Hiện trạng nuôi trồng thủy sản ven biển
Chia sẻ bởi Đoàn Cao Thạch |
Ngày 18/03/2024 |
10
Chia sẻ tài liệu: hiện trạng nuôi trồng thủy sản ven biển thuộc Sinh học
Nội dung tài liệu:
Báo Cáo
Môn: Tài nguyên rừng và biển.
Chủ đề 6: Hiện trạng nuôi trồng thủy sản ven biển ở Việt Nam và ảnh hưởng đến môi trường như thế nào và định hướng phát triển bền vững.
Trường ĐH Đồng Tháp
Lớp ĐH KHMT10
Nhóm 2 thực hiện:
Danh sách nhóm:
1.Bùi Đức Duyên
2.Nguyễn Thị Thúy Hằng
3.Phan Văn Hậu
4.Bùi Thị Diệu Hiền
5.Đoàn Cao Thạch
6.Huỳnh Chí Trung
7.Lương Thị Ngọc Tuyết
Mục Lục:
Giới thiệu chủ đề
Tình hình mặt nước nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam.
Ảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản đến môi trường.
Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo, nguồn cung cấp thông tin cho bài báo cáo.
Nhiều năm qua, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản đã trở thành thế mạnh kinh tế đặc biệt ở nước ta, biến nước ta thành một vùng trọng điểm về nuôi trồng thủy sản (ntts) cho tiêu dùng và xuất khẩu của cả khu vực.
Việc phát triển hoạt động ntts vùng biển, đảo nhằm tiếp tục khai thác các lợi thế về tự nhiên, xã hội và thị trường, đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào ntts nhưng vẫn bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm sản xuất thủy sản có hiệu quả, an toàn thực phẩm, giải quyết việc làm và ổn định đời sống cư dân vùng biển, đảo.
Công nhân đang chế biến thủy sản đông lạnh
1. Tình hình mặt nước nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam.
Tính đến nay, diện tích nuôi trồng đã tăng lên gần 1 triệu ha. Song song đó, quá trình tăng thâm canh cũng diễn ra ngày càng mạnh. Tất cả các nỗ lực này đã góp phần đưa thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm vị trí thứ 3 về giá trị xuất khẩu (năm 2001 và 2002).
a. Bờ biển có tiềm năng nuôi trồng thủy sản.
- Biển và ven biển là môi trường sinh sống của các loài thủy sinh trong đó có các loài thủy sản. Việt Nam có bờ biển dài 3260 km, vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng 1 triệu km2 với hơn 4000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160km2.
Các tỉnh ven biển có
tiềm năng ntts
- Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng. Đó là các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, các đầm phá, cồn cát, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạng san hô.
Vịnh Xuân Đài
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có. Bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam, với nhiều sông, suối đổ ra biển tạo thành các hệ sinh thái ven biển như đầm, phá, hệ sinh thái vùng cửa sông, hồ nước mặn ven biển, các bãi triều, rừng ngập mặn, các vũng, vịnh ven biển thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản biển và nuôi nước lợ phong phú.
Khai thác hải sản trên bãi triều ở Quảng Minh
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn nước ta vốn có diện tích tới 450 nghìn ha, riêng Nam Bộ là 300 nghìn ha, lớn thứ hai trên thế giới sau rừng ngập mặn Amadôn ở Nam Mĩ. Hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ. Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.
Một góc rừng ngập mặn
b. Quy mô khai thác nuôi trồng.
- Diện tích vùng triều có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản 1.130.000 ha, diện tích các eo vịnh khoảng 500.000 - 700.000 ha. Đây là vùng nuôi trồng thủy sản rộng lớn, góp phần quan trọng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho hàng triệu cư dân vùng biển, đảo.
- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ở khu vực ĐBSCL tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2000 là 445.300 ha với tổng sản lượng nuôi trồng là 365.141 tấn; năm 2002 là 570.300 ha, sản lượng 518.743 tấn; năm 2004 là 658.500 ha, sản lượng 773.294 tấn; năm 2005 là 685.800ha với sản lượng khoảng 983.384 tấn. Quy hoạch nuôi trồng thủy sản đến năm 2010 ở khu vực ĐBSCL đối với nuôi thủy sản nước mặn-lợ là 649.430 ha, nuôi trồng thủy sản nước ngọt là 366.590 ha cho thấy nuôi trồng thủy sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực ĐBSCL. (nguồn: http://vietfish.org)
Phân bố ntts ven biển VN
nguồn: http://vietfish.org
Một số loài được nuôi trồng ven biển:
Tôm hùm
Sò huyết
Nghêu
Bào ngư
2. Ảnh hưởng của việc nuôi trồng thủy sản biển đến môi trường.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản luôn bị tác động từ hai phía. Một mặt, nuôi trồng thủy sản phải gánh chịu các rủi ro từ những hoạt động bất khả kháng bên ngoài như bão lũ, từ các nguồn gây ô nhiễm của các ngành sản xuất khác: chất thải từ nông nghiệp (thuốc trừ sâu, diệt cỏ), chất thải công nghiệp (hóa chất, kim loại nặng), giao thông, du lịch, khai thác dầu khí. Nhưng mặt khác, hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng gây tác động bất lợi do việc xả các chất thải ra môi trường...
Ngoài ra, yếu tố biến đổi khí hậu, thời tiết bất thường cũng gây ra tác động bất lợi đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản. Do vậy, vấn đề đặt ra cho các cấp chính quyền và người dân là phải quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản, để hạn chế các tác động bất lợi đối với thủy sản nuôi. Trong xu hướng nuôi thâm canh, đặc biệt là nuôi công nghiệp thuật ngữ “chăm sóc môi trường” được sử dụng để nhấn mạnh vai trò quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản vùng biển, đảo.
Nhiều hệ sinh thái đất ngập mặn vùng biển, đảo đang bị phá hủy do phát triển kinh tế, dẫn đến mất nơi cư trú, sinh dưỡng, sinh sản... của nhiều loại động vật thủy sinh. Nguồn giống tự nhiên đang bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài thủy sản có nguy cơ tuyệt chủng.
۞Ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường:
Rừng ngập mặn ở Cà Mau
bị tàn phá để nuôi tôm
Môi trường nước ở vùng mặn hóa ven biển hàm lượng sắt (phèn hóa) trong nước do quá trình phèn hóa mạnh mẽ, N-NH3, Coliforms... gây ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, đặc biệt độ đục môi trường cao do nước phù sa và quá trình đào đắp kênh, vét ao nuôi tôm phát sinh không được xử lý thải ra môi trường.
Nước từ ao nuôi thải trực tiếp
ra môi trường
Quá trình chuyển dịch trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản diễn ra quy mô lớn ở vùng mặn hóa ven biển làm gia tăng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển. Tác động làm suy giảm rừng ngập mặn ven biển tiếp tục diễn ra ảnh hưởng đến các hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nuôi cá bè trên sông rạch, nuôi thâm canh thủy sản vùng ngọt hóa đã gây nên các tác động đến chất lượng môi trường nước ở đây.
Xâm nhập mặn ở Đb SCL
Chất thải trong nuôi trồng thủy sản là bùn thải chứa phân của các loài thủy sản tôm cá, các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như: hóa chất, vôi và các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe, Fe3+, Al3+, SO42-, các thành phần chứa H2S, NH3,... là sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí ngập nước tạo thành, nguồn bùn phù sa lắng đọng trong các ao nuôi trồng thủy sản thải ra hàng năm trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi. Đặc biệt, với các mô hình nuôi kỹ thuật cao, mật độ nuôi lớn như nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp... thì nguồn thải càng lớn và tác động gây ô nhiễm môi trường càng cao.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 17% trọng lượng khô của thức ăn cung cấp cho ao nuôi được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải ra môi trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa vào môi trường. Đối với các ao nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa đến trên 45% nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác. Các loại chất thải chứa nitơ và phốtpho ở hàm lượng cao gây nên hiện tượng phú dưỡng môi trường nước phát sinh tảo độc trong môi trường nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, nguồn chất thải này lan truyền rất nhanh đối với hệ thống nuôi cá bè trên sông, nuôi cá trong các đầm trũng ngập nước... cùng với lượng phù sa lan truyền có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước.
Dịch bệnh thủy sản
Đối với nuôi tôm vùng ven biển Nam bộ nơi có hàm lượng phù sa trong nước biển lấy vào nuôi rất lớn từ 200-888mg/l, lượng chất rắn này lắng xuống ao nuôi tôm tạo thành lớp bùn hàng năm rất dày. Vấn đề quản lý bùn thải nuôi tôm là hết sức bức xúc cần phải được quản lý để xử lý triệt để ở khu vực nuôi trồng thủy sản nước mặn vùng ĐBSCL.
Nước và bùn thải nuôi tôm chưa qua xử lý tuồn ra biển
۞Những khó khăn, thách thức trong nuôi trồng thủy sản:
Vùng biển, đảo nước ta đang đặt ra nhiều khó khăn, thử thách trong việc thực hiện quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Những khó khăn chính là về thể chế chính sách, cơ chế phối hợp giữa các ngành, trình độ và khả năng quản lý của cán bộ, trình độ khoa học kỹ thuật, ý thức bảo vệ môi trường và khả năng áp dụng công nghệ của người nuôi. Những khó khăn này không tác động đến hiệu quả của việc quản lý môi trường một cách riêng lẻ mà chúng tương tác với nhau.
Tài nguyên nước vùng biển, đảo do rất nhiều ngành sử dụng và quản lý. Mỗi ngành, mỗi cấp có những chính sách quản lý khác nhau, sự phối hợp giữa các ngành trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên nước, quản lý sử dụng một số loại thuốc, hóa chất có liên quan đến môi trường nuôi trồng thủy sản chưa được đồng bộ, còn mang tính đơn ngành. Mặt khác, các hoạt động kinh tế - xã hội thường độc lập với các hoạt động bảo vệ môi trường, do vậy các dự án thường chỉ nhằm phục vụ mục tiêu trước mắt, mà chưa tính đến tính bền vững của các hoạt động phát triển vùng biển, đảo.
Trong nuôi trồng thủy sản vùng biển, đảo vấn đề quy hoạch là một trong những hoạt động có ảnh hưởng đến quản lý môi trường. Trong những năm qua, nhiều dự án nuôi trồng thủy sản vùng biển, đảo đã được triển khai rộng khắp trên cả nước. Tuy nhiên, một số vùng đã có quy hoạch nuôi trồng thủy sản, nhưng do thiếu vốn nên dự án quy hoạch chậm triển khai, dẫn đến dân phát triển tự phát.
3. Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản biển theo hướng bền vững.
a. Định hướng phát triển bền vững.
- Ngành nuôi trồng thủy sản đang "nắm giữ" những cơ hội lớn, không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước mà còn chế biến, xuất khẩu...
- Để nuôi trồng thủy sản nước ta phát triển bền vững lâu dài chúng ta cần phải tập trung vào một số vấn đề:
Thứ nhất là chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng trong tiêu dùng, tập trung nuôi trồng theo quy mô lớn.
Thứ hai, tập trung đẩy mạnh sản xuất theo kiểu sản xuất hàng hóa đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu.
Thứ ba, tăng cường phòng chống, kiểm soát dịch bệnh và ô nhiểm môi trường.
Thứ tư, định hướng phát triển thế mạnh các vùng, các vật nuôi có thế mạnh phù hợp với từng vùng, miền.
Và cuối cùng là chúng ta phải thường xuyên tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, học tập, học hỏi những nước có ngành nuôi trồng thủy sản tiên tiến.
Bên cạnh đó chúng ta cũng phải tiếp tục đầu tư về cơ sở hạ tầng cũng như thiết bị máy móc cũng như con người để ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của nước ta có thể sánh ngang với các nước đang đứng ở tốp đầu như hiện nay, nuôi trồng theo kiểu tập trung và đầu tư vào những con chủ lực như các tra, ba sa… để đẩy mạnh xuất khẩu.
۞ Xu hướng quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản vùng biển, đảo.
Xu hướng kết hợp liên ngành và đa ngành. Quản lý môi trường biển, đảo thuộc loại hoạt động đa lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành khác nhau nên cần có sự kết hợp quản lý mang tính chất đa ngành. Hoạt động bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản vùng biển, đảo không thể thực hiện độc lập mà cần có sự hỗ trợ của các ngành khác. Hơn nữa, xét về góc độ kinh tế, nuôi trồng thủy sản biển là một chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Muốn phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, các hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được lồng ghép và phụ thuộc tương đối vào các hoạt động của các ngành khác như nông nghiệp, tài chính, giao thông, du lịch...
Xu hướng kết hợp giữa quản lý Nhà nước và quản lý dựa vào cộng đồng cư dân biển, đảo. Nhiều kết quả nghiên cứu gần đây cũng như thực tế cho thấy quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản vùng biển, đảo chỉ mang lại hiệu quả kinh tế khi những người nuôi trồng thủy sản có những cam kết cộng đồng cùng sự tham gia chỉ đạo của chính quyền địa phương và sự hỗ trợ của các cấp, các ngành.
Xu hướng ứng dụng các công nghệ nuôi bền vững vùng biển, đảo. Áp dụng các công nghệ nuôi sạch và thân thiện với môi trường để hạn chế việc sử dụng thuốc, kháng sinh và hóa chất song song với việc sử dụng các chế phẩm sinh học đang là hướng đi mới cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. Các mô hình nuôi như mô hình nuôi tôm - rong câu luân canh, nuôi nhuyễn thể bên cạnh các lồng nuôi cá biển... Việc sử dụng các chế phẩm sinh học đang là xu hướng hiện nay, thứ nhất là tạo ra sản phẩm sạch, thứ hai là xử lý được chất thải và làm sạch môi trường. Ngoài ra, nhiều sản phẩm chiết xuất từ một số thảo dược hay vi sinh có tác dụng phòng bệnh và tăng cường sức đề kháng cho động vật thủy sản vùng biển, đảo.
Xu hướng lồng ghép quản lý môi trường vào trong các dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, đảo. Trên thế giới hiện nay, các dự án phát triển kinh tế - xã hội thường được đánh giá tác động môi trường, trước khi dự án được phê duyệt. Hiện nay, khi phê duyệt dự án, người ta thường quan tâm đến tính bền vững của dự án. Muốn vậy, các hoạt động phát triển phải được cân nhắc về mặt môi trường, thông qua việc lồng ghép có hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường vào trong dự án.
b. Phương pháp phát triển cho định hướng phát triển bền vững.
- Lợi ích từ phát triển nuôi trồng thủy sản vùng biển, đảo rất lớn, không chỉ về mặt kinh tế, mà còn cả về mặt chính trị - xã hội đối với hàng triệu cư dân ven biển. Trong thời gian tới, muốn quản lý hiệu quả các vấn đề môi trường liên quan để nuôi trồng thủy sản vùng biển, đảo phát triển theo hướng bền vững, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, tăng cường quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản vùng biển, đảo để phát triển bền vững và bảo đảm quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản thống nhất trong chiến lược quản lý môi trường biển, đảo quốc gia.
Thứ hai, quan tâm đặc biệt đến công tác quy hoạch nuôi trồng thủy sản, phát triển hợp lý diện tích vùng chuyển đổi từ cây trồng ngập mặn sang nuôi trồng thủy sản, xây dựng vùng chuyên nuôi trồng thủy sản, bảo đảm phát triển nuôi trồng thủy sản vùng biển, đảo theo hướng đa dạng hóa các đối tượng nuôi, chuyển dần hình thức nuôi quảng canh sang nuôi bán thâm canh, nuôi thâm canh, có hệ thống khoanh nuôi phù hợp với các vùng sinh thái ven biển nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và khả năng lây lan của dịch bệnh.
Thứ ba, đẩy mạnh việc xây dựng chính sách, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan đến quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản vùng biển, đảo theo hướng áp dụng công nghệ sạch, mở rộng ứng dụng mô hình thực hành nuôi tốt trong nuôi trồng thủy sản. Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá và quy hoạch các vùng nuôi thủy sản tập trung một cách có cơ sở khoa học làm căn cứ cho các chương trình đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản và giám sát việc tuân thủ quy hoạch.
Thứ tư, nâng cao nhận thức cho cư dân vùng ven biển vấn đề môi trường sản xuất sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản. Quy hoạch, thiết lập mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh cho việc nuôi trồng thủy sản vùng biển, đảo.
- Để giải quyết các vấn đề về nuôi trồng thủy sản và phát triển bền vững, cần ngăn chặn ngay tình trạng phát triển nuôi tràn lan không theo quy hoạch dẫn đến hiệu quả thấp. Các đơn vị cần phối hợp với địa phương trong việc quản lý chất lượng con giống, môi trường nuôi, để không làm ảnh hưởng đến uy tín, hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, cần giảm tàu thuyền khai thác gần bờ, tăng số lượng khai thác vùng lộng và vùng khơi, gắn với bảo vệ quốc phòng an ninh trên biển.
4. Kết luận
- Việt Nam có bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam, nhiều vịnh, eo biển - là nơi nuôi dưỡng, sinh trưởng của các loài thủy sản, chứa đựng nhiều tài nguyên và nguồn lợi phong phú đã tạo cho nước ta có một tiềm năng to lớn để phát triển toàn diện ngành kinh tế thủy sản và các ngành kinh tế quan trọng khác. Khai thác thủy sản đã và đang đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển của đất nước. Nếu khai thác hợp lý nguồn lợi hải sản sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và đảm bảo cân bằng sinh thái trong vùng. Tuy nhiên, việc khai thác hải sản đã và đang đặt ra nhiều vấn đề trong quản lý và sử dụng nguồn lợi, bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là các vùng ven biển. Vì vậy, để phát triển kinh tế thuỷ sản thì không thể không quan tâm đến việc sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản, trong đó có Việt Nam.
Các nguồn tham khảo:
www.biengioilanhtho.gov.vn/vie/nuoitrongthuysan-phattrien-nd-e66f1864.aspx
www.Chinhphu.vn
http://vietfish.org
www.vietnamnet.com
Thái Ngọc Chiến, 2008. Hiện trạng khai thác hải sản ven bờ Việt Nam. Thông tin Khoa học Công nghệ - Kinh tế thủy sản tháng 07/2008.
Chu Hồi, Một số vấn đề về phát triển bền vững đối với ngành thuỷ sản, Diễn đàn “Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững”, Hà Nội, 2004
The End
Cảm ơn sự lắng nghe của cô và các bạn!
Môn: Tài nguyên rừng và biển.
Chủ đề 6: Hiện trạng nuôi trồng thủy sản ven biển ở Việt Nam và ảnh hưởng đến môi trường như thế nào và định hướng phát triển bền vững.
Trường ĐH Đồng Tháp
Lớp ĐH KHMT10
Nhóm 2 thực hiện:
Danh sách nhóm:
1.Bùi Đức Duyên
2.Nguyễn Thị Thúy Hằng
3.Phan Văn Hậu
4.Bùi Thị Diệu Hiền
5.Đoàn Cao Thạch
6.Huỳnh Chí Trung
7.Lương Thị Ngọc Tuyết
Mục Lục:
Giới thiệu chủ đề
Tình hình mặt nước nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam.
Ảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản đến môi trường.
Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo, nguồn cung cấp thông tin cho bài báo cáo.
Nhiều năm qua, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản đã trở thành thế mạnh kinh tế đặc biệt ở nước ta, biến nước ta thành một vùng trọng điểm về nuôi trồng thủy sản (ntts) cho tiêu dùng và xuất khẩu của cả khu vực.
Việc phát triển hoạt động ntts vùng biển, đảo nhằm tiếp tục khai thác các lợi thế về tự nhiên, xã hội và thị trường, đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào ntts nhưng vẫn bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm sản xuất thủy sản có hiệu quả, an toàn thực phẩm, giải quyết việc làm và ổn định đời sống cư dân vùng biển, đảo.
Công nhân đang chế biến thủy sản đông lạnh
1. Tình hình mặt nước nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam.
Tính đến nay, diện tích nuôi trồng đã tăng lên gần 1 triệu ha. Song song đó, quá trình tăng thâm canh cũng diễn ra ngày càng mạnh. Tất cả các nỗ lực này đã góp phần đưa thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm vị trí thứ 3 về giá trị xuất khẩu (năm 2001 và 2002).
a. Bờ biển có tiềm năng nuôi trồng thủy sản.
- Biển và ven biển là môi trường sinh sống của các loài thủy sinh trong đó có các loài thủy sản. Việt Nam có bờ biển dài 3260 km, vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng 1 triệu km2 với hơn 4000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160km2.
Các tỉnh ven biển có
tiềm năng ntts
- Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng. Đó là các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, các đầm phá, cồn cát, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạng san hô.
Vịnh Xuân Đài
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có. Bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam, với nhiều sông, suối đổ ra biển tạo thành các hệ sinh thái ven biển như đầm, phá, hệ sinh thái vùng cửa sông, hồ nước mặn ven biển, các bãi triều, rừng ngập mặn, các vũng, vịnh ven biển thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản biển và nuôi nước lợ phong phú.
Khai thác hải sản trên bãi triều ở Quảng Minh
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn nước ta vốn có diện tích tới 450 nghìn ha, riêng Nam Bộ là 300 nghìn ha, lớn thứ hai trên thế giới sau rừng ngập mặn Amadôn ở Nam Mĩ. Hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ. Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.
Một góc rừng ngập mặn
b. Quy mô khai thác nuôi trồng.
- Diện tích vùng triều có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản 1.130.000 ha, diện tích các eo vịnh khoảng 500.000 - 700.000 ha. Đây là vùng nuôi trồng thủy sản rộng lớn, góp phần quan trọng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho hàng triệu cư dân vùng biển, đảo.
- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ở khu vực ĐBSCL tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2000 là 445.300 ha với tổng sản lượng nuôi trồng là 365.141 tấn; năm 2002 là 570.300 ha, sản lượng 518.743 tấn; năm 2004 là 658.500 ha, sản lượng 773.294 tấn; năm 2005 là 685.800ha với sản lượng khoảng 983.384 tấn. Quy hoạch nuôi trồng thủy sản đến năm 2010 ở khu vực ĐBSCL đối với nuôi thủy sản nước mặn-lợ là 649.430 ha, nuôi trồng thủy sản nước ngọt là 366.590 ha cho thấy nuôi trồng thủy sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực ĐBSCL. (nguồn: http://vietfish.org)
Phân bố ntts ven biển VN
nguồn: http://vietfish.org
Một số loài được nuôi trồng ven biển:
Tôm hùm
Sò huyết
Nghêu
Bào ngư
2. Ảnh hưởng của việc nuôi trồng thủy sản biển đến môi trường.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản luôn bị tác động từ hai phía. Một mặt, nuôi trồng thủy sản phải gánh chịu các rủi ro từ những hoạt động bất khả kháng bên ngoài như bão lũ, từ các nguồn gây ô nhiễm của các ngành sản xuất khác: chất thải từ nông nghiệp (thuốc trừ sâu, diệt cỏ), chất thải công nghiệp (hóa chất, kim loại nặng), giao thông, du lịch, khai thác dầu khí. Nhưng mặt khác, hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng gây tác động bất lợi do việc xả các chất thải ra môi trường...
Ngoài ra, yếu tố biến đổi khí hậu, thời tiết bất thường cũng gây ra tác động bất lợi đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản. Do vậy, vấn đề đặt ra cho các cấp chính quyền và người dân là phải quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản, để hạn chế các tác động bất lợi đối với thủy sản nuôi. Trong xu hướng nuôi thâm canh, đặc biệt là nuôi công nghiệp thuật ngữ “chăm sóc môi trường” được sử dụng để nhấn mạnh vai trò quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản vùng biển, đảo.
Nhiều hệ sinh thái đất ngập mặn vùng biển, đảo đang bị phá hủy do phát triển kinh tế, dẫn đến mất nơi cư trú, sinh dưỡng, sinh sản... của nhiều loại động vật thủy sinh. Nguồn giống tự nhiên đang bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài thủy sản có nguy cơ tuyệt chủng.
۞Ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường:
Rừng ngập mặn ở Cà Mau
bị tàn phá để nuôi tôm
Môi trường nước ở vùng mặn hóa ven biển hàm lượng sắt (phèn hóa) trong nước do quá trình phèn hóa mạnh mẽ, N-NH3, Coliforms... gây ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, đặc biệt độ đục môi trường cao do nước phù sa và quá trình đào đắp kênh, vét ao nuôi tôm phát sinh không được xử lý thải ra môi trường.
Nước từ ao nuôi thải trực tiếp
ra môi trường
Quá trình chuyển dịch trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản diễn ra quy mô lớn ở vùng mặn hóa ven biển làm gia tăng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển. Tác động làm suy giảm rừng ngập mặn ven biển tiếp tục diễn ra ảnh hưởng đến các hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nuôi cá bè trên sông rạch, nuôi thâm canh thủy sản vùng ngọt hóa đã gây nên các tác động đến chất lượng môi trường nước ở đây.
Xâm nhập mặn ở Đb SCL
Chất thải trong nuôi trồng thủy sản là bùn thải chứa phân của các loài thủy sản tôm cá, các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như: hóa chất, vôi và các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe, Fe3+, Al3+, SO42-, các thành phần chứa H2S, NH3,... là sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí ngập nước tạo thành, nguồn bùn phù sa lắng đọng trong các ao nuôi trồng thủy sản thải ra hàng năm trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi. Đặc biệt, với các mô hình nuôi kỹ thuật cao, mật độ nuôi lớn như nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp... thì nguồn thải càng lớn và tác động gây ô nhiễm môi trường càng cao.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 17% trọng lượng khô của thức ăn cung cấp cho ao nuôi được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải ra môi trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa vào môi trường. Đối với các ao nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa đến trên 45% nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác. Các loại chất thải chứa nitơ và phốtpho ở hàm lượng cao gây nên hiện tượng phú dưỡng môi trường nước phát sinh tảo độc trong môi trường nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, nguồn chất thải này lan truyền rất nhanh đối với hệ thống nuôi cá bè trên sông, nuôi cá trong các đầm trũng ngập nước... cùng với lượng phù sa lan truyền có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước.
Dịch bệnh thủy sản
Đối với nuôi tôm vùng ven biển Nam bộ nơi có hàm lượng phù sa trong nước biển lấy vào nuôi rất lớn từ 200-888mg/l, lượng chất rắn này lắng xuống ao nuôi tôm tạo thành lớp bùn hàng năm rất dày. Vấn đề quản lý bùn thải nuôi tôm là hết sức bức xúc cần phải được quản lý để xử lý triệt để ở khu vực nuôi trồng thủy sản nước mặn vùng ĐBSCL.
Nước và bùn thải nuôi tôm chưa qua xử lý tuồn ra biển
۞Những khó khăn, thách thức trong nuôi trồng thủy sản:
Vùng biển, đảo nước ta đang đặt ra nhiều khó khăn, thử thách trong việc thực hiện quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Những khó khăn chính là về thể chế chính sách, cơ chế phối hợp giữa các ngành, trình độ và khả năng quản lý của cán bộ, trình độ khoa học kỹ thuật, ý thức bảo vệ môi trường và khả năng áp dụng công nghệ của người nuôi. Những khó khăn này không tác động đến hiệu quả của việc quản lý môi trường một cách riêng lẻ mà chúng tương tác với nhau.
Tài nguyên nước vùng biển, đảo do rất nhiều ngành sử dụng và quản lý. Mỗi ngành, mỗi cấp có những chính sách quản lý khác nhau, sự phối hợp giữa các ngành trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên nước, quản lý sử dụng một số loại thuốc, hóa chất có liên quan đến môi trường nuôi trồng thủy sản chưa được đồng bộ, còn mang tính đơn ngành. Mặt khác, các hoạt động kinh tế - xã hội thường độc lập với các hoạt động bảo vệ môi trường, do vậy các dự án thường chỉ nhằm phục vụ mục tiêu trước mắt, mà chưa tính đến tính bền vững của các hoạt động phát triển vùng biển, đảo.
Trong nuôi trồng thủy sản vùng biển, đảo vấn đề quy hoạch là một trong những hoạt động có ảnh hưởng đến quản lý môi trường. Trong những năm qua, nhiều dự án nuôi trồng thủy sản vùng biển, đảo đã được triển khai rộng khắp trên cả nước. Tuy nhiên, một số vùng đã có quy hoạch nuôi trồng thủy sản, nhưng do thiếu vốn nên dự án quy hoạch chậm triển khai, dẫn đến dân phát triển tự phát.
3. Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản biển theo hướng bền vững.
a. Định hướng phát triển bền vững.
- Ngành nuôi trồng thủy sản đang "nắm giữ" những cơ hội lớn, không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước mà còn chế biến, xuất khẩu...
- Để nuôi trồng thủy sản nước ta phát triển bền vững lâu dài chúng ta cần phải tập trung vào một số vấn đề:
Thứ nhất là chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng trong tiêu dùng, tập trung nuôi trồng theo quy mô lớn.
Thứ hai, tập trung đẩy mạnh sản xuất theo kiểu sản xuất hàng hóa đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu.
Thứ ba, tăng cường phòng chống, kiểm soát dịch bệnh và ô nhiểm môi trường.
Thứ tư, định hướng phát triển thế mạnh các vùng, các vật nuôi có thế mạnh phù hợp với từng vùng, miền.
Và cuối cùng là chúng ta phải thường xuyên tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, học tập, học hỏi những nước có ngành nuôi trồng thủy sản tiên tiến.
Bên cạnh đó chúng ta cũng phải tiếp tục đầu tư về cơ sở hạ tầng cũng như thiết bị máy móc cũng như con người để ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của nước ta có thể sánh ngang với các nước đang đứng ở tốp đầu như hiện nay, nuôi trồng theo kiểu tập trung và đầu tư vào những con chủ lực như các tra, ba sa… để đẩy mạnh xuất khẩu.
۞ Xu hướng quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản vùng biển, đảo.
Xu hướng kết hợp liên ngành và đa ngành. Quản lý môi trường biển, đảo thuộc loại hoạt động đa lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành khác nhau nên cần có sự kết hợp quản lý mang tính chất đa ngành. Hoạt động bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản vùng biển, đảo không thể thực hiện độc lập mà cần có sự hỗ trợ của các ngành khác. Hơn nữa, xét về góc độ kinh tế, nuôi trồng thủy sản biển là một chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Muốn phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, các hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được lồng ghép và phụ thuộc tương đối vào các hoạt động của các ngành khác như nông nghiệp, tài chính, giao thông, du lịch...
Xu hướng kết hợp giữa quản lý Nhà nước và quản lý dựa vào cộng đồng cư dân biển, đảo. Nhiều kết quả nghiên cứu gần đây cũng như thực tế cho thấy quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản vùng biển, đảo chỉ mang lại hiệu quả kinh tế khi những người nuôi trồng thủy sản có những cam kết cộng đồng cùng sự tham gia chỉ đạo của chính quyền địa phương và sự hỗ trợ của các cấp, các ngành.
Xu hướng ứng dụng các công nghệ nuôi bền vững vùng biển, đảo. Áp dụng các công nghệ nuôi sạch và thân thiện với môi trường để hạn chế việc sử dụng thuốc, kháng sinh và hóa chất song song với việc sử dụng các chế phẩm sinh học đang là hướng đi mới cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. Các mô hình nuôi như mô hình nuôi tôm - rong câu luân canh, nuôi nhuyễn thể bên cạnh các lồng nuôi cá biển... Việc sử dụng các chế phẩm sinh học đang là xu hướng hiện nay, thứ nhất là tạo ra sản phẩm sạch, thứ hai là xử lý được chất thải và làm sạch môi trường. Ngoài ra, nhiều sản phẩm chiết xuất từ một số thảo dược hay vi sinh có tác dụng phòng bệnh và tăng cường sức đề kháng cho động vật thủy sản vùng biển, đảo.
Xu hướng lồng ghép quản lý môi trường vào trong các dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, đảo. Trên thế giới hiện nay, các dự án phát triển kinh tế - xã hội thường được đánh giá tác động môi trường, trước khi dự án được phê duyệt. Hiện nay, khi phê duyệt dự án, người ta thường quan tâm đến tính bền vững của dự án. Muốn vậy, các hoạt động phát triển phải được cân nhắc về mặt môi trường, thông qua việc lồng ghép có hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường vào trong dự án.
b. Phương pháp phát triển cho định hướng phát triển bền vững.
- Lợi ích từ phát triển nuôi trồng thủy sản vùng biển, đảo rất lớn, không chỉ về mặt kinh tế, mà còn cả về mặt chính trị - xã hội đối với hàng triệu cư dân ven biển. Trong thời gian tới, muốn quản lý hiệu quả các vấn đề môi trường liên quan để nuôi trồng thủy sản vùng biển, đảo phát triển theo hướng bền vững, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, tăng cường quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản vùng biển, đảo để phát triển bền vững và bảo đảm quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản thống nhất trong chiến lược quản lý môi trường biển, đảo quốc gia.
Thứ hai, quan tâm đặc biệt đến công tác quy hoạch nuôi trồng thủy sản, phát triển hợp lý diện tích vùng chuyển đổi từ cây trồng ngập mặn sang nuôi trồng thủy sản, xây dựng vùng chuyên nuôi trồng thủy sản, bảo đảm phát triển nuôi trồng thủy sản vùng biển, đảo theo hướng đa dạng hóa các đối tượng nuôi, chuyển dần hình thức nuôi quảng canh sang nuôi bán thâm canh, nuôi thâm canh, có hệ thống khoanh nuôi phù hợp với các vùng sinh thái ven biển nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và khả năng lây lan của dịch bệnh.
Thứ ba, đẩy mạnh việc xây dựng chính sách, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan đến quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản vùng biển, đảo theo hướng áp dụng công nghệ sạch, mở rộng ứng dụng mô hình thực hành nuôi tốt trong nuôi trồng thủy sản. Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá và quy hoạch các vùng nuôi thủy sản tập trung một cách có cơ sở khoa học làm căn cứ cho các chương trình đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản và giám sát việc tuân thủ quy hoạch.
Thứ tư, nâng cao nhận thức cho cư dân vùng ven biển vấn đề môi trường sản xuất sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản. Quy hoạch, thiết lập mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh cho việc nuôi trồng thủy sản vùng biển, đảo.
- Để giải quyết các vấn đề về nuôi trồng thủy sản và phát triển bền vững, cần ngăn chặn ngay tình trạng phát triển nuôi tràn lan không theo quy hoạch dẫn đến hiệu quả thấp. Các đơn vị cần phối hợp với địa phương trong việc quản lý chất lượng con giống, môi trường nuôi, để không làm ảnh hưởng đến uy tín, hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, cần giảm tàu thuyền khai thác gần bờ, tăng số lượng khai thác vùng lộng và vùng khơi, gắn với bảo vệ quốc phòng an ninh trên biển.
4. Kết luận
- Việt Nam có bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam, nhiều vịnh, eo biển - là nơi nuôi dưỡng, sinh trưởng của các loài thủy sản, chứa đựng nhiều tài nguyên và nguồn lợi phong phú đã tạo cho nước ta có một tiềm năng to lớn để phát triển toàn diện ngành kinh tế thủy sản và các ngành kinh tế quan trọng khác. Khai thác thủy sản đã và đang đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển của đất nước. Nếu khai thác hợp lý nguồn lợi hải sản sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và đảm bảo cân bằng sinh thái trong vùng. Tuy nhiên, việc khai thác hải sản đã và đang đặt ra nhiều vấn đề trong quản lý và sử dụng nguồn lợi, bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là các vùng ven biển. Vì vậy, để phát triển kinh tế thuỷ sản thì không thể không quan tâm đến việc sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản, trong đó có Việt Nam.
Các nguồn tham khảo:
www.biengioilanhtho.gov.vn/vie/nuoitrongthuysan-phattrien-nd-e66f1864.aspx
www.Chinhphu.vn
http://vietfish.org
www.vietnamnet.com
Thái Ngọc Chiến, 2008. Hiện trạng khai thác hải sản ven bờ Việt Nam. Thông tin Khoa học Công nghệ - Kinh tế thủy sản tháng 07/2008.
Chu Hồi, Một số vấn đề về phát triển bền vững đối với ngành thuỷ sản, Diễn đàn “Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững”, Hà Nội, 2004
The End
Cảm ơn sự lắng nghe của cô và các bạn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Cao Thạch
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)