HÌNH ẢNH NGƯỜI THẦY( chuyên đề 20/11)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Bích | Ngày 21/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: HÌNH ẢNH NGƯỜI THẦY( chuyên đề 20/11) thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Từ truyện ngắn
"MỘT THỜI DĨ VÃNG"
Trích trong
tác phẩm
Hình ảnh người thầy
Nguyễn Thị Bích - Trường TH Trương Hoành
Kính chào quí vị đại biểu, thầy cô về tham dự sinh hoạt kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 !
Nền giáo dục nước ta có bề dày gần một nghìn năm . Trong suốt quá trình lịch sử ấy,giáo dục đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.Và quan trọng hơn , nhờ có giáo dục mà truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học được hình thành và lưu truyền như một giá trị tinh thần to lớn.
Gắn liền với truyền thống tốt đẹp ấy là những tấm gương sáng về người thầy mẫu mực, đức cao, đạo trọng như thầy giáo Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Tất Thành...














Bên cạnh những người thầy được lịch sử vinh danh ấy , còn có những người thầy, dẫu chưa được nhiều người biết vẫn cứ miêt mài, bền bỉ, âm thầm cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đó là điều tôi luôn tự hào về ngành giáo của chúng ta.
Làm công tác thư viện, nên tôi đã được đọc rất nhiều truyện ngắn, trong đó có truyện “MỘT THỜI DĨ VÃNG” của Nguyễn An Cư trích từ tác phẩm “Nghề dệt sợi thương” của nhà XBGD và ở đó, tôi đã bắt gặp một người thầy như thế !


Kính thưa quí vị đại biểu !
Thưa các thầy cô !
“MÔT THỜI DĨ VÃNG” là truyện ngắn kể về một người thầy khá mẫu mực - Thầy Tám. Truyện có kết cấu đợn giản, lời văn mộc mạc chân chất ... thế nhưng điều lôi cuốn tôi là nhân vật người thầy . Truyện bắt đầu bằng hình ảnh một ông già điên xuất hiện trong sân trường, gây nhốn nháo cho đám học sinh trường Trung học cơ sở Vĩnh Thạnh và gây sự chú ý cho người đọc. Tác giả đã khéo tạo ra những bất ngờ cho người đọc về chân dung ông già điên thông qua những cuộc đối thoại chọc ghẹo giữa đám học trò với ông

Ông điên nhưng khác người, ít xuất hiện ở chợ búa hay lang thang ngoài đường mà thường lẩn quẩn trong mấy trường học của xã, lúc nào cũng áo bỏ vào quần, nói toàn chuyện dạy học... cuối cùng, truyện được kết bằng lời nói của thầy Hiệu trưởng với đám học sinh làm cho chân dung nhân vật ông già điên hiện lên trọn vẹn: “... Các em còn nhỏ không biết đâu. Hồi trước ông ấy không chỉ là một thầy giáo mà còn là một hiệu trưởng tận tuỵ. Một hôm, nóc trường bị dột , không một giáo viên nào dám leo lên sửa, ông ấy phải làm, chẳng may bị té và chấn thương sọ não.”

Câu chuyện xem ra đơn giản, nhưng cuộc đời con người trong truyện thật không đơn giản chút nào ! Bởii tâm huyết cả một đời ông trước sau như một. Lý trí ông bị tổn thương, nhưng trái tim ông không hề suy suyễn. Nó vẫn đập theo những nhịp yêu thương của một người thầy với sự nghiệp giáo dục.


Ta hãy gạt bỏ cái yếu tố điên sang một bên thì dễ dàng nhận ra ông già điên trong truyện là một người thầy có tác phong sư phạm, có lương tâm nghề nghiệp rất cao.
Trước hết nói về tác phong sư phạm. Ông lúc nào cũng áo bỏ vào quần và có một quan niệm: “Thây giáo áo bỏ vào quần mà không có dây nịt thì ai mà coi! Người ta lại bảo : Đồ trật dây nịt thì dạy ai ?” hay “ Nghề của tôi mà đi trễ ai coi ra gì ?...”
Ngoài tác phong sư phạm ở ông già điên ta còn nhận ra ông là người thầy có lương tâm trách nhiệm, hết lòng vì học sinh thân yêu. Câu chuyện được tiếp tục bởi câu hỏi của đám học trò: “ Hôm nay ông đi đâu mà ăn mặc đẹp vậy? Ông đáp tỉnh bơ: “ Vào kiểm tra tình hình trường sở một chút rồi dạy thay mấy tiết cho thầy Thanh đi họp, Năm thi hết cấp mà thầy ấy cứ đi công tác hoài, cuối năm học sinh thi rớt TN hết thì chết !” Rồi ông lấy trong người ra một tập cactông, một mớ vé số cũ để khoe : “Đây là giáo án, còn đây là đơn xin cấp trường mới... Vận động mấy tháng nay... có tiền rồi nè! ”
Nỗi lo lắng của ông rất đáng được nâng niu , trân trọng. Nghề cầm phấn còn nổi lo nào lớn hơn là chuyện học sinh, chuyện trường lớp. Nỗi lo lắng ấy đã in sâu vào trong tâm thức và canh cánh một đời người thầy. Nó là thứ vàng ròng trong tâm hồn người thầy giáo mà thời gian và bệnh tật không thể nào tàn phá nổi.
Có một chi tiết khá đắt được tác giả chọn lọc khiến cho chân dung người thầy trong truyện hiện lên toàn bích hơn. Đó là khi học sinh hỏi về nhà cửa ông, vợ con ông . Ông trả lời: “Nhà tôi hả
? Kia kìa – Ông già chỉ tay vào văn phòng nhà trường” ... Không hề toan tính, cái chỉ tay rất hồn nhiên trong sáng ấy, ẩn chứa một sự toàn tâm toàn ý với trường với lớp. Còn gì đáng kính hơn khi một người thầy coi trường là nhà, học trò là con. Còn trách nhiệm nào, sự hy sinh nào cao đẹp hơn thế !
Kính thưa quí vị đại biểu
Thưa các thây cô !
“MỘT THỜI DĨ VÃNG” là một câu chuyện khá cảm động về người thầy. Truyện là bức thông điệp về nghề dạy học của chúng ta. Rằng tiêu ngữ :

“Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm” không chỉ là những con chữ được cắt dán lên tấm panô ngoài kia mà nó đã được ghi sâu trong tâm trí người thầy chúng ta. Soi rọi từ người thầy trong truyện lên bản thân mình, tôi nghĩ với con người ấy, nhân cách ấy mãi mãi là tấm gương để tôi tự hoàn thiện lấy mình.
Đó cũng là điều tôi muôn chia sẻ cùng quí vị nhân ngày 20/11 năm nay

Xin ch�n th�nh c�m on !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Bích
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)