Hệ tuần hoàn - bạch huyết môn mô phôi(full)

Chia sẻ bởi Đỗ Kim Yến | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: hệ tuần hoàn - bạch huyết môn mô phôi(full) thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

BÀI BÁO CÁO MÔ PHÔI HỌC
Chuyên đề: hệ tuần hoàn
và cơ quan tạo huyết

GVHD: TRẦN THỊ THANH THÚY
Nhóm 1:
Đỗ Kim Yến
Từ Thị Tường Vy
Nguyễn Thị Điệp
Nguyễn Thị Yến Nhi
CHƯƠNG II. HỆ THỐNG TUẦN HOÀN VÀ CƠ QUAN TẠO HUYẾT
A. Hệ Thống Tuần Hoàn
I.MẠCH MÁU
II.TIM
III. MẠCH BẠCH HUYẾT
B. Cơ Quan Tạo Huyết
I. NỐT BẠCH HUYẾT
II.HẠCH BẠCH HUYẾT
III. LÁCH
IV.TỦY XƯƠNG
V. TUYẾN ỨC
VI. TÚI FABRICIUS CỦA GIA CẦM
 
A.Hệ Thống Tuần Hoàn

I. Mạch máu
II. Tim
III. Mạch bạch huyết
I. Mạch máu



Nhiệm vụ chung:
- Dẫn máu
- Điều chỉnh lượng máu đến các quan cơ thể.
- Trung gian của sự TĐC giữa máu và mô
Gồm : mao mạch, động mạch và tĩnh mạch




- Là những ống máu nhỏ và đều len lách khắp cơ quan, đem máu đến từng tb.
- Đường kính rất nhỏ, khoảng 20 - 30µm.
- Vận tốc máu nơi đây rất chậm.

1. Mao mạch
2. Động mạch
- Là những mạch dẫn máu từ tim đến cơ quan,có lòng ống tròn nhỏ, thành dày, cấu tạo bởi mô hóa keo, đàn hồi và mô cơ trơn.
- Phân loại:
+ ĐM đàn hồi
+ ĐM trung bình
+ ĐM nhỏ



3. Tĩnh mạch
- Là các ống dẫn máu về tim,

- cấu tạo: có 3 lớp rõ rệt ở TM lớn ở chi và thân, 2 lớp ở TM nhỏ (xương, màng não,gan, lách)
- có lòng rộng,thành mỏng hơn ĐM cùng cỡ
- vách có nhiều sợi keo,ít sợi cơ,sợi đàn hồi

- có van tĩnh mạch (trừ TM trong mô, phổi,thận,tử cung, xương ko có van),có chức năng quan trọng trong sự lưu thông máu ở tĩnh mạch.

+ van có hình bán nguyệt

+ các van hướng về tim cản ko cho máu chảy ngược lại
tĩnh mạch chân và van
A
II. TIM

Chia làm 3 lớp:
màng ngoài cơ tim
cơ tim
Màng lót cơ tim
màng lót cơ tim


- cấu tạo: lớp nội mạc nằm trên lớp lk có sợi đàn hồi,sợi cơ trơn và sợi lưới

- ko có mạch máu./
tim


2. Cơ tim

- Tim co bóp 1 cách tự động nhờ mô nút,đó là những tế bào cơ tim giữa tính chất phôi thai nằm trong mô liên kết có sợi đàn hồi và hai loại thần kinh tự động.
- Tb mô nút chứa 1 nhân, vùng trung tâm có nhiều tb chất,vùng ngoại vi ít tơ cơ.

- Sợi cơ của nút có tính co rút nhịp nhàng phát ra xung động giúp các tâm thất co bóp.
- Trái tim có 2 nút: nút Keithflack và nút Aschoff Tawara
Sợi tơ cơ
tim
3. Màng ngoài cơ tim

Là 1 màng tương, gồm 2 lá:
+ lá thành:là biểu mô khối đơn tựa lên lớp liên kết. qua lớp lk là bao sợi của màng ngoài tim.
+ lá tạng:
 là lớp biểu mô cao, thay đổi tùy theo trạng thái tim co hay giãn.
 Có nhiều mạch máu và sợi thần kinh cảm giác
 Dưới biểu mô là lớp liên kết mỏng rồi đến cơ tim
4. Van tim

Van của tim gồm 1 lớp nội mạc nằm 2 bên 1 lớp liên kết xen lẫn sợi đàn hồi.
Phải
5. Mô sinh lý học của tim

Cơ tim có khả năng đón nhận kích thích từ các tác nhân cơ học, điện, hóa học,..gọi là tính hưng phấn (HF)
Tính HF chịu ảnh hưởng hệ tk dinh dưỡng:
+ tk phế vị làm tính HF giảm
+ tk giao cảm làm tính HF tăng.
Khi bị kích thích tim sẽ đáp ứng lại bằng sự co thắt, bắt đầu từ tâm nhĩ,rồi đến tâm thất./
A
III. Mạch bạch huyết

Hệ bạch huyết còn gọi là mạng lưới gồm nhiều mạch bạch huyết, phân nhánh tương tự mạch máu, đi vào các mô ở khắp cơ thể.
1. Mao mạch bạch huyết
Nằm trong mô liên kết (nhiều ở mô lk thưa), chạy dọc theo các động mạch và tĩnh mạch của cơ thể.
Đường kính ko đều
Cấu tạo đơn giản:chỉ 1 lớp nội mô ko có màng đáy.
2. Tĩnh mạch bạch huyết

- Nối tiếp với mao mạch bạch huyết, có đường kính lớn dần

- Thành nhỏ, gồm 1 lớp nội mô và 1 lớp liên kết đàn hồi xung quanh.

- Phân loại mạch bạch huyết theo tác dụng có 2 loại
+ loại đẩy dịch đi tới: thành dày, nhiều sợi cơ
+ loại tiếp nhận dịch: thành mỏng, ít sợi cơ.
4. Mô sinh lý mạch bạch huyết
chương
- Nhiệm vụ của TMBH là bổ sung cho tuần hoàn máu như:
- thu và trả lại máu những protit đã lọt qua thành mạch máu và dịch mô
- hấp thu lipit, dịch đã tiết vào các xoang
- bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và vật lạ./
B. Cơ Quan Tạo Huyết

I. NỐT BẠCH HUYẾT
II.HẠCH BẠCH HUYẾT
III. LÁCH
IV.TỦY XƯƠNG
V. TUYẾN ỨC
VI. TÚI FABRICIUS CỦA GIA CẦM
B. CƠ QUAN TẠO HUYẾT

Là những cơ quan có nhiệm vụ chính là tạo ra huyết cầu,ngoài ra còn phá hủy những huyết cầu già, những ngoại vật xâm nhập cơ thể.
Vị trí: nằm dọc theo các mạch máu, mạch bạch huyết, có liên hê mật thiết với hệ TH.
I. NỐT BẠCH HUYẾT (hạt lympho)
- Là những nốt nhỏ (đkính),thường có hình cầu.
- Nằm trong mô lk thưa dưới biểu mô trong niêm mạc và phân bố khắp nơi trong cơ thể.
- Phát triển mạnh ở thời kì con non, về sau giảm dần.
Nốt bạch huyết
 Cấu tạo:
Ko có vỏ bọc, nằm xen lẫn với mô lk của cơ quan.
Bên trong chứa các lympho bào thường là loại nhỏ
Nhân choáng gần hết tb.
Chia làm 2 vùng:

+vùng trung tâm:màu sáng, là nơi tb lympho phân chia tạo đại thực bào
+vàng ngoại vi:chiếm những tb trưởng thành, ko có sự phân chia.
 Nhiệm vụ:
- Tạo ra các lympho bào
- Thực bào

- Sinh kháng thể./
B
II. hạch bạch huyết (hạch lamba)
1. Hình dạng
Hình cầu, hình dĩa màu hồng hoặc xám
Nằm dọc theo đường đi của mạch bạch huyết.
2. cấu tạo
- đường kính 0.6 – 1cm.
- vỏ bọc bằng mô liên kết,trong có lẫn sợi cơ trơn
- gồm 2 miền: vỏ hạch và tủy
+ vỏ hạch:
 Vùng vỏ: chứa nốt bạch huyết.có khả năng triển dưỡng và tăng sản khi có p.ư miễn dịch-thể dịch.

 Vùng cận vỏ: chứa nhiều lympho T có thể triển dưỡng, và số ít đại thực bào.
+ vùng tủy:
 gồm những tb xếp nối tiếp, xen kẽ có xoang BH miền tủy ko co màng đáy.

.  rốn hạch: là phần lõm của hạch bạch huyết,có động mạch và tĩnh mạch đi vào hạch.
Các mạch máu theo mô lk vào hạch,và thường chỉ tập trung ở vùng tủy.
Lớp vỏ
Nang bạch huyết
Xoang bạch huyết
Vùng cận vỏ
Vùng tủy
Xoang tủy
3. mô sinh lý hạch bh
là nơi hình thành những tb có vai trò miễn dịch(như lympho bào và tương bào)
là nơi tiếp xúc của kháng nguyên và các tb có khả năng miễn nhiễm
tiêu hủy hồng cầu già khi lách ko hoạt động
 có thể đảm nhận chức năng tạo máu nhủ tủy xương
Hạch bạch huyết
Mạch bạch huyết
B
III. LÁCH
Cấu tạo: vỏ bọc, mô lách, và mạch máu
1. Vỏ bọc:
Cấu tạo từ mô lk có lẫn sợi cơ trơn và sợi đàn hồi
Có những vách ngăn l.kết mang theo mạch máu chạy vào trong, chia lách làm nhiều thùy.
2. Mạch máu:
Các mạch lớn theo vách ngăn vào rồi chia nhánh trong các tiểu thùy
các nhánh này đều bị lympho bào bao bọc.
các nhánh tận cùng có thành dày, nhiều sợi cơ gọi là tiểu động mạch trung tâm
3. Mô lách

Gồm vùng tủy đỏ và tủy trắng xen kẽ nhau
a. Tủy trắng
Gồm những nốt bạch huyết tròn hay dài. Còn gọi là tiểu thể Malpighi, có màu trắng.
mỗi nốt có một vài tiểu động mạch xuyên qua tiểu động mạch trung tâm.
Vùng giữa nốt gọi là trung tâm sinh trưởng.,
Số lượng malpighi phụ thuộc vào tuổi tác và tình trạng cơ thể.
b. Tủy đỏ
Nằm chen chung quanh các Malpighi, chứa nhiều hồng cầu, mạch máu.
Cấu tạo: gồm những mô sợi lưới tạo thành xoang và những chuỗi tb lympho xen lẫn các dòng tb máu: dòng hồng cầu, dòng bạch cầu,..tạo thành dây gọi là dây Billroth.
Xen giữa tủy đỏ và tủy trắng là mô lưới và lưới sợi.
4. Mô sinh lý của lách
ở bào thai: lách là nởi sản xuất các t.phần của máu: lympho bào, hồng cầu, bạch cầu đa nhân.
ở thú trưởng thành: tạo lympho bào và phá hủy các hồng cầu già yếu.ngoài ra còn tạo hồng cầu khi tủy xương suy yếu khả năng tạo máu.
Điều hòa lượng máu trong cơ thể bằng cách phồng to lách để chứa máu,khi cần sẽ co bóp đẩy máu đi.
Tiết enzim tiêu hủy nguyên sinh động vật và ký sinh trùng đường máu.
Trong thú y lách dc ứng dụng để chẩn đoán 1 số bệnh: nhiệt thán, dịch tả heo./
B
VI. TỦY XƯƠNG
Là mô liên kết mềm chứa trong các hốc của tủy xương, gồm 3 loại:
Màu hồng: ở các hốc xương xốp
Màu vàng: ở hốc các xương dài
Màu xám: ở hốc xương dẹp
Về chứa năng phân ra 3 loại:

Tủy tạo cốt: gồm tạo cốt bào và hủy cốt bào
2. Tủy tạo huyết: có màu đỏ
Có trong hốc tủy và xương của phôi thai, trong xương dẹp và đầu xương dài thú trưởng thành
Chức năng: tạo ra hồng cầu, bạch cầu đa nhân và tiểu cầu.
3. Tủy mỡ: màu vàng do cấu tạo là những tb mỡ.
Là nơi dự trữ mỡ quan trọng của cơ thể.
Tủy xơ: màu xám, có ở hốc tủy xương thú già.
Mũi tên xanh: tạo cốt bào
Mũi tên đỏ: hủy cốt bào
B
V. TUYẾN ỨC
- Nằm trong xoang ngực,tại mô l.kết và mô mỡ dưới xương ức.

- Phát triển nhanh khi thú còn non,về sau chậm dần rồi thoái hóa hẳn.

Vd: ở gà tuyến lớn nhất vào 4 tháng tuổi
ở heo và chó tuyến lớn nhất lúc 1- 2 tuổi
ở người lúc 2 tuổi
Cấu tạo

Chỉ có 1 màng liên kết mỏng bao quanh mang theo những mạch máu nhỏ và chia tuyến ra thành thùy và tiểu thùy.

Mỗi tiểu thùy có 2 vùng: vùng vỏ và vùng tủy
a. Vùng vỏ
Được cấu tạo bởi 1 lưới tb hình sao,và những tb tuyến ức xen lẫn vào nhau. Trong đó:
+ tb tuyến ức: là 1 loại lympho bào,r = 4µm, bào tương chứa ít tiểu vật có hạt, nhiều ribosom tự do, nhân lớn chiếm gần hết tb và co nhiều hạt nhiễm sắc.
+ tb hình sao: có nhiều ở tuyến ức non, nhân tb lớn và ít chất nhiễm sắc.
b. Vùng tủy:
chứa nhiều tb hình sao, ít tb tuyến ức hơn vùng vỏ, và có thêm tiểu thể Hassall.
 tiểu thể Hassall là những khối hình tròn , r = 10 -50µm, bên trong chứa những tb thoái hóa; có số lượng thay đổi.
2. chức năng tuyến ức :
là nơi sản sinh các tb lympho, và có vai trò quan trọng trong miễn dịch.
B
TÚI FABRICIUS CỦA GIA CẦM
- Là 1 c.quan nhỏ nằm sau xương sống, cấu tạo như ruột già.
- Lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp, cấu tạo biểu mô đơn trụ và đơn hộp.
- Dưới biểu mô có nhiều nốt bạch huyết, thường tập trung ở vùng vỏ
-Bên trong nốt chứa nhiều tb lympho.
- Túi FABRICIUS phát triển mạnh ở gia cầm non, teo đi khi trưởng thành.
Chức năng: kích thích sự hình thành kháng thể khi có sự kích thích lạ của vi khuẩn.
wellcome
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Kim Yến
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)