HK1 Ngữ Văn 6 11-12
Chia sẻ bởi Dương Nguyễn Sĩ Tín |
Ngày 17/10/2018 |
13
Chia sẻ tài liệu: HK1 Ngữ Văn 6 11-12 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
THCS PÔ THI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2011-2012)
Họ tên HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 6
Lớp: . . . . . . . . Số báo danh . . . Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)
Điểm
Lời phê
Chữ ký GT1
Chữ ký GT2
I/ TRẮC NGHIỆM : 3 điểm ( đúng mỗi câu: 0,25 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. Sau đó ghi vào bảng tổng hợp kết quả bên dưới :
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG.
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ . Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật kia rất hỏang sợ . Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể .
Một năm nọ , trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên , tràn bờ , đưa ếch ta ra ngòai .
Quen thói cũ , ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp . Nó nhâng nháo đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời , chả thèm để ý đến xung quanh nên bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
( Theo truyện dân gian Việt Nam)
1. Thế nào là truyện ngụ ngôn?
A- Dân gian kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử , thường có yếu tố kì ảo.
B- Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc , thường có yếu tố hoang đường , thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về cái thiện thắng cái ác.
C- Kể bằng văn xuôi hoặc văn vần , mượn chuyện loài vật , đồ vật , con người nhằm khuyên nhủ , răn dạy con người trong cuộc sống.
D- Kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.
2. Bài học nhận thức của truyện “ Ếch ngồi đáy giếng” ?
A- Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của mình về thế giới xung quanh, không chủ quan , coi thường người khác , phải biết hạn chế của mình và luôn mở rộng tầm hiểu biết.
B- Bài học thích đáng cho những kẻ tham lam , bội bạc.
C- Khi tìm hiểu con người, sự vật, sự việc nào đó, phải xem xét chúng một cách toàn diện .
D- Bài học cho những kẻ dối trá.
3. Văn bản trên sử dụng nghệ thuật gì?
A- Cách nói bằng ngụ ngôn , giáo huấn tự nhiên , lặp lại các sự việc và phóng đại .
B- Cách nói bằng ngụ ngôn , giáo huấn tự nhiên , xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống , cách kể bất ngờ , hài hước.
C- Cách Việt hóa truyện làm cho câu truyện gần gũi , hình tượng nhân vật mang nghĩa tượng trưng cho sự kém cỏi, hèn nhát.
D- Cách nói phóng đại.
4. Các từ “ nọ” “ kia” trong văn bản thuộc từ loại nào?
A- Danh từ. B- Động từ.
C- Chỉ từ. D- Tính từ.
5. Trong các cụm từ sau , cụm nào là cụm danh từ?
A- Một con ếch. B- Đi lại khắp mọi nơi.
C- Nhìn lên bầu trời. D- Rất hoảng sợ.
6. Trong các từ sau , từ nào mượn từ tiếng Hán?
A- Hoảng sợ. B- Tràn bờ.
C- Chúa tể. D- Vang động.
7. Hậu quả của thái độ tự cao của ếch là gì?
A- Ếch bị các con vật trên bờ cách li và trở về với giếng cũ.
B- Ếch bị một con voi đi qua giẫm chết.
C- Bị bắt ăn thịt.
D- Bị một con trâu đi qua giẫm bẹp
8. Khi nước tràn vào giếng và đưa ếch ta ra ngoài , thái độ của ếch như thế nào khi thấy cảnh vật xung quanh?
A- Rất lo lắng và sợ sệt.
B- Nghênh ngang đi lại khắp nơi.
C- Đắc ý vì cảnh vật không bằng nơi nó sống .
D- Cười nhạo báng tất cả mọi thứ ếch gặp trên đường.
9. Nhân vật chính trong truyện là?
A- Trâu. B- Nhái .
C- Ếch . D- Cua
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Nguyễn Sĩ Tín
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)