HỒ CHÍ MINH

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Huyền Thương | Ngày 21/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: HỒ CHÍ MINH thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

HỒ CHÍ MINH
Cuộc đời và Sự nghiệp
Hồ Chí Minh (1890-1969) quê làng Kim Liên, Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Người được sinh ra trong gia đình nhà nho yêu nước. Thân sinh là cụ ông Nguyễn Sinh Sắc và cụ bà Hoàng Thị Loan.
Thời niên thiếu có tên là Nguyễn Sinh Cung, lúc dạy ở Phan Thiết lấy tên là Nguyễn Tất Thành. Giai đoạn đầu hoạt động cách mạng Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Sau 1941 lấy tên là Hồ Chí Minh.

Cuộc đời và Sự nghiệp
Hồ Chí Minh sớm có tinh thần yêu nước
1911 Người ra đi tìm đường cứu nước
1919 Người đưa bản "Yêu sách của nhân dân An Nam về quyền bình đẳng, tự do" gởi đến Hội nghị Vecxay (Pháp).
1920 Người dự đại hội Tua (Pháp).
1925 Người thành lập: Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội và Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.

Cuộc đời và Sự nghiệp
1930 Người đứng ra tổ chức hội nghị hiệp nhất 3 tổ chức Đảng thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
1941 về nước thành lập Mặt trận Việt Minh và trực tiếp lãnh đạo cách mạng đi đến tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.
2/9/1945 Người đọc bản "Tuyên ngôn độc lập" tại quảng trường Ba Đình.

Cuộc đời và Sự nghiệp
1946 sau cuộc tổng tuyển cử đầu tiên Người được bầu là Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Từ đó Người luôn giữ chức vụ cao nhất để lãnh đạo tòan dân đuổi Pháp đánh Mỹ.
Năm 1990 được UNESCO ghi nhận và suy tôn Người là "Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn".


Cuộc đời và Sự nghiệp
Năm 1990 được UNESCO ghi nhận và suy tôn Người là "Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn".
Quan điểm sáng tác văn học
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
Văn chương phải có tính chiến đấu: Người luôn xem văn nghệ là hoạt động tinh thần có tác dụng to lớn đối với thực tiễn. Vì thế, nhà văn cũng phải góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh phát triển xã hội:
“Nay ở trong văn nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
Cảm tưởng đọc Thiên Gia Thi
Quan điểm sáng tác văn học
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
Chất thép trong văn chương chính là xu hướng của cách mạng và tiến bộ về tư tưởng, tinh thần đấu tranh xã hội tích cực. Và, vai trò của người làm văn nghệ là đi đầu trong cuộc đấu tranh đó, trên chính mặt trận của mình
“Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”
Thư gửi các họa sĩ nhận dịp triễn lãm hội họa 1951
Quan điểm sáng tác văn học
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
Ý thức và trách nhiệm của người cầm bút: Theo Bác, người cầm bút(viết văn hay viết báo) phải xác định được:
Viết cho ai?
Viết đế làm gì?
Viết cái gì?
Cách viết như thế nào?
Xử lý tốt mối quan hệ giữa giữa mục đích và phương tiện, giữa tuyên truyền và nghệ thuật, giữa dân tộc và hiện đại…
Quan điểm sáng tác văn học
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
Tính chân thật của văn chương: Người yêu cầu phải miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn hiện thực cách mạng. Đây chính là phát huy quan niệm của cha ông xưa về cái gốc của văn chương trong thời đại mới. Đối với Hồ Chí Minh, cái đẹp của của văn chương chính là sự trong sáng, hấp dẫn, ngôn từ chọn lọc chứ không phải lối viết cầu kỳ, xa lạ… Chân thực nhưng không phải câu nệ sự thực. Trong sáng tác người cũng thích dùng các hình thức viễn tưởng, hư ảo.
Sự nghiệp văn học
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
Ở mỗi thể loại, sáng tác của Người đều có phong cách độc đáo riêng
Văn chính luận: là những sáng tác phục vụ cho nội dung chính trị. Đấu tranh nhằm tấn công trực diện kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử.
Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp
Sự nghiệp văn học
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
Ở mỗi thể loại, sáng tác của Người đều có phong cách độc đáo riêng
Văn chín luận: là những sáng tác phục vụ cho nội dung chính trị. Đấu tranh nhằm tấn công trực diện kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử.
Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi tòan quốc kháng chiến, Không có gì quí hơn độc lập tự do.
Sự nghiệp văn học
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
Phong cách nghệ thuật:
Bộc lộ tư duy sắc xảo, giàu tri thức văn hóa.
Gắn lý luận với thực tiễn và giàu tính luận chiến.
Vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện

Sự nghiệp văn học
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
Truyện và kí:
Tác giả thường tiến công kẻ thù bằng những mũi nhọn chính luận sắc xảo và sự thật công khai của đời sống.
Tác phẩm tiêu biểu: Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu, Nhật kí chìm tàu,…
Sự nghiệp văn học
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
Phong cách:
Ngòi bút của Người lúc linh hoạt, lúc chân thực tạo không khí gần gũi, lúc châm biếm sắc xảo thâm thúy tinh tế.
Chất trí tụê và tính hiện đại là nét đặc sắc trong truyện ngắn của Người
Sự nghiệp văn học
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
Thơ ca:
Gồm nhữg tác phẩm thơ chữ Hán và Tiếng Việt sáng tác trước Cách Mạng Tháng Tám và trong kháng chiến.
Tác phẩm tiêu biểu: Nhật kí trong tù, thơ Hồ Chí Minh, thơ chữ Hán Hồ Chí Minh.
Phong cách sáng tác của Người rất đa dạng
Cổ thi: hàm súc uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật thơ Đường phương Đông.
Thơ hiện đại: vận dụng linh hoạt nhiều thể loại, phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng
GIẢN DỊ VÀ SÂU SẮC
Có lẽ khi nói đến Bác Hồ thì không thể nào nhắc đến sự GIẢN DỊ và SÂU SẮC của Người. Người nói và viết cho nhiều đối tượng khác nhau: từ đại biểu cao nhất của chủ nghĩa đế quốc, thực dân; nhân dân các nước thuộc địa; nhân dân và Đảng Cộng Sản các nước; các tầng lớp tiến bộ… với nhiều trình độ khác nhau. Nhưng Bác đều tìm ra những cách nói phù hợp nhất
GIẢN DỊ VÀ SÂU SẮC
Với phương Tây, Bác thể hiện một phong cách rất “Tây”.
Với nhân dân, nông dân trong nước, Bác lại sử dụng cách nói và viết giản dị, mộc mạc.
Với những người uyên bác, Bác lại bàn về những vấn đề sâu sắc của khoa học, của thơ ca và nghệ thuật
GIẢN DỊ VÀ SÂU SẮC
Bác thường giản dị hóa mọi vấn đề khó hiểu, nhưng không phải là sự đơn giản tầm thường. Sự sâu sắc và giản dị của người bắt nguồn từ sự hiểu biết thấu đáo bản chất của sự vật, từ sự gắn bó với truyền thống dân tộc…
GIẢN DỊ VÀ SÂU SẮC
Toàn bộ các bài nói, bài viết của Bác Hồ đều rất trong sáng về ý tưởng và văn phong, giản dị trong cách trình bầy và dễ hiểu với người nghe, người đọc. Tư tưởng Hồ Chí Minh đến với mọi người bằng những ngôn từ quen thuộc - dù đó là những vấn đề của cuộc sống chiến đấu, lao động hàng ngày hay những vấn đề lớn của đất nước, của thời đại.
GIẢN DỊ VÀ SÂU SẮC
“Văn không chỉ là văn. Văn cũng chính là người. Học nói, học viết cũng là từng bước hoàn thiện những phẩm giá của mình.”
Hồ Chí Minh
Kết luận
Văn thơ Hồ Chí minh thể hiện sâu sắc tấm lòng yêu thương và tâm hồn cao cả của Người. Đó là tiếng nói nhân danh người cùng khổ đấu tranh đòi quyền sống, nhân danh một dân tộc bảo vệ quyền tự độc lâp, tự do.
Kết luận
Đó là tiếng nói của người cần lao “người đi dép cao su” và “nhà chiến lược” (Katep Yaxin, Angiêri) luôn luôn lạc quan tin vào sức mạnh của chân lý và của con người đang vươn tới CHÂN – THIỆN – MỸ. Qua di sản văn chương quý giá đó, các thế hệ hôm nay và mai sau có thể tìm thấy những bài học và giá trị tinh thần cao quý.
-- HẾT --
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)