HKI SD-BG 2012-2013

Chia sẻ bởi Trần Thị Nở | Ngày 17/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: HKI SD-BG 2012-2013 thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ LỚP 8
(Đáp án gồm 02 trang)


I. Hướng dẫn chung
1) Học sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định.
2) Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất giữa giáo viên trong tổ, nhóm chấm thi.
II. Đáp án và thang điểm

A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5 điểm
Câu
Đề
1
2
3
4
5
6

1
A
B
B
A
D
C

2
C
B
C
B
A
D


B. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu
Nội dung
Điểm

1
(4,0đ)
* Nội dung:
- Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này…
- Đầu năm 1868, thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ…
+ Về chính trị: Xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản: ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến...
+ Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống…
+ Về quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.
+ Về giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học Phương Tây.
- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một nước tư bản công nghiệp.
* Cuộc Duy tân Minh Trị có ảnh hưởng như thế nào đến phong trào yêu nước ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX?
- Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản đã ảnh hưởng đến tư tưởng của các sĩ phu Việt Nam…
- Các sĩ phu Việt Nam như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... nhận thấy duy tân đất nước là một yêu cầu, là hợp với xu thế và là điều kiện để giành được độc lập cho dân tộc


0,25 điểm

0,5 điểm


0,75 điểm

0,75 điểm


0,5 điểm


0,5 điểm

0,25 điểm



0,25 điểm


0,25 điểm

2
(3,0đ)
 So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào đã có những bước tiến mới:
- Giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh. Đó là sự gia tăng số lượng, phát triển và trưởng thành của giai cấp công nhân sau chính sách khai thác thuộc địa của các nước đế quốc và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
+ Trong thời kì này, nhiều đảng cộng sản đã ra đời ở nhiều nước Đông Nam Á, như ở In-đô-nê-xi-a năm 1920; ở Việt Nam, Mã Lai và Xiêm năm 1930…
+ Dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản, nhiều cuộc đấu tranh đã diễn ra như cuộc khởi nghĩa ở Gia-va, Xu-ma-tơ-ra (1926 - 1927) ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931) ở Việt Nam…
- Phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á cũng có những bước tiến bộ rõ rệt. Ra đời những chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn như Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ở Miến Điện...





1,0 điểm


0,5 điểm


0,5 điểm


1,0 điểm



-HẾT-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Nở
Dung lượng: 44,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)