Hồ Chí Minh 12
Chia sẻ bởi Huynhhoang Hong Ngoc |
Ngày 27/04/2019 |
73
Chia sẻ tài liệu: Hồ Chí Minh 12 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
HỒ CHÍ MINH
Huỳnh Hoàng Hồng Ngọc – 12A2 – 25
Giáo viên hướng dẫn: cô Hồ Thị Thu Liễu
Bài Thu hoạch
GIA ĐÌNH
Thân phụ của Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc, còn gọi là Huy (1862-1929).
Cha, mẹ mất sớm, nhờ hiền lành, chất phác lại thông minh, có ý chí học cụ được nhà nho Hoàng Xuân Đường nhận nuôi và dạy học cho cụ.
Sau đó cụ tham dự kỳ thi Hương và đỗ cử nhân tại trường thi Nghệ An (1894).
Và được người cha nuôi cũng là thầy giáo gả con gái của mình là Hoàng Thị Loan làm vợ.
Sau khi đỗ Phó Bảng (1901)buộc cụ phải ra làm quan nhưng bất hợp tác với bọn tay sai đế quốc sau một thời gian cụ bị chúng cách chức
Thi hài và lăng mộ yên nghỉ của cụ hiện nằm tại thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.
Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị lan, (1868 - 1901).
Một người phụ nữ hiền hậu, đảm đang, yêu chồng thương con hết mực, chịu khó lao động, bà làm ruộng và dệt vải để nuôi dạy con cái.
Bằng lao động, bằng cả tấm lòng yêu chồng, thương con, bà Hoàng Thị Loan đã hy sinh tất cả vì chồng con và chính bà đã vun đắp nên cuộc đời sự nghiệp đẹp đẽ cho cả gia đình.
Bà đã trút hơi thở cuối cùng vào một ngày ảm đạm trên Kinh thành Huế ở cái tuổi 33 (10/02/1901), thi hài Bà Loan được đưa lên an táng tại núi Tam Tầng, xứ Huế.
1922, hài cốt của bà được bà Thanh (con gái của Bà ) đưa về an táng tại quê nhà (làng Kim Liên - Nam Đàn) và năm 1942, hài cốt Bà được đưa lên núi Đại Huệ.
Anh cả của Người là ông Nguyễn Sinh Khiêm, tức Nguyễn Tất Đạt (1888 - 1950).
Chị cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954) còn gọi là Bạch Liên.
Cả hai người đều có chí hướng tiến bộ, yêu nước, thương người và tích cực tham gia các phong trào chống Pháp, đã nhiều lần bị thực dân Pháp kết án tù đày.
Nhưng nhờ sự giáo dục của gia đình, cả bà Thanh và ông Cả Khiêm đều không màng danh lợi, hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp cứu dân, cứu nước, trở thành tấm gương đáng kính cho bà con nhân dân về sự cao cả, nghĩa khí và lòng vị tha.
CON NGƯỜI – ANH HÙNG
NGUYỄN SINH CUNG
Năm 1858, thực dân Pháp mang quân đánh vào Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam, gieo rắc bao đau thương tan khóc cho đồng bào ta.
Trước nạn ngoại xâm, dân tộc ta không cam chịu kiếp làm nô lệ đã vùng dậy khởi nghĩa chống lại thục dân Pháp xâm lược.
Dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, văn thanh yêu nước như của ông Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Trung Trực, Trương Công Định và những người mang tư tưởng tiến bộ hơn như cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,...
Nhưng hầu hết những cuộc khởi nghĩa yêu nước của dân tộc ta trong giai đoạn này đều bị thực dân Pháp dìm trong những biển máu.
Đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, chia li, đêm trường nô lệ.
Ngày 19/5/1890, tại một ngôi nhà lá ở làng Hoàng Trù, thị xã Nam Đàn, Tỉnh Nghê An, chủ tịch Hồ chí Minh đã được sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước.
Với tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.
Cha ông – cụ Nguyễn Sinh Sắc, là người có ảnh hưởng đến ông niều nhất với việc hình thành nhân cách của chủ tịch Hồ Chí Minh sau này.
Từ thuở nhỏ được cha dạy học và sau đó thì được gửi ở nhiều trường dạy học khác nhau.
Năm 18 tuổi, Bác học tại trường Quốc học Huế, tại đây Bác tham phong trào biểu tình chống thuế của nhân dân miền Trung, với nhiệm vụ làm thông dịch viên tiếng Pháp đưa yêu cầu, nguyện vọng của những người nông dân đến với Tòa Khâm sứ Trung Ương.
Nhận thấy nỗi cơ cực, cùng khổ của dân tộc ta, điều này càng thôi thúc Bác phải đi ra nước ngoài một chuyến, tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm ăn như thế nào.
Sau đó sẽ quay trở về giúp lại đồng bào Việt Nam chúng ta.
Năm 1909, Bác về đến Bình Định, tại đây Bác theo học và hoàn thiện khóa học tiếng Pháp do thầy Phạm Ngọc Thọ - thân sinh của cố Bộ trưởng y tế Phạm Ngọc Thạch - giảng dạy.
Năm 1910, Bác vào đến Pha Thiết, tại đây Người được nhận vào dạy học tại trường tiểu học Dục Thanh, Phan Thiết.
Đầu năm 1911, Bác đặt chân đến Sài Gòn, thời gian đầu Bác sống tại ngôi nhà của ông Lê Văn Đạt.
Vào ngày đầu tháng 6/1911, Bác đã đặt chân đến hương cảng Sài Gòn, Người xin làm công trên một con tàu của người Pháp mang tên Latouche-Tréville.
Cùng với con tàu này, Bác tạm biệt nước Việt Nam, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước của mình.
HÀNH TRÌNH
ĐI TÌM
CON ĐƯỜNG
GIẢI PHÓNG
DÂN TỘC
Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Bác đã đi qua 4 châu lục lớn và hơn 28 quốc gia khác nhau trên thế giới, làm gần 30 công việc khác nhau để sinh sống.
Do điều kiện hoạt động ở nhiều nước, Bác thông thạo trên 10 ngoại ngữ, trong đó có 6 thứ tiếng chính: Anh, Liên Xô, Pháp, Đức, Ý, Trung Quốc.
Trong quá trình hoạt động, Bác sử dụng 174 bí danh và tên gọi khác nhau. Một số tên như Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Văn Ba, Chen Ba, Hồ Quang, Lý Thụy, Tống Văn Sơn, già Thu, Hồ Chính, Hồ Chí Minh…
Thời kỳ ở Pháp
Ngày 18/6/1919, Nguyễn Tất Thành đã mang tới Hội nghị Hòa bình Versailles bản Yêu sách của nhân dân An Nam, kêu gọi lãnh đạo các nước Đồng Minh áp dụng các lý tưởng của Tổng thống Wilson cho các lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á.
Do một nhóm các nhà ái quốc Việt Nam sống ở Pháp, trong đó có Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Tất Thành, cùng viết, và được ký tên chung là Nguyễn Ái Quốc.
Từ đây, Nguyễn Tất Thành công khai nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và sử dụng tên này trong suốt 30 năm sau đó.
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin, từ đó ông đi theo chủ nghĩa cộng sản.
Tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại Tours
trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp và tách khỏi đảng Xã hội.
Năm 1921, ông cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp Thuộc địa (Union intercoloniale - Association des indigènes de toutes les colonies) nhằm tập hợp các dân tộc bị áp bức đứng lên chống chủ nghĩa đế quốc
Thời kỳ ở Liên Xô lần thứ nhất
Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông. Tại đây ông đã dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân, được bầu vào Ban chấp hành và Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân.
Tại Đại hội lần thứ 5 Đệ Tam Quốc tế, ông được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam.
Năm 1924, tại thành phố Moskva, ông viết và nộp cho tổ chức Đệ Tam Quốc tế một bản Báo cáo về tình hình Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Nhận thấy phong trào đấu tranh giai cấp tại Việt Nam có sự khác biệt với phong trào đấu tranh giai cấp bên Tây phương đương thời, ông có nhận xét về các tầng lớp địa chủ, tăng lữ,... của Việt Nam như sau:
“Những địa chủ ở đây chỉ là những tên lùn tịt bên cạnh những người trùng tên với họ ở châu Âu và châu Mỹ (…). Không có vốn liếng gì lớn…, đời sống của địa chủ cũng chẳng có gì là xa hoa”,“An Nam chưa bao giờ có tăng lữ…”.
Thời kỳ ở Trung Quốc (1924-1927)
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu, lấy tên là Lý Thụy, làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh chính phủ Trung Hoa Dân quốc, do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn.
Năm 1925, ông thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu để truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam.
Năm 1925, ông tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, do Liêu Trọng Khải làm hội trưởng và ông làm bí thư
Do Tưởng Giới Thạch khủng bố các nhà cách mạng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam, ông rời Quảng Châu đi Hương Cảng, rồi sang Liên Xô.
Tháng 11 năm 1927, ông được cử đi Pháp, rồi từ đó đi dự cuộc họp Đại hội đồng của Liên đoàn chống đế quốc từ ngày 9 đến 12/12/1927 tại Brussel, Bỉ.
Những năm 1928, 1929
Năm 1928, ông từ châu Âu đến Xiêm La, với bí danh Thầu Chín để tuyên truyền và huấn luyện cho Việt kiều tại Xiêm.
Cuối năm 1929, ông rời khỏi Vương quốc Xiêm La và sang Trung Quốc.
Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long thuộc Hương Cảng, ông thống nhất ba tổ chức đảng cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối lãnh đạo phong trào cách mạng ở nước ta, kịp thời lãnh đạo nhân dân ta đứng dậy chống lại thực dân Pháp xâm lược.
Những năm 1931 - 1933
Năm 1931, dưới tên giả là Tống Văn Sơ
Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt giam với ý định trao cho chính quyền Pháp ở Đông Dương.
Tờ L`Humanité năm 1932 đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá nhà tù tại Hồng Kông đồng thời tố cáo đây là âm mưu của thực dân Pháp câu kết với thực dân Anh nhằm ám sát người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Nhờ sự biện hộ và giúp đỡ tận tình của luật sư Frank Loseby, Tống Văn Sơ được thả ngày 28 tháng 12 năm 1932. Ông đi Thượng Hải rồi bí mật quay trở lại Liên Xô.
Thời kỳ ở Liên Xô lần thứ hai
Đến Moskva vào mùa xuân năm 1934, với bí danh Lin, Nguyễn Ái Quốc học ở Trường Quốc tế Lenin (1934-1935).
Ông dự Đại hội lần thứ 7 Đệ Tam Quốc tế năm 1935 với vai trò quan sát viên của ban thư ký Dalburo với tên Linov
Trong một bức thư kể cho tổ chức Đệ Tam Quốc tế hay về phong trào cách mạng vô sản tại Đông Dương được viết vào tháng 3 năm 1935, Nguyễn Ái Quốc bị phê phán nặng nề.
Trong khi đó, Nguyễn Ái Quốc lại đề cao chủ nghĩa dân tộc và vấn đề giải phóng thuộc địa, ông cho rằng:
“Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Chính nó đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho những người culi biết phản đối, nó làm cho những người “nhà quê” phản đối ngầm trước thuế tạp dịch và thuế muối. Cũng chủ nghĩa dân tộc đã luôn luôn thúc đẩy các nhà buôn An Nam cạnh tranh với người Pháp và người Trung Quốc; nó đã thúc giục thanh niên bãi khóa, làm cho những nhà cách mạng trốn sang Nhật Bản và làm vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa năm 1917.”
Từ năm 1938 đến đầu năm 1941
Năm 1938, ông trở lại Trung Quốc. Trong vai thiếu tá Bát Lộ quân Hồ Quang, Nguyễn Ái Quốc đến công tác tại văn phòng Bát Lộ quân Quế Lâm, sau đó đi Quý Dương, Côn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hồng quân Trung Quốc mùa đông 1938.
TRỞ VỀ VIỆT NAM.
GIẢI PHÓNG
ĐẤT NƯỚC
Bác trở về Việt Nam vào ngày 28/1/1941ở tại hang Cốc Bó, bản Pác Bó, tỉnh Cao Bằng cải trang thành một cụ già người Mường với bí danh Già Thu.
Tại đây, ông mở các lớp huấn luyện cán bộ, cho in báo, tham gia các hoạt động thường ngày... chủ yếu là sách do ông dịch và viết về nhiều chủ đề (Tại cuối một cuốn sách như vậy ông ghi "Việt Nam độc lập năm 1945”).
Ông cho lập nhiều hội đoàn nhân dân như hội phụ nữ cứu quốc, hội phụ lão cứu quốc, hội nông dân cứu quốc,...
Tháng 5/1941, hội nghị mở rộng lần thứ 8 của Trung ương Đảng họp ở Cao Bằng và quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội.
Từ khi bị giam ở Trung Quốc
cho tới ngày 2 tháng 9 năm 1945
Ngày 13/8/1942, ông lấy tên Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội quốc tế phản xâm lược Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc.
Ông bị chính quyền địa phương của Trung Hoa Dân quốc bắt ngày 29/8 và giam hơn một năm, trải qua khoảng 30 nhà tù. Ông viết Nhật ký trong tù trong thời gian này .
Sau khi được trả tự do ngày 10/9/1943, Hồ Chí Minh tham gia Ban Chấp hành Trung ương Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội.
Cuối tháng 9 năm 1944, ông ra lệnh tổ chức lập lực lượng vũ trang và căn cứ địa cho chặt chẽ và hiệu quả hơn.Trực tiếp ra chỉ thị thành lập mang tính chính thống và chính quy là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, với các đội quân nhỏ bé và rải rác trước đó của Việt Minh.
Cuối năm 1944, ông lại trở lại Côn Minh hoạt động cho tới đầu năm 1945.
Ngày 16/8/1945, Tổng bộ Việt Minh triệu tập Đại hội quốc dân tại Tân Trào cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng tức Chính phủ lâm thời, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
Từ Độc lập tới Toàn quốc kháng chiến
Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2/9/1945 trên quảng trường Ba Đình tại Hà Nội, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và bản Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp để mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam.
Ông còn gửi thư cho nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới kêu gọi công nhận nhà nước Việt Nam mới được thành lập cũng như tranh thủ sự ủng hộ nhưng không nhận được hồi âm.
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Pháp tấn công Sài Gòn. Quân dân Sài Gòn cấp tập chống cự.
Ngày 6/1/1946, tổng tuyển cử tự do trong cả nước được tổ chức, bầu ra Quốc hội và Quốc hội thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam.
Tháng 12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung Ương Đảng, quân và dân ta liên tiếp giành được nhiều thắng lợi.
Mở đầu bằng Chiến dịch Việt Bắc (1947), ta biến Việt Bắc thành mồ chôn của thực dân Pháp. Đến thắng lợi của Chiến dịch Biên giới (1950), mở ra thế và lực mới cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam đúc kết trong thắng lợi của Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954) lừng lẫy năm châu, chấn động cả địa cầu.
“Hỡi đồng bào cả nước! Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.”
—trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946)
Cuộc Chiến tranh Đông Dương kết thúc vào năm 1954, khi thực dân Pháp bị đánh bại tại Điện Biên Phủ - sự kiện báo hiệu sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới - và dẫn đến Hiệp định Genève, công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trên toàn viễn Đông Dương 3 miền nam bắc : Việt Nam, Lào Campuchia, ngừng bắn trên toàn chiến trường.
Ở nước ta lấy vĩ tuyến 17 chia cắt hai miền Nam – Bắc, sau 2 năm sẽ thống nhất nước nhà.
Hòa bình được lập lại nhưng sau đó đế quốc Mĩ lại nhanh chân nhảy vào miền Nam lập nên chính quyền tay sai Ngô Thời Nhiệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, ra sức phá hoại các điều khoản đã kí kết trong Hiệp định Genève.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục lãnh đạo nhân dân miền Bắc đi lên Chủ nghĩa Xã hội là một phương vững chắc cho miền Nam lập tiền tuyến lớn đánh bại đế quốc Mĩ thống nhất nước nhà.
Trong khi toàn Đảng toàn quân toàn dân ra sức kháng chiến , 2/9/1969 lúc 9 giờ 47 phút một tin đã làm đau đớn, bàng hoàng hàng triệu con tim người Việt Nam yêu nước. Bác Hồ của chúng ta, trái tim Người đã ngừng đập. Bác đã ra đi vào cõi vĩnh hằng ở tuổi 79 để lai niềm tiếc thương vô hạn cho toàn thể dân tộc Việt Nam.
Trước khi đi xa Bác đã để lại cho dân tộc ta Bản di chúc lịch sử, trong đó có viết :
“Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.”
Đảng chính phủ Cuba nhận định : “Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc lớp người đặc biệt mà cái chết là mầm mống của sự sống, là nguồn cổ vũ đời đời bật diệt”.
Trước cái tang vô cùng đau đớn, cả dân tộc Việt Nam nguyện nén đau thương, biến đau thương thành hành động cách mạng, quyết tâm thực hiện thắng lợi,lí tưởng và hoài bão của Bác.
Quân và ta đã nổi dậy cùng làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975 với chiến dịch lịch sử cuối cùng mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà, đã thực hiện được tâm nguyện cuối cùng của Bác.
Năm 1976, Quốc hội thống nhất hai miền Nam – Bắc, và quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh, đổi tên nước ta từ nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác tổ chức UNESCO đã tôn vinh : “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa” (Hero of national liberation and Great man of culture)
Năm 2010, báo Time cũng đã bầu chọn Hồ Chí Minh là một trong 10 tù nhân chính trị nổi bật chiến đấu cho tự do nổi tiếng nhất mọi thời đại.
“Một con người làm hàng triệu trái tim thổn thức”
TỔ QUỐC GHI CÔNG
ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN
BÁC HỒ VĨ ĐẠI
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.
Huỳnh Hoàng Hồng Ngọc – 12A2 – 25
Giáo viên hướng dẫn: cô Hồ Thị Thu Liễu
Bài Thu hoạch
GIA ĐÌNH
Thân phụ của Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc, còn gọi là Huy (1862-1929).
Cha, mẹ mất sớm, nhờ hiền lành, chất phác lại thông minh, có ý chí học cụ được nhà nho Hoàng Xuân Đường nhận nuôi và dạy học cho cụ.
Sau đó cụ tham dự kỳ thi Hương và đỗ cử nhân tại trường thi Nghệ An (1894).
Và được người cha nuôi cũng là thầy giáo gả con gái của mình là Hoàng Thị Loan làm vợ.
Sau khi đỗ Phó Bảng (1901)buộc cụ phải ra làm quan nhưng bất hợp tác với bọn tay sai đế quốc sau một thời gian cụ bị chúng cách chức
Thi hài và lăng mộ yên nghỉ của cụ hiện nằm tại thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.
Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị lan, (1868 - 1901).
Một người phụ nữ hiền hậu, đảm đang, yêu chồng thương con hết mực, chịu khó lao động, bà làm ruộng và dệt vải để nuôi dạy con cái.
Bằng lao động, bằng cả tấm lòng yêu chồng, thương con, bà Hoàng Thị Loan đã hy sinh tất cả vì chồng con và chính bà đã vun đắp nên cuộc đời sự nghiệp đẹp đẽ cho cả gia đình.
Bà đã trút hơi thở cuối cùng vào một ngày ảm đạm trên Kinh thành Huế ở cái tuổi 33 (10/02/1901), thi hài Bà Loan được đưa lên an táng tại núi Tam Tầng, xứ Huế.
1922, hài cốt của bà được bà Thanh (con gái của Bà ) đưa về an táng tại quê nhà (làng Kim Liên - Nam Đàn) và năm 1942, hài cốt Bà được đưa lên núi Đại Huệ.
Anh cả của Người là ông Nguyễn Sinh Khiêm, tức Nguyễn Tất Đạt (1888 - 1950).
Chị cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954) còn gọi là Bạch Liên.
Cả hai người đều có chí hướng tiến bộ, yêu nước, thương người và tích cực tham gia các phong trào chống Pháp, đã nhiều lần bị thực dân Pháp kết án tù đày.
Nhưng nhờ sự giáo dục của gia đình, cả bà Thanh và ông Cả Khiêm đều không màng danh lợi, hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp cứu dân, cứu nước, trở thành tấm gương đáng kính cho bà con nhân dân về sự cao cả, nghĩa khí và lòng vị tha.
CON NGƯỜI – ANH HÙNG
NGUYỄN SINH CUNG
Năm 1858, thực dân Pháp mang quân đánh vào Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam, gieo rắc bao đau thương tan khóc cho đồng bào ta.
Trước nạn ngoại xâm, dân tộc ta không cam chịu kiếp làm nô lệ đã vùng dậy khởi nghĩa chống lại thục dân Pháp xâm lược.
Dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, văn thanh yêu nước như của ông Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Trung Trực, Trương Công Định và những người mang tư tưởng tiến bộ hơn như cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,...
Nhưng hầu hết những cuộc khởi nghĩa yêu nước của dân tộc ta trong giai đoạn này đều bị thực dân Pháp dìm trong những biển máu.
Đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, chia li, đêm trường nô lệ.
Ngày 19/5/1890, tại một ngôi nhà lá ở làng Hoàng Trù, thị xã Nam Đàn, Tỉnh Nghê An, chủ tịch Hồ chí Minh đã được sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước.
Với tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.
Cha ông – cụ Nguyễn Sinh Sắc, là người có ảnh hưởng đến ông niều nhất với việc hình thành nhân cách của chủ tịch Hồ Chí Minh sau này.
Từ thuở nhỏ được cha dạy học và sau đó thì được gửi ở nhiều trường dạy học khác nhau.
Năm 18 tuổi, Bác học tại trường Quốc học Huế, tại đây Bác tham phong trào biểu tình chống thuế của nhân dân miền Trung, với nhiệm vụ làm thông dịch viên tiếng Pháp đưa yêu cầu, nguyện vọng của những người nông dân đến với Tòa Khâm sứ Trung Ương.
Nhận thấy nỗi cơ cực, cùng khổ của dân tộc ta, điều này càng thôi thúc Bác phải đi ra nước ngoài một chuyến, tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm ăn như thế nào.
Sau đó sẽ quay trở về giúp lại đồng bào Việt Nam chúng ta.
Năm 1909, Bác về đến Bình Định, tại đây Bác theo học và hoàn thiện khóa học tiếng Pháp do thầy Phạm Ngọc Thọ - thân sinh của cố Bộ trưởng y tế Phạm Ngọc Thạch - giảng dạy.
Năm 1910, Bác vào đến Pha Thiết, tại đây Người được nhận vào dạy học tại trường tiểu học Dục Thanh, Phan Thiết.
Đầu năm 1911, Bác đặt chân đến Sài Gòn, thời gian đầu Bác sống tại ngôi nhà của ông Lê Văn Đạt.
Vào ngày đầu tháng 6/1911, Bác đã đặt chân đến hương cảng Sài Gòn, Người xin làm công trên một con tàu của người Pháp mang tên Latouche-Tréville.
Cùng với con tàu này, Bác tạm biệt nước Việt Nam, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước của mình.
HÀNH TRÌNH
ĐI TÌM
CON ĐƯỜNG
GIẢI PHÓNG
DÂN TỘC
Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Bác đã đi qua 4 châu lục lớn và hơn 28 quốc gia khác nhau trên thế giới, làm gần 30 công việc khác nhau để sinh sống.
Do điều kiện hoạt động ở nhiều nước, Bác thông thạo trên 10 ngoại ngữ, trong đó có 6 thứ tiếng chính: Anh, Liên Xô, Pháp, Đức, Ý, Trung Quốc.
Trong quá trình hoạt động, Bác sử dụng 174 bí danh và tên gọi khác nhau. Một số tên như Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Văn Ba, Chen Ba, Hồ Quang, Lý Thụy, Tống Văn Sơn, già Thu, Hồ Chính, Hồ Chí Minh…
Thời kỳ ở Pháp
Ngày 18/6/1919, Nguyễn Tất Thành đã mang tới Hội nghị Hòa bình Versailles bản Yêu sách của nhân dân An Nam, kêu gọi lãnh đạo các nước Đồng Minh áp dụng các lý tưởng của Tổng thống Wilson cho các lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á.
Do một nhóm các nhà ái quốc Việt Nam sống ở Pháp, trong đó có Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Tất Thành, cùng viết, và được ký tên chung là Nguyễn Ái Quốc.
Từ đây, Nguyễn Tất Thành công khai nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và sử dụng tên này trong suốt 30 năm sau đó.
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin, từ đó ông đi theo chủ nghĩa cộng sản.
Tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại Tours
trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp và tách khỏi đảng Xã hội.
Năm 1921, ông cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp Thuộc địa (Union intercoloniale - Association des indigènes de toutes les colonies) nhằm tập hợp các dân tộc bị áp bức đứng lên chống chủ nghĩa đế quốc
Thời kỳ ở Liên Xô lần thứ nhất
Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông. Tại đây ông đã dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân, được bầu vào Ban chấp hành và Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân.
Tại Đại hội lần thứ 5 Đệ Tam Quốc tế, ông được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam.
Năm 1924, tại thành phố Moskva, ông viết và nộp cho tổ chức Đệ Tam Quốc tế một bản Báo cáo về tình hình Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Nhận thấy phong trào đấu tranh giai cấp tại Việt Nam có sự khác biệt với phong trào đấu tranh giai cấp bên Tây phương đương thời, ông có nhận xét về các tầng lớp địa chủ, tăng lữ,... của Việt Nam như sau:
“Những địa chủ ở đây chỉ là những tên lùn tịt bên cạnh những người trùng tên với họ ở châu Âu và châu Mỹ (…). Không có vốn liếng gì lớn…, đời sống của địa chủ cũng chẳng có gì là xa hoa”,“An Nam chưa bao giờ có tăng lữ…”.
Thời kỳ ở Trung Quốc (1924-1927)
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu, lấy tên là Lý Thụy, làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh chính phủ Trung Hoa Dân quốc, do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn.
Năm 1925, ông thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu để truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam.
Năm 1925, ông tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, do Liêu Trọng Khải làm hội trưởng và ông làm bí thư
Do Tưởng Giới Thạch khủng bố các nhà cách mạng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam, ông rời Quảng Châu đi Hương Cảng, rồi sang Liên Xô.
Tháng 11 năm 1927, ông được cử đi Pháp, rồi từ đó đi dự cuộc họp Đại hội đồng của Liên đoàn chống đế quốc từ ngày 9 đến 12/12/1927 tại Brussel, Bỉ.
Những năm 1928, 1929
Năm 1928, ông từ châu Âu đến Xiêm La, với bí danh Thầu Chín để tuyên truyền và huấn luyện cho Việt kiều tại Xiêm.
Cuối năm 1929, ông rời khỏi Vương quốc Xiêm La và sang Trung Quốc.
Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long thuộc Hương Cảng, ông thống nhất ba tổ chức đảng cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối lãnh đạo phong trào cách mạng ở nước ta, kịp thời lãnh đạo nhân dân ta đứng dậy chống lại thực dân Pháp xâm lược.
Những năm 1931 - 1933
Năm 1931, dưới tên giả là Tống Văn Sơ
Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt giam với ý định trao cho chính quyền Pháp ở Đông Dương.
Tờ L`Humanité năm 1932 đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá nhà tù tại Hồng Kông đồng thời tố cáo đây là âm mưu của thực dân Pháp câu kết với thực dân Anh nhằm ám sát người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Nhờ sự biện hộ và giúp đỡ tận tình của luật sư Frank Loseby, Tống Văn Sơ được thả ngày 28 tháng 12 năm 1932. Ông đi Thượng Hải rồi bí mật quay trở lại Liên Xô.
Thời kỳ ở Liên Xô lần thứ hai
Đến Moskva vào mùa xuân năm 1934, với bí danh Lin, Nguyễn Ái Quốc học ở Trường Quốc tế Lenin (1934-1935).
Ông dự Đại hội lần thứ 7 Đệ Tam Quốc tế năm 1935 với vai trò quan sát viên của ban thư ký Dalburo với tên Linov
Trong một bức thư kể cho tổ chức Đệ Tam Quốc tế hay về phong trào cách mạng vô sản tại Đông Dương được viết vào tháng 3 năm 1935, Nguyễn Ái Quốc bị phê phán nặng nề.
Trong khi đó, Nguyễn Ái Quốc lại đề cao chủ nghĩa dân tộc và vấn đề giải phóng thuộc địa, ông cho rằng:
“Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Chính nó đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho những người culi biết phản đối, nó làm cho những người “nhà quê” phản đối ngầm trước thuế tạp dịch và thuế muối. Cũng chủ nghĩa dân tộc đã luôn luôn thúc đẩy các nhà buôn An Nam cạnh tranh với người Pháp và người Trung Quốc; nó đã thúc giục thanh niên bãi khóa, làm cho những nhà cách mạng trốn sang Nhật Bản và làm vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa năm 1917.”
Từ năm 1938 đến đầu năm 1941
Năm 1938, ông trở lại Trung Quốc. Trong vai thiếu tá Bát Lộ quân Hồ Quang, Nguyễn Ái Quốc đến công tác tại văn phòng Bát Lộ quân Quế Lâm, sau đó đi Quý Dương, Côn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hồng quân Trung Quốc mùa đông 1938.
TRỞ VỀ VIỆT NAM.
GIẢI PHÓNG
ĐẤT NƯỚC
Bác trở về Việt Nam vào ngày 28/1/1941ở tại hang Cốc Bó, bản Pác Bó, tỉnh Cao Bằng cải trang thành một cụ già người Mường với bí danh Già Thu.
Tại đây, ông mở các lớp huấn luyện cán bộ, cho in báo, tham gia các hoạt động thường ngày... chủ yếu là sách do ông dịch và viết về nhiều chủ đề (Tại cuối một cuốn sách như vậy ông ghi "Việt Nam độc lập năm 1945”).
Ông cho lập nhiều hội đoàn nhân dân như hội phụ nữ cứu quốc, hội phụ lão cứu quốc, hội nông dân cứu quốc,...
Tháng 5/1941, hội nghị mở rộng lần thứ 8 của Trung ương Đảng họp ở Cao Bằng và quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội.
Từ khi bị giam ở Trung Quốc
cho tới ngày 2 tháng 9 năm 1945
Ngày 13/8/1942, ông lấy tên Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội quốc tế phản xâm lược Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc.
Ông bị chính quyền địa phương của Trung Hoa Dân quốc bắt ngày 29/8 và giam hơn một năm, trải qua khoảng 30 nhà tù. Ông viết Nhật ký trong tù trong thời gian này .
Sau khi được trả tự do ngày 10/9/1943, Hồ Chí Minh tham gia Ban Chấp hành Trung ương Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội.
Cuối tháng 9 năm 1944, ông ra lệnh tổ chức lập lực lượng vũ trang và căn cứ địa cho chặt chẽ và hiệu quả hơn.Trực tiếp ra chỉ thị thành lập mang tính chính thống và chính quy là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, với các đội quân nhỏ bé và rải rác trước đó của Việt Minh.
Cuối năm 1944, ông lại trở lại Côn Minh hoạt động cho tới đầu năm 1945.
Ngày 16/8/1945, Tổng bộ Việt Minh triệu tập Đại hội quốc dân tại Tân Trào cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng tức Chính phủ lâm thời, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
Từ Độc lập tới Toàn quốc kháng chiến
Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2/9/1945 trên quảng trường Ba Đình tại Hà Nội, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và bản Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp để mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam.
Ông còn gửi thư cho nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới kêu gọi công nhận nhà nước Việt Nam mới được thành lập cũng như tranh thủ sự ủng hộ nhưng không nhận được hồi âm.
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Pháp tấn công Sài Gòn. Quân dân Sài Gòn cấp tập chống cự.
Ngày 6/1/1946, tổng tuyển cử tự do trong cả nước được tổ chức, bầu ra Quốc hội và Quốc hội thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam.
Tháng 12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung Ương Đảng, quân và dân ta liên tiếp giành được nhiều thắng lợi.
Mở đầu bằng Chiến dịch Việt Bắc (1947), ta biến Việt Bắc thành mồ chôn của thực dân Pháp. Đến thắng lợi của Chiến dịch Biên giới (1950), mở ra thế và lực mới cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam đúc kết trong thắng lợi của Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954) lừng lẫy năm châu, chấn động cả địa cầu.
“Hỡi đồng bào cả nước! Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.”
—trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946)
Cuộc Chiến tranh Đông Dương kết thúc vào năm 1954, khi thực dân Pháp bị đánh bại tại Điện Biên Phủ - sự kiện báo hiệu sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới - và dẫn đến Hiệp định Genève, công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trên toàn viễn Đông Dương 3 miền nam bắc : Việt Nam, Lào Campuchia, ngừng bắn trên toàn chiến trường.
Ở nước ta lấy vĩ tuyến 17 chia cắt hai miền Nam – Bắc, sau 2 năm sẽ thống nhất nước nhà.
Hòa bình được lập lại nhưng sau đó đế quốc Mĩ lại nhanh chân nhảy vào miền Nam lập nên chính quyền tay sai Ngô Thời Nhiệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, ra sức phá hoại các điều khoản đã kí kết trong Hiệp định Genève.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục lãnh đạo nhân dân miền Bắc đi lên Chủ nghĩa Xã hội là một phương vững chắc cho miền Nam lập tiền tuyến lớn đánh bại đế quốc Mĩ thống nhất nước nhà.
Trong khi toàn Đảng toàn quân toàn dân ra sức kháng chiến , 2/9/1969 lúc 9 giờ 47 phút một tin đã làm đau đớn, bàng hoàng hàng triệu con tim người Việt Nam yêu nước. Bác Hồ của chúng ta, trái tim Người đã ngừng đập. Bác đã ra đi vào cõi vĩnh hằng ở tuổi 79 để lai niềm tiếc thương vô hạn cho toàn thể dân tộc Việt Nam.
Trước khi đi xa Bác đã để lại cho dân tộc ta Bản di chúc lịch sử, trong đó có viết :
“Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.”
Đảng chính phủ Cuba nhận định : “Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc lớp người đặc biệt mà cái chết là mầm mống của sự sống, là nguồn cổ vũ đời đời bật diệt”.
Trước cái tang vô cùng đau đớn, cả dân tộc Việt Nam nguyện nén đau thương, biến đau thương thành hành động cách mạng, quyết tâm thực hiện thắng lợi,lí tưởng và hoài bão của Bác.
Quân và ta đã nổi dậy cùng làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975 với chiến dịch lịch sử cuối cùng mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà, đã thực hiện được tâm nguyện cuối cùng của Bác.
Năm 1976, Quốc hội thống nhất hai miền Nam – Bắc, và quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh, đổi tên nước ta từ nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác tổ chức UNESCO đã tôn vinh : “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa” (Hero of national liberation and Great man of culture)
Năm 2010, báo Time cũng đã bầu chọn Hồ Chí Minh là một trong 10 tù nhân chính trị nổi bật chiến đấu cho tự do nổi tiếng nhất mọi thời đại.
“Một con người làm hàng triệu trái tim thổn thức”
TỔ QUỐC GHI CÔNG
ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN
BÁC HỒ VĨ ĐẠI
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huynhhoang Hong Ngoc
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)