Hệ tuần hoàn ở đv không xương sống

Chia sẻ bởi Phạm Thị Nhung | Ngày 23/10/2018 | 72

Chia sẻ tài liệu: Hệ tuần hoàn ở đv không xương sống thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng thầy cô
cùng các bạn!
Đã đến theo dõi bài báo cáo của nhóm 3.
Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn ở
động vật không xương sống

Ở động vật nguyên sinh hay động vật đa bào bậc thấp ( thủy tức, giun giẹp…) chưa có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi trực tiếp với môi trường bên ngoài.
Amip
Vậy nếu sinh vật có kích thước lớn và cấu tạo phức tạp hơn thì việc khuếch tán có đáp ứng nhu cầu cơ thể?
Các khoảng cách bên trong rất lớn nên gây khó khăn cho sự khuếch tán.
Phần lớn mặt ngoài cơ thể không thấm nước ( để giữ nước) => không thể trao đổi chất qua bề mặt.
Diện tích bề mặt cơ thể rất nhỏ so với tổng diện tích nên sự khuếch tán các chất qua bề mặt không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.
Cơ thể cần có hệ tuần hoàn.
Giun vòi:
Hệ tuần hoàn của giun vòi là hệ thống mạch kín, có mạnh lưng, 2 mạch bên và vài phần của cơ thể, giữa chúng có mạch nối.
Không có tim.
Hồng cầu có Hemoglobin.
Máu lưu thông qua các mạch vận động cơ thể và co của cơ mạch.

Giun tròn: Chưa có hệ thống tuần hoàn.
Nhưng có xoang giả nằm giữa thành cơ thể và thành ruột phát triển từ xoang phôi nang. Xoang này chứa dịch tham gia vào việc luân chuyển các chất.

Thân mềm:
Hệ tuần hoàn hở khá phát triển (trừ mực có hệ tuần hoàn kín).
Tim nằm trong xoang bao tim, gồm 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ thông nhau qua 1-2 đôi van nhĩ thất; 2 tâm nhĩ cùng thông nhau ở phía sau tâm thất.
Hệ tuần hoàn của trai sông
1.Đường cắt mở khoang từ phía lưng 2.Rãnh bên
3.Thành khoang bao tim 4.Động mạch trước
5.Tâm thất 6.Tâm nhĩ trái 7.Tâm nhĩ phải
8.Đáy tâm thất 9.Lỗ thận 10.Ruột 11.Lỗ áo lưng


 Thân mềm là động vật không xương sống duy nhất có tim chia ra tâm nhĩ và tâm thất như ở động vật có xương sống.
Hệ mạch và hệ khe xoang dẫn máu: Động mạch chủ xuất phát từ tâm thất đưa máu về phía trước rồi qua các nhánh mạch chảy vào nội quan. Máu từ mô tập trung lại trong các khe xoang rồi theo các mạch đi tập trung về tâm nhĩ.
Giun đốt:
- Hệ tuần hoàn kín
- Cấu tạo hệ tuần hoàn của giun đốt phức tạp hơn giun vòi. Có mạch lưng và mạch bụng, có tim bên đẩy máu vào mạch bụng, có mao mạch.

Hệ tuần hoàn của giun ít tơ
A – Aeolosoma (theo Marais)
B - Giun quắn(theo Bahl)
1.Mạch lưng 2.Mạch bụng 3.Mạch dưới thần kinh
4.Mạch bên thực quản 5.Mạch tới da 6.Tim
7.Hầu 8.Dạ dày cơ 9.Ruột
10.Mạng mao mạch ruột 11.Miệng 12.Hậu môn
Hệ tuần hoàn ở châu chấu
Chân khớp:
Hệ tuần hoàn hở.
Một mạch chạy dọc dưới sống lưng gọi là tim với các lỗ tim ở 2 bên.
Khi tim co, máu dồn vào đầu rồi đến các phần của cơ thể, ngập trong hệ khe hổng. Máu trở về khoang bao tim vào tim qua lỗ tim. Các lỗ tim đều có van không cho máu đi ngược chiều.
Máu chứa huyết sắc tố hemoglobin ( màu đỏ) hoặc hemococyanin (màu xanh).
Giáp xác:
- Có mức độ tổ chức như sơ đồ chung của chân khớp, tuy nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của hệ hô hấp.
- Bộ phận chủ yếu là một ống lưng, có phần phình có khả năng co bóp, được gọi là tim. Tim có lỗ tim và xoang tim. Máu sau khi chảy ra khỏi tim thì chảy vào trong các xoang hở ở các nội quan của cơ thể
- Hệ tuần hoàn hở.
Sâu bọ:
Hệ tuần hoàn hoạt động nhờ co duỗi của 2 màng chắn chứa lưng và phía bụng cơ thể. Màng chắn phía lưng, có nền là cơ hình cánh, khi co sẽ làm giản xoang bao tim và buồng tim, máu từ ngoài dồn vào xoang bao tim rồi vào buồng tim qua các lỗ tim.
Tiếp theo thành ống tim co lại dồn máu về phía trước, qua động mạch đến nội quan vùng đầu. Màng bụng co làm máu chuyển từ vùng đầu tới các nội quan phía sau, rồi tập trung vào các hệ khe hổng trước khi trở về khoang bao tim.
Máu của sâu bọ không có màu hoặc có màu, vàng nhạt hoặc xanh nhạt, hầu hết không có sắc tố máu. Do máu không có sắc tố tải oxi và khí CO2 nên hầu như không tham gia vào hoạt động hô hấp, chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho các phần của cơ thể và chuyển các sản phẩm dị hóa tới cơ quan bài tiết. Trong máu có tế bào thực bào, bảo vệ cơ thể khỏi các thể lạ.
Hệ thống tuần hoàn của động vật không xương sống:

Từ chỗ chưa phân hóa ở động vật nguyên sinh, động vật đa bào bậc thấp( thủy tức…) đến phân hóa hơn:
Giun đất có vòng tuần hoàn kín, chưa có tâm nhĩ và tâm thất.
Chân khớp có vòng tuần hoàn hở, chưa có tâm nhĩ và tâm thất
Thân mềm có hệ tuần hoàn hở( trừ ở mực) tương đối phát triển, là loài duy nhất trong động vật không xương sống tim chia tâm thất và tâm nhĩ.
Trên đây là bài báo cáo của nhóm em, mong nhận được lời nhận xét của thầy giáo và các bạn giúp cho bài báo cáo được
hoàn thiện hơn!
Nhóm 3:
Ngô Thị Kiều Anh
Trần Thị Mai Chinh
Phạm Thị Bích Đào
Nguyễn Thị Thùy Dung( nhóm trưởng)
Phạm Thị Hà
Lê Thị Thu Hằng
Mai Ánh Hằng
Lý Thị Huệ
Lê Thị Minh Ly
Phạm Thị Mong
Nguyễn Mai Phương
Đỗ Thị Thoan
Trịnh Thị Hoài Thu
Phạm Thị thuỷ Tiên
Trương Thị Ánh Tuyết

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)