Hồ Biểu Chánh
Chia sẻ bởi Trần Lê Phương Trâm |
Ngày 21/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Hồ Biểu Chánh thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
WELCOME
BÀI THUYẾT TRÌNH
Tổ 4 - Lớp 9/6
Hồ Biểu Chánh
Hồ Biểu Chánh là một nhà văn Việt Nam với phong cách hành văn tiêu biểu cho người Nam Bộ đầu thế kỷ XX. Ông là một nhà văn tiên phong của miền Nam và là một trong những tiểu thuyết gia đầu tiên ở Nam Bộ mở màn cho thể loại tiểu thuyết hiện đại.
Ông là một trong số những nhà văn đầu tiên của văn học Việt Nam sáng tác bằng chữ Quốc Ngữ.
- Ông tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên. Ông sinh năm 1884 (trong giấy khai sinh ghi ngày 1 tháng năm 1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
Tiểu sử
- Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn
- Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ.
- Tháng 8 năm 1941, sau khi ông về hưu, được Pháp mời làm cố vấn với danh hiệu Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương và Phó Đốc lý thành phố Sài Gòn, đồng thời làm giám đốc những tờ báo tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp-Việt.
Sau khi tái chiếm Nam Bộ năm 1946, thực dân Pháp lập “Nam Kỳ Quốc", ông được mời làm cố vấn cho chính phủ Nguyễn Văn Thinh. Nhưng chỉ được mấy tháng, khi chính phủ Nguyễn Văn Thinh sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn và giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương.
Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định; thọ 74 tuổi.
Lăng mộ ông hiện nay được đặt ở đường Thống Nhất, phường 11 quận Gò Vấp.
Sự nghiệp văn chương
Khi viết văn, ông lấy tên tự ghép với họ là Hồ Biểu Chánh, trở thành một bút danh bất hủ, được nhiều người biết đến và quí mến hơn tên tộc Hồ Văn Trung của ông.
Ông sáng tác văn học rất nhiều và để lại hơn 100 tác phẩm gồm tiểu thuyết và các thể loại khác, như: nghiên cứu, phê bình văn học, sáng tác tuồng hát cùng các bản dịch văn học cổ điển Trung Quốc như Tình sử, Kim cổ kỳ quan... đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tiểu thuyết của ông thuộc về thời kỳ đầu của văn học chữ Quốc Ngữ, cốt truyện đơn giản, triết lý chủ đạo là thiện thắng ác, ở hiền gặp lành, điểm đặc biệt là rất Nam Bộ, từ giọng văn đến miêu tả con người. Ông có phóng tác một số tiểu thuyết Pháp.
Hồ Biểu Chánh sở trường về viết văn xuôi tự sự. Đề tài phần lớn là cuộc sống Nam Bộ từ nông thôn đến thành thị những năm đầu thế kỷ 20 với những xáo trộn xã hội do cuộc đấu tranh giữa mới và cũ. Cách diễn đạt của ông nôm na, bình dị.
Ông đã có những đóng góp to lớn vào sự hình thành thể lọai tiểu thuyết trên chặng đường phôi thai. Ông để lại một khối lượng sáng tác không nhỏ: 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu-phê bình. Ngoài ra, còn có các bài diễn thuyết và 2 tác phẩm dịch.
Các tác phẩm chính : Cay đắng mùi đời (Sài Gòn - 1923, phỏng theo Không gia đình của Hecto Malot) ; Chúa tàu Kim Qui (Sài Gòn - 1923, phỏng theo Bá tước Monte Cristo của Alexandre Dumas ) ; Tân Phong nữ sĩ (Vĩnh Hội – 1937) ; Cư Kỉnh (Vĩnh Hội – 1941) ; Hai chồng (Sài Gòn – 1955) ......
TÁC PHẨM :
CAY ĐẮNG
MÙI ĐỜI
“Cay đắng mùi đời” xoay quanh hai nhân vật chính: thầy Đàng và cậu bé Được - con nuôi của ông. Thầy Đàng là người theo Tây học từng làm thông ngôn. Do chán cảnh hà hiếp dân lành của nhiều quan lại, ông chọn cuộc sống phiêu bạt với nghề dạy đàn.
Trên bước đường ngao du, thầy Đàng nhận Liên và Được - hai đứa trẻ mồ côi làm con nuôi. Gia đình nhỏ này gặp nhiều cảnh bất công trên đường và lần nào thầy Đàng cũng ra tay trợ giúp kẻ yếu, để rồi phải rời xứ ra đi. Đỉnh điểm là khi ông đến bến tàu Trà Vinh, thầy Đàng bênh vực người nông dân nghèo bị lính hành hung, sau đó ông bị bắt và kết án tù. Sau khi ra tù, ông lâm bệnh nặng và qua đời, bỏ Được và Liên bơ vơ. Liên may mắn được bà Hội đồng Nhàn, người bạn cũ của thầy Đàng, nhận nuôi.
Còn Được một mình lưu lạc đến tận miền Trung. Tại đây, cậu bé Được gặp người bạn đồng cảnh ngộ là Bỉ. Hai đứa trẻ nương tựa nhau và cùng thực hiện cuộc hành trình tìm về quê nhà
“Cay đắng mùi đời” đưa người xem đến khắp vùng Nam kỳ Lục tỉnh những năm đầu thế kỷ 20, để chứng kiến nhiều câu chuyện về tình người. Trong đó, có những cảnh đời hết sức cay đắng, như: sự ghẻ lạnh quay lưng bỏ mặc thầy Đàng lúc bệnh nặng của những người từng nương tựa khi thầy còn là thông ngôn; người vợ cũ muốn lợi dụng thầy Đàng để tìm lại cuộc sống nhung lụa khi xưa. Trong phim cũng lấp lánh những tấm chân tình, tiêu biểu là tình thương yêu vô bờ của cô Ba Thời - người đã cưu mang cậu bé Được từ nhỏ cho đến lúc được thầy Đàng nhận nuôi, hay chuyện người đàn bà bán khóm tốt bụng đã cho Liên và Được ăn nhờ ở đậu trong lúc thầy Đàng ở tù; hoặc như bà hội đồng Nhàn đã yêu thương Liên như con ruột. Chính những câu chuyện về cách đối xử giữa người với người, tính cách và số phận của từng nhân vật khiến “Cay đắng mùi đời” trở thành bộ phim hấp dẫn, mặc dù tình tiết trong phim diễn ra chậm, khung cảnh không hoành tráng, phục trang của nhân vật không cầu kỳ và cũng không có những chuyện tình tay ba, tay tư éo le đầy nước mắt. “Cay đắng mùi đời” không quá triết lý cũng không khai thác những tình tiết éo le hay yêu - hận quá đậm nét. Đạo diễn Hồ Ngọc Xum đã kể lại câu chuyện về cuộc đời thầy Đàng với đầy đủ cung bậc hỷ - nộ - ái - ố như cuộc đời vốn vậy để người xem tự mình suy ngẫm.
Một số hình ảnh trích bộ phim " Cay đắng mùi đời " của đạo diễn Hồ Ngọc Xum .
...Cùng với mẹ nuôi - bà Ba Thời
Hình ảnh Được và thầy Đàng ...
Cám ơn cô cùng các bạn đã theo dõi và đóng góp ý kiến cho tổ 4 !!! ^.^
BÀI THUYẾT TRÌNH
Tổ 4 - Lớp 9/6
Hồ Biểu Chánh
Hồ Biểu Chánh là một nhà văn Việt Nam với phong cách hành văn tiêu biểu cho người Nam Bộ đầu thế kỷ XX. Ông là một nhà văn tiên phong của miền Nam và là một trong những tiểu thuyết gia đầu tiên ở Nam Bộ mở màn cho thể loại tiểu thuyết hiện đại.
Ông là một trong số những nhà văn đầu tiên của văn học Việt Nam sáng tác bằng chữ Quốc Ngữ.
- Ông tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên. Ông sinh năm 1884 (trong giấy khai sinh ghi ngày 1 tháng năm 1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
Tiểu sử
- Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn
- Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ.
- Tháng 8 năm 1941, sau khi ông về hưu, được Pháp mời làm cố vấn với danh hiệu Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương và Phó Đốc lý thành phố Sài Gòn, đồng thời làm giám đốc những tờ báo tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp-Việt.
Sau khi tái chiếm Nam Bộ năm 1946, thực dân Pháp lập “Nam Kỳ Quốc", ông được mời làm cố vấn cho chính phủ Nguyễn Văn Thinh. Nhưng chỉ được mấy tháng, khi chính phủ Nguyễn Văn Thinh sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn và giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương.
Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định; thọ 74 tuổi.
Lăng mộ ông hiện nay được đặt ở đường Thống Nhất, phường 11 quận Gò Vấp.
Sự nghiệp văn chương
Khi viết văn, ông lấy tên tự ghép với họ là Hồ Biểu Chánh, trở thành một bút danh bất hủ, được nhiều người biết đến và quí mến hơn tên tộc Hồ Văn Trung của ông.
Ông sáng tác văn học rất nhiều và để lại hơn 100 tác phẩm gồm tiểu thuyết và các thể loại khác, như: nghiên cứu, phê bình văn học, sáng tác tuồng hát cùng các bản dịch văn học cổ điển Trung Quốc như Tình sử, Kim cổ kỳ quan... đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tiểu thuyết của ông thuộc về thời kỳ đầu của văn học chữ Quốc Ngữ, cốt truyện đơn giản, triết lý chủ đạo là thiện thắng ác, ở hiền gặp lành, điểm đặc biệt là rất Nam Bộ, từ giọng văn đến miêu tả con người. Ông có phóng tác một số tiểu thuyết Pháp.
Hồ Biểu Chánh sở trường về viết văn xuôi tự sự. Đề tài phần lớn là cuộc sống Nam Bộ từ nông thôn đến thành thị những năm đầu thế kỷ 20 với những xáo trộn xã hội do cuộc đấu tranh giữa mới và cũ. Cách diễn đạt của ông nôm na, bình dị.
Ông đã có những đóng góp to lớn vào sự hình thành thể lọai tiểu thuyết trên chặng đường phôi thai. Ông để lại một khối lượng sáng tác không nhỏ: 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu-phê bình. Ngoài ra, còn có các bài diễn thuyết và 2 tác phẩm dịch.
Các tác phẩm chính : Cay đắng mùi đời (Sài Gòn - 1923, phỏng theo Không gia đình của Hecto Malot) ; Chúa tàu Kim Qui (Sài Gòn - 1923, phỏng theo Bá tước Monte Cristo của Alexandre Dumas ) ; Tân Phong nữ sĩ (Vĩnh Hội – 1937) ; Cư Kỉnh (Vĩnh Hội – 1941) ; Hai chồng (Sài Gòn – 1955) ......
TÁC PHẨM :
CAY ĐẮNG
MÙI ĐỜI
“Cay đắng mùi đời” xoay quanh hai nhân vật chính: thầy Đàng và cậu bé Được - con nuôi của ông. Thầy Đàng là người theo Tây học từng làm thông ngôn. Do chán cảnh hà hiếp dân lành của nhiều quan lại, ông chọn cuộc sống phiêu bạt với nghề dạy đàn.
Trên bước đường ngao du, thầy Đàng nhận Liên và Được - hai đứa trẻ mồ côi làm con nuôi. Gia đình nhỏ này gặp nhiều cảnh bất công trên đường và lần nào thầy Đàng cũng ra tay trợ giúp kẻ yếu, để rồi phải rời xứ ra đi. Đỉnh điểm là khi ông đến bến tàu Trà Vinh, thầy Đàng bênh vực người nông dân nghèo bị lính hành hung, sau đó ông bị bắt và kết án tù. Sau khi ra tù, ông lâm bệnh nặng và qua đời, bỏ Được và Liên bơ vơ. Liên may mắn được bà Hội đồng Nhàn, người bạn cũ của thầy Đàng, nhận nuôi.
Còn Được một mình lưu lạc đến tận miền Trung. Tại đây, cậu bé Được gặp người bạn đồng cảnh ngộ là Bỉ. Hai đứa trẻ nương tựa nhau và cùng thực hiện cuộc hành trình tìm về quê nhà
“Cay đắng mùi đời” đưa người xem đến khắp vùng Nam kỳ Lục tỉnh những năm đầu thế kỷ 20, để chứng kiến nhiều câu chuyện về tình người. Trong đó, có những cảnh đời hết sức cay đắng, như: sự ghẻ lạnh quay lưng bỏ mặc thầy Đàng lúc bệnh nặng của những người từng nương tựa khi thầy còn là thông ngôn; người vợ cũ muốn lợi dụng thầy Đàng để tìm lại cuộc sống nhung lụa khi xưa. Trong phim cũng lấp lánh những tấm chân tình, tiêu biểu là tình thương yêu vô bờ của cô Ba Thời - người đã cưu mang cậu bé Được từ nhỏ cho đến lúc được thầy Đàng nhận nuôi, hay chuyện người đàn bà bán khóm tốt bụng đã cho Liên và Được ăn nhờ ở đậu trong lúc thầy Đàng ở tù; hoặc như bà hội đồng Nhàn đã yêu thương Liên như con ruột. Chính những câu chuyện về cách đối xử giữa người với người, tính cách và số phận của từng nhân vật khiến “Cay đắng mùi đời” trở thành bộ phim hấp dẫn, mặc dù tình tiết trong phim diễn ra chậm, khung cảnh không hoành tráng, phục trang của nhân vật không cầu kỳ và cũng không có những chuyện tình tay ba, tay tư éo le đầy nước mắt. “Cay đắng mùi đời” không quá triết lý cũng không khai thác những tình tiết éo le hay yêu - hận quá đậm nét. Đạo diễn Hồ Ngọc Xum đã kể lại câu chuyện về cuộc đời thầy Đàng với đầy đủ cung bậc hỷ - nộ - ái - ố như cuộc đời vốn vậy để người xem tự mình suy ngẫm.
Một số hình ảnh trích bộ phim " Cay đắng mùi đời " của đạo diễn Hồ Ngọc Xum .
...Cùng với mẹ nuôi - bà Ba Thời
Hình ảnh Được và thầy Đàng ...
Cám ơn cô cùng các bạn đã theo dõi và đóng góp ý kiến cho tổ 4 !!! ^.^
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Lê Phương Trâm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)