Hiv aids

Chia sẻ bởi Trương Tuấn Hải | Ngày 23/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: hiv aids thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Nhóm 4
Chủ đề: Phòng chống HIV/AIDS
Chào mừng thầy và các bạn
đến với buổi học ngày hôm nay!
Mục lục
I. Khái niệm về HIV/AIDS
II. Hiện trạng nhiễm HIV/AIDS
III. Triệu chứng và các giai đoạn tiến triển của bệnh
IV. Các đường lây truyền HIV/AIDS
V. Cách phòng chống lây truyền HIV
VI. Cuộc đấu tranh phòng chống HIV/AIDS


I. Khái niệm về HIV/AIDS
1. Khái niệm về HIV/AIDS
- HIV (Human Immunodeficiency Virus): virus gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
- AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome): hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong.
- SIDA (Syndrome de l’Immuno Dèicience Acquise): cũng có nghĩa tương ứng với AIDS hay bệnh liệt kháng là một hội chứng của nhiều bệnh nhiễm trùng mà người nhiễm HIV gặp phải do hệ miễn dịch của cơ thể bị tổn thương hoặc bị phá hủy nặng nề.
I. Khái niệm về HIV/AIDS
2. Cấu tạo của virus HIV/AIDS
- HIV có dạng hình cầu, đường kính khoảng 100nm, được cấu tạo bởi 3 lớp:

+ Ngoài cùng là lớp vỏ lipit gắn với các gai có bản chất là glycoprotein.
+ Lớp thứ 2 là lớp vỏ protein.
+ Lõi của HIV có hình trụ, được bao bọc bởi một lớp vỏ protein thứ 2. Trong lõi gồm 2 sợi ARN gắn với enzim phiên mã ngược.
II. HIỆN TRẠNG NHIỄM HIV/AIDS
Trên thế giới:
- Chương trình phối hợp của liên hợp quốc về HIV/ AIDS (UNAIDS) đã thông báo đến cuối năm 2008 trên thế giới có khoảng 33 triệu người nhiễm HIV / AIDS đang còn sống.
- Tổng số người nhiễm HIV hàng năm vào khoảng 2,5 triệu.
- Mỗi ngày có gần 6800 người nhiễm HIV trong đó có 50% là phụ nữ, 50% là thanh thiếu niên độ tuổi 15-24
 
II. HIỆN TRẠNG NHIỄM HIV/AIDS
2. Tại Việt Nam:
II. HIỆN TRẠNG NHIỄM HIV/AIDS
2. Tại Việt Nam:
II. HIỆN TRẠNG NHIỄM HIV/AIDS
2. Tại Việt Nam:
II. HIỆN TRẠNG NHIỄM HIV/AIDS

Kiến thức và kỹ năng sống chưa đầy đủ đã khiến các thanh thiếu niên có quan hệ tình dục không an toàn, dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS.
Vì sao tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS tập trung cao ở lứa tuổi thanh niên?
II. HIỆN TRẠNG NHIỄM HIV/AIDS
Nhận xét:
Căn bệnh thế kỷ ngày càng xâm nhập mạnh vào lớp trẻ, là lực lượng lao động đông đảo có vai trò quan trọng tới sự phát triển bền vững của đất nước trong cả hiện tại và tương lai.
II. HIỆN TRẠNG NHIỄM HIV/AIDS
3. Ở Thừa Thiên Huế:
- Tính đến ngày 30/11/2008 số trường hợp nhiễm HIV/AIDS được phát hiện là 789 người, trong đó 283 trường hợp đã chuyển sang AIDS và 202 trường hợp tử vong do AIDS.
- 11 tháng đầu năm 2008, toàn tỉnh đã phát hiện 100 trường hợp nhiễm mới, 46 trường hợp chuyển sang AIDS và 21 trường hợp tử vong do AIDS.
- Tính theo độ tuổi từ 20 đến 49, số người nhiễm HIV/AIDS chiếm 91,86%, trong đó 45,93% từ 20 đến 29 tuổi.
III. Triệu chứng và các giai đoạn tiến triển của bệnh
IV. Các đường lây truyền HIV
HIV có ở đâu trong cơ thể người nhiễm HIV?
- HIV có nhiều nhất trong máu và các dịch cơ thể của người nhiễm HIV
- HIV còn có trong mồ hôi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu... nhưng với số lượng rất ít, không đủ làm lây nhiễm HIV.
- Chỉ có xét nghiệm máu tìm HIV mới có thể kết luận người đó có bị nhiễm HIV hay không.
IV. Các đường lây truyền HIV
2. Khả năng tồn tại của HIV trong thi thể người nhiễm HIV và ở môi trường ngoài?
- HIV chưa chết ngay sau khi người nhiễm HIV chết
- Thời gian tồn tại của HIV ở ngoài môi trường là rất ngắn, nó phụ thuộc vào khối lượng máu hoặc dịch tiết cơ thể chứa HIV.
- HIV có thể tồn tại trong các giọt máu khô đọng ở bơm kim tiêm từ 2 – 7 ngày.
IV. Các đường lây truyền HIV
3. Các đường lây nhiễm HIV:
- Đường máu:
HIV lây nhiễm từ người này sang người khác khi có tiếp xúc trực tiếp với máu có chứa HIV.
- Đường tình dục:
Khi có tiếp xúc trực tiếp với dịch sinh dục của người có HIV như tinh dịch của nam và dịch tiết âm đạo của nữ.
- Đường từ mẹ bị nhiễm HIV truyền sang con:
Người bị nhiễm HIV có thể truyền sang cho con trong thời kỳ mang thai, trong khi sinh và khi cho con bú.
IV. Các đường lây truyền HIV
3. Các đường lây nhiễm HIV:
Mẹ truyền sang con
Dùng chung bơm kim tiêm
Quan hệ tình dục không an toàn
IV. Các đường lây truyền HIV
 Những đường không lây nhiễm HIV:

- Dùng chung đồ dùng, thiết bị trong gia đình
- Quan hệ giao tiếp thường ngày
- Ho, hắt hơi, nước bọt, nước mắt, mồ hôi
- Ở chung nhà, làm việc chung cơ quan...
- Muỗi đốt, đỉa hút máu...
V. Cách phòng chống lây truyền HIV
Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu:
- Sử dụng bơm kim tiêm riêng một lần rồi bỏ.
- Sử dụng riêng các dụng cụ xuyên chích qua như dao cạo râu, dụng cụ làm móng, dụng cụ bấm lỗ tai, dụng cụ xăm...
- Nếu phải sử dụng lại các dụng cụ trên thì phải triệt trùng đúng cách.
Chỉ truyền máu sau khi máu đó đã được xét nghiệm và xác định không nhiễm HIV.
V. Cách phòng chống lây truyền HIV
2. Phòng lây nhiễm HIV lây truyền từ mẹ sang con:
- Nếu một người phụ nữ đã bị nhiễm HIV muốn có thai phải được tư vấn, thăm khám và được sử dụng thuốc kháng virus dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
Cho trẻ bú bình cũng giảm được nguy cơ lây nhiễm HIV cho trẻ sữa mẹ.
Cho trẻ bú bình
V. Cách phòng chống lây truyền HIV
3. Phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục: phương pháp ABC:
- Tiết dục, không quan hệ tình dục(A)
- Chung thủy(B)
- Tình dục không thâm nhập
Tình dục xâm nhập: sử dụng
bao cao su khi quan hệ tình dục(C)
Sử dụng BCS khi QHTD
V. Cách phòng chống lây truyền HIV
 Quy trình sử dụng bao cao su đúng cách:
Bước 1: Mở bao

V. Cách phòng chống lây truyền HIV
Quy trình sử dụng bao cao su đúng cách:
Bước 2: Đeo bao
V. Cách phòng chống lây truyền HIV
Quy trình sử dụng bao cao su đúng cách:
Bước 3: Tháo bao
VI. CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
Trên Thế giới
Ngày 18/7/2010 tại thủ đô Vienna (CH Áo) đã diễn ra Hội nghị do Hiệp hội AIDS quốc tế (IAS) tổ chức.
Trong thông điệp gửi Hội nghị, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon nêu rõ: phòng, chống HIV/AIDS là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp và phải có sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo mỗi quốc gia trên thế giới. Những người nhiễm HIV phải được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, không bị phân biệt đối xử và đó là quyền chính đáng của họ.
VI. CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
Trên Thế giới
Ba mục tiêu cụ thể của chiến lược toàn cầu là:
Phòng chống nhiễm HIV/AIDS
Giảm tác động của nhiễm HIV/AIDS đối với cá nhân và xã hội.
Huy động và thống nhất những nỗ lực của từng quốc gia và toàn cầu để phòng chống nhiễm HIV/AIDS.
VI. CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
2. Ở Việt Nam
Trong Chiến lược Phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010, Chính phủ đã xác định: “Việc làm, phòng chống HIV/AIDS và ma túy là những vấn đề mà thanh niên phải đối mặt”. Trong những năm qua, rất nhiều chương trình, dự án phòng chống căn bệnh này đã triển khai đến tất cả các địa phương trong cả nước - thanh niên cũng có riêng những dự án, chiến dịch truyền thông về HIV/AIDS.
VI. CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
2. Ở Việt Nam
Thanh niên Hà Nội với chương trình tuyên truyền phòng chống HIV
VI. CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
3. Ở Thừa Thiên Huế
Thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng chống HIV/AIDS tại các điểm dự án như: trạm y tế Phú Bài, Thủy Phù, Thủy Dương. Thủy Châu, trạm y tế An Cựu, Thuận Thành, Phú Hậu…
Tổ chức các buổi giao lưu học hỏi giữa các đơn vị để tìm hiểu về HIV/AIDS…
Tổ chức các sự kiện nhân Tháng hành động toàn thế giới phòng chống HIV/AIDS từ 10/11 đến 10/12/2009 và năm 2011.
VI. CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
Hội thi Tuyên truyền viên giỏi phòng chống HIV/AIDS năm 2010 tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên- Huế
VI. CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
Sinh viên Đại học Y Dược Huế đồng hành với Dự án phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên tỉnh
VI. CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
Ngày 27/11/2010, trường CĐSP Thừa Thiên Huế đã  tổ chức buổi xét nghiệm HIV/AIDS với sự tham gia hưởng ứng của hơn 400 sinh viên
VI. CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
Mục tiêu phòng chống HIV/AIDS của ngành giáo dục là:
Làm cho mọi người nhận thức sâu sắc tính chất nghiêm trọng của đại dịch AIDS và sự lây nhiễm của nó đối với bản thân, gia đình và cộng đồng.
Có thái độ và hành vi đúng đắn, khoa học trong việc tự bảo vệ mình và tuyên truyền giáo dục mọi người bảo vệ và ngăn chặn hiểm họa AIDS.
VI. CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
Là sinh viên, bạn làm gì để phòng chống nhiễm HIV/AIDS?
VI. CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
Trách nhiệm của mỗi HSSV là:
Phải tự mình bảo vệ mình và góp phần bảo vệ người khác.
Phải có tình bạn, tình yêu lành mạnh.
Không nghiện, tiêm chích ma túy và các chế phẩm của thuốc phiện…
Tích cực tham gia tuyên truyền phòng chống AIDS.
Không xa lánh, kì thị người nhiễm AIDS.
Nếu bị nhiễm HIV/AIDS phải có trách nhiệm giữ gìn cho những người thân không bị lây nhiễm từ mình.
Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với bạn tình.

THANKS FOR LISTENING!
THE END!
GOOD LUCK!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Tuấn Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)