HNCNVC

Chia sẻ bởi Trần Anh Hải | Ngày 02/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: HNCNVC thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:





CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ NHÀ GIÁO VÀ LAO ĐỘNG
NĂM HỌC 2013-2014
* Văn nghệ chào mừng
I. Công tác tổ chức:
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu,
- Thông qua chương trình Hội nghị; phổ biến nội quy Hội nghị
- Giới thiệu Chủ tịch đoàn, Thư ký đoàn và mời đoàn CT, TK lên làm việc.
II. Nội dung Hội nghị:
1. Hiệu trưởng báo cáo phương hướng nhiệm vụ năm học 2013-2014;
2. Chủ tịch Công đoàn báo cáo phương hướng hoạt động công đoàn năm học 2013-2014;
3. Thông qua Quy chế dân chủ cơ quan, nội quy cơ quan, ...
4. Nêu quá trình chuẩn bị Hội nghị; Giải trình ý kiến từ Hội nghị các tổ;
5. Thảo luận (Thầy Hải);
6. Đại biểu phát biểu;
7. - Thư ký thông qua Nghị quyết Hội nghị nhà giáo và người lao động;
- Lấy biểu quyết Hội nghị
8. Tổng kết, bế mạc Hội nghị.
BAN TỔ CHỨC
PHÒNG GD&ĐT TAM KỲ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS THÁI PHIÊN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: KH- TP Tam Thanh, ngày 19 tháng 9 năm 2013
KẾ HOẠCH NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2012 – 2013
Căn cứ công văn số 638/PGDĐT V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 của Trưởng phòng GD&ĐT TP Tam Kỳ, ngày 28 tháng 8 năm 2013.
Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường; Trường THCS Thái Phiên đề ra kế hoạch nhiệm vụ năm học 2013 -2014 như sau:

PHẦN I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2011 - 2012:
Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, UBND xã Tam Thanh, Phòng GD&ĐT Thành phố Tam Kỳ, trường THCS Thái Phiên đã thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 với kết quả như sau:
Những kết quả đạt được
Kết quả 02 mặt giáo dục
- Tổng số học sinh: 349
*Hạnh kiểm: Tốt: 275 HS(78.80%), Khá: 54(15.47%), TB: 20(5.73%)


*Học lực: Giỏi: 55 HS(15.76%),
Khá: 90 (25.79%), TB: 201(57.59%),
Yếu: 3 (0.86%).
- Kết quả xét TN THCS: 84/84 em chiếm tỉ lệ 100%.
- Tổ chức dạy nghề phổ thông cho HS khối 8, 9 với 82 em tham gia môn Lâm sinh. Kết quả thi nghề phổ thông có 82 em đạt loại giỏi chiếm tỉ lệ 100 %.
2. Phong trào mũi nhọn
Tham gia dự thi học sinh giỏi cấp Thành phố các môn văn hóa, TNTH, TTVH, IOE, thể dục thể thao... đạt 35 giải (22 KK, 5 Ba, 4 Nhì, 4 Nhất).
- Đặc biệt trong những ngày đầu năm học này em Nguyễn Thị Thu Hiền học sinh lớp 8/2 đạt huy chương bạc môn Ném bóng xa và huy chương đồng môn Chạy 400 m cấp Tỉnh.
- Dù trường trong địa bàn còn nhiều khó khăn và chỉ có 84 em học sinh lớp 9, nhưng có 6 em thi đậu vào trường Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm

3. Các Hội thi của GV
- Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường: Có 7 giáo viên đạt loại Giỏi.
- Tham gia Hội thi thiết kế bài soạn điện tử cấp trường: Có 4 GV đạt giải.
- Tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp TP: Có 2 giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp TP.
4. Điểm nhấn của trường trong năm học qua là Ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học
- Đội ngũ có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc của mình.


- Tất cả các phòng học đều trang bị Tivi màn hình lớn (51 inch), mạng wifi đủ mạnh phủ khắp khuôn viên trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học
- Đội ngũ có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc của mình.
5. Một số hoạt động trong hè qua:
- Công tác tuyển sinh lớp 6: 60/60 đạt 100% (trong đó có 01 em chuyển Nguyễn Du)


- Nhà trường đã phân công đội ngũ hỗ trợ Ban hoạt động hè địa phương hướng dẫn, tập huấn các em dự đầy đủ, tích cực các hội thi do Thành phố tổ chức và đạt dược giải B Hoa phượng đỏ, giải KK Kể chuyện tuyên truyền sách.
6. Công tác XXH giáo dục:
Thực hiện Đề án CNTT;
Tạo quang cảnh sân trường;
Phối kết hợp các lực lượng để giáo dục học sinh.
II. Những hạn chế cần khắc phục
- Công tác tham mưu của nhà trường hiệu quả chưa cao;
- Công tác xã hội hóa chưa được sâu rộng;
- Công tác quản lý của nhà trường còn nặng về hành chính;
- Một bộ phận không ít học sinh có hoàn cảnh gia đình là cha thường đi làm ăn xa, việc chăm lo, giáo dục con cái ở nhà chủ yếu là mẹ nên việc quan tâm đến con cái không được thường xuyên, chu đáo;

Chất lượng đầu vào của học sinh lớp 6 chưa cao.
PHẦN II: KẾ HOẠCH NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2013- 2014
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Mạng lưới trường lớp:
Đầu năm học 2013 - 2014, trường có 11 lớp, 320 học sinh gồm:
Khối 6: 2 lớp, 59 học sinh;
Khối 7: 3 lớp, 83 học sinh;
Khối 8: 3 lớp, 81 học sinh;
Khối 9: 3 lớp, 97 học sinh.
2. Đội ngũ: Tổng số 35 CB-VC với 20 nữ. Trong đó:
- Cán bộ quản lý: 3- Đại học: 3; trong đó: HT: 01; P. HT: 02 (01 nữ);
- TPT: 01 (Đại học)
- Giáo viên: 25 (Đại học 19: Cao đẳng: 5, trung cấp: 1);
- Nhân viên: 6, Thư viện: 1 (Đại học), Thiết bị: 1 (Đại học),Văn phòng: 1 (Cao đẳng), Bảo vệ: 1 (Sơ cấp), Kế toán: 1 (Đại học), Y tế: 1 (Trung cấp).
* Trường có 1 chi bộ độc lập với 18 Đảng viên, trong đó 16 Đảng viên chính thức, 02 Đảng viên dự bị; có 1 Chi Đoàn giáo viên 4 đoàn viên.
3. Thuận lợi và khó khăn:
a. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, của Phòng GD-ĐT, sự hỗ trợ giúp đỡ của các Ban-Ngành, Hội, Đoàn thể, các tổ chức xã hôị, nhân dân và phụ huynh học sinh;
- Ban Đại diện CMHS năng nổ, nhiệt huyết với sự nghiệp giáo dục;
- Đa số giáo viên trẻ nhiệt tình công tác, năng động và yêu nghề, đội ngũ có tiềm lực lớn, nhiều cá nhân có triển vọng trong sự nghiệp giáo dục;
- Hội đồng sư phạm đoàn kết, vui vẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, sẵn sàng tiếp nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ;
- Học sinh đa số ngoan hiền và có cố gắng trong học tập;
b. Khó khăn:
- Giáo viên đa số ở xa trường, đi lại, ăn ở khó khăn nhất là mùa mưa bão, đại đa số chị em ở
tuổi sinh con, nhiều giáo viên con còn nhỏ, điều kiện để ăn uống, chỗ nghỉ trưa cho một bộ phận giáo viên nhà xa có tiết cả ngày không có, nhiều thầy cô giáo ăn trưa còn qua loa để tiếp tục dạy buổi chiều;
- Học sinh, một số em còn chưa chăm học, ham chơi;
- Địa phương còn khó khăn, một số phụ huynh do hoàn cảnh còn nghèo nên việc quan tâm đến việc học tập của con em còn hạn chế;
- Mặt trái của cơ chế thị trường và tệ nạn xã hội
đang có xu hướng thâm nhập vào nên ảnh hưởng không ít đến công tác giáo dục;
- Điều kiện CSVC, trang thiết bị dạy học còn thiếu;
- Cây xanh chưa đủ bóng mát để các em sinh hoạt, học tập và vui chơi trên sân trường.
B. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị gắn với việc tổ chức kỷ niệm
45 năm ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành Giáo dục; tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện từng trường; gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.
2. Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.

Tích cực triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo hướng dẫn của Thông tư số 26/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ GD&ĐT.
3. Tập trung chỉ đạo đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo chuẩn kiến thức và kĩ năng.
4. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tinh giản nội dung dạy học; xây dựng và triển khai dạy học các chủ đề tích hợp; tăng cường phụ đạo học sinh yếu,
tập trung bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu;... nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
5. Củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục THCS; củng cố kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tiếp tục triển khai thực hiện công tác phổ cập bậc trung học; làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh lớp cuối cấp THCS.
6. Nâng cao các tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia hướng đến xây dựng trường chuẩn quốc gia tiêu biểu; tiếp tục thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục có hiệu quả; tập trung chỉ đạo các trường dạy học 2 buổi/ ngày.
C. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
I. Thực hiện kế hoạch giáo dục
1. Tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục.
1.1. Tiếp tục thực hiện rà soát, đánh giá thường xuyên chương trình, sách giáo khoa THCS; các tổ chuyên môn thực hiện nội dung dạy học theo hướng tích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
1.2. Nhà trường yêu cầu các tổ bộ môn xây dựng kế hoạch dạy học, phân phối chương trình chi tiết theo khung thời gian 37 tuần thực học, trong đó: học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần, phù hợp với điều kiện của trường mình trên cơ sở đảm bảo kế hoạch thời gian năm học. Nội dung của phân phối chương trình phải có sự phê
duyệt của ban giám hiệu trước khi tổ chức dạy học. Các tổ chỉ đạo cho giáo viên bộ môn từng khối lớp thống nhất chủ động nhằm dành thời gian thích hợp cho luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành và kiểm tra định kì.
Tiếp tục thực hiện Công văn số 5842/BGDĐT-GDTrH, ngày 01/9/2011 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT; Công văn số 2489 /SGDĐT- GDTrH, ngày 09/9/2011 của Sở với các giải pháp trọng tâm sau:
+ Các tổ chuyên môn, giáo viên tổ chức thảo luận, thống nhất nội dung và bàn giải pháp dạy học cụ thể để thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học.
+ Các tổ bộ môn căn cứ vào phân phối chương trình đã biên soạn theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của môn học để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế của nhà trường.
1.3. Trong điều kiện hiện nay của nhà trường chưa đủ phòng học cho việc tổ chức dạy học 2
buổi/ ngày. Tuy nhiên chúng ta sẽ tranh thủ các phòng bộ môn, Hội trường,…để phụ đạo học sinh yếu ở một số môn học như Toán, Tiếng Anh, Ngữ văn cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi…
1.4. Tổ chức dạy học ngoại ngữ
- Nhà trường xây dựng kế hoạch và từng bước chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên chuẩn bị thí điểm Chương trình giáo dục phổ thông môn
Tiếng Anh theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” cho HS lớp 6; thực hiện Quyết định 1400/ QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” tại tỉnh Quảng Nam; Đề tài khoa học “Năng lực ngôn ngữ tiếng Anh của giáo viên giảng dạy Anh ngữ cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông tại Quảng Nam: Thực trạng, thách thức và hướng phát triển”;
- Nhà trường tạo mọi điều kiện để cán bộ, giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng cao năng lực Tiếng Anh khi Sở giáo dục triệu tập; tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao hơn nữa kỹ năng nghe, nói trong sinh hoạt nhóm chuyên môn; tích cực tổ chức các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ nói tiếng Anh... nhằm nâng cao kỹ năng nghe, nói trong học sinh.
- Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học ngoại ngữ theo quy
định của Đề án Ngoại ngữ quốc gia bằng nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia.
1.5. Hướng dẫn học sinh tham gia tốt việc học nghề phổ thông tại các trường, trung tâm giáo dục thường xuyên. Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp học sinh phổ thông; vận dụng hiệu quả các tài liệu đã được tập huấn của Tổ chức VVOB như “Tư vấn hướng nghiệp”, “Quản lý công tác hướng nghiệp học sinh phổ thông” và “Tài liệu bổ sung hoạt động giáo dục hướng nghiệp”
vào công tác quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp; chú trọng việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống. Chỉ đạo xây dựng góc hướng nghiệp tại đơn vị đạt chất lượng và hiệu quả.
1.6. Tiếp tục thực hiện công văn số 10188/BGD&ĐT, ngày 24/9/2007 về thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh khuyết tật cấp trung học; Việc đánh giá xếp loại học sinh khuyết tật cần được xem xét theo từng trường hợp cụ thể, không xếp các em vào diện học lực yếu kém, ngồi nhầm lớp.
- Tiếp tục thực hiện giáo dục hòa nhập ở các trường phổ thông theo hướng dẫn của Công văn 586/SGDĐT ngày 04/4/2011 của Sở GD&ĐT Quảng Nam.
- Các học sinh khuyết tật cần được xem xét, chiếu cố miễn giảm học thể dục theo qui định của Bộ GD&ĐT.
- Đối với học sinh khuyết tật nặng cần có danh sách để hỗ trợ riêng và lập hồ sơ y tế.
1.7. Tiếp tục thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục
Tham gia tốt lớp tập huấn về biển, đảo và giáo dục bảo vệ môi trường do Sở GD&ĐT tổ chức trong năm học.
1.8. Tiếp tục tăng cường giáo dục an toàn giao thông, chống đuối nước, vệ sinh thân thể, vệ sinh an toàn thực phẩm theo thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT/BYT-BGD&ĐT ngày 08/7/2008. Triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT-BGDĐT-BCA ngày 20/11/2009 về Hướng dẫn phối hợp thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân của Liên Bộ GD&ĐT và Bộ Công an; Kế hoạch số 1440/KH-UBND ngày 29/4/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam về triển khai thực hiện Chỉ thị số 48-CT-TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, phòng chống bạo lực học đường; Công văn số 2277/SGD&ĐT ngày 11/8/2010 của Sở về việc hướng dẫn an toàn giao thông, chống đuối nước, năm học 2010-2011. Phối hợp có hiệu quả các tổ chức trong
và ngoài nhà trường nhằm tiếp tục giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản vị thành niên, coi trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khi tổ chức thực hiện các tiết giáo dục tập thể.
2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá
2.1. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
- Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học sâu rộng hơn, triệt để hơn;
quán triệt sâu sắc để từng cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
+ Tiếp tục đổi mới việc sinh hoạt tổ chuyên môn theo quy định tại Công văn số 166/SGDĐT-GDTrH 26/02/2013 của Sở GD&ĐT Quảng Nam về hướng dẫn thực hiện nề nếp chuyên môn trong trường trung học. Cải tiến nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn và duy trì liên kết chuyên môn giữa các trường. Trong năm học tổ chức sinh hoạt cụm chuyên môn ít nhất một lần. Mỗi bộ môn, mỗi tiết dạy
giáo viên cần đầu tư lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp với học sinh, với nội dung bài học, thiết bị.... để phát huy tính tích cực học sinh theo hướng tăng dần mức độ tự học.
+ Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Giáo viên chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của giáo viên và học sinh; phối hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm; chú trọng công tác phụ đạo học sinh
yếu; nắm chắc tình hình, nguyên nhân học sinh bỏ học và có giải pháp khắc phục tình trạng này; vận động nhiều lực lượng tham gia nhằm duy trì sĩ số.
+ Thiết kế bài giảng khoa học với các hoạt động hữu hiệu của giáo viên và học sinh, với tổ hợp nhiều phương pháp được lựa chọn nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy, phát huy trí tuệ và kỹ năng của học sinh. Giáo viên sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện, khuyến khích động viên học sinh
học tập. Giáo viên soạn mới giáo án, đảm bảo viết tay hoặc được in, lưu, đóng tập và bảo quản hợp lý.
+ Tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, khai thác tối đa hiệu năng các thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn; coi trọng thực hành, thí nghiệm, liên hệ thực tiễn trong giảng dạy. Trong năm học, mỗi tổ bộ môn cần làm hay sưu tầm và sử dụng được ít nhất một đồ dùng dạy học bằng công nghệ thông tin,
mỗi giáo viên ít nhất 5 bài giảng điện tử có chất lượng. Trong các cuộc họp chuyên môn cần bàn chuyên sâu về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, mỗi học kỳ có một cuộc hội thảo bàn về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Cần lưu ý là việc ứng dụng công nghệ thông tin với mục đích là tăng cường và nâng cao hiệu quả của các phương tiện dạy học phục vụ cho đổi mới phương pháp, vì vậy cần chấn chỉnh việc lạm dụng công nghệ thông tin làm phai mờ vai trò chủ đạo của người
thầy trong quá trình dạy học.
+ Tiếp tục yêu cầu giáo viên tạo điều kiện, hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, phù hợp với các đối tượng; vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất. Tăng cường hình thức dạy theo nhóm; tự học có hướng dẫn của giáo viên, khai thác ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng nguồn học liệu mở, hướng đến việc
phát huy trí lực của học sinh một cách thực chất có hiệu quả như tự đọc SGK để tìm hiểu bài, tham gia phát biểu xây dựng bài.
+ Tăng cường dự giờ thăm lớp, thanh kiểm tra hoạt động sư phạm đối với giáo viên, quan tâm giáo viên mới chuyển về; bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên kiến thức, kỹ năng về đổi mới phương pháp dạy học; xây dựng kế hoạch tăng cường tổ chức hội thảo từ cấp trường, cụm trường, phòng; chú trọng tổ chức cho giáo viên
nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, sáng kiến cải tiến; đầu tư xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học trong trường.
+ Đối với môn Tiếng Anh:
Tổ chuyên môn cần dành thời lượng thích hợp (50%) trong các buổi sinh hoạt chuyên môn thực hiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm…bằng Tiếng Anh nhằm tạo môi trường rèn luyện kỹ năng nghe, nói cho giáo viên. Điều này phải được thể hiện trong biên bản sinh hoạt chuyên môn.
Tiếp tục tổ chức tốt cuộc thi Hùng biện tiếng Anh cấp trường, cuộc thi IOE... và thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa thuộc bộ môn.
+ Tiếp tục đẩy mạnh việc vận dụng các phương pháp thực hành trong các môn học; bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh; tăng cường liên hệ thực tế, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học. Phát hiện học sinh năng khiếu, tăng cường bồi dưỡng để tạo nguồn tham gia các
cuộc thi do Phòng GD&ĐT, Tỉnh tổ chức như: Thi Giải toán bằng máy tính, Thi Thí nghiệm - thực hành của học sinh; Hùng biện Tiếng Anh; Học sinh giỏi 9; Tin học trẻ không chuyên, …
+ Tiếp tục phát huy và tăng cường ứng dụng dạy học tích cực, khoa học sư phạm ứng dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học, giáo dục hướng nghiệp và các lĩnh vực khác do dự án VVOB tài trợ.
+ Hưởng ứng cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng do Tỉnh tổ chức.
+Hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ giáo viên, tăng cường CSVC, thiết bị dạy học phục vụ dạy học. Phó Hiệu trưởng chuyên môn tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ công tác đổi mới phương pháp dạy học.
2.2. Tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp:
- Tổ chức thực hiện đúng Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 ban
hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học và các hướng dẫn của Sở GD&ĐT.
- Tăng cường quản lí việc tổ chức coi và chấm bài kiểm tra nghiêm túc, đúng quy chế, đảm bảo khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực thực chất của học sinh trung học.
- Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá
không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không; kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kì, cuối năm học.
- Nâng cao chất lượng các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành. Giáo viên chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan. Các trường cần chỉ đạo
nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề kiểm tra; tăng cường ra câu hỏi kiểm tra bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ của học sinh. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình.
- Tiếp tục thực hiện công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ
GDĐT về hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra; bộ phận chuyên môn, các tổ bộ môn cần tăng cường tổ chức bồi dưỡng giáo viên về kĩ thuật, kĩ năng ra đề, soạn đáp án và hướng dẫn chấm bài thi, kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông; tiếp tục thực hiện việc biên soạn đề kiểm tra theo hướng tăng cường khả năng thông hiểu và vận dụng, đảm bảo mức độ nhận biết.
- Tiếp tục xây dựng "Nguồn học liệu mở" (thư viện) câu hỏi, bài tập, đề thi, kế
hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo có chất lượng trên Website của Bộ, Sở GDĐT, Phòng GDĐT và trường học theo địa chỉ http://violet.vn/thcs-thaiphien-quangnam.
2.3. Tăng cường quản lý đổi mới kiểm tra đánh giá. Chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc công tác kiểm tra, xét công nhận tốt nghiệp THCS, tuyển sinh vào lớp 6. Tăng số lượng và chất lượng học sinh trúng tuyển vào các trường THPT công lập và trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Vi?c ra d? ki?m tra th?ng nh?t th?c hi?n nhu sau:
- D? ki?m tra: V?i hỡnh th?c tr?c nghi?m - t? lu?n theo hu?ng d?n d?y v� ki?m tra dỏnh giỏ theo chu?n ki?n th?c, k? nang theo Quy?t d?nh s? 16/2006/QD-BGD&DT ng�y 05/5/2006 C?a B? GD&DT. D? ki?m tra bỏm sỏt Hu?ng d?n th?c hi?n chu?n ki?n th?c v� ki nang c?a b? mụn, chuong trỡnh giỏo d?c ph? thụng v� phự h?p v?i tỡnh hỡnh h?c sinh.
D? ki?m tra t? 15 phỳt, 1 ti?t tr? lờn ph?i d?m b?o dỳng qui trỡnh sau:
Bu?c 1: Thi?t l?p ma tr?n d? (Cú m?c tiờu c?a d? ki?m tra kốm theo phớa du?i ma tr?n d?).
Bu?c 2: Ra d? ki?m tra (Can c? v�o ma tr?n d? ra d?).
Bu?c 3: Dỏp ỏn v� thang di?m (Dỏp ỏn c? th?; thang di?m rừ r�ng, chi ti?t)
- S? v� Phũng GD&DT ra d? ki?m tra h?c k? cỏc mụn Toỏn, Ng? van, Ti?ng Anh c?a kh?i 6,7,8,9; cỏc mụn cũn l?i do tru?ng ra. B�i ki?m tra 1 ti?t tr? lờn chuyờn mụn tru?ng ph?i qu?n lý v� ch? d?o tr?c ti?p. T? chuyờn mụn qu?n lý b�i ki?m tra 15
phút. Khi tiến hành tổ chức kiểm tra, chuyên môn các trường cần chú ý tính bảo mật, tính công bằng trong nội dung và đánh giá học sinh. Các đề kiểm tra học kỳ của trường sau khi kiểm tra học kỳ xong phải gởi ma trận, đề kiểm tra và đáp án về Phòng GD&ĐT thông qua hệ điều hành chậm nhất 2 ngày (Mỗi bài kiểm tra đặt trong 01 file).
2.4 Việc thực hiện các nội dung giáo dục địa phương: Tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 5977/BGD&ĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 của Bộ
GD&ĐT. Trường tiếp tục thực hiện dạy học các nội dung về Lịch sử, Địa lý, Văn học địa phương. Đối với môn Ngữ văn, tổ chức giảng dạy theo tài liệu của Sở GD&ĐT Quảng Nam đã ban hành, các môn còn lại trường chọn những nội dung về lịch sử, địa lý địa phương cấp tỉnh, thành phố từ các tài liệu chính thống đã được ban hành để giảng dạy.
2.5 Tiếp tục thực hiện Công văn số 4718/BGDĐT-GDTrH, ngày 11/8/2010 về chỉ đạo về dạy học tự chọn của Bộ GD&ĐT. Bộ phận chuyên môn lập kế hoạch dạy
học tự chọn cả năm học: Xác định môn học, chủ đề (nâng cao, bám sát) tên giáo viên dạy, thời gian dạy, nêu tên các tài liệu sử dụng để biên soạn và thiết bị dạy học được sử dụng, nôi dung tự chọn phải có sự phê duyệt của Ban giám hiệu trước khi tổ chức dạy học;
- Đối với học sinh lớp 6, 7, 8: Dạy môn Tin học
- Đối với lớp 9: Dạy học tự chọn ở các bộ môn Toán, Tiếng Anh, riêng bộ môn Toán dạy học theo tài liệu mà Sở GD&ĐT Quảng Nam đã ban hành.
II. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
1. Tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
1.1.- Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”;
- Kết hợp với thực hiện Quy định đạo đức nhà giáo theo QĐ số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/04/2008;
- Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”;
- Lồng ghép với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực,
- Động viên các nhà giáo tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học.
1.2. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ quản lý và giáo viên. Tổ chức thực hiện tốt học tập chính trị hè cho cán bộ quản lý và giáo viên. Nhà trường kiểm tra chặt chẽ việc tham gia học tập chính trị hè của giáo viên, nghiêm túc kiểm điểm, phê bình các cán bộ, giáo viên không tham gia học tập chính trị, thực
hiện khiếu kiện không đúng qui định của pháp luật, mê tín dị đoan. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời giáo viên có những biểu hiện suy thoái về đạo đức, phai mờ về lý tưởng, phát ngôn không đúng về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Tổ chức thực hiện thông tư liên tịch 35/TTLT-BGD&ĐT-BNV về biên chế để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, đảm bảo về số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu giáo viên, nhân viên cho các môn học, viên chức phụ trách thư viện, thiết bị dạy học.
1.3. Tiếp tục triển khai nhân rộng và áp dụng hiệu quả các chuyên đề đã được Tổ chức VVOB hỗ trợ tập huấn trong thời gian qua vào công tác quản lý và giảng dạy; đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý.
Mỗi tổ chuyên môn bằng các hình thức phù hợp cần tăng cường các hình thức bồi dưỡng, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ hoạt động dạy học thông qua tổ bộ môn, qua mạng internet.
1.4. Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên về các nội dung:
Biển đảo, giáo dục bảo vệ môi trường, công tác tư vấn tâm lý cho học sinh; hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Phối hợp với Tổ chức VVOB tổ chức lớp tập huấn về nội dung Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường cho cán bộ quản lý, giáo viên trung học.
1.5. Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng theo Thông tư 29, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo Thông tư
30 của Bộ; tiếp tục rà soát đánh giá năng lực giáo viên ngoại ngữ (môn tiếng Anh), tham gia lớp bồi dưỡng theo các chuẩn quy định của Bộ GDĐT đáp ứng việc triển khai Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”.
1.6. Tiếp tục tổ chức Thi giáo viên dạy giỏi theo Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ GD&ĐT.
2. Tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên
2.1. Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn theo hướng sinh hoạt chuyên đề, chuyên môn tổ để chia sẻ các kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và tổ chức các hoạt động chuyên môn theo hướng dẫn theo Công văn số 166/SGD-GDTrH của Sở GD&ĐT, tăng cường quản lý chuyên môn qua hoạt động nghiên cứu bài học. Tăng cường hoạt động dự giờ thăm lớp, quan tâm bồi dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm với giáo viên mới; bồi dưỡng
cán bộ quản lý, giáo viên kiến thức, kỹ năng về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá; tăng cường tổ chức hội thảo từ cấp trường, cụm trường, triển khai thực hiện quy định mới về đánh giá giờ dạy của giáo viên trung học (có hướng dẫn riêng).
2.2.Tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình Bồi dưỡng thường xuyên theo Thông tư số 26/TT- BGDĐT ngày 10/7/2012, góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ.
2.3. Nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, tổng phụ trách Đội giỏi các cấp; tổ chức tốt và động viên giáo viên tham gia Cuộc thi dạy học các chủ đề tích hợp theo Công văn số 5111/BGDĐT ngày 23/7/2013 của Bộ GDĐT.
2.4. Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên năng lực nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học; tăng cường vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.
III. Phát triển mạng lưới trường lớp; sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia; thực hiện việc kiểm định chất lượng giáo dục.
1. Phát triển mạng lưới trường lớp
- Tiếp tục thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, kết hợp nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước với các nguồn huy động khác để xây dựng trường học theo hướng hiện đại hoá, nâng cấp phòng bộ môn đáp ứng nhu cầu dạy học, trường đã có thư viện đạt
chuẩn theo QĐ 01/2003/QĐ-BGD&ĐT tiếp tục đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng thư viện xuất sắc.
- Các tổ chuyên môn, các bộ phận cần đề xuất mua sắm tài liệu chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học, các tài liệu ngoại khóa, các tài liệu giáo dục tích hợp các nội dung về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống để cung cấp đủ cho giáo viên thực hiện dạy học và cho học sinh tham khảo.
2. S? d?ng hi?u qu? co s? v?t ch?t tru?ng h?c
2.1. S? d?ng hi?u qu? ngu?n kinh phớ ngõn sỏch Nh� nu?c k?t h?p v?i cỏc ngu?n huy d?ng h?p phỏp khỏc d? tang cu?ng trang b? co s? v?t ch?t, thi?t b? d?y h?c, xõy d?ng phũng h?c b? mụn, thu vi?n, nh� da nang, vu?n tru?ng.
2.2. Giỏo viờn tang cu?ng s? d?ng thi?t b? giỏo d?c, d? dựng d?y h?c, khai thỏc tri?t d? co s? v?t ch?t c?a nh� tru?ng d? d?m b?o vi?c d?y h?c cú ch?t lu?ng. Ch? d?o, t? ch?c t?t phong tr�o giỏo viờn t? l�m d? dựng d?y h?c. Ti?n h�nh ki?m tra,
đánh giá việc sử dụng thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học của giáo viên, kiên quyết xử lý giáo viên thực hiện “dạy chay, học chay”.
2.3. Tăng cường thực hiện xã hội hóa giáo dục, vận động, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng, cải tạo cảnh quang đạt tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp, an toàn theo quy định; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh thực sự để thu hút học sinh đến trường.
2.4. Tiếp tục xây dựng, cải tạo cảnh quang sư phạm, nhà vệ sinh để thực sự đạt
tiêu chuẩn xanh, sạch, đẹp, an toàn theo Quy định về vệ sinh trường học ban hành kèm theo QĐ số 1221/2000/BYT của Bộ Y tế và các yêu cầu của phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
3. Tiếp tục đầu tư trường đạt chuẩn quốc gia
Tiếp tục tham mưu các cấp đầu tư nguồn lực, chỉ đạo xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện công tác duy trì và nâng cao tiêu chí trường chuẩn quốc gia theo Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/4/2012 Ban hành Quy chế công nhận
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.
4. Tiếp tục tự kiểm tra đánh giá công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục.
- Chuẩn bị, cập nhật hồ sơ minh chứng để tiến hành mô tả thực trạng và đánh giá trong về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục.
IV. Duy trì, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục
1. Củng cố kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tăng cường phân luồng
học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn.
2. Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương kiện toàn, củng cố Ban chỉ đạo, đội ngũ giáo viên chuyên trách, hồ sơ PCGD các cấp, coi trọng điều tra cơ bản, rà soát đánh giá kết quả duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập của địa phương. Tích cực huy động các diện phổ cập GDTHCS ra lớp, duy trì sĩ số học sinh, chống bỏ học.
3. Tham mưu với Ban chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục tổ chức thiết lập văn
bản phối hợp các lực lượng đoàn thể tại địa phương tham gia thực hiện công tác phổ cập; Chú trọng số liệu được thống nhất giữa phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục phổ cập THCS và phổ cập giáo dục bậc trung học. Cần chú ý phải đảm bảo tiến độ và chất lượng phổ cập, và tính chính xác về số liệu và đúng tiến độ thời gian.

V. Đổi mới công tác quản lý giáo dục trung học
1. Tăng cường quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục; củng cố kỷ cương,
nề nếp trong dạy học, kiểm tra đánh giá, thi, bảo đảm khách quan, chính xác, công bằng; thực hiện Sổ điểm điện tử theo hướng dẫn; tăng cường quán triệt cho cán bộ, giáo viên, nhân viên Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ GDĐT và các quy định về dạy thêm học thêm của UBND Tỉnh và Phòng GD&ĐT.
2. Quản lý, phối hợp hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011.
Tăng cường quản lý nhà nước và quản lý chuyên môn đối với các trường trung học; chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục.
3. Thiết lập kỷ cương, nề nếp trong kiểm tra, đánh giá và thi.
4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Tích cực áp dụng hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, họp, trao đổi công tác qua mạng Internet,
video, website, đặc biệt trong công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, thanh tra viên, cán bộ quản lý giáo dục. Tăng cường sử dụng phần mềm máy tính trong việc quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, sắp xếp thời khoá biểu, quản lý thư viện trường học…
VI. Công tác thi đua, khen thưởng
Năm học này, công tác thi đua, khen thưởng chú trọng đánh giá hiệu quả các mặt hoạt động sau:
1. Kỷ cương, nề nếp dạy học.
2. Phong trào học sinh giỏi.
3. Xây dựng trường chuẩn, KĐCLGD
4. Cảnh quan sư phạm trường học.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin.
6. Thông tin 2 chiều.
D. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC
1. Về chất lượng giáo dục:
+ Chất lượng 2 mặt giáo dục: Học lực Giỏi: 15%, Khá: 25%, lên lớp: 98%,
Hạnh kiểm khá, tốt đạt 95% trở lên
+ Học sinh giỏi cấp Thành phố: 30 giải; cấp Tỉnh: 1 giải
+ Học nghề phổ thông: HS lớp 9: 96% trở lên; HS lớp 8: 75% trở lên;
+ Xét công nhận TN THCS: 97.7% trở lên;
2. Chất lượng đội ngũ:
+ CBQL: 3 (Nữ: 01) Đại học: 3; TPT: 01-ĐH: 01
+ Giáo viên: 25. Trong đó: Đại học: 19, CĐ: 05, TC: 01 (đang học ĐH: 01);
+ Nhân viên: 6, Trong đó: ĐH: 3, CĐ: 1, TC: 01, SC: 01
+ 100% CB-GV-NV biết ƯDCNTT vào công việc của mình;
+ Nghiên cứu và viết: 27 SKKN/35 CB-GV-NV- TL: 77.1%;.
+ GV đạt danh hiệu dạy giỏi cấp trường: 15 giáo viên
3. Các cuộc vận động:
+ 100% thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào do cấp trên triển khai;
+ Không có CB-GV-NV và học sinh vi phạm pháp luật, quy định của Ngành, nhà trường;...
4. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực:
+ Đưa các trò chơi dân gian vào các đợt sinh hoạt tập thể;
+ Trồng cây xanh, tạo cảnh quang xanh-sạch-đẹp;
+ Tổ chức cho học sinh tham quan, dã ngoại ít nhất 1 lần;
+ Nhận và chăm sóc Nghĩa trang liệt sĩ xã Tam Thanh;
+ Hưởng ứng hoạt động của ban tổ chức Giải thưởng khuyến học Lâm Cao Tuệ và tổ chức thi tìm hiểu anh hùng LLVT địa phương Lâm Cao Tuệ và anh hùng Nguyễn Lương Truyền.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin:
+ Phấn đấu 33/35 CB-GV-NV có máy vi tính và có khả năng ứng dụng vào công việc của mình;
+ 100% GV thiết kế giáo án bằng vi tính, lập hồ sơ bằng vi tính;
+ Sử dụng thành thạo phần mềm cộng điểm, xếp loại học sinh.
6. Công tác Đội-Hoạt động NGLL:
+ Tổ chức nhiều hoạt động tập thể mang tính giáo dục cao và hỗ trợ tốt việc dạy và học;
+ 100% Chi Đội khá và mạnh;
+ Tích cực tham gia HKPĐ cấp Trường, cấp Thành phố.
+ Tổ chức thành công Hội trại Tháng 3 lịch sử.
7. Công tác phổ cập:
+ Tuyển sinh lớp 6 đạt 100% (60/60 HS);
+
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Anh Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)