quốc tế trong sáng, với đức độ khiêm nhường và thái độ thiện chí, Hồ Chí Minh vượt qua mọi trở ngại, từ trong mối quan hệ chồng chéo, phức tạp của thời đại đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, phương pháp ứng xử sáng tạo phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng phát huy tối đa sức mạnh thời đại và sức mạnh dân tộc đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi trọn vẹn.
Bác Hồ là vị cha chung
Là sao Bắc Đẩu , là vầng Thái Dương.
chân thành cám ơn các thầy giáo, cô giáo
Bạn đã tải bài giảng tại website
http://violet.vn/luyenchudep
http://chudep-anhduong.com.vn
Hãy thường xuyên ghé thăm website của chúng tôi
để luôn
cập nhật bài giảng và tư liệu hữi ích.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đương Ánh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)