Hjhj

Chia sẻ bởi Trần Thị Linh Chi | Ngày 19/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: hjhj thuộc Ngữ văn

Nội dung tài liệu:

Bài 25 – Tiết 101
Văn bản: Bàn luận về phép học
(Luận học pháp)
- Nguyễn Thiếp -

I/ mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
Thấy được mục đích, tác dụng của việc hộc tập chân chính: Học để làm người, học để biết và làm theo, học để cho đất nước ngày càng hưng thịnh. Đồng thời thấy được nghệ thuật lập luận của tác giả.
Nắm được đặc điểm của thể Tấu.
2. Kĩ năng:
Biết phân biệt được cách học sai lầm với cách học đúng; so sánh thể tấu với các thể chiếu, hịch, cáo.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng cho HS thái độ học tập đúng đắn.
II/ chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tham khảo tài liệu có liên quan
Thiết kế bài dạy.
2. Học sinh:
Đọc văn bản, đọc chú thích, tìm bố cục
Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
III/ các hoạt động dạy – học
1. định lớp.
2. Kiểm tra:
H:Đọc thuộc lòng đoạn trích “Nước Đại Việt ta” và cho biết tác giả đã khẳng định quyền độc lập của DT ta dựa trên những yếu tố nào?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
ở các tiết học vb trước, các em đã được làm quen với các dạng nghị luận trung đại như: chiếu, hịch, cáo. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về thể tấu qua VB: “Bàn luận về phép học” trích trong một bài tấu dâng vua Quang Trung của tác giả Nguyễn Thiếp.
Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 2:

H: Qua chuẩn bị bài ở nhà, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
GV: Nguyễn Thiếp (1723-1804) là người học rộng hiểu sâu, từng làm quan dưới triều Lê và sau đó ra giúp Quang Trung dựng nước. Ông được mọi người kính trọng, gọi là “La Sơn phu tử” (tức bậc thầy lớn ở La Sơn- Hà Tĩnh).
Tháng 8/1791 ông dâng lên vua Quang Trung bản tấu gồm 3 điều:
+ Đức quân (đức của nhà vua): mong nhà vua 1 lòng tu lấy đức, lấy sự học vấn mà tăng thêm tài.
+ Dân tâm (lòng dân): Khẳng định lấy dân là gốccủa đất nước. Gốc có vãng, nước mới yên.
+ Học pháp (phép học)
-> VB trong SGK được trích từ phần 3.

Hoạt động 3:

* GV hướng dẫn cách đọc: Chậm, rõ ràng, giọng thành kính.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
- Giải thích từ khó: tam cương, ngũ thường, Chu Tử, tứ thư, ngũ kinh, chư sử.
H: Nêu hiểu biết của em về thể tấu?
GV:Tấu có điểm giống và khác so với chiếu, hịch, cáo:
+ Giống: đều là thể văn nghị luận cổ, đều được viết bằng văn xuôi, văn vần hay văn biền ngẫu.
+ Khác: Chiếu, hịch, cáo là thể văn do vua hoặc chỉ huy viết, để ban bố mệnh lệnh hoặc công bố kết quả cho bề dưới được biết. Còn tấu thì lại do bề dưới viết để dâng lên bề trên (dâng lên vua).
- Một số VB tấu nổi tiếng trong lịch sử:
“Xuất sư biểu” của Khổng Minh
“Thất trảm sớ”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Linh Chi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)