Ho chi minh

Chia sẻ bởi phạm thị kim tiên | Ngày 11/05/2019 | 209

Chia sẻ tài liệu: ho chi minh thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BUỔI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM
MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TÊN THÀNH VIÊN
Nguyễn Thị Thắm( Nhóm Trưởng)
Nguyễn Hải Bình ( Thư Ký)
Nguyễn Ngọc Phương Nhi
Nguyễn Thị Bích Trâm
Trần Thị Hiền
Nguyển Thị Thùy Thanh
Nguyễn Thị Bích Ngân

Giảng viên: Lương Thị Hải Thảo
Chương v: Tư tường Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
Câu 5: Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng. Liên hệ đến sự vận dụng của Đảng ta vế vấn đề này trong công cuộc đổi mới hiện nay
NỘI DUNG CHÍNH
Liên hệ sự vận dụng của Đảng về vấn đề này
Quan điểm về HCM về vai trò của ĐĐK dân tộc
Quan điểm của HCM về nội dung ĐĐK dân tộc
Quan điểm của HCM về hình thức của tổ chức khối ĐĐK dân tộc
Khái niệm
-Tư tưởng HCM về đại đoàn kết là một hệ thống những quan điểm, nguyên tắc, phương pháp, biện pháp giáo dục tập họp tổ chức lực lượng cách mạng nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc, dân chủ và CNXH.
=> Nói một cách khác, đó là chiến lược xây dựng, củng cố, mở rộng tăng cường lực lượng cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người

2. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng
Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng 
Hồ Chí Minh cho rằng: muốn đưa cách mạng đến thành công phải có lực lượng cách mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới; muốn có lực lượng cách mạng mạnh phải thực hiện đại đoàn kết, quy tụ mọi lực lượng cách mạng thành một khối vững chắc. Vì vậy, trong tư tưởng HCM đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng.
Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Hồ Chí Minh nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng. 
Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều luận điểm về vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế: Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công, Đoàn kết là điểm mẹ; điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt.
 Trong bài nói chuyện tại Đại hội đại biểu Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam lần thứ II (25/4/1961) Hồ Chí Minh đã khẳng định một chân lý:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”

=> Vai trò của khối ĐĐK dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh đó là đoàn kết làm nên sức mạnh

b) Đại đoàn kết toàn dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng 
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc chúng ta không chỉ thấy rõ việc Người nhấn mạnh vai trò to lớn của dân mà còn coi đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong mọi lĩnh vực, mọi chủ trương, đường lối, chính sách, hoạt động thực tiễn của Đảng
Trong Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam ngày 3-3-1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc: Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc.
Hồ Chí Minh còn cho rằng, đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc.

+ 1963, HCM mục đích của tuyên truyền huấn luyện là: một là đại đoàn kết, hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội, ba là đấu tranh thống nhất nước nhà
+ Đại đoàn kết dân tộc chính là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người.
  - Người còn chỉ rõ, trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hoà mối quan hệ giai cấp, dân tộc để tập hợp lực lượng trung thành và sẵn sàng phục vụ Tổ quốc

   .
3. Nội dung
Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
- Trong tư tưởng HCM, dân và nhân dân được hiểu với tư cách là mỗi con người Việt Nam cụ thể, vừa là 1 tập hợp đông đảo của quần chúng nhân dân với những mối liên hệ từ quà khứ và hiện tại. Họ là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết dân tộc thực chất là đại đoàn kết toàn dân.
Trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ dân tộc để tập hợp lực lượng
Đứng trên lập trường giai cấp công nhân và quan điểm quần chúng, HCM đã đề cập vấn đề Dân và nhân dân một cách rõ ràng, toàn diện.
- DÂN và NHÂN DÂN là khái niệm có nội hàm rộng, chỉ toàn bộ con dân nước Việt, “con Lạc, cháu Hồng”, “con Rồng, cháu Tiên”.
Nòng cốt của khối đại đoàn kết dân tộc là liên minh công – nông, sau Hồ Chí Minh bổ sung những người lao động trí óc – Trí thức.
b. Điều kiện thực hiện đại đoàn kết dân tộc:
Kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc
khoan dung, độ lượng với con người
có niền tin vào nhân dân
+ Hội phản đế đồng minh (1930)
+ Mặt trận Dân chủ (1936)
+ Mặt trận nhân dân phản đế (1939)
+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955 đến 1976)
+ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960).
Song chỉ là sự phấn đấu vì mục tiêu là độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và hạnh phúccủa nhân dân.







4/Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc
Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất
- Đại đoàn hết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một chiến lược cách mạng và trở thành khẩu hiệu của toàn Đảng, toàn dân tộc. Nó biến thành sức mạnh vật chất, trở thành lực lượng vật chất có tổ chức. Tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước. Tùy theo từng thời kỳ, căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng, cương lĩnh và điều lệ của Mặt trận dân tộc thống nhất có những nét khác nhau và tên gọi của Mặt trận dân tộc thống nhất cũng khác nhau


b. Một số nguyên tắc cơ bản về xây dụng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất
-Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công - nông - trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
-Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.
-Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.
-Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
5/ Vận dụng của Đảng
Chính trị văn hóa:
Không ngừng mở quan hệ song phương
+ Tham gia khối ASEAN
+ Thiết lập quan hệ ngoại giao
Giao lưu văn hóa với bạn bè Thế Giới
Kinh tế
+ Quan hệ thương mại với các quốc gia và vùng lãnh thổ
+ Tham gia tổ chức thương mại Thế Giới WTO
BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM XIN HẾT
XIN CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: phạm thị kim tiên
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)