Hình tượng người lính Tây tiến
Chia sẻ bởi Linh Devy |
Ngày 26/04/2019 |
127
Chia sẻ tài liệu: Hình tượng người lính Tây tiến thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
Đề: Miêu tả đoàn quân Tây Tiến bằng bút pháp lãng mạn nhưng không thoát ly hiện thực với cảm xúc bi tráng, qua đó khắc họa can trường dũng cảm và lạng mạn, hào hoa cụng như sự hi sinh bi tráng của họ.
II. Thân bài:
Hai câu đầu khắc họa chân dung người lính qua những chi tiết miêu tả ngoại hình và nội tâm:
“ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Ngoại hình người lính được khắc họa bằng chi tiết không mọc tóc, xanh màu lá. Đây là những chi tiết tạo hình dưc dội, phản ánh hiện thực nghiệt ngã của cuộc đời chiến binh mà thơ ca đương thời đã nhiều lần đề cập đến. Đóng quân nơi rừng núi, sinh hoạt thiếu thốn, đặc biệt là căn bệnh sốt rét làm cho nhiều người tóc rụng, nước da xanh bủng như màu lá.
Nhưng cái hiện thực nghiệt ngã ấy qua cảm hứng lãng mạn của nhà thơ lại trở lên độc đáo, khác thường.
+ Chi tiết “không mọc tóc” thể hiện khẩu khí nagng tàng đầy khí phách của những người lính trẻ cứ như tóc không thèm mọc chứ không phải bị sốt rét đến trọc cả đầu.
+ Hình ảnh quân xanh màu lá cũng bắt nguồn từ nước da xanh bửng của người sốt rét rừng nhưng không che lấp nội tâm đầy sức mạnh qua chi tiết dữ oai hùm. Họ có cái oai phong dữ dằn của những con Hổ ngự trị chốn rừng xanh.
Nhận xét: Thủ pháp đối lập giữa ngoại hình và nội tâm, giữa “không mọc tóc”, “xanh màu lá” với “dữ oai hùm” đã làm nội bật sức mạnh tinh thần vững vàng, khí cốt khỏe khoắn bên trong, khí phách lẫm liệt kiêu hùng của đoàn quân Tây Tiến. Sức mạnh tinh thần như đẩy lùi ốm đau, đói rét, khiến người lính Tây Tiến ốm mà không yếu.
Hai câu thơ tiếp theo đi sâu vào chân dung tâm hồn người lính.
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đem mơ Hà Nội dáng Kiều thơm”
Trên biên giới giữa mộng và mơ, tâm hồn người lính mở ra thật bát ngát. Họ mộng về phía trước nhưng mơ về phía sau, quyết đánh tan quân thù để bảo vệ bờ cõi của Tổ Quốc. Nhưng đêm đêm tâm hồn vẫn đi về bóng dáng của những người con gái đẹp nơi đô thành.
Nhận xét: Hai câu thơ đã diễn tả rất đạt mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng, ý chí với tình cảm của người lính.
Chúng ta không phủ nhận hình ảnh “mắt trừng” có thoáng qua chút khẩu khí của văn chương xưa. Nhưng hình ảnh “dáng Kiều thơm” thì thật gợi cảm. Nó làm phát lộ chất hào hoa lãng mạn, nét trẻ trung, thanh lịch của những người lính trẻ.
Những câu thơ còn lại: sự hi sinh bi tráng của người lính:
“ Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”
a, Những nấm mồ rải rác dọc theo biên cương của Tổ Quốc là hiện thực khắc nghiệt của cuộc chiến tranh. QD không ngần ngại nhìn thẳng vào hiện thực đó. Câu thờ chùng xuống trong âm hưởng bi thương dù không kém phần trang nghiêm bởi những từ Hán Việt cổ kính “biên cương”, “viễn xứ”
b, Câu thơ tiếp theo là một lời thề cảm tử trước lúc lên đường nâng cái bi lên thảnh bi tráng “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Vì sự sống còn của Tổ Quốc mà những người lính TT sẵn sàng hiến dâng sự sống, tuổi thanh xuân của mình. Những con người như vậy không một trở lực nào có thể ngăn nổi bước chân của họ trong cuộc hành trình đến ánh sáng độc lập, tự do.
c, Với lý tưởng ấy, sự hy sinh của những người lính mang tính chất bi tráng:
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Ba chữ “anh về đất” không chỉ là cách nói giảm mà còn thể hiện quan niệm coi thường cái chết.
Nó khiến cho hình ảnh “áo bào thay chiếu” mang đậm chất bi tráng. Trong thực tế, những người lính hy sinh không có cả 1 manh chiếu bọc thân huống chi áo bào sang trọng.
Song tình cảm yêu thương, trân trọng đồng đội cùng cảm hứng lãng mạn đã tạo nên ở QD cái nhìn của chủ nghĩa anh hùng cổ điển. Cái chết ấy phải được bao bọc trong những chiếc áo bào cổ kính, sang trọng.
Cái chết lớn cần 1 sự tiễn đưa lớn. Tiếng gầm của dòng sông Mã vang lên như 1 khúc độc hành bi tráng, trở thành tiếng khóc lớn của thiên nhiên tiễn đưa người lính về cõi vĩnh hằng. Cũng có nghĩa là từ nay hồn thiêng của các anh nhập vào hồn thiên của sông núi, vĩnh viễn bất tử cùng
II. Thân bài:
Hai câu đầu khắc họa chân dung người lính qua những chi tiết miêu tả ngoại hình và nội tâm:
“ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Ngoại hình người lính được khắc họa bằng chi tiết không mọc tóc, xanh màu lá. Đây là những chi tiết tạo hình dưc dội, phản ánh hiện thực nghiệt ngã của cuộc đời chiến binh mà thơ ca đương thời đã nhiều lần đề cập đến. Đóng quân nơi rừng núi, sinh hoạt thiếu thốn, đặc biệt là căn bệnh sốt rét làm cho nhiều người tóc rụng, nước da xanh bủng như màu lá.
Nhưng cái hiện thực nghiệt ngã ấy qua cảm hứng lãng mạn của nhà thơ lại trở lên độc đáo, khác thường.
+ Chi tiết “không mọc tóc” thể hiện khẩu khí nagng tàng đầy khí phách của những người lính trẻ cứ như tóc không thèm mọc chứ không phải bị sốt rét đến trọc cả đầu.
+ Hình ảnh quân xanh màu lá cũng bắt nguồn từ nước da xanh bửng của người sốt rét rừng nhưng không che lấp nội tâm đầy sức mạnh qua chi tiết dữ oai hùm. Họ có cái oai phong dữ dằn của những con Hổ ngự trị chốn rừng xanh.
Nhận xét: Thủ pháp đối lập giữa ngoại hình và nội tâm, giữa “không mọc tóc”, “xanh màu lá” với “dữ oai hùm” đã làm nội bật sức mạnh tinh thần vững vàng, khí cốt khỏe khoắn bên trong, khí phách lẫm liệt kiêu hùng của đoàn quân Tây Tiến. Sức mạnh tinh thần như đẩy lùi ốm đau, đói rét, khiến người lính Tây Tiến ốm mà không yếu.
Hai câu thơ tiếp theo đi sâu vào chân dung tâm hồn người lính.
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đem mơ Hà Nội dáng Kiều thơm”
Trên biên giới giữa mộng và mơ, tâm hồn người lính mở ra thật bát ngát. Họ mộng về phía trước nhưng mơ về phía sau, quyết đánh tan quân thù để bảo vệ bờ cõi của Tổ Quốc. Nhưng đêm đêm tâm hồn vẫn đi về bóng dáng của những người con gái đẹp nơi đô thành.
Nhận xét: Hai câu thơ đã diễn tả rất đạt mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng, ý chí với tình cảm của người lính.
Chúng ta không phủ nhận hình ảnh “mắt trừng” có thoáng qua chút khẩu khí của văn chương xưa. Nhưng hình ảnh “dáng Kiều thơm” thì thật gợi cảm. Nó làm phát lộ chất hào hoa lãng mạn, nét trẻ trung, thanh lịch của những người lính trẻ.
Những câu thơ còn lại: sự hi sinh bi tráng của người lính:
“ Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”
a, Những nấm mồ rải rác dọc theo biên cương của Tổ Quốc là hiện thực khắc nghiệt của cuộc chiến tranh. QD không ngần ngại nhìn thẳng vào hiện thực đó. Câu thờ chùng xuống trong âm hưởng bi thương dù không kém phần trang nghiêm bởi những từ Hán Việt cổ kính “biên cương”, “viễn xứ”
b, Câu thơ tiếp theo là một lời thề cảm tử trước lúc lên đường nâng cái bi lên thảnh bi tráng “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Vì sự sống còn của Tổ Quốc mà những người lính TT sẵn sàng hiến dâng sự sống, tuổi thanh xuân của mình. Những con người như vậy không một trở lực nào có thể ngăn nổi bước chân của họ trong cuộc hành trình đến ánh sáng độc lập, tự do.
c, Với lý tưởng ấy, sự hy sinh của những người lính mang tính chất bi tráng:
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Ba chữ “anh về đất” không chỉ là cách nói giảm mà còn thể hiện quan niệm coi thường cái chết.
Nó khiến cho hình ảnh “áo bào thay chiếu” mang đậm chất bi tráng. Trong thực tế, những người lính hy sinh không có cả 1 manh chiếu bọc thân huống chi áo bào sang trọng.
Song tình cảm yêu thương, trân trọng đồng đội cùng cảm hứng lãng mạn đã tạo nên ở QD cái nhìn của chủ nghĩa anh hùng cổ điển. Cái chết ấy phải được bao bọc trong những chiếc áo bào cổ kính, sang trọng.
Cái chết lớn cần 1 sự tiễn đưa lớn. Tiếng gầm của dòng sông Mã vang lên như 1 khúc độc hành bi tráng, trở thành tiếng khóc lớn của thiên nhiên tiễn đưa người lính về cõi vĩnh hằng. Cũng có nghĩa là từ nay hồn thiêng của các anh nhập vào hồn thiên của sông núi, vĩnh viễn bất tử cùng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Linh Devy
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)