Hinh thai giai phau - than cay

Chia sẻ bởi Nguen Nguyen | Ngày 23/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: hinh thai giai phau - than cay thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

Giảng viên: Phan Thị Hồng The
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nguyên
Phạm Thị Thúy Thanh
Nguyễn Thị Thu
THÂN
Nội dung cơ bản:
Định nghĩa về thân
Cấu tạo giải phẫu của thân
Hình thái của thân
Các dạng của thân
Biến dạng của thân

1. Định nghĩa
Thân là thành phần cơ quan trục ở trên mặt đất, tiếp nối với rễ, mang lá và cơ quan sinh sản.
Chức năng:
1.Nâng đỡ và giữ vững các phần trên của cây
2. Vận chuyển chất lỏng giữa rễ và ngọn qua mạch lõi (xylem) và libe (phloem).
3. Dự trữ chất dinh dưỡng.
4. Sản sinh mô tế bào mới. Thân cây có các tế bào phân sinh (meristem) hằng năm sản sinh ra mô tế bào mới .


2. Cấu tạo giải phẫu của thân
Thân và cành đều có cấu tạo giống nhau đối xứng qua một trục và có cấu tạo gồm 2 loại:
Cấu tạo sơ cấp:hạt trần và hai lá mầm, một lá mầm.
Cấu tạo thứ cấp: hạt trần và hai lá mầm
2.1 Cấu tạo sơ cấp của thân cây
a) Thân cây hạt trần và cây hai lá mầm
Cấu tạo gồm 2 phần:
Vỏ mỏng
Trụ giữa dày
Phần vỏ
Biểu bì: gồm một lớp tế bào sống không chứa lục lạp, có ít khí khổng, mặt ngoài được phủ một lớp cutin hoặc có lông, gai.
Hậu mô: nằm ngay dưới lớp biểu bì, gòm các tế bào sống vách dày lên không đều, làm thành vòng liên tục hoặc tập trung ở các khía.
Nhu mô vỏ: gồm những tế bào sống, chứa lục lạp ở thân, cành non.
Tầng sinh bột: là lớp tế bào chứa nhiều tinh bột.
Trụ giữa
Trụ bì: gồm một hoặc một số lớp tế bào xếp xen kẽ với tầng sinh bột.
Bó mạch hở:
- Bó gỗ và bó libe xếp chồng chất
- Bó gỗ và bó libe xếp chồng chất kép (VD: khoai lang, bầu bí).
- Xếp thành vòng (VD: bí ngô)
- Bó gỗ phân hóa li tâm.
Nhu mô ruột: chứa chất dự trữ
b) Thân cây một lá mầm
Không phân biệt vỏ và trụ giữa
Chia làm 3 loại:
Thân đặc
Thân rạ
Thân ngầm
Thân cây 1 lá mầm (thân rạ)
Thân cây 1 lá mầm (thân rạ)
2.2 Cấu tạo thứ cấp của thân
Chỉ có ở ngành hạt trần và lớp 2 lá mầm hạt kín
Cấu tạo thứ cấp gồm:
Tầng sinh bần
Tượng tầng libe gỗ
3. Hình thái thân
Các bộ phận của thân
Các dạng thân
Các loại thân trông không gian
3.1 Các bộ phận của thân
a) Thân chính
- Nằm trên một trục với rễ nhưng mọc thẳng lên trên mặt đất hướng ngược với rễ.
- Khi còn non thân chính có màu lục, khi già chuyển sang màu nâu hay xám.
Cây non
Cây già
- Kích thước thân chính khác nhau
Chủ yếu là mặt cắt hình tròn
Ngoài ra, có mặt cắt hình tam giác, hình vuông, hình năm cạnh,thân dẹt.
Thân chính mang những bộ phận nào?
Thân chính gồm: cành, chồi ngọn và chồi nách, chồi phụ, mấu và gióng
Chồi ngọn
Chồi nách
Thân chính
Cành
?

- Chồi ngọn

Chồi ngọn nằm ở đỉnh thân chính hoặc cành có những lá non úp lên trên che chở mô phân sinh



Chồi ngọn
- Chồi nách
Chồi nách nằm dọc thân hoặc dọc cành (ở kẽ lá)
Chồi nách
- Chồi phụ
Chồi thân: mọc từ thân ra
Chồi hoa: phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa
Chồi lá: phát triển thành cành mang lá
- Mấu và gióng:

Mấu: là chỗ lá dính vào thân
Gióng (lóng): là khoảng cách giữa hai mấu liên tiếp
b) Cành và sự phân cành
Cành phát triển từ chồi nách của thân chính

Có các kiểu phân nhánh sau:
Phân nhánh đôi
Phân nhánh đơn trục
Phân nhánh hợp trục
Đặc điểm các kiểu phân cành chính sau đây:
+ Phân cành đơn trục: ngọn của thân phát triển thành trục chính và tiếp tục sinh trưởng cho đến khi hết đời sống của cây, các cành bên được hình thành từ chồi nách của thân chính.
Rừng Thông
+ Phân cành lưỡng phân: chồi ngọn của thân được phân đôi thành hai đỉnh sinh trưởng, mỗi đỉnh sẽ phát triển thành một cành mới, các chồi cành lại tiếp tục phân đôi theo kiểu đó.
Căn cứ vào sự phát triển của các cành bên người ta phân biệt: phân cành lưỡng phân đều và phân cành lưỡng phân lệch.
Thông Đất
+ Phân cành hợp trục: chồi ngọn của thân sau một thời gian hoạt động sẽ chết đi hoặc không sinh trưởng nữa, tại chỗ đó chồi nách phát triển thay thế chồi ngọn, còn trục chính lại nghiêng sang một bên, chồi nách mọc lên đúng hướng của chồi ngọn.
Trong sự phân cành hợp trục người ta phân chia các kiểu chính sau đây:
- Hợp trục một ngả: một chồi bên ở dưới chồi ngọn tạo nên chồi thay thế cho trục chính.
- Hợp trục hai ngả: hai chồi bên đối diện nhau nằm dưới chồi ngọn tạo thành chồi như nhau, đây còn gọi là kiểu phân đôi giả.
- Hợp trục nhiều ngả: nhiều chồi nằm bên dưới chồi ngọn tạo thành các chồi như nhau.
3.2 Các dạng thân
Cây xoài
Các cây thân gỗ
Cây Quýt
Cây Chanh
CÂY PHƯỢNG VĨ
CÂY BÀNG, MỌC ĐỨNG
Chò chỉ
Cây dừa nước
Cây Cọ
Cây thân cột
Cây Cau
Cây cỏ lồng vực
Cây thân cỏ
Cây sả
Cây cỏ mần trầu


Cây cỏ tranh
3.3 Các loại thân
Theo vị trí của thân trên mặt đất mà người ta chia thân thành:
Thân đứng
Thân leo
Thân bò
Thân đứng được chia ra làm mấy dạng?
Thân đứng
Thân gỗ: cứng, cao, có cành
Thân cột: cứng, cao, không cành
Thân cỏ: mềm, yếu, thấp
Cây hoa Rạng đông
Cây thân leo
CÂY NHO
CÂY BẦU
CÂY TRẦU
CÂY HỒ TIÊU
Cây bìm bìm - đậu Hà lan
Cây hoa Bìm bìm
Cây Rau má
Cây rau muống
Cây thân bò
RAU MUỐNG: THÂN BÒ
CÂY DƯA HẤU

Thân hình trụ
4. Biến dạng của thân

Thân tròn
Thân dẹt
Thân có góc
Thân có rãnh
Thân có mấu
Thân phân đốt
- Thân nổi: thân nổi trên mặt nước, không dính xuống đáy.
Bèo tấm
- Thân chìm: thân có các phần ít nhiều chìm trong nước và dính vào đáy.
Rong
Đuôi chồn
Cây si
- Thân rũ xuống: có dạng giống thân leo, nhưng ngọn thường rũ xuống.
Dendrobium
XIN
CẢM ƠN!!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguen Nguyen
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)