HN cong tac Cn lop 2011 - 2012 BAI 5

Chia sẻ bởi Lê Văn Thức | Ngày 21/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: HN cong tac Cn lop 2011 - 2012 BAI 5 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Bài 5: Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lí cảm xúc của bản thân
1. Tình huống gây căng thẳng ?
Là những sự việc vấn đề xảy ra trong cuộc sống trong mối quan hệ phức tạp giữa con người, những thay đổi của môi trường tự nhiên tác động đến con người và gây ra cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực. Tình huống gây căng thẳng luôn tồn tại trong cuộc sống.
Tình huống 1:

Giả sử Thầy (Cô ) vừa bước vào lớp và phát hiện trên bảng viết và vẽ những điều ám chỉ mình. Thầy ( Cô) thấy rất bực mình, muốn "điên" lên vì học sinh sao lại hỗn láo châm chọc cả giáo viên. Thầy( Cô )sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống này.
2. Cách phòng ngừa và giải tỏa căng thẳng:
Tình huống 2:
Mặc dù biết kế hoạch thanh tra chuyên môn của phòng GD-ĐT nhưng khi Hiệu Trưởng báo phải hoàn tất hồ sơ để đoàn thanh tra về trường làm việc trong tuần tới thì Cô Hà vô cùng lo lắng vì công việc đang bộn bề, các loại hồ sơ, giáo án còn đang thiếu, trong khi đó mẹ chồng và con đang ốm. Từ lúc nghe tin đoàn thanh tra về làm việc tại trường vào đầu tuần tới Cô Hà cảm thấy miệng đắng ngắt, không ăn không ngủ được và cũng không được việc, mọi thứ rối bời. Theo Thầy ( Cô ) có cách nào để căng thẳng không xảy ra đối với Cô Hà ?
Kết luận
Căng thẳng = áp lực cuộc sống( XH-Công việc-gia đình) nội lực của bản thân
Nội lực bản thân
Để giảm căng thẳng cần phải tăng cường:
Kĩ năng giảm áp lực cuộc sống, tăng nội lực ( quản lí thời gian, quản lí sự thay đổi, kĩ năng lập kế hoạch, suy nghĩ tích cực, tập trung vào những gì mình kiểm soát được.
+ Một số yếu tố hỗ trợ ( TDTT, làm những việc mình yêu thích, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi.
+ Cần biết cách phòng tránh để ít rơi vào trạng thái căng thẳng và tìm cách giải quyết chúng.
* Cách giải tỏa căng thẳng:
+ Giải tỏa bằng hành động mạnh để xả sự tức giận / căng thẳng vợi bớt ( với điều kiện không làm tổn thương ai) .
+ Giải tỏa bằng suy nghĩ tích cực: Suy nghĩ tích cực là cách giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng mới để tránh rơi vào trạng thái căng thẳng không cần thiết.
3. Qu¶n lÝ c¶m xóc trong mét sè t×nh huèng:
Tình huống 3:
Hôm nay Thầy Hoàn có tiết dạy ở lớp mà đã có đơn với hơn 30 chữ kí của các thành viên trong lớp, kiến nghị nhà trường đổi Thầy. Lí do đưa ra là: Thầy dạy thì ít mà mắng học sinh thì nhiều, lúc nào cũng chê bai "chúng mày dốt, ngu lâu khó đào tạo".
Lá thư đó đã làm cả một cuộc hành trình khá dài: Từ hòm thư góp ý đến phòng Thầy Hiệu trưởng, đến tay cô tổ trưởng tổ chuyên môn của Thầy Hoàn, vào phòng họp giáo viên tổ ngoại ngữ. Điều đó càng làm cho Thầy Hoàn cảm thấy rất bức xúc vì học sinh đã không trực tiếp trao đổi với mình. Nếu Thầy cô lên lớp ở tình trạng như Thầy Hoàn thì sẽ ứng xử với sự bức xúc đó như thế nào?
Kết Luận

Hiểu ra cơn tức giận của mình là bước đầu tiên trong việc đề phòng và kiềm chế tức giận
Dù trong bất kì tình huống nào giáo viên cần bình tĩnh linh hoạt để tìm phương án xử lí tối ưu nhất.
- Trong tình huống bị sốc giáo viên áp dụng các biện pháp giải tỏa căng thẳng không cáu giận tạo môi trường học tập bình an cho học sinh.
- Cách ứng phó kiểm soát cảm xúc trong các tình huống căng thẳng trên lớp.
+ Cần suy nghĩ tích cực.
+ Phản ứng trong các tình huống gây sốc nên chậm lại.
- Pha trò, hài hước làm giảm không khí căng thẳng.
Kết thúc bài 5

Xin chân thành cám ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Thức
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)