Hiểu về thăng Long- Hà Nội

Chia sẻ bởi Lê Văn Hiếu | Ngày 27/04/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: hiểu về thăng Long- Hà Nội thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

THĂNG LONG
HÀ NỘI
Kỷ niệm đại lễ 1000 năm
Thăng Long – Hà Nội
1.Thời kỳ tiền THĂNG LONG
- Vua Hùng : Kinh đô dặt ở Văn Lang lúc đó Hà Nội chỉ là một làng quê
Thục phán ( An Dương Vương ) : dựng nước Âu Lạc ,đóng đô ở Cổ Loa

- 179 TCN đất nước bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc ngàn năm .
Đền Thờ An Dương Vương (Cổ Loa, Đông Anh)
1.Thời kỳ tiền THĂNG LONG
Trong thời kỳ Bắc thuộc :
. Năm 40 hai bà Trưng khởi nghĩa đánh đuổi nhà Hán, xây dựng kinh đô ở Mê Linh (xã Mê Linh, Hạ Lôi cũ, huyện Mê Linh)

Đền thờ Hai Bà Trưng tại thôn Hạ Lôi (Mê Linh, Vĩnh Phúc)
1.Thời kỳ tiền THĂNG LONG
. 542-544 Lý Bí dấy binh đánh đuổi nhà Luơng lên ngôi Hoàng đế, xây dựng chù Khai Quốc, đống đô ở vùng đất thuộc Thăng Long-hà Nội ngày nay
Đến khoảng năm 454–456, Hà Nội mới được ghi lại là trung tâm của huyện Tống Bình.
Chùa Khai Quốc (mở nước) được xây dựng từ thời Lý Nam Đế ( Lý Bí) nay đổi tên thành Chùa Trấn Quốc, nằm trên bán đảo nhỏ của hồ Tây.
1.Thời kỳ tiền THĂNG LONG
Năm 571 Tân Mão
- Lý Phật Tử giành được chính quyền trong cả hai châu, bỏ thành Ô Diên dời đô lên ở Phong Châu (Bạch Hạc nay thuộc Phú Thọ) , đóng đô ở Cổ Loa
602 – Nhâm Tuất
- Quân nhà Tùy sang xâm lược, Lý Phật Tử lui về tổ chức phòng ngự ở Cổ Loa.
1.Thời kỳ tiền THĂNG LONG
679 – Kỷ Mão
- Nhà Tùy tăng cường xây phủ thành Tống Bình. Nhà Đường đặt An Nam đô hộ phủ quản lý 12 châu, phủ lỵ đóng tại Tống Bình, Giao Châu
722 – Nhâm Tuất
- Mai Thúc Loan khởi nghĩa ở Nghệ An, sau khi xưng đế kéo quân ra Bắc, quét sạch quân Đường ra khỏi Tống Bình. Tên đô hộ Quang Sở Khách trốn chạy.
Đền thờ và Lăng mộ vua Mai tại chân Rú Đụn
xã Vân Diên                 (Nam Đàn, Nghệ An)
1.Thời kỳ tiền THĂNG LONG
757 – Đinh Dậu
- Nhà Đường đổi An Nam đô hộ phủ làm Trấn Nam đô hộ phủ.
767 – Đinh Mùi
- Trương Bá Nghi, kinh lược sử nhà Đường xây dựng ở Tống Bình 10 dinh.
+ Mỗi bên tả hữu 5 dinh và đắp thành bao quanh. Tường thành cao 2 trượng 2 thước (8m) có 3 cửa thông ra ngoài là cửa Đông, cửa Tây - mỗi cửa 3 ngăn - và cửa Nam 5 ngăn, trên có vòm canh. Thành ấy gọi là La Thành, một chiến lũy chưa có dân sinh hoạt ở bên trong.
768 – Mậu Thân
- Nhà Đường lại đổi Trấn Nam ra làm An Nam đô hộ phủ.
1.Thời kỳ tiền THĂNG LONG
782 – Nhâm Tuất
- Phùng Hưng khởi nghĩa ở Đường Lâm (nay thuộc Sơn Tây) đánh chiếm phủ thành Tống Bình. Đô hộ sử Cao Chính Bình thua, ốm mà chết.
789 -  Kỷ Tỵ
- Phùng Hưng mất tại Tống Bình. Nhân dân tôn là Bố Cái đại vương (lăng ở đầu đường Giảng Võ, quận Đống Đa).
Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây)
Lăng mộ Phùng Hưng
1.Thời kỳ tiền THĂNG LONG
791 – Tân Mùi
- Triệu Xương, đô hộ sứ nhà Đường sai đắp thêm La Thành cho kiên cố.
808 – Mậu Tý
- Trương Chu, đô hộ Giao Châu đắp thêm thành cao 22 thước (6,8m) gọi là Đại La, .
1.Thời kỳ tiền THĂNG LONG
866 – Bính Tuất
- Cao Biền làm tiết độ sứ, xây lại thành Đại La có 2 lớp tường.
+ Lớp tường ngoài bao quanh thành Đại La cũ là một con đê, chu vi 2125 trượng 8 thước (khoảng hơn 7 km), cao 1 trượng 5 thước, chân rộng 3 trượng. Lớp tường trong chu vi 1982 trượng 5 thước (khoảng 6km), cao 2 trượng 5 thước, chân rộng 2 trượng 5 thước, 4 mặt có tường cao 5 thước 5 tấc. Có 55 lầu vọng địch, 3 hào nước và 34 con đường đi. Trong thành có 5000 gian nhà.
1.Thời kỳ tiền THĂNG LONG
931 – Tân Mão tháng chạp
- Dương Đình Nghệ tiến đánh Giao Châu, đuổi Lý Tiến về nước, chiếm giữ Đại La, khôi phục nền tự chủ từ năm 931 đến 937
1.Thời kỳ tiền THĂNG LONG
939 – Kỷ Hợi mùa xuân
- Sau khi đánh tan quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng (cuối năm 938), Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh).
944 – Giáp Thìn
- Ngô Quyền mất.
- Loạn 12 sứ quân
Lăng mộ Ngô Quyền tại đường Lâm Sơn Tây
Thăng Long thời Lý ( 1010-1225)
1010 – Canh Tuất mùa thu, tháng bảy
- Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên thành là Thăng Long.
+ Trong chiếu dời đô, Lý Thái Tổ đã viết: “Muôn vật cực kỳ giầu thịnh, đông vui. Xem khắp nước Việt, đây là chỗ đất đẹp nhất, thật là nơi đô hội trọng yếu để bốn phương tụ họp”.
Tượng đài

Thái
Tổ
Chiếu dời đô
CHIẾU DỜI ĐÔ Bản phiên âm Hán-Việt: Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam Đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.
Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bối chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô.
Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà?
Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bối chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô.
Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà?
Bản dịch tiếng Việt:
Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô[5], nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô[6], há phải các vua thời Tam Đại[7]; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.

Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương[8], ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?
Ý nghĩa
Chiếu dời đô đã thể hiện những ý tứ sâu sắc, tầm nhìn thời đại của một vị vua Đại Cồ Việt 1000 năm về trước khi ông chọn Đại La làm kinh đô mới để mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh, trường kỳ cho muôn đời sau. Bản chiếu nêu bật được vai trò kinh đô Thăng Long xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của quốc gia. Thời gian sau đó, Thăng Long vẫn là kinh đô của các triều Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, Lê Trung Hưng và đang là Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thăng Long thực sự là “nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.
Thăng Long thời Lý ( 1010-1225)
1028 – Mậu Thìn hai nhăm tháng ba
- Dựng miếu Đồng Cổ ở bên hữu thành Đại La, định lệ hàng năm các quan đến uống máu ăn thề trung thành với vua vào ngày 4 tháng 4.
- Đặt cấp bậc các tăng đạo.
Đền Đồng Cổ (Phường Bưởi, quận Tây Hồ)
Kinh thành Thăng Long khi đó giới hạn bởi ba con sông: sông Hồng ở phía Đông, sông Tô phía Bắc và sông Kim Ngưu phía Nam.
Khu hoàng thành được xây dựng gần hồ Tây với cung điện hoàng gia cùng các công trình chính trị.
Phần còn lại của đô thị là những khu dân cư, bao gồm các phường cả nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp. Ngay trong thế kỷ 10, nhiều công trình tôn giáo nhanh chóng được xây dựng, chùa Diên Hựu phía Tây hoàng thành xây năm 1049, chùa Báo Thiên xây năm 1057, Văn Miếu xây năm 1070, Quốc Tử Giám dựng năm 1076... Chỉ sau một thế kỷ, Thăng Long trở thành trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế của cả quốc gia.
Thăng Long thời Lý ( 1010-1225)
1029 – Kỷ Tị Lý Thái Tông xây lại cấm thành.
+ Trên nền điện Càn Nguyên cũ dựng lên điện Thiên An làm điện chính. Hai bên là điện Tuyên Đức và Diên Phúc. Trước điện Thiên An là sân rộng, 2 bên đặt gác chuông, bao quanh là hành lang và giải vũ. Trước sâu rộng có điện Phụng Thiên, trên điện có lầu Chính Dương đặt người báo canh, báo khắc. Phía đông có điện Thiên Khánh xây hình 8 cạnh, tiếp sau là điện Trường Xuân, bên trên có gác Long Đồ. Nối các điện Thiên An, Thiên Khánh, Trường Xuân là các cầu Phượng Hoàng.
- Đắp thêm một lần thành đất gọi là Phượng thành.
1030 – Canh Ngọ
- Dựng xong điện Thiên Khánh, kiểu bát giác để làm chỗ nghe chính sự
Di tích Đàn Xã Tắc 1048
Bài thơ "Tuyên ngôn độc lập" đầu tiên của đất nước ( 1077 )
Chùa Một Cột - Chùa Diên Hựu 1049
Văn Miếu xưa 1070
Nhà Trần nối bước nhà Lý cai trị Đại Việt, kinh thành Thăng Long tiếp tục được xây dựng, hoàng thành được củng cố và xuất hiện thêm những cung điện mới. Năm 1230, Thăng Long được chia thành 61 phường, kinh thành đông đúc hơn dù địa giới không thay đổi. Giai đoạn này cũng ghi nhận sự xuất hiện của những cư dân ngoại quốc, như người Hoa, người Java và người Ấn Độ. Nền kinh tế công thương nghiệp cũng sản sinh tầng lớp thị dân và Thăng Long còn là nơi quy tụ của nhiều học giả, trí thức như Hàn Thuyên, Lê Văn Hưu, Chu Văn An...
THĂNG LONG
THỜI TRẦN 1226 - 1400
Thăng Long thời trần ( 1226 - 1400)
Trong cuộc chiến tranh với nhà Nguyên, kinh thành Thăng Long ba lần bị chiếm giữ nhưng đều kết thúc trong chiến thắng của Đại Việt.[19] Cuối thế kỷ 14, thời kỳ nhà Trần suy vi, một quý tộc ngoại thích là Hồ Quý Ly thâu tóm quyền lực, ép vua Trần chuyển kinh đô về Thanh Hóa. Khi Hồ Quý Ly chính thức lên ngôi, lập nên nước Đại Ngu năm 1400, kinh đô mới mang tên Tây Đô, Thăng Long được đổi thành Đông Đô. Nhưng vương triều của nhà Hồ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi. Năm 1406, nhà Minh đưa quân xâm lược Đại Ngu, Thăng Long bị chiếm đóng và đổi tên thành Đông Quan. Thời kỳ Bắc thuộc thứ tư bắt đầu từ năm 1407 và kéo dài tới năm 1428
Đền thờ Trần Nhân Tông tại Huế với đôi rồng chầu dài nhất Việt Nam
Đền Kiếp Bạc (Hải Dương) nơi thờ Hưng Đạo đại vương
Trần Quốc Tuấn
THĂNG LONG THỜI LÊ ,MẠC, LÊ TRUNG HƯNG
1428 - 1788
Thăng Long thời Lê
Sau chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi thành lập nhà Lê và Đông Đô cũng lấy lại vị thế kinh thành. Năm 1430, thành phố được đổi tên thành Đông Kinh, đến 1466 được gọi là phủ Trung Đô. Hoàng thành Thăng Long dưới thời nhà Lê tiếp tục được mở rộng. Bên cạnh, khu vực dân cư được chia thành 2 huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện 18 phường. Thời kỳ này, đứng đầu bộ máy hành chính là chức phủ doãn. Thành phố tiếp tục một thời kỳ của những phường hội buôn bán, tuy bị hạn chế bởi tư tưởng ức thương của nhà Lê
Thăng Long thời Lê, Mac, Lê Trung Hưng ( 1428-1788)
Trong giai đoạn tranh giành quyền lực giữa nhà Lê, nhà Mạc và chúa Trịnh, Thăng Long vẫn duy trì vị trí kinh đô. Sự phức tạp của chính trị thời kỳ này cũng đem lại cho thành phố một điểm đặc biệt. Bên cạnh hoàng thành của vua Lê, phủ Chúa Trịnh được xây dựng và là trung tâm quyền lực thực sự. Nhờ nền kinh tế hàng hóa và sự phát triển của ngoại thương, đô thị Thăng Long bước vào thời kỳ phồn vinh, thu hút thêm nhiều cư dân tới sinh sống. Nhà truyền giáo người Pháp Alexandre de Rhodes ước tính dân số Thăng Long khi đó khoảng 1 triệu người. William Dampier, nhà phiêu lưu người Anh, đưa ra con số thường được xem hợp lý hơn, khoảng 2 vạn nóc nhà.
THĂNG LONG THỜI
TÂY SƠN
1788 - 1802
Thăng Long thời Tây Sơn
Mùa hè năm 1786, quân Tây Sơn tiến ra miền Bắc lật đổ chính quyền chúa Trịnh, chấm dứt hai thể kỷ chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài. Sau khi Nguyễn Huệ cùng quân Tây Sơn quay về miền Nam, năm 1788, nhà Thanh đưa quân xâm lược Đại Việt. Tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ lên ngôi ngày 22 tháng 12 năm 1788 rồi đưa quân ra Bắc. Sau chiến thắng ở trận Ngọc Hồi - Đống Đa, nhà Tây Sơn trị vì Đại Việt với kinh đô mới ở Huế, Thăng Long trở thành thủ phủ của Bắc Thành, tức Bắc Bộ ngày nay
Cổng gò Đống Đa
THĂNG LONG THỜI NGUYỄN VÀ PHÁP THUỘC (1802-1945 )
1805 - Ất Sửu Tháng ba Đào vét sông Nguyệt Đức. Tháng sáu Phá bỏ Hoàng Thành cũ. Xây thành mới theo kiểu vô - băng (vauban) của Pháp. Thành hình vuông (mỗi cạnh khoảng 1km) tường thành xây gạch hộp, chân thành xây đá xanh và đá ong. Tường cao một trượng, một thước, dày bốn trượng, mở ra năm cửa: Đông, Tây, Bắc, Đông Nam và Tây Nam. Đường vào cửa xây vòm xuyên qua tường thành dài sáu trượng bốn thước (23m) mỗi cửa có lầu canh gọi là Thú lâu, đặt lính gác ngày đêm. Ngoài thành có hào. Phía trước các cửa thành có một hàng tường chắn gọi là Dương mã thành cao bảy thước năm tấc, dài hai trượng chín thước, có cửa gọi là Nhân môn. Vào thành phải qua Nhân môn mới tới cửa thành. Trong thành có điện Kính Thiên dựng trên núi Nùng, thềm điện có bậc chạm rồng đá từ cung điện thời Lý còn lại. - Xây gác Khuê Văn ở Văn Miếu làm nơi bình thơ.
1812 - Nhâm Thân
- Xây cột cờ ở phía Nam thành mới, gần đình bia ở cửa Đoan Môn. Cột cờ cao 60m, hình lục lăng dựng trên ba cấp hình vuông. Cấp trên cùng mỗi cạnh 15m, cấp dưới cùng mỗi cạnh 42m. Cấp giữa mở 4 cửa ra ngoài (nay còn 3 cửa mang tên Nghênh Húc (đón buổi sáng) ở hướng Đông; Hướng Minh (hướng về ánh sáng) ở hướng Nam và Hồi Quang (trả lại tia sáng) ở  hướng Tây, tất cả xây bằng gạch gốm). Có hai thang xoáy ốc đi lên cột cờ. Trên ngọn có biển đề hai chữ Kỳ đài.
1848 - Mậu Thân
Tự Đức cho phá dỡ hết cung điện ở thành Hà Nội đưa các đồ chạm trổ mỹ thuật bằng gỗ, đá về Huế.
1865 - Ất Sửu
- Phương Đình Nguyễn Văn Siêu đứng ra sửa lại đền Ngọc Sơn, xây đình Trấn Ba, bắc cầu Thê Húc, dựng Tháp Bút và Đài Nghiên.
Tháp Bút trước cổng đền Ngọc Sơn
Năm 1873 Phạm Đình Bách vẽ bản đồ Hà Nội
1895 - Ất Mùi - Xây ga xe lửa Hà Nội (ga Hàng Cỏ)
Cầu Long Biên hay cầu Đume ( 02/1902 )
Nhà Hát Lớn Hà Nội - 1911
HÀ NỘI trong thời đại Hồ Chí minh
* Kháng chiến chống pháp lần 2
-19/12/1946 toàn quốc kháng chiến
-10/10/1954 giải phóng thủ đô
-Hà Nội được hồi sinh
* Hà Nội từ năm 1954 đến 1965 ( Thủ đô đã trở thành trung tâm chihs trị,văn hóa và kinh tế quan trọng của cả nước
-Hoàn thành cải cách ruộng đất
-Tiến hành xong cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và hợp tác hóa nông nghiệp
HÀ NỘI trong thời đại Hồ Chí minh
*Hà Nội từ 1966- 1975
- Chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 1
- Bác Hồ mất tại thủ đô
- Trận Điện Biên Phủ trên không góp phần thằng lợi cho đại thắng mùa xuân 1975 .
- Quyết định chiến lược giải phóng miền Nam 1975
HÀ NỘI trong thời đại Hồ Chí minh
Hà Nội từ 1976 đến nay
-04/1976 Hà Nội là thủ đô của cả nước
-Xây dựng Hà Nội “đàng hoàng hơn,to đẹp hơn “
-Thực hiện kế hoạch 5 năm (1991-1995)phát triển kinh tế-xã hội nhiều mục tiêu . -Từ năm 1996 đến 2000 Hà Nội tập trung các nguồn lực phát triển kinh tế Nhà nước trong những ngành,lĩnh vực trọng yếu : tài chính ngân hàng,kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, sản xuất, thương mại .1999 Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “Năm quốc tế hòa bình – 2000 .Năm 2000 Hà Nội được Đảng Nhà nước tặng danh hiệu Thủ đô anh hùng .
-Hiện nay Hà Nội đang được mở rộng để xúng tầm là thủ đô của quốc gia
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Hiếu
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)