Hinh thuc va PP quan ly HCNN

Chia sẻ bởi Phan Nguyen Thai | Ngày 11/05/2019 | 283

Chia sẻ tài liệu: Hinh thuc va PP quan ly HCNN thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:



Bài 3
HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

II. Hình thức Quản lý hành chính nhà nước
1. Khái niệm hình thức Quản lý HCNN
- Là sự biểu hiện của Quản lý HCNN
1.1 Khái niệm về quản lý:
- Quản lý là một tất yếu khách quan do lịch sử quy định, là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật đạt tới mục đích đề ra và đúng ý chí của người quản lý.
Các loại hình quản lý
Các loại hình này đều có một xuất phát điểm giống nhau là do con người điều khiển, nhưng khác nhau về đối tượng:
- Loại hình thứ nhất là quá trình quản lý sinh học, thiên nhiên, môi trường
- Loại hình thứ hai là quản lý trong kỹ thuật (việc điều khiển máy tính, người máy, thông tin viễn thông...).
- Loại hình thứ ba là quản lý xã hội. Đây là loại hình quản lý quan trọng nhất,
Phương thức điều khiển trong lịch sử xã hội loài người
Phương thức thứ nhất: Điều khiển như là một quá trình tự quản, tự giác của một cộng đồng nhằm hướng tới một mục tiêu chung, lợi ích chung.
Phương thức quản lý này đã tồn tại trong xã hội nguyên thủy
Phương thức thứ hai: Điều khiển là một quá trình cưỡng bức bởi một lực lượng phát sinh từ xã hội, nhưng dường như nó tách rời khỏi xã hội, đứng trên và đứng ngoài xã hội.
Lực lượng xã hội chính là Nhà nước. Quyền lực Nhà nước được thực hiện bởi 3 nhóm quyền lực cơ bản: Quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.
1.2 Khái niệm QLNN:
“Sự tác động có tổ chức, có định hướng của các loại cơ quan nhà nước đối với hành vi hoạt động của con người và các quá trình xã hội bằng Quyền lực NN, làm cho các hoạt động của NN và các lĩnh vực của đời sống xã hội vận động, phát triển theo một hướng nhất định, nhằm thực hiện mục đích quản lý NN”.

Đây chính là sự tác động của hệ thống cơ quan HCNN
1.3 Quản lý hành chính nhà nước

“Là sự tác động có tổ chức, có định hướng của hệ thống cơ quan HCNN đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người bằng quyền lực nhà nước, làm cho các hoạt động của nhà nước và các lĩnh vực của đời sống xã hội vận động, phát triển theo một trật tự nhất định, nhằm thực hiện mục đích QLNN”.
Quản lý hành chính nhà nước hẹp hơn quản lý nhà nước hay nói một cách khác là một bộ phận của quản lý nhà nước.
Quản lý hành chính nhà nước là quản lý mang tính quyền lực nhà nước để thực thi quyền hành pháp và quyền hành chính trong cả nước.


Từ định nghĩa này, có 3 nội dung quan trọng:
- Sự tác động bằng quyền lực nhà nước.
- Sự hoạt động thực thi quyền hành pháp.
- Sự tác động có tổ chức và điều chỉnh.

1.4 Phân loại hoạt động quản lý nhà nước

QLHCNN cấp TW và QLHCNN cấp địa phương
QLHCNN thẩm quyền chung và QLHCNN thẩm quyền riêng
QLHCNN cấp vĩ mô và vi mô
QLHCNN theo ngành và QLHCNN theo lãnh thổ
Cơ quan hành chính nhà nước
có thẩm quyền chung
Được thành lập theo Hiến pháp và pháp luật, có chức năng quản lý hành chính nhà nước tổng hợp đối với xã hội.
Được sử dụng quyền lực nhà nước và công cụ pháp luật để điều chỉnh tất cả các mối quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người.
Các công chức lãnh đạo được hình thành theo cơ chế bầu cử hoặc kết hợp giữa bầu cử và bổ nhiệm.
Phương thức lãnh đạo tập thể, quyết định theo đa số và trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
Ký thay mặt tập thể lãnh đạo trên các văn bản pháp quy (nghị quyết, nghị định...).

Cơ quan hành chính nhà nước
có thẩm quyền riêng
Được thành lập theo Luật nhà nước hoặc văn bản dưới luật có chức năng QLHCNN về ngành hoặc lĩnh vực.
Được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh một hoặc một số quan hệ nhất định đối với xã hội.
Công chức lãnh đạo chủ yếu là bổ nhiệm - Phương thức lãnh đạo là chế độ một thủ trưởng.
Người đứng đầu (thủ trưởng) cơ quan HCNN thẩm quyền riêng không ký thay mặt.

2. Các hình thức QLHCNN

Hình thức QLHCNN là gì?
Là sự biểu hiện ra bên ngoài của hoạt động quản lý của các cơ quan QLHCNN, hoặc công chức hành chính trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình đối với các quan hệ xã hội.
Là sự thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý, sự thể hiện này phụ thuộc vào thẩm quyền của từng loại chủ thể quản lý nhất định

VÍ DỤ:
Tổng kết hoạt động QL – Hình thức HỘI NGHỊ
Hoạt động tổ chức QL một lĩnh vực XH phức tạp – Hình thức phối hợp
Cấp trên quản lý cấp dưới – Hình thức kiểm tra, giám sát
Thẩm quyền ban hành các quyết định – Hình thức ra quyết định quản lý
2.1 Ra văn bản QLNN
Nhà nước QL xã hội bằng pháp luật
Trong QL, điều hành các cơ quan QLNN cán bộ công chức thể hiện bằng :
- Lời nói
Dấu hiệu
Ký hiệu
Văn bản quản lý là quan trọng nhất
Văn bản quản lý là ý chí của chủ thể QL thể hiện những quy định cụ thể về việc cấm làm, hoặc buộc phải làm, hướng dẫn làm như thế nào và căn cứ vào đó, các chủ thể là đối tượng quản lý thực hiện
Nó đối chiếu với kết quả thực hiện để kiểm tra, đánh giá, xử lý, truy cứu trách nhiệm về: vật chất, dân sự, kỷ luật nhà nước, hành chính hoặc hình sự
Phân loại văn bản quản lý

a. Văn bản quy phạm pháp luật:
Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, là văn bản do cơ quan nhà nước có thẫm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Theo luật Ban hành VB quy phạm pháp luật năm 2008, thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm:

1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
2. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
4. Nghị định của Chính phủ.
5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
10. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.



b. Văn bản quản lý cá biệt :
Là phương tiện thể hiện các quyết định quản lý của cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở những quy định chung, quyết định quy phạm của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc quy định quy phạm của cơ quan mình nhằm giải quyết các công việc cụ thể.

Ví dụ như: các quyết định nâng lương, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công chức; chỉ thị về phát động thi đua, biểu dương người tốt việc tốt,…


c. Văn bản QL thông thường là những văn bản mang tín thông tin điều hành nhằm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc trong cơ quan, tổ chức.

Hệ thống này rất đa dạng và phức tạp bao gồm 2 loại chính:
- Văn bản không có tên loại: Công văn
- Văn bản có tên loại: thông báo, báo cáo, biên bản, tờ trình, đề án, chương trình, kế hoạch, hợp đồng, các loại giấy (giấy đi đường, giấy giới thiệu, giấy nghĩ phép, giấy ủy nhiệm,…) các loại phiếu (phiếu gửi, phiếu báo,phiếu trình…)



b. Tổ chức hội nghị
Bàn bạc công việc để phối hợp công việc, giúp đỡ lẫn nhau, truyền đạt thông tin, học tập, biểu thị thái độ, quan điểm, tuyên truyền, giải thích chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật
Đây là hình thức hoạt động quản lý của tập thể lãnh đạo để đi đến một quyết định, chủ trương và biện pháp QL. Để ra nghị quyết
Phải có chương trình, nội dung, thời gian, địa điểm , người chủ trì rõ ràng, thực hiện theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số.

kynangsong.com
kynangsong.com

C. Sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong quản lý của các cơ quan HCNN

Hình thức QL gắn chặt với việc ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ trong QL
Họp, giao ban trực tuyến
Báo cáo, công văn,...qua fax, email,...
Chỉ đạo gián tiếp qua điện thoại, internet,..
Sử dụng các phương tiện KHKT gắn với trách nhiệm của người quản lý sử dụng và không thể thay thế tư duy và trách nhiệm quản lý

d. Hình thức phối hợp, kết hợp
Thể hiện các nhiệm vụ quản lý mang tính liên ngành giữa các địa phương và các cư quanh chức năng

đ. Hình thức tác nghiệp xử lý điều hành công việc hàng ngày để thực hiện các kế hoạch quý, tháng tuần của các cơ quan, công chức hành chính
e. Hình thức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quyết định quản lý

II. Phương pháp cơ bản của QL hành chính nhà nước
Khái niệm
- Là tổng hợp các biện pháp, cách thức mà nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể khác trong quan hệ xã hội phát sinh trong QLHCNN
nhằm đảm bảo viẹc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của cơ quan hoặc thủ trưởng trong các cơ quan HCNN
- Sử dụng các PPQLHCNN nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ QL, cũng như hiệu lực, hiệu quả QLHCNN




2. Tính chất và các yêu cầu của Phương pháp QL hành chính nhà nước

2.1 Tính chất
PPQLHC Nhà nước do các cơ quan HCNN hoặc công chức HCNN áp dụng. PP này gắn với quyền hành pháp nhằm thực hiện mục đích QLHCNN
PPQLHC Nhà nước được sử dụng nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của các cơ quan HCNN
PPQLHC Nhà nước được quy định trong PL và được áp dụng theo trình tự nhất định





2.2 Các yêu cầu của Phương pháp QL hành chính nhà nước
Phương pháp QLHCNN phải có tính khả thi
Các chủ thể quản lý phải sử dụng các PPQLHCNN phù hợp với thẩm quyền và nhiệm vụ cảu mình
Các PP QLHCNN phải phù hợp với Pháp luật hiện hành, với cơ chế QL, với thực tế của đối tượng và khách thể quản lý
Sử dụng linh hoạt các PPQLHCNN, chủ động, sáng tạo, không máy móc, dập khuôn, không trái với tính thống nhất của nền hành chính nhà nước, đảm bảo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở




3. Các Phương pháp của quản lý hành chính nhà nước
3.1 Nhóm các PP chủ yếu của khoa học QLNN
Phương pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa
- Đây là PP tác động về tinh thần và tư tưởng đối với con người để họ giác ngộ về lý tưởng, ý thức chính trị, đạo đức, giúp họ nhận thức được việc tốt - xấu, điều thiện - ác, vinh - nhục,..
Từ đó họ có trách nhiệm, lương tâm, kỷ luật, lao động hăng hái, cống hiến hết mình, tạo sự đồng thuận trước khi hành động
Bản chất của PP này chính là kết hợp giữa QLNN bằng PL với QL bằng đạo đức, phê phấn mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng,… kết hợp vối tôn vinh người tốt việc tốt, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư.




b. Phương pháp tổ chức
Đưa con người voà tổ chức, kỷ luật, kỷ cương
Xây dựng quy chế, quy trình nội dung hoạt động cho cơ quan, đơn vị cá nhân và duy trì mọi người thực hiện

c. Phương pháp kinh tế:
- Chủ thể QL tác động đến đối tượng QL dựa trên các lợi ích vật chất: lương, phụ cấp, các chính sách xã hội để tạo sự gắn chặt giữa trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi mà không phải đôn đốc, nhắc nhở, sử dụng mệnh lệnh hành chính.


d. Phương pháp hành chính
Chủ thể QL tác động trực tiếp đến đối tượng QL bằng mệnh lệnh hành chính có tính đơn phương, bắt buộc thực hiện, chấp hành vô điều kiện.
Tác động trực tiếp của cơ quan hành chính, của công chức lãnh đạo, công chức có thẩm quyền lên ý chí dẫn đến hành vi của người thừa hành trên cơ sở quyền và nghĩa vụ PL đã quy định, để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý đó
Đây là mệnh lệnh, sự thừa nhận đơn phương từ phía nhà nước cso tính cưỡng chế cao
Tính bắt buộc vô điều kiện đối với các chủ thể là đối tượng của QLHCNN: QĐ kỷ luật, cưỡng chế, thu hồi tài sản,..


Nhóm các Phương pháp của môn khoa học khác được sử dụng trong QL
a. Phương pháp kế hoạch hoá
Được dùng để quy hoạch, dự báo xu thế phát triển, xây dựng chiến lược, xây dựng chương trình mục tiêu,lập chỉ tiêu kế hoạch.
b. Phương pháp thống kê. Dùng trong các trường hợp:
   + Điều tra, thu thập, phân tích thông tin.
   + Đánh giá tốc độ phát triển...
c. Phương pháp toán học. Dùng trong các trường hợp:
   + Lập chương trình qua hệ thống máy điện toán.
   + Lập ma trận, sơ đồ mạng, vận trù học trong quản lý, điều hành.


d. Phương pháp tâm lý - xã hội học.
Sử dụng để:
   + Nghiên cứu các vấn đề xã hội và tâm lý nhằm hiểu biết con người, tâm lý cá nhân, tâm lý tập thể, tâm lý lãnh đạo, tâm lý các cộng đồng dân cư,…phục vụ cho công tác QL

e. Phương pháp sinh lý học. Được sử dụng để:
   + Nghiên cứu các điều kiện lao động của  con người trong cơ quan phù hợp với con người nhằm:
   + Tạo sự thoải mái dễ chịu trong lao động
+ Góp phần tăng hiệu quả công tác

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Nguyen Thai
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)