Họ cây ô rô

Chia sẻ bởi Ngô Thị Mỹ Phương | Ngày 23/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Họ cây ô rô thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

TÌM HiỂU VỀ HỌ Ô RÔ
(Acanthaceae)

Giáo viên hướng dẫn SinhViên thực hiện
Th.S Mai Văn Phô Huỳnh Thị HồngTrang
Nguyễn Thị Thanh Tuyền
Lớp : Sinh K30






LỜI MỞ ĐẦU
Họ Ô Rô (Acanthaceae) là một trong những họ lớn của vùng nhiệt đới gồm 250 chi và gần 2600 loài , tập trung chủ yếu ở Đông Nam Á , Châu Phi , Brazin và Trung Mĩ . Ở nước ta hiện biết khoảng 50 chi với chừng 195 loài gặp nhiều ở môi trường sống khác nhau như đồi khô , trong rừng ẩm , ở nước , ở đầm lầy …
Hiện nay họ Ô Rô nói riêng và cây cỏ nói chung ngày càng được sử dụng rộng rãi để phục vụ các nhu cầu sống khác nhau của con người như dược phẩm , cây cảnh , thực phẩm … Đặc biệt trong thời gian gần đây khi mức sống của con người đã được nâng cao thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ cây cỏ nói chung và cây thuộc họ Ô Rô nói riêng ngày càng cao . Và để giải thích lí do vì sao mà hiện nay nhu cầu sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ cây cỏ cao thì bài tiểu luận sau xin giới thiệu 1 số đạc điểm và công dụng của 1 số loài cây thuộc họ Ô Rô để chúng ta có thể hiểu rõ hơn vai trò của họ Ô Rô để từ đó có thể sử dụng một cách tốt nhất những lợi ích do chúng mang lại .
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HỌ Ô RÔ
Tên khoa học : Acanthaceae
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ : Lamiales
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HỌ Ô RÔ
I . Mô tả:
Phần lớn là cây thảo nhiều năm , cây nửa bụi hoặc cây bụi , ít khi là cây gỗ . Còn có nhiều dạng sống khác nhau trong đó có cả cây dây leo , cây hạn sinh , cây thủy sinh ở đầm lầy , bãi bùn , rất nhiều loài mọc ở rừng mưa nhiệt đới .
Lá nguyên mọc đối không có là kèm ( chỉ trừ vài loài Acanthus) . Trong thân và lá của nhiều đại diện có nang thạch . Ở một số đại diện khác có vòng libe trong . Cấu tạo giải phẫu của hệ dẫn có nhiều dạng chuyển tiếp .
Hoa mọc riêng lẽ hoặc tập hợp thành cụm hoa ở nách hay ở ngọn . Hoa lưỡng tính đối xứng 2 bên , có lá bắc và thường có cả lá con . Đài 2 môi , 4-5 thùy hoặc đôi khi tiêu giảm ( Thunbergia) .Tràng hợp , có 5 thùy bằng nhau hay không nhưng môi trên đôi khi không phát triển ( Acanthus) . Tiền khai hoa lợp hay vặn .

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HỌ Ô RÔ
Nhị thường 4 hoặc 2 , dính vào ống tràng , đôi khi có nhị lép , màng hạt phấn 3-8 rãnh , 3-5 rãnh lỗ , 2-4 lỗ và nhiều kiểu . Một số kiểu hạt phấn của Acanthaceae giống nhau nhiều hay ít với hạt phấn lúc chín của Bignoniaceae và Pedaliaceae .
Đĩa mật hình vòng hoặc tuyến rời .
Bộ nhụy gồm 2 lá noãn , một vòi nhụy mảnh với 2 đầu nhụy . Bầu trên 2 ô , mỗi ô có 1 hay nhiều noãn đảo , có lỗ noãn ở dưới .
Quả thường là quả nang 2 ô , chứa 2 hay nhiều hạt ở mỗi ô . Mỗi hạt có một cuống do cán noãn hóa mộc . Hạt thường có phôi lớn và không có nội nhũ
Công thức hoa :  K(5) C(5) A 4 -2 G (2)
Nguồn gốc phân bố
Họ Ô Rô có lẽ được phát sinh từ họ hoa mõm sói . Nó là một họ lớn ở vùng nhiệt đới . Thuộc họ này có 250 chi và gần 2600 loài tập trung chủ yếu ở Nam và Đông Nam Á , ở Châu Phi , Brazin và Trung Mỹ . Nhiều đại diện gặp ở Địa Trung Hải , Bắc Mỹ và nhiều vùng nhiệt đới Châu Úc . Ở nước ta hiện biết 35 chi và 160 loài , có một số cây dùng làm thuốc , cây cảnh hoặc cây cho thuốc nhuộm .
Các chi có nhiều loài là : Justica , Strobilanthes, Staurogyne , Phlogacanthus , Pseuderanthenun , Thunbergia , Hemigraphis , Cryptophraymium .
Tìm hiểu một số loài thuộc họ ô rô thường gặp ở nước ta


1. CÂY CHÀM MÈO
Tên khoa học :Strobilanthes flaccidifolius Nees .
Tên khác : Mã lam , bản lam .
Mô tả:
Cây Chàm mèo là cây nhỏ sống nhiều năm , cao 40- 150 cm , thân nhẵn phân thành nhiều nhánh , cành các mấu phình to lên .
Lá mọc đối , phiến lá hình bầu dục hay thon , dài 10-12 cm , mép khía răng
Hoa mọc thành răng màu lam tím , phía trên loe ra có 5 thùy , quả nang dài
CÂY CHÀM MÈO
Phân bố :
Cây mọc ở nơi ẩm , vùng núi .Được trồng nhiều nơi ở vùng núi nước ta Cây còn mọc hoang hay được trồng nhiều ở Trung Quốc và một số nước như Malaixia , Ấn Độ , Châu Phi và một số nước Châu Mĩ
CÂY CHÀM MÈO
Công dụng:
Cây được trồng để nhuộm vải gọi là mấu xanh chàm ở các tỉnh vùng núi Lào Cai , Cao Bằng , Thái Nguyên , Lai Châu .
Lá cây chàm mèo (thanh đại ) theo đông y có vị đắng tính rất mạnh có tác dụng thanh nhiệt giải độc , lương huyết . Dùng chữa các tính bệnh cấp tính ; sốt cao , nhức đầu , miệng khát , phát ban , chảy máu cam , lỵ , mụn nhọt độc , mẩn ngứa , viên họng , nhiễm khuẩn máu , viêm abidan , viêm nhiễm đường hô hấp .
Gần đây người ta đã tìm thấy thanh đại có chứa indirubin thường có tác dụng tốt trong việc chữa ung thư bạch cầu .
Rễ chàm mèo ( bản lam căn ) theo đông y nó có vị đắng , tính lạnh có tác dụng thanh nhiệt , lương huyết , giải độc . Dùng chữa các bệnh cấp tính : cúm , viêm não truyền nhiễm , viêm não B , ban , sởi , thương hàn , viêm abidan , sưng quai bị
CÂY CHÀM MÈO
Một số bài thuốc :
Chữa trẻ em sốt cao , miệng khát khó chịu , viêm họng : lá Chàm mèo 10 g sắc uống chia làm 2 lần ( có thể thêm đường ) .
Chữa abidan , sưng hạch ở cổ :
Lá Chàm mèo 15g , lá Bồ công anh 15g , Huyền sâm 12g đem sắc uống.
Chữa tích tụ : lá chàm mèo 1 nắm , giã nát , thêm nước , vắt lấy nước cốt uống ngày 3 lần .
Chú ý phụ nữ có thai không được dùng vì có thể gây sẩy thai
2. DÂY BÔNG XANH
Tên khoa học : Thunbergia grandiflora Roxb.


Tên khác : Bông báo , đại hoa sơn khiên ngưu , đại hoa lão nha chủy

DÂY BÔNG XANH
Mô tả :
Cây leo thân quấn , lá to chia thùy có cuống dài , gốc hoa hình tim .
Hoa thường mọc thành chùm ở nách . Đài hình chén , mép nguyên hay lượn , có lông . Tràng màu xanh tím , phía dưới đính thành ống tràng hẹp , phía trên loe rộng hình phễu và xẻ thành 5 thùy , trong đó có 1 thùy lớn nhất. Nhị 4 , đính gốc ở tràng . Bầu nhẵn , xung quanh bầu có đĩa mật . Quả nang nhẵn , hạt khô ráp.
DÂY BÔNG XANH
Phân bố :
Dây bông xanh mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh , làm hàng rào , có thể ươm bằng những mẫu thân dài 15- 30 cm .
Công dụng :
Dây bông xanh được trồng để làm kiểng , ngoài ra nó còn là 1 vị thuốc chữa rắn cắn rất phổ biến trong dân gian . Hái 1 nắm lá bông xanh tươi , bỏ cuống , rửa sạch , giã nhỏ thêm ít nước , vắt lấy nước . Dùng nước này xoa bóp từ trên xuống dưới nơi rắn cắn từ 5 – 10 phút . Lấy bã đắp lên vết cắn . Ngày làm 2 lần cho đến khi khỏi . Thường chỉ dùng 4 – 5 lần là có kết quả
3. Ô RÔ GAI
Tên khoa học : Acathus ilicifolius L.

Tên khác : Ô rô nước , Ô rô to
Ô RÔ GAI
Mô tả :
Cây dạng cỏ , cao 1,5 m , thân tròn , có màu xanh lục , không có lông , có gai nhọn . Lá đơn mọc đối , phiến nguyên hình vảy , láng , bìa lượn , mép có răng cứng nhọn , lá kèm cũng biến thành gai.
Hoa màu xanh tím , hợp thành gié ở ngọn , lá bắc hình xoan , tiền diệp nhỏ hơn , hợp thành ống ngắn , lá đài giống như tiền diệp hơi dính nhau . Tràng hợp thành ống ngắn rộng 2 – 2,5 cm ; môi trên thu hẹp , môi dưới xẻ thành 3 thùy với thùy giữa lớn và có mép cong xuống , có 4 tiểu nhị . Quả là quả nang hình trụ , quả có 4 hạt , hình tròn dẹp.
Mùa hoa quả tháng 10 – 11 .
Ô RÔ GAI
Phân bố :
Là loài của Ôxtrâylia , Ấn Độ , Trung Quốc (Đảo Hải Nam) , Xrilanca, Thái Lan và Việt Nam . Ở nước ta cây mọc ven biển có khi cả trong đất liền , ven sông suối ở Hoà Bình , Ninh Bình . Cây mọc ở ven sông vùng biển nước lợ , gốc rễ ngập trong nước .
Công dụng :
Lá và rễ chứa ít tanin , ở một số nơi dùng để ăn trầu , chữa bệnh
đường ruột .
4. CÂY QUẢ NỔ
Tên khoa học : Ruellia tuberosa L .


Tên thông thường : sâm tanh tách , tanh tách
CÂY QUẢ NỔ
Mô tả :
Cây dạng thảo cao 20 – 25 cm tới 80 cm . Rễ củ tròn dài , màu vàng nâu , mọc thành chùm . Thân vuông có lông , phù to trên mắt . Lá mọc đối hình bầu dục , mặt trên có lông thưa , mép có rìa lông cứng . Cụm hoa hình xim mọc ở nách lá hoặc ngọn thân . Hoa màu xanh tím . Quả nang khi chín có màu nâu đen . Khi quả bị ướt nó nổ bắn tung ra bên ngoài những hạt đen
Hoa ra tháng 6 – 7 , quả tháng 8 – 10 .
CÂY QUẢ NỔ
Phân bố :
Cây mọc hoang ở các bãi cỏ ven đường đi nhiều nơi từ Hà Nội , Hải Phòng đến thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long .
Công dụng :
Cây và rễ hạ nhiệt , bổ và gây nôn có tác dụng ra mồ hôi và hạ nhiệt . Cây được dùng để chữa sôt gián cách , ho gà , viêm màng bụng khi đẻ và cũng để trị cảm nóng và cảm lạnh
Dân gian thường dùng rễ củ để nấu nước uống làm thuốc bổ mát nên có tên gọi là sâm tanh tách và cũng dùng chữa bệnh thận và sỏi bàng quang . Liều dùng 10 – 20 g dạng thuốc sắc
Hạt cây khi ngâm nước nó sẽ tạo ra 1 thứ keo như thạch có thể dùng đắp mụn nhọt và các vết đứt
5. CÂY XUYÊN TÂM LIÊN
Tên khoa học : Andrographis paniculata hay Justicia paliculata.
Tên khác : Công cộng , Nguyên cộng , Lam khái liên , Cây lá đắng , Khô đảm .
CÂY XUYÊN TÂM LIÊN
Mô tả :
Cây cỏ sống 1 năm , thân mọc thẳng đứng , cao từ 0.3 – 1 m , thân có cạnh phân thành nhiều cành . Lá nguyên mềm , mọc đối , cuống ngắn , phiến lá hình trứng thuôn dài hay hơi có hình mác , hai đầu nhọn , mặt nhẵn dài 3- 12 cm rộng 1 – 3 cm
Hoa màu trắng điểm những đốm hồng tím mọc thành chùm ở nách lá hay đầu cành . Quả nang thuôn hẹp dài khoảng 15 mm , rộng 3,5 mm , có lông rất nhỏ .
Hạt màu nâu , hình trụ thuôn .
Mùa hoa tháng 9 – 10 , quả tháng 10 – 11
Thành phần hóa học :
Cả cây chứa glucosid đắng ( khoảng 14 chất) với hoạt chất chính là andrographolide , ben cạnh đó còn có neoandrographolid , panaculosid , các paniculid A, B , C .
Các flavonoid : Andrographin , paniculin , apigenin 7 – 4
Dimethylether.
CÂY XUYÊN TÂM LIÊN
Phân bố :
Được trồng phổ biến ở Nam Á , Nam Trung Quốc , một số tỉnh miền Trung và Nam Việt Nam .
Công dụng:
Chữa lỵ, tiêu chảy , viêm ruột , cảm sốt , ho ,viêm họng , viêm abidan , viêm phế quản , đau nhức xương khớp , kế kinh , ứ huyết sau khi sinh , lao phối và hạch cổ , huyết áp cao , rắn cắn .
Hàm lượng andrographolide cao khi mới thu hái có tác dụng diệt khuẩn mạnh , càng để lâu hoạt chất giảm nhanh nên tác động diệt khuẩn giảm
CÂY XUYÊN TÂM LIÊN
Một số bài thuốc :
Chữa rắn cắn : Nhai nát nuốc lá Xuyên tâm liên cùng với rau răm mỗi thứ 10 – 12 g , bã đắp lên chỗ vết cắn .
Chữa lỵ cấp tính : Xuyên tâm liên , mơ lông , rau sam , cỏ seo gà , mỗi thứ 1 nắm nhỏ sắc uống ngày 1 thang .
Chữa viêm abidan : xuyên tâm liên , huyên sâm , mạch môn , kim ngân hoa mỗi vị 12 g sắc uống ngày 1 thang .
Chữa viêm phế quản , viêm phổi : Xuyên tâm liên , huyền sâm , mạch môn mỗi thứ 12 g . Vỏ quýt lâu năm , cam thảo mỗi thứ 4 g sắc đặc uống ngày 1 thang , chia 2-3 lần uống trong ngày .
Chữa viêm miệng : dùng vài ba lá nhai ngậm với vài hạt muối và vài lát gừng tươi
6. CÂY THANH TÁO
Tên khoa học : Justicia gendarussa.


Tên khác : Thuốc trặc , Tần cửu .
CÂY THANH TÁO
Mô tả :
Cây nhỏ thường xanh cao 1 – 1,5 m . Thân cành non màu tím sẫm . Lá mọc đối hình mác hẹp , có gân chính tím , không lông . Trên mắc lá thường có những đốm vàng hoặc nâu đen do 1 loài nấm gây nên .Hoa mọc thành bông ở ngọn hay ở nách lá ở phía ngọn bao bởi nhiều lá bắc hình sợi . Đài 5 , hợp ở gốc cao 3 – 5 mm . Tràng màu trắng hay hồng có đốm tía , chia 2 môi . Nhị 2 ,bao phấn 2 ô . Quả nang hình đinh , dài 12mm.
- Thành phần hóa học : trong cây có 1 alcaloid là justicin và 1 lượng rất ít tinh dầu
CÂY THANH TÁO
Phân bố :
Cây phân bố ở vùng Ấn Độ - Malaixia , mọc hoang và thường được trồng nhiều nơi làm hàng rào
Công dụng :
Tính vị : Vị cay tính ấm có tác dụng nối gân tiếp xương , tiêu sưng , giảm đau , . Rễ có vị hơi chua cay , tính bình có tác dụng hoạt huyết , lợi đại tiểu tiện . Vỏ rễ và vỏ thân có tác dụng gây nôn . Lá có tác dụng sát trùng .
Cây Thanh táo thường được dùng để trị gãy xương , sái chân , phong thấp , viêm khớp xương . Rễ dùng chữa vàng da , giải độc rượu , trị viêm thấp khớp , bó gãy xương , trật khớp ,
Cách dùng : liều dùng 12 – 30 g cây khô , dạng thuốc sắc uống . Vỏ rễ , vỏ thân sắc uống hoặc ngâm rượu trị tê thấp . Rễ và cành lá có thể dùng tươi giã đắp các vết thương chỗ sưng tấy và bó gãy xương . Ngoài ra còn dùng tán bột rắc trừ sâu mọt
7 . CÂY KIẾN CÒ
Tên khoa học : Rhinacanthus nasutus (L.) Kurz .

Tên khác : Bạch hạc , Lác , Tiền thảo , Uy linh tiên
CÂY KIẾN CÒ
Mô tả :
Cây cao 1-2 m. Thân cây có 6 góc tròn, thân và lá có lông rất mịn, lá có cuống dài 2-5mm, hai đầu thon, 5-6 cặp gân. Chùm tụ tán nhỏ, lá hoa khoảng 2mm, đài cao 5mm, có lông trắng, vành trắng, ống dài 2cm, môi trên cao 1cm, môi dưới dài cỡ 1,5cm, 2 tiêu nhị, noãn đảo, có 4 hạt.
Phân bố :
Mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta , còn thấy mọc ở Ấn Độ , Malaixia , Đông Châu Phi
CÂY KIẾN CÒ
Công dụng :
Hoa của cây này nhìn giống con hạc trắng đang bay cho nên được trồng làm cây cảnh .
Cây chứa một chất tương tự như axit chrysophanic có tác dụng diệt khuẩn . Theo đông y kiến cò có vị ngọt,mùi hắc nhe , tính bình
Người ta dùng rễ tươi đôi khi cả lá để làm thuốc đắp ngoài da trị :ghẻ , mề đay, hắc lào , lang ben . Rễ cây kiến cò còn có tên gọi là nam uy linh tiên dùng chữa tê thấp
CÂY KIẾN CÒ
Một số bài thuốc thường dùng :
Chữa tê thấp : Kiến cò 16g , lá quýt gai 12g ,thổ phục linh (củ kim cang) 20g sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần trong ngày
Chữa hắc lào , lở : rễ kiến cò tươi thái lát mỏng 100g , ngâm với 1 lít rượu trắng 45 – 500 dùng bôi lên vùng tổn thương .
Chữa viêm phổi : cành lá kiến cò tươi 40g , kim ngân hoa 20g , lá bồng bồng 10g , cam thảo dây 10g , sắc uống ngày 1 thang , chia uống 2-3 lần trong ngày
8. CÂY MẢNH CỘNG
Tên khoa học : Clinacanthus nutans ( Burn f ) Linlau .

Tên khác : Bìm bịp , Xương khỉ
CÂY MẢNH CỘNG
Mô tả :
Cây nhỏ mọc trườn . Lá nguyên có cuống ngắn , phiến hình mác hay thuôn , mặt hơi nhẵn , mép hơi giún , màu xanh thẫm , lá bắc hẹp . Bông hơi rũ xuống ở ngọn . Hoa đỏ hay hồng cao 3 – 5 cm . Tràng hoa có 2 môi , môi dưới có 3 răng . Quả nang dài 1,5 cm chứa 4 hạt .
Mùa hoa : xuân – hạ.
Phân bố :
Đây là loài cây của các nước Á châu nhiệt đới ( các nước Đông Dương từ Thái Lan đến Malaixia ) , Nam Trung Quốc .
Mọc hoang ở hàng rào , bờ bụi nhiều nơi và cũng thường được trồng
CÂY MẢNH CỘNG
Công dụng :
Lá non có thể dùng nấu canh ăn , lá khô thường dùng để ướp bánh ( bánh mảnh cộng ) . Lá tươi giã đắp chữa đau sưng mắt và đem vào xào nóng lên dùng bó trặc gân , sưng khớp , gãy xương Thường dùng phối hợp với Mò hoa trắng giã ra lọc lấy nước uống chữa bệnh lưỡi trắng của trẻ em . Nhân dân dùng cành lá đắp vết thương trâu bò húc
Ở Hải Nam ( Trung Quốc ) người ta dùng cây lá làm thuốc trị dao chém thương tích và chữa thiếu máu , hoàng đản , phong thấp . Thường dùng cành là khô sắc uống . Dùng ngoài lấy lá tươi giã đắp .
Ở Thái Lan , lá tươi được dùng trị bỏng , sâu bọ đốt , mụn rọp.
9. CÂY LÁ DIỄN
Tên khoa học : Dicloiptera chinesis (L.) Nees.

Tên khác : cây gan heo
CÂY LÁ DIỄN
Mô tả :
Cây thảo sống hàng năm hay vài ba năm , cao 30 – 80 cm . Thân và cành non có 4 cạnh , có lông tơ , các mấu phình to như gối đầu . Lá mọc đối màu xanh lục , phiến lá hình trứng , thuôn , dài 2 – 7 cm , rộng 2 – 4 cm , đầu và gốc đều nhọn , có lông thưa . Hoa màu trắng hồng , mọc thành xim ở nách lá và đầu cành , các lá bắc hình xoan dài 8 – 11 mm , các tiền diệp hẹp . Quả nang ngắn có lông tơ ở phía đầu , hạt dẹp .
Hoa ra từ mùa đông đến mùa hạ
CÂY LÁ DIỄN
Công dụng :
Lá diễn có vị ngọt nhạt , tính mát , có tác dụng thanh nhiệt , tiêu viêm , lợi tiểu , làm mất máu và sinh tân dịch .
Cây lá diển thường dùng trị :
Cảm mạo , sốt cao .
Viêm phổi nhẹ , viêm ruột thừa cấp tính .
Viêm gan cấp , viêm kết mạc
Viêm ruột , lỵ .
Phong thấp , viêm khớp .
Giảm niệu , đái ra dưỡng trấp .
Cách dùng : dùng 30 – 60 g cây khô hay 60 – 120 g cây tươi sắc uống .
Dùng ngoài trị lở ngứa , rôm , sẩy , mụn nhọt , bỏng rạ . Dùng lá tươi giã nát xoa
10. CÂY TU LÌNH
Tên khoa học : Pseuderanthemorm platiferum (Nees) Radlk.

Tên khác : Hoàn ngọc , Xuân hoa , Nhật nguyệt , Trạc mã , Mặt quỷ , Nội đồng .
CÂY TU LÌNH
Mô tả :
Là loại cây gỗ nhỏ sống nhiều năm , cao 1-2 m , phân nhánh nhiều thân non màu lục , phần già hóa gỗ màu nâu , cành nhỏ , mảnh .
Lá mọc đối , cuống lá dài 3-4 cm , phiến lá hình mũi mác nhọn 2 đầu , hơi mỏng , mềm , dài 10 – 18 cm , rộng 3 -5 cm ; trên mặt có màu lục sẫm , mặt dưới màu lục nhạt , mép lá nguyên , những lá vàng rất mau rụng .
Cụm hoa dài 10 – 15 cm mọc ở nách lá hay đầu cành , hoa lưỡng tính 5 đài rời , tồn tạ đến khi quả già , tràng hợp màu trắng . Ống tràng dài độ 2,5 cm , có 5 thùy chia thành 2 môi , môi trên 2 thùy , môi dưới 3 thùy , thùy giữa ở môi dưới có các chấm nâu tím .
Quả nang 2 ô , mỗi ô chứa 4 hạt
CÂY TU LÌNH
Phân bố:
Cây Tu linh mọc hoang ở rừng Cúc Phương ( Ninh Bình ) , ở Miền Nam thì hay mọc ở rừng lẫn đồng bằng .
Cây rất dễ nhân giống chỉ cần một đoạn cành ( ngắt ngọn) cấm xuống đất ẩm là cây mọc rất khỏe
CÂY TU LÌNH
Công dụng :
Theo kinh nghiệm dân gian cây Tu linh chữa các chứng bệnh :
Rối loạn tiêu hóa , đau bụng , tiêu chảy , lỵ .
Đau dạ dày , loét tá tràng , chảy máu đường ruột , da lở loét .
Đau gan , viêm gan , sơ gan .
Đau thận , viêm thận cấp và mạng tính , viêm đường tiết niệu , suy thận , tiểu dắt , tiểu ra máu , tiểu buốt .
Đau mắt đỏ , nhứt , đau mắt trắng .
Cảm cúm , sốt cao .
Huyết áp cao và thấp .
Suy nhược thần kinh , người mệt mỏi toàn thân .
Chấn thương phần mềm chảy máu : vừa uống vừa đắp cả lá và rễ . Thường dùng 1 lần 1-4 lá , ngày 4 -8 lá chia 2 lần
Một số hình ảnh về họ Ô rô
Cây lá cẩm
Xôi gấc và xôi lá cẩm
Một số hình ảnh về họ Ô rô
Rau câu tam sắc
Nguyên liệu:
5g rau câu dẻo (jelly), 150g đường cát trắng, 1/3 thìa cà-phê muối, 5 lá dứa lớn, 3 cây lá cẩm,hoa lan
Thực hiện:
Lá dứa rửa sạch, xay nhuyễn với nước. Vắt lấy nước cốt. Lá cẩm rửa sạch, nấu vớinước cho rau màu tím. Trộn đều với đường, muối,nước. Đặt lên bếp, khuấy đều trên lửa vừa cho đến khi rau câu tan hết. Chia rau câu làm ba phần. Một phần để nguyên, một phần pha với nước cốt lá dứa, tạo màu xanh, một phần pha với nước lá cẩm tạo màu tím. Cho rau câu vào khuôn tròn , đặt hoa lan vào, đợi cho rau câu hơi se mặt lại rồi đổ tiếp cho đầy khuôn.
Một số hình ảnh về họ Ô rô
Chè bột lọc tứ sắc
Nguyên liệu:
1 quả dừa (cơm dẻo), 10 lá dứa lớn, 6 cây lá cẩm, 20g củ gừng, 1 thìa cà-phê bột gấc, 300g bột năng, 300g đường cát trắng.
Thực hiện:
Bột năng chia làm hai, 200g nấu chè, 100g làm bột áo. Dừa lấy phần cơm, thái hạt lựu. Gừng gọt vỏ, thái khoanh mỏng.
Một số hình ảnh về họ Ô rô
Một số hình ảnh về họ Ô rô
Thường sơn ô rô
Ô rô hoa trắng
Một số hình ảnh về họ Ô rô
Rồng nhả ngọc
Một số hình ảnh về họ Ô rô
Rồng nhả ngọc
Một số hình ảnh về họ Ô rô
Hoa chong
Một số hình ảnh về họ Ô rô
Một số hình ảnh về họ Ô rô
Song dực
Hoa cát đằng
Một số hình ảnh về họ Ô rô
Trái nổ
Jacobinia carnea
Một số hình ảnh về họ Ô rô
Thunbergia mysorensis
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Mỹ Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)