Hiểu biết về Bệnh tự kỷ ở trẻ em

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 03/05/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Hiểu biết về Bệnh tự kỷ ở trẻ em thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Hiểu biết về bệnh tự kỷ
1. Bệnh tự kỷ ở trẻ em
Hội chứng tự kỷ (autism), theo mô tả của nhà tâm bệnh học trẻ em người Mỹ Léo Kanner, là hội chứng tự phong tỏa, từ chối mọi giao tiếp với người khác, sống cô lập và đắm mình trong một thế giới tưởng tượng, không còn ý niệm đối với thực tế xung quanh.
1.1 Triệu chứng
Trẻ chỉ thích trốn và chơi một mình thật lâu trong một góc kín, nói năng và ứng xử kỳ dị, rập khuôn. Thiếu tình yêu thương và sự chăm sóc của mẹ từ nhỏ là 1 trong những yế tố quan trọng làm cho chứng bệnh ngày càng phổ biến này - Trẻ thích cô độc, thiếu vắng tình cảm với mọi người (trốn tránh người lạ, không chơi với cả bạn bè cùng lứa, tỏ ra lạnh nhạt với cả những người trong gia đình, thờ ơ với mọi sự việc xảy ra xung quanh). - Luôn lo hãi về mọi sự thay đổi (dù nhỏ) trong nếp sống và môi trường sống. Ví dụ, lo lắng khi thấy có sự sắp đặt lại đồ đạc trong phòng ở (trẻ nhớ rất kỹ vị trí của mọi đồ vật trong nhà). - Có những ứng xử kỳ dị, nhất là các ứng xử có liên quan đến việc sử dụng rập khuôn và nghi thức hóa các đồ vật. Ví dụ, trẻ có thể trốn vào một xó xỉnh nào đó để chơi hàng giờ với một thứ không hẳn là đồ chơi với một động tác rập khuôn như gấp đi gấp lại một tờ giấy chẳng hạn! - Trẻ không có ngôn ngữ hoặc có một loại ngôn ngữ riêng kỳ dị, hầu như không phải dùng để giao tiếp với mọi người. Chính vì thế mà có thể nhầm trẻ tự kỷ với trẻ điếc - câm khi chưa đo khám thính giác. - Cũng dễ nhầm trẻ tự kỷ với trẻ chậm khôn, tuy nhiên trẻ tự kỷ lại có bộ mặt thông minh với trí nhớ đặc biệt khác thường và khả năng rất tốt khi chơi các trò chơi như thao tác xếp hình trong không gian.
1.2 -Hậu quả
- Trẻ có những trở ngại về ngôn ngữ như chậm nói, sau 12 tháng vẫn chưa biết nói hoặc trở nên lầm lì, tránh giao tiếp với cha mẹ, anh em, bạn bè hoặc nói ra những câu vô nghĩa.
- Trở ngại về đời sống xã hội: bệnh nặng thì có thể trở nên cô lập hoàn toàn, sống riêng rẽ, không nghe, không nhìn, không nói; còn bệnh nhẹ thì có thể biểu hiện là nhút nhát, e dè. Nhiều trẻ bị bệnh tự kỷ có những cử chỉ khác thường, máy móc, vô nghĩa như: gõ đập, múa may, lắc lư hoặc quậy phá lung tung bất thường.
- Hầu hết trẻ bị bệnh tự kỷ thường học rất kém, không bình thường và sau này trở thành một gánh nặng cho gia đình và xã hội.
- Một số ít trẻ bị bệnh tự kỷ rất nặng, biểu hiện là tuy tâm trí gần như hoàn toàn tê liệt nhưng lại có một vài tài năng vô cùng xuất chúng về âm nhạc hay toán học. Những người này có khả năng làm được những bài toán cực kỳ phức tạp, đồng thời có một trí nhớ siêu phàm về các cuốn lịch cũng như thời tiết cả chục năm về trước mà chỉ có máy điện toán cực mạnh mới làm nổi.
- Có một vài trường hợp các em không hề được học về âm nhạc, điêu khắc, hội họa nhưng chỉ cần nghe qua một lần cũng có thể chơi được những bản nhạc cổ điển phức tạp nhất hoặc sáng tác được những tác phẩm nghệ thuật xuất chúng. Có những trường hợp trẻ em bị bệnh tự kỷ không biết đọc, không biết viết, nhưng có thể nhớ được cả một cuốn niên giám điện thoại sau khi đọc qua một lần, đó là hiện tượng "idiot savant" được quay thành phim Rainman, nhưng đến nay khoa học vẫn chưa giải thích được những trường hợp lạ lùng này.
1.2 Nguyên nhân Đến nay vẫn có nhiều giả thiết về hội chứng tự kỷ ở trẻ em. Xu thế do căn nguyên nội sinh đang được nghiên cứu nhiều ở Mỹ, thể hiện ở việc theo dõi kích thước phát triển của sọ não ở trẻ tự kỷ; tuy nhiên, nguyên nhân phát động ra hội chứng tự kỷ trong thực tế bao giờ cũng gắn liền với sự hụt hẫng trong quan hệ mẹ - con. - Trong tiền sử của các trẻ tự kỷ đều có liên quan đến việc trẻ bị thiếu hụt tình cảm âm yếm, chăm sóc vỗ về của mẹ khi còn rất bé khiến sự lo hãi làm biến đổi nhân cách từ rất sớm ở trẻ thơ.
- Hiện nay nhiều phụ nữ sinh con xong đã phải lao vào công việc, giao phó con cho người giúp việc, dành quá ít thời gian để chăm sóc con nên tỷ lệ trẻ bị hội chứng tự kỷ ngày càng nhiều - một mối lo ngại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)