HỆ TUẦN HOÀN
Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Thái |
Ngày 23/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: HỆ TUẦN HOÀN thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐẠI CƯƠNG HỆ TUẦN HOÀN
THỰC HIỆN:
NGUYỄN QUANG THÁI
0917733719
TP.HCM THÁNG 03-2010
I. MỤC LỤC.
II. MỞ ĐẦU.
III. NỘI DUNG.
CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ TUẦN HOÀN
CHƯƠNG 2. VỊ TRÍ, CẤU TẠO CỦA TIM
CHƯƠNG 3. MẠCH MÁU - MÁU.
CHƯƠNG 4. HỆ MẠCH BẠCH HUYẾT
CHƯƠNG 5. MỘT SỐ BỆNH TIM MẠCH
THƯỜNG GẶP
IV. KẾT LUẬN
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ TUẦN HOÀN
CHƯƠNG II. VỊ TRÍ, CẤU TẠO CỦA TIM
2.1. Vị trí
2.2. Hình thể
2.2.1. Hình thể ngoài
2.2.2. Hình thể trong
2.3. Cấu tạo tim
2.3.1. Ngoại tâm mạc (Màng ngoài)
2.3.2. Cơ tim
2.3.3. Nội tâm mạc (Màng trong)
2.3.4. Mạch máu và thần kinh của tim
CHƯƠNG III. MẠCH MÁU - MÁU.
3.1. Các động mạch
3.2. Các động mạch nhỏ
3.3. Các mao mạch
3.4. Các tĩnh mạch nhỏ
3.5. Các tĩnh mạch
3.6. Giới thiệu một số mạch trên cơ thể
3.6.1. Động mạch chủ
3.6.2. Động mạch đầu, mặt, cổ
3.6.3. Mạch máu chi trên
3.6.4. Mạch máu chi dưới
3.7. Máu - các thành phần của máu
CHƯƠNG IV. BẠCH HUYẾT
4.1. Khái niệm
4.2. Cấu tạo mạch bạch huyết
4.3. Chức năng của hệ bạch huyết
CHƯƠNG V. MỘT SỐ BỆNH TIM MẠCH
THƯỜNG GẶP
5.1. Bệnh mạch vành tim.
5.2. Bệnh hở van tim.
5.3. Bệnh hẹp van tim.
5.4. Bệnh thiếu máu não.
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu khái quát về hệ tuần hoàn.
- Nghiêu cứu cấu tạo hệ tuần hoàn để có những hiểu biết toàn diện và sâu sắc phục vụ cho công tác dạy học.
- Tìm những nguyên nhân gây ra một số bệnh tim mạch thường gặp.
- Đây là một nội dung nhóm yêu thích.
- Hệ thống tuần hoàn có nhiệm vụ vận chuyển các chất cho cơ thể, gồm tuần hoàn máu và tuần
hoàn bạch huyết.
A. Các động mạch B. Các tĩnh mạch
- Hệ tuần hoàn máu gồm có tim đóng vai trò như một cái bơm đẩy máu vào các động mạch và hút máu từ các tĩnh mạch.
- Nếu lấy điểm bắt đầu của sự tuần hoàn là tâm thất trái của tim, thì máu được đưa vào động mạch chủ từ đó máu nhiều oxy được vận chuyển đến các động mạch nhỏ dần để đến các mô của các cơ quan.
- Tại các cơ quan có sự trao đổi chất và không khí. Máu nhiều carbonic sẽ tập trung vào các tiểu tĩnh mạch sau đó đổ về các tĩnh mạch lớn hơn cuối cùng đổ về tâm nhĩ phải của tim bằng hai tĩnh mạch chủ trên và dưới. Từ tâm nhĩ phải máu xuống tâm thất phải. Đó là vòng tuần hoàn hệ thống hay tuần hoàn lớn.
- Máu từ tâm thất phải nhiều carbonic được vận chuyển đến động mạch phổi và đi đến các mao mạch bao quanh các phế nang của phổi, thực hiện quá trình trao đổi khí carbonic với phổi và nhận khí oxy rồi quay trở về tâm nhĩ trái thông qua tĩnh mạch phổi. Từ tâm nhĩ trái máu xuống tâm thất trái. Đó là vòng tuần hoàn nhỏ hay vòng tuần hoàn phổi.
- Ngoài ra còn có hệ thống cửa nhận máu từ đường tiêu hóa về gan trước khi đổ vào tĩnh mạch chủ dưới.
- Tuần hoàn bạch huyết gồm có các nốt bạch huyết và mạch bạch huyết, dẫn các tế bào bạch huyết cũng như các protid do tế bào sản xuất, cuối cùng đổ về tĩnh mạch tay đầu phải và trái.
2.1. Vị trí
2.2. Hình thể
2.2.1. Hình thể ngoài
2.2.2. Hình thể trong
2.3. Cấu tạo tim
2.3.1. Màng ngoài
2.3.2. Cơ tim
2.3.3. Màng trong
2.3.4. Mạch máu và thần kinh của tim
- Tim là một khối cơ rỗng, tác dụng như một cái bơm vừa hút vừa đẩy máu đi; gồm hai nửa phải và trái.
- Mỗi nửa tim có hai buồng: một buồng nhận máu từ tĩnh mạch về gọi là tâm nhĩ, một buồng đẩy máu vào các động mạch gọi là tâm thất.
- Tim nằm trong trung thất giữa, lệch sang bên trái lồng ngực, đè lên cơ hoành, ở giữa hai phổi, trước thực quản và các thành phần khác của trung thất sau. Trục của tim đi từ phía sau ra trước, hướng chếch sang trái và xuống dưới.
Tim có hình tháp 3 mặt, một đáy và một đỉnh. Ðáy ở trên, quay ra sau và hơi sang phải. Ðỉnh ở trước, lệch sang trái.
a. Ðáy tim
Đáy tim tương ứng với mặt sau hai tâm nhĩ, ở giữa có rãnh gian nhĩ. Bên phải rãnh gian nhĩ là tâm nhĩ phải, phía trên có tĩnh mạch chủ trên và phía dưới có tĩnh mạch chủ dưới đổ vào. Bên trái rãnh gian nhĩ là tâm nhĩ trái, có bốn tĩnh mạch phổi đổ vào.
Đáy tim
b. Mặt ức sườn
Còn gọi là mặt trước có:
- Rãnh vành chạy ngang phía trên, ngăn cách phần tâm nhĩ ở trên, phần tâm thất ở dưới.
- Phần tâm nhĩ bị thân động mạch phổi và động mạch chủ lên che lấp. Hai bên có hai tiểu nhĩ phải và trái.
1. Tiểu nhĩ phải 2. Rãnh vành
3. Cung động mạch chủ 4. Thân động mạch phổi
5. Rãnh gian thất trước 6. Tiểu nhĩ trái
b. Mặt ức sườn (tt)
- Phần tâm thất có rãnh gian thất trước chạy dọc từ sau ra trước, lệch sang bên phải đỉnh tim, ngăn cách tâm thất phải và tâm thất trái. Tâm thất phải chiếm diện tích phần lớn mặt này.
1. Tiểu nhĩ phải 2. Rãnh vành
3. Cung động mạch chủ 4. Thân động mạch phổi
5. Rãnh gian thất trước 6. Tiểu nhĩ trái
c. Mặt hoành
Hay mặt dưới, đè lên cơ hoành. Rãnh vành ở mặt ức sườn chạy tiếp xuống mặt hoành, chia tim ra hai phần: phần sau là tâm nhĩ, hơi hẹp, phần trước là tâm thất, rộng hơn, có rãnh gian thất sau, chạy từ sau ra trước và nối với rãnh gian thất trước ở bên phải đỉnh tim.
d. Mặt phổi
Còn gọi là mặt trái: hẹp, liên quan với phổi và màng phổi trái, dây thần kinh hoành trái.
e. Ðỉnh tim
Còn gọi là mỏm tim, nằm chếch sang trái; ngay sau thành ngực, tương ứng khoảng gian sườn V trên đường giữa xương đòn trái
a. Các vách tim
Tim được chia ra các buồng bởi các vách tim.
- Vách gian nhĩ: chia đôi hai tâm nhĩ; mỏng, ứng với rãnh gian nhĩ ở bên ngoài. Trong thời kỳ phôi thai, vách gian nhĩ có lỗ hở để máu đi từ tâm nhĩ phải sang tâm nhĩ trái. Sau khi sinh, thường đóng kín. Nếu không đóng lại: tồn taị một lỗ gọi là lỗ bầu dục, gây nên tật thông liên Nhĩ.
Vách gian nhĩ
- Vách gian thất: ngăn cách giữa hai tâm thất, ứng với các rãnh gian thất ở bên ngoài.
- Vách nhĩ thất: là một màng mỏng ngăn cách tâm nhĩ phải và tâm thất trái. Sở dĩ có phần này là vì tâm thất trái lớn hơn so với tâm thất phải làm cho phần màng của vách gian thất dính lệch sang phải.
b. Các tâm nhĩ
- Các tâm nhĩ có thành mỏng hơn các tâm thất. Chúng nhận máu từ các tĩnh mạch đổ về. Mỗi tâm nhĩ thông với một tiểu nhĩ ở phía trên và thông với tâm thất cùng bên qua lỗ nhĩ thất. Tâm nhĩ phải nhận máu từ tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới và xoang vành đổ vào.
Tâm nhĩ trái nhận máu từ các tĩnh mạch phổi đổ vào.
c. Các tâm thất
- Các tâm thất có thành dày hơn thành tâm nhĩ, thông với tâm nhĩ cùng bên và cho ra các động mạch lớn.
- Tâm thất phải:
Có dạng hình tháp ba mặt, có lỗ nhĩ thất phải thông giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải, được đậy kín bằng van nhĩ thất phải hay van ba lá.
Phía trước trên lỗ nhĩ thất phải là lỗ thân động mạch phổi, được đậy kín bởi van thân động mạch phổi gồm ba van nhỏ hình tổ chim
Tâm thất phải
- Tâm thất trái:
Hình nón dẹt, có hai thành. Tâm thất trái thông với tâm nhĩ trái qua có lỗ nhĩ thất trái có van hai lá đậy ở lỗ này không cho máu từ tâm thất trái chảy ngược về tâm nhĩ trái. Ngoài ra còn có lỗ động mạch chủ có van động mạch chủ đậy kín. Về cấu tạo, van động mạch chủ tương tự như van thân động mạch phổi.
Tâm thất trái
- Van tim:
Có 2 loại van tim: van nhĩ thất ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất , van động mạch (van tổ chim) ngăn giữa tâm thất trái với động mạch chủ tâm thất phải với động mạch phổi.
+ Tricuspid valve bên phải tâm nhĩ và tâm thất (còn gọi van 3 lá).
+ Mitral valve bên trái tâm nhĩ và tâm thất (còn gọi là van 2 lá).
Hình thể trong của tim
1. Phần màng vách gian thất
2. Phần cơ vách gian thất
3. Van hai lá 4. Thừng gân 5. Trụ cơ động mạch phổi.
Tim được cấu tạo gồm ba lớp
2.3.1. Ngoại tâm mạc (màng ngoài tim)
- Hay màng ngoài tim, là một túi thanh mạc kín, giới hạn nên trung thất giữa.
- Gồm hai lớp: bao sợi bên ngoài. gọi là ngoại tâm mạc sợi; và bao thanh mạc lót bên trong, gọi là ngoại tâm mạc thanh mạc.
- Ngoại tâm mạc thanh mạc gồm hai lá: lá thành lót mặt trong bao sợi và lá tạng phủ
lên bề mặt tim. Hai lá liên tiếp nhau và giữa hai lá là một khoang ảo gọi là khoang ngoại tâm
mạc.
2.3.2. Cơ tim
Cơ tim gồm có hai loại:
a. Các sợi cơ co bóp
Chiếm đa số, bám vào bốn vòng sợi quanh bốn lỗ lớn của tim là hai lỗ nhĩ thất và hai lỗ động mạch.
b. Các sợi cơ kém biệt hoá
Tạo nên hệ thống dẫn truyền của tim, có nhiệm vụ duy trì sự co bóp tự động của tim. Hệ thống này gồm một số nút, bó gọi là hệ thần kinh tim.
2.3.3. Nội tâm mạc (Màng trong tim)
- Hay màng trong tim, mỏng, bóng; phủ và dính chặt lên bề mặt của các buồng tim, liên tiếp với nội mạc các mạch máu.
Nội tâm mạc
Click video
Tim cắt lớp
2.3.4. Mạch máu và thần kinh của tim
a. Ðộng mạch
- Tim được nuôi dưỡng bởi động mạch vành phải và động mạch vành trái. Hai động mạch thường nối nhau nhưng không nối với các động mạch lân cận.
- Ðộng mạch vành phải
- Ðộng mạch vành trái
Mạch máu của tim
1. Xoang ngang
2. Động mạch vành phải 3. Động mạch vành trái
4. Động mạch mũ tim
5. Động mạch gian thất trước
Click video
Mạch máu tim
b. Tĩnh mạch của tim
- Tĩnh mạch gồm tĩnh mạch tim lớn đi theo nhánh động mạch gian thất trước trong rãnh thất trước, tĩnh mạch tim giữa đi trong rãnh gian thất sau cùng nhánh động mạch gian thất sau, tĩnh mạch sau của tâm thất trái, tĩnh mạch chếch của tâm nhĩ trái, tĩnh mạch tim nhỏ...
Mạch máu của tim
1. Xoang ngang
2. Động mạch vành phải 3. Động mạch vành trái
4. Động mạch mũ tim
5. Động mạch gian thất trước
c. Thần kinh của tim:
Ngoài hệ thống dẫn truyền tự động, tim còn được chi phối bởi các sợi giao cảm từ hạch cổ và hạch ngực trên, các sợi đối giao cảm từ dây thần kinh lang thang (thần kinh X).
hệ thống dẫn truyền tự động
- Nút xoang nhĩ ở thành phải tâm nhĩ phải, là nút tạo nhịp.
- Nút nhĩ thất ở thành trong tâm nhĩ phải.
- Bó nhĩ thất bắt đầu từ nút nhĩ thất, chạy ở mặt phải vách nhĩ thất, đến phần cơ của vách gian thất.
- Bó nhĩ thất chia thành hai trụ là trụ phải và trụ trái chạy vào hai tâm thất.
Click video
Thần kinh tim
3.1. Các động mạch
3.2. Các động mạch nhỏ
3.3. Các mao mạch
3.4. Các tĩnh mạch nhỏ
3.5. Các tĩnh mạch
3.6. Giới thiệu một số mạch
trên cơ thể
3.6.1. Động mạch chủ
3.6.2. Động mạch đầu, mặt, cổ
3.6.3. Mạch máu chi trên
3.6.4. Mạch máu chi dưới
3.7. Máu - các thành phần
của máu
Mạch máu giống nhưng những đường ống dẫn nối với tim, đưa máu đi đến các mô rồi trở về tim. Cấu trúc của các mạch máu rất khác nhau tùy theo vị trí áp lực và vận tốc dòng máu của chúng trong hệ tuần hoàn. Các mạch máu được chia ra theo vị trí của chúng trong vòng tuần hoàn như sau:
- Đường kính tối đa 3cm
- Mang máu ra từ tim và có thành dày để chịu áp lực cao nhất
- Lớp trong cùng của thành mạch gọi là lớp áo trong bao gồm lớp tế bào nội mô được tăng cường bởi mô liên kết. Nhiệm vụ của chúng là giảm lực ma sát với dòng máu.
- Lớp áo giữa của phần động mạch gần tim cấu tạo từ khoảng 40 tấm đàn hồi. Ở các phần xa hơn, nhiều sợi đàn hồi được thay bằng sợi cơ
- Lớp ngoài cùng của động mạch tạo nên một lớp xơ mỏng che phủ
Động mạch
- Khi van động mạch chỉ đóng lại, các sợi đàn hồi ở thành động mạch ngắn lại, duy trì áp lực dòng máu, biến hoạt động bơm ngắt quãng của tim thành một áp lực liên tục, giúp máu chảy đều đặn.
- Lòng mạch thường nhỏ hơn các tĩnh mạch tương đương
Động mạch Tĩnh mạch
- Đường kính dưới 100 micromet.
- Là kết quả của sự phân nhánh nhiều lần của động mạch.
- Thành của động mạch nhỏ có rất nhiều tế bào cơ, có rất ít hoặc không có mô đàn hồi.
- Các cấu trúc thần kinh điều khiển các động mạch nhỏ xuất phát từ hệ thần khinh giao cảm
(một phần của hệ thống thần kinh thực vật điều hòa các chức năng của cơ thể).
- Giữ vai trò quan trọng trong điề hòa dòng máu đi đến các cơ quan nội tạng của cơ thể.
- Là các mạch máu nhỏ nhất và nhiều nhất tạo thành lưới mao mạch, nơi trao đổi chất với các tế bào của mô. Cơ thể con người chứa khoảng 100.000 km mao mạch.
- Đường kính trung bình khoảng 8 micromet, và dày khoảng 0,2 micromet
- Là kết quả của sự phân nhánh nhiều lần của động mạch nhỏ.
- Các mao mạch đi đến hầu hết các mô, hầu như không có tế bào nào mà không có mao mạch tiếp cận
- Thành mao mạch có tác dụng như 1 màng thấm chọn lọc, cho nước, các chất khí hoàn tan, các ion và các phân tử thúc ăn đi qua nhưng lại ngăn cản các phân tử lớn như protein.
- Mao mạc còn có thể cho bạch cầu đi vào mô, là một phần của hệ thống bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.
- Thành mào mạch còn chứa các túi ẩm bào để vận chuyển một số chất nhất định.
- Hình thành ở chỗ các mao mạch hợp lại với nhau. Đường kính khoảng 20-30 micromet.
- Các tĩnh mạch nhỏ đầu tiên không có lớp giữa, các tĩnh mạch lớn hơn có lớp giữa mỏng chứa các sợi cơ, do đó có thể thay đổi được đường kính.
- Là các mạch máu lớn do các tĩnh mạch nhỏ hợp thành. Đường kính tối đa 2,5cm.
- Có 3 lớp giống động mạch, nhưng lớp giữa mỏng và yếu hơn. Lớp ngoài thường dày nhất, bao gồm chủ yếu là sợi collagen và 1 ít sợi cơ và sợi đàn hồi.
- Lòng mạch lớn hơn động mạch tương đương.
Ðộng mạch chủ là thân động mạch chính của hệ tuần hoàn. Các nhánh bên và nhánh tận của nó đem máu đi nuôi khắp cơ thể.
Bắt đầu từ tâm thất trái, chạy lên trên, ngang mức đốt sống ngực 4 vòng sang trái rồi quặt xuống dưới, đi dọc theo cột sống ngực, qua cơ hoành xuống ổ bụng và tận hết ngang mức đốt sống thắt lưng 4 bằng cách chia thành hai nhánh tận là động mạch chậu chung phải và trái.
- Ðộng mạch chủ thường được chia làm ba đoạn là động mạch chủ lên, cung động mạch chủ và
động mạch chủ xuống.. Thành động mạch chủ dày, rất đàn hồi và được nuôi dưỡng bởi các
mạch nuôi mạch.
- Động mạch chủ lên
- Cung động mạch chủ
- Động mạch chủ xuống:
+ Ðộng mạch chủ ngực
+ Ðộng mạch chủ bụng
Động mạch chủ
1. Thân tay đầu
2. Cung động mạch chủ 3. Động mạch chủ ngực
4. Động mạch thân tạng
5. Động mạch chủ bụng
Vùng đầu mặt cổ được nuôi dưỡng chủ yếu bằng các động mạch cảnh và một phần bởi động mạch dưới đòn
Các động mạch cảnh:
Ðộng mạch cảnh chung
Ðộng mạch cảnh trong
Ðộng mạch cảnh ngoài
Xoang cảnh và tiểu thể cảnh
Xoang cảnh
Tiểu thể cảnh
Động mạch dưới đòn
Mạch máu vùng cổ trước
1. Động mạch cảnh chung trái
2. Động mạch dưới đòn trái
3.Tĩnh mạch tay đầu trái
4. Cung động mạch chủ
5. Động mạch cảnh chung phải
6. Thân tay đầu
Động mạch nuôi não
1. Động mạch cảnh trong
2. Động mạch thông sau
3. Động mạch nền 4. Động mạch đốt sống
Động mạch cảnh ngoài
1. Động mạch hàm
2. Động mạch mặt
3. Động mạch lưỡi
4. Động mạch thái dương nông 5. Động mạch chẩm
6. Động mạch cảnh trong
7. Động mạch cảnh ngoài
Xoang cảnh và tiểu thể cảnh.
1. Hạch dưới DTK lang thang
2. Hạch giao cảm cổ
3. Xoang cảnh
4. Tiểu thể cảnh
5. Rể trên quai cổ
6. ĐM cảnh trong
7. DTK thiệt hầu
8. ĐM cảnh ngoài
9. ĐM cảnh chung
Động mạch dưới đòn
1. Thân sườn cổ
2. Động mạch đốt sống
3. Động mạch cảnh chung
4. Thân giáp cổ
5. Động mạch dưới đòn
6. Động mạch ngực trong
Động mạch chi trên
Ðộng mạch nách
Ðộng mạch cánh tay
Ðộng mạch trụ
Ðộng mạch quay
Cung động mạch gan tay nông
Cung động mạch gan tay sâu
Mạch máu và thần kinh trong hố nách
1. Cơ dưới vai 2. Động mạch mũ vai
3. Động mạch ngực lưng 4. Động mạch nách
Động mạch cánh tay
1.Dây thần kinh trụ 2. Động mạch cánh tay
3. Dây thần kinh giữa 4. Động mạch cánh tay sâu
5. Dây thần kinh quay
Mạch máu thần kinh hố khuỷu (nhìn từ trong)
1. Dây thần kinh trụ 2. Động mạch trụ
3 Động mạch cánh tay 4. Dây thần kinh quay
5. Động mạch quay 6. Dây thần kinh giữa
Cung động mạch gan tay nông
1. Dây thần kinh trụ 2. Động mạch trụ
3. Động mạch quay 4. Dây thần kinh giữa
5. Cung động mạch gan tay nông
Tĩnh mạch chi trên
Tĩnh mạch sâu
Tĩnh mạch nông
Tĩnh mạch
1. Tĩnh mạch đầu 2. Tĩnh mạch nền
3. Tĩnh mạch giữa nền 4. Tĩnh mạch giữa đầu
Động mạch đùi
Động mạch khoeo
Ðộng mạch chày trước
Động mạch mu chân
Ðộng mạch chày sau
Ðộng mạch gan chân trong
Ðộng mạch gan chân ngoài
Tĩnh mạch chi dưới:
- Các tĩnh mạch sâu
- Tĩnh mạch hiển bé
- Tĩnh mạch hiển lớn
Động mạch đùi
1. Động mạch đùi
2. Động mạch chậu ngoài
3. Động mạch gối xuống
Động mạch khoeo
1. Dây thần kinh chày
2. Tĩnh mạch khoeo
3. Động mạch khoeo
Động mạch cẳng chân
1. Động mạch chày sau 2. Động mạch mác
3. Động mạch chày trước 4. Động mạch mu chân
Tĩnh mạch hiển lớn
(Ở tam giác đùi)
Tĩnh mạch hiển lớn và hiển bé
A và B. Tĩnh mạch hiển lớn
C. Tĩnh mạch hiển bé
A
B
C
Máu là một chất dịch, lưu thông khắp cơ thể chức năng của máu rất quan trọng và rất phức tạp.
* Chức năng của máu:
- Chức năng hô hấp
- Chức năng dinh dưỡng
- Chức năng đào thải
- Chức năng điều hoà hoạt động các cơ quan
- Chức năng điều hoà nhiệt độ cơ thể
Máu gồm 2 thành phần: Thể vô hình, thể hữu hình.
Click video1 video2
"Các thành phần trong máu"
Là chất dịch hơi vàng chiếm 54% thể tích máu gồm có 90% nước, 1% muối natri clorua, Natricacbonat, một ít muối vô cơ khác 7% protít, 0,1% đường. Trong 7% protít có loại protít là fibrin nôzen đây là chất sinh sợi huyết fibrinogen ở dạng hoà tan dễ chuyển sang trạng thái không hoàn toàn là fibrin dạng sợi mảnh quấn lấy thể hữu hình tạo thành mạch máu.
Nên khi lấy fibrin ra khỏi máu, máu không có khả năng đông nữa. Nếu để máu lắng thì trên lớp tiểu thể máu là một chất dịch hơi vàng trong suốt gọi là huyết thanh. Huyết thanh chỉ khác huyết tương với không có fibrin nôzen.
Huyết tương
Tiểu cầu
Bạch cầu
Hồng cầu
a. Hồng cầu: là tế bào hình đĩa lõm hai mặt không có nhân rất thích hợp với khản năng vận chuyển khí của hồng cầu. Đường kính hồng
7 -> 7,5 mm
Khả năng chun giãn của hồng cầu.
- Số lượng hồng cầu: trung bình
Nam 4 triệu 2/mm3
Nữ 3 triệu 8/mm3
- Số lượng hồng cầu không ổn định có thể thay đổi theo lứa tuổi giới tính, tình trạng sức khoẻ, môi trường sống.
Click video
Hồng cầu trong mạch máu
a. Hồng cầu (tt):
- Thành phần và cấu tạo hồng cầu.
+ Huyết cầu là thành phần chính của hồng cầu nó làm cho máu có màu đỏ.
+ Thành phần huyết cấu tố: 94% globin và nhân hem » 5%
- Chức năng hồng cầu:
Có huyết cầu tố (Hb) máu vận chuyển được CO2 có O2 từ mô đến phổi và ngược lại
Hb + O2 = HbO2
Hb + CO2 = HbCO2
click video
Hồng cầu
a. Hồng cầu (tt):
Đây là phản ứng thuận nghịch chiều của phản ứng là do phân áp oxy quyết định.
- Sinh sản hồng cầu. Khi thai còn nằm trong bụng mẹ có nhiều cơ quan tham gia tạo hồng cầu. Khi trẻ ra đời tuỷ của tất cả các xương tham gia tạo hồng cầu.từ hai mươi tuổi trở đi chỉ còn tuỷ của những xương dẹp như xương ức, xương chậu là nơi sinh ra hồng cầu.
Hồng cầu sống trong vòng 100-130 ngày hồng cầu già và chết ở gan, lá lách.
b. Bạch cầu: Bạch cầu là những tế bào có nhân không màu hình tròn f: 8-15mm có khả năng vận động.
- Số lượng bạch cầu ở người trưởng thành khoảng:
Nam 7000 bạch cầu/mm3 máu
Nữ 6200 bạch cầu/mm3 máu
Bạch cầu tăng khi bị các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. Số lượng bạch cầu giảm khi bị nhiễm độc.
Bạch cầu
b. Bạch cầu (tt):
- Căn cứ vào sự khác nhau về hình dạng, cấu trúc chia làm 5 loại.
+ Bạch cầu đa nhân trung tính
+ Bạch cầu đa nhân ưa axít
+ Bạch cầu đa nhân ưa bazơ
+ Bạch cầu mônô
+ Bạch cầu limpô.
b. Bạch cầu (tt):
- Chức năng: Bạch cầu có khả năng thực bào chống lại các tác nhân gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc cho cơ thể và sản xuất ra các kháng thể chống tác nhân gây bệnh.
- Sinh sản bạch cầu: Bạch cầu được sinh ra ở tuỷ xương.
Bạch
cầu
Click video
Bạch cầu mono
c. Tiểu cầu:
Tiểu cầu là một tế bào không nhân hình thành đĩa đường kính 2-3 mm
- Số lượng tiểu cầu: 200.000 – 400.000/1 mm3 máu số lượng tiểu cầu tăng khi ăn nhiều thịt, khi bị chảy máu, tiểu cầu giảm khi mắc bệnh thiếu máu ác tính.
Tiểu cầu
c. Tiểu cầu:
- Chức năng: tiểu cầu giải phóng chất thrômboplastin góp phần làm cho máu đông.
- Tiểu cầu được sinh ra ở tuỷ xương sống 3-5 ngày.
Tiểu cầu
4.1. Khái niệm
4.2. Cấu tạo mạch bạch huyết
4.3. Chức năng của hệ bạch huyết
4.1. Khái niệm:
- Dịch bạch huyết là tất cả những dịch của cơ thể bên ngoài các tế bào và bên ngoài hệ thống tuần hoàn.
-Dịch bạch huyết bao gồm các dịch ở hệ tế bào và chất dịch lưu thông trong mạch máu bạch huyết.
a. Bạch huyết:
- Khi máu thấm ra ngoài mao mạch tạo thành bạch huyết kẽ. Do đó thành phần bạch huyết kẽ gần giống như thành phần máu.
b. Mạch bạch huyết :
- Dịch kẽ tế bào thấm vào các mao mạch bạch huyết theo một hệ thống mạch gọi là mạch bạch huyết.
4. 2. Cấu tạo mạch bạch huyết:
- Bạch huyết được lưu thông riêng trong hệ mạch bạch huyết chỉ có một chiều từ mao mạch bạch huyết về tĩnh mạch chủ. Nên không có vòng tuần hoàn bạch huyết. Hệ bạch huyết bắt đầu tư mao mạch bạch huyết.
- Có hai mạch bạch huyết lớn chuyển bạch huyết về tính mạch chủ.
Click video
Hệ mạch
Bạch huyết
4.2. Cấu tạo mạch bạch huyết (tt):
+ Tất cả các mạch bạch huyết của hai chi dưới, của bụng, của nửa bên trái cơ thể trên cơ hoành đều được đổ vào ống ngực rồi cùng đổ vào tĩnh mạnh dưới đòn bên trái.
+ Tất cả các mạch bạch huyết của nửa phải cơ thể trên cơ hoành đều đổ vào tĩnh mạch dưới đòn bên phải.
Trên đường đi của tĩnh mạch bạch huyết đều đi qua nhiều hạch bạch huyết. Những hạch bạch huyết này có vai trò đổi chất đồng thời sản xuất ra các bạch huyết bào
4. 3. Chức năng của hệ bạch huyết
- Các protein hoà tan theo nước thấm qua mao động mạch không thấm trở lại vào mao tĩnh mạch được. Một phần lớn protein có chức năng chuyển protein từ các tổ chức về tim.
- Phân phối nước cho cơ thể một cách đồng đều
Hệ bạch huyết thu vét những vật lạ những vi trùng trong các tổ chức đưa về các hạch bạch huyết làm nhiệm vụ gan lọc cho máu.
- Hệ bạch huyết đảm bảo các tổ chức được sống và hoạt động tốt.
5.1. Bệnh nghẽn động mạch vành tim.
5.2. Bệnh hở van tim.
5.3. Bệnh hẹp van tim.
5.4. Bệnh thiếu máu não.
5.1. Bệnh động mạch vành: thủ phạm chính của đột quỵ
Bệnh động mạch vành là hiện tượng động mạch vành bị hẹp hay tắc do tăng hàm lượng cholesterol, lượng mỡ, canxi và các hợp chất khác trong máu (gọi là mảng xơ vữa) ở bên trong thành động mạch vành, quá trình này gọi là xơ vữa động mạch.
Các mảng xơ vữa dễ bị tổn thương và có xu hướng vỡ ra, hình thành nên các cục huyết khối và hơn nữa là gây tắc nghẽn.
Click video
Động mạch vành
5.2. Bệnh hở van tim.
- Các van tim dày dính và cứng, các mép van cuộn lại, nên khi đóng chúng không thể đóng kín mà vẫn để hé ra một khe hở giữa các mép van làm cho máu có thể phụt ngược lại. Hở van tim 3 lá , đây là van tim thông giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải. Nếu van 3 lá bị hở, người ta gọi là bệnh hở van 3 lá, còn nếu van động mạch chủ bị hở là bệnh hở van động mạch chủ
Click video
Hở van tim
5.3. Bệnh hẹp van động mạch chủ.
a. Hẹp van ĐMC bẩm sinh: dạng hẹp van ĐMC hay gặp nhất ở người lớn là bệnh van ĐMC có hai lá van, chiếm 1-2% dân số, chủ yếu ở nam giới. Van ĐMC thường thoái hoá và vôi sớm. Một số dạng HC khác như dính lá van, van một cánh...
Click video
Hẹp van tim
5.3. Bệnh hẹp van tim (tt).
b. Hẹp van ĐMC mắc phải:
- Hẹp do thoái hoá và vôi hoá là dạng bệnh thường gặp nhất, nổi trội ở tuổi 70-80. Quá trình rối loạn chuyển hoá canxi trong bệnh Paget, bệnh thận giai đoạn cuối làm tăng quá trình vôi hoá. Các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành thúc đẩy nhanh quá trình vôi hoá ở các lá van bị thoái hoá.
- Hẹp van ĐMC do thấp tim ít khi đơn thuần mà không kèm bệnh van hai lá. Thấp tim gây xơ hoá, vôi hoá, dính các lá van và mép van ĐMC, dày lá van nhất là tại bờ.
5.4. Bệnh thiếu máu não.
Cơn thoáng thiếu máu não thường xảy ra đột ngột trong khoảng thời gian ngắn do sự lưu thông của máu trong động mạch bị giảm vì động mạch bị hẹp, bị co thắt hoặc bị tắc nghẽn do một cục máu đông từ tim hay một mảng vữa xơ từ động mạch lớn lưu thông đến một mạch máu nhỏ ở não. Đó là dấu hiệu báo trước của tai biến mạch máu não
Click video
Thiếu máu não
5.4. Bệnh thiếu máu não (tt).
Có nhiều yếu tố dẫn đến cơn thoáng thiếu máu não, đó là: di truyền, những người có cha mẹ bị bệnh tim mạch dễ bị cơn thoáng thiếu máu não; người trên 60 tuổi; giới tính: ở nam cơn thoáng thiếu máu não gặp nhiều hơn nữ; người béo phì; mắc các bệnh như: tăng huyết áp, bệnh van tim, suy tim, tiểu đường, cholesterol máu cao, hút thuốc lá, sử dụng ma túy...
- Hệ tuần hoàn có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể. Giúp vận chuyển các chất cần thiết cũng như chất thải duy trì sự sống.
- Hệ tuần hoàn được cấu tạo đặc biệt, phù hợp với chức năng. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động cũng như một số trường hợp bẩm sinh, các cơ quan có thể bị mắc một số bệnh làm ảnh hưởng chung đến toàn cơ thể.
- Ngày nay việc nghiên cứu cấu tạo của hệ tuần hoàn đã đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng như những biện pháp phòng và chữa trị bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn.
- Do vậy cần phổ biến những kiến thức đó đến mọi người, giúp đem lại những hiểu biết cơ bản về hệ tuần hoàn xây dựng các biện pháp bảo vệ, duy trì hoạt động của hệ tuần hoàn một cách khỏe mạnh.
- Bản báo cáo "Đại cương về hệ tuần hoàn" được tiến hành trong thời gian ngắn. Do vậy khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp chia sẻ của Quý thầy, cô giáo để bản báo cáo được đầy đủ, trở thành nguồn tư liệu tham khảo cho quá trình dạy và học ở trường phổ thông.
Chân thành cảm ơn!
1. Nguyễn Quang Vinh - Trần Xuân Nhĩ .1987.
Giải phẫu người. NXB Giáo dục.
2. W.D.PHILLIPS and T.J.CHILTON. 1991. A.Level BIOLOGY. Oxford Universty Press.
ĐẠI CƯƠNG HỆ TUẦN HOÀN
THỰC HIỆN:
NGUYỄN QUANG THÁI
0917733719
TP.HCM THÁNG 03-2010
I. MỤC LỤC.
II. MỞ ĐẦU.
III. NỘI DUNG.
CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ TUẦN HOÀN
CHƯƠNG 2. VỊ TRÍ, CẤU TẠO CỦA TIM
CHƯƠNG 3. MẠCH MÁU - MÁU.
CHƯƠNG 4. HỆ MẠCH BẠCH HUYẾT
CHƯƠNG 5. MỘT SỐ BỆNH TIM MẠCH
THƯỜNG GẶP
IV. KẾT LUẬN
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ TUẦN HOÀN
CHƯƠNG II. VỊ TRÍ, CẤU TẠO CỦA TIM
2.1. Vị trí
2.2. Hình thể
2.2.1. Hình thể ngoài
2.2.2. Hình thể trong
2.3. Cấu tạo tim
2.3.1. Ngoại tâm mạc (Màng ngoài)
2.3.2. Cơ tim
2.3.3. Nội tâm mạc (Màng trong)
2.3.4. Mạch máu và thần kinh của tim
CHƯƠNG III. MẠCH MÁU - MÁU.
3.1. Các động mạch
3.2. Các động mạch nhỏ
3.3. Các mao mạch
3.4. Các tĩnh mạch nhỏ
3.5. Các tĩnh mạch
3.6. Giới thiệu một số mạch trên cơ thể
3.6.1. Động mạch chủ
3.6.2. Động mạch đầu, mặt, cổ
3.6.3. Mạch máu chi trên
3.6.4. Mạch máu chi dưới
3.7. Máu - các thành phần của máu
CHƯƠNG IV. BẠCH HUYẾT
4.1. Khái niệm
4.2. Cấu tạo mạch bạch huyết
4.3. Chức năng của hệ bạch huyết
CHƯƠNG V. MỘT SỐ BỆNH TIM MẠCH
THƯỜNG GẶP
5.1. Bệnh mạch vành tim.
5.2. Bệnh hở van tim.
5.3. Bệnh hẹp van tim.
5.4. Bệnh thiếu máu não.
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu khái quát về hệ tuần hoàn.
- Nghiêu cứu cấu tạo hệ tuần hoàn để có những hiểu biết toàn diện và sâu sắc phục vụ cho công tác dạy học.
- Tìm những nguyên nhân gây ra một số bệnh tim mạch thường gặp.
- Đây là một nội dung nhóm yêu thích.
- Hệ thống tuần hoàn có nhiệm vụ vận chuyển các chất cho cơ thể, gồm tuần hoàn máu và tuần
hoàn bạch huyết.
A. Các động mạch B. Các tĩnh mạch
- Hệ tuần hoàn máu gồm có tim đóng vai trò như một cái bơm đẩy máu vào các động mạch và hút máu từ các tĩnh mạch.
- Nếu lấy điểm bắt đầu của sự tuần hoàn là tâm thất trái của tim, thì máu được đưa vào động mạch chủ từ đó máu nhiều oxy được vận chuyển đến các động mạch nhỏ dần để đến các mô của các cơ quan.
- Tại các cơ quan có sự trao đổi chất và không khí. Máu nhiều carbonic sẽ tập trung vào các tiểu tĩnh mạch sau đó đổ về các tĩnh mạch lớn hơn cuối cùng đổ về tâm nhĩ phải của tim bằng hai tĩnh mạch chủ trên và dưới. Từ tâm nhĩ phải máu xuống tâm thất phải. Đó là vòng tuần hoàn hệ thống hay tuần hoàn lớn.
- Máu từ tâm thất phải nhiều carbonic được vận chuyển đến động mạch phổi và đi đến các mao mạch bao quanh các phế nang của phổi, thực hiện quá trình trao đổi khí carbonic với phổi và nhận khí oxy rồi quay trở về tâm nhĩ trái thông qua tĩnh mạch phổi. Từ tâm nhĩ trái máu xuống tâm thất trái. Đó là vòng tuần hoàn nhỏ hay vòng tuần hoàn phổi.
- Ngoài ra còn có hệ thống cửa nhận máu từ đường tiêu hóa về gan trước khi đổ vào tĩnh mạch chủ dưới.
- Tuần hoàn bạch huyết gồm có các nốt bạch huyết và mạch bạch huyết, dẫn các tế bào bạch huyết cũng như các protid do tế bào sản xuất, cuối cùng đổ về tĩnh mạch tay đầu phải và trái.
2.1. Vị trí
2.2. Hình thể
2.2.1. Hình thể ngoài
2.2.2. Hình thể trong
2.3. Cấu tạo tim
2.3.1. Màng ngoài
2.3.2. Cơ tim
2.3.3. Màng trong
2.3.4. Mạch máu và thần kinh của tim
- Tim là một khối cơ rỗng, tác dụng như một cái bơm vừa hút vừa đẩy máu đi; gồm hai nửa phải và trái.
- Mỗi nửa tim có hai buồng: một buồng nhận máu từ tĩnh mạch về gọi là tâm nhĩ, một buồng đẩy máu vào các động mạch gọi là tâm thất.
- Tim nằm trong trung thất giữa, lệch sang bên trái lồng ngực, đè lên cơ hoành, ở giữa hai phổi, trước thực quản và các thành phần khác của trung thất sau. Trục của tim đi từ phía sau ra trước, hướng chếch sang trái và xuống dưới.
Tim có hình tháp 3 mặt, một đáy và một đỉnh. Ðáy ở trên, quay ra sau và hơi sang phải. Ðỉnh ở trước, lệch sang trái.
a. Ðáy tim
Đáy tim tương ứng với mặt sau hai tâm nhĩ, ở giữa có rãnh gian nhĩ. Bên phải rãnh gian nhĩ là tâm nhĩ phải, phía trên có tĩnh mạch chủ trên và phía dưới có tĩnh mạch chủ dưới đổ vào. Bên trái rãnh gian nhĩ là tâm nhĩ trái, có bốn tĩnh mạch phổi đổ vào.
Đáy tim
b. Mặt ức sườn
Còn gọi là mặt trước có:
- Rãnh vành chạy ngang phía trên, ngăn cách phần tâm nhĩ ở trên, phần tâm thất ở dưới.
- Phần tâm nhĩ bị thân động mạch phổi và động mạch chủ lên che lấp. Hai bên có hai tiểu nhĩ phải và trái.
1. Tiểu nhĩ phải 2. Rãnh vành
3. Cung động mạch chủ 4. Thân động mạch phổi
5. Rãnh gian thất trước 6. Tiểu nhĩ trái
b. Mặt ức sườn (tt)
- Phần tâm thất có rãnh gian thất trước chạy dọc từ sau ra trước, lệch sang bên phải đỉnh tim, ngăn cách tâm thất phải và tâm thất trái. Tâm thất phải chiếm diện tích phần lớn mặt này.
1. Tiểu nhĩ phải 2. Rãnh vành
3. Cung động mạch chủ 4. Thân động mạch phổi
5. Rãnh gian thất trước 6. Tiểu nhĩ trái
c. Mặt hoành
Hay mặt dưới, đè lên cơ hoành. Rãnh vành ở mặt ức sườn chạy tiếp xuống mặt hoành, chia tim ra hai phần: phần sau là tâm nhĩ, hơi hẹp, phần trước là tâm thất, rộng hơn, có rãnh gian thất sau, chạy từ sau ra trước và nối với rãnh gian thất trước ở bên phải đỉnh tim.
d. Mặt phổi
Còn gọi là mặt trái: hẹp, liên quan với phổi và màng phổi trái, dây thần kinh hoành trái.
e. Ðỉnh tim
Còn gọi là mỏm tim, nằm chếch sang trái; ngay sau thành ngực, tương ứng khoảng gian sườn V trên đường giữa xương đòn trái
a. Các vách tim
Tim được chia ra các buồng bởi các vách tim.
- Vách gian nhĩ: chia đôi hai tâm nhĩ; mỏng, ứng với rãnh gian nhĩ ở bên ngoài. Trong thời kỳ phôi thai, vách gian nhĩ có lỗ hở để máu đi từ tâm nhĩ phải sang tâm nhĩ trái. Sau khi sinh, thường đóng kín. Nếu không đóng lại: tồn taị một lỗ gọi là lỗ bầu dục, gây nên tật thông liên Nhĩ.
Vách gian nhĩ
- Vách gian thất: ngăn cách giữa hai tâm thất, ứng với các rãnh gian thất ở bên ngoài.
- Vách nhĩ thất: là một màng mỏng ngăn cách tâm nhĩ phải và tâm thất trái. Sở dĩ có phần này là vì tâm thất trái lớn hơn so với tâm thất phải làm cho phần màng của vách gian thất dính lệch sang phải.
b. Các tâm nhĩ
- Các tâm nhĩ có thành mỏng hơn các tâm thất. Chúng nhận máu từ các tĩnh mạch đổ về. Mỗi tâm nhĩ thông với một tiểu nhĩ ở phía trên và thông với tâm thất cùng bên qua lỗ nhĩ thất. Tâm nhĩ phải nhận máu từ tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới và xoang vành đổ vào.
Tâm nhĩ trái nhận máu từ các tĩnh mạch phổi đổ vào.
c. Các tâm thất
- Các tâm thất có thành dày hơn thành tâm nhĩ, thông với tâm nhĩ cùng bên và cho ra các động mạch lớn.
- Tâm thất phải:
Có dạng hình tháp ba mặt, có lỗ nhĩ thất phải thông giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải, được đậy kín bằng van nhĩ thất phải hay van ba lá.
Phía trước trên lỗ nhĩ thất phải là lỗ thân động mạch phổi, được đậy kín bởi van thân động mạch phổi gồm ba van nhỏ hình tổ chim
Tâm thất phải
- Tâm thất trái:
Hình nón dẹt, có hai thành. Tâm thất trái thông với tâm nhĩ trái qua có lỗ nhĩ thất trái có van hai lá đậy ở lỗ này không cho máu từ tâm thất trái chảy ngược về tâm nhĩ trái. Ngoài ra còn có lỗ động mạch chủ có van động mạch chủ đậy kín. Về cấu tạo, van động mạch chủ tương tự như van thân động mạch phổi.
Tâm thất trái
- Van tim:
Có 2 loại van tim: van nhĩ thất ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất , van động mạch (van tổ chim) ngăn giữa tâm thất trái với động mạch chủ tâm thất phải với động mạch phổi.
+ Tricuspid valve bên phải tâm nhĩ và tâm thất (còn gọi van 3 lá).
+ Mitral valve bên trái tâm nhĩ và tâm thất (còn gọi là van 2 lá).
Hình thể trong của tim
1. Phần màng vách gian thất
2. Phần cơ vách gian thất
3. Van hai lá 4. Thừng gân 5. Trụ cơ động mạch phổi.
Tim được cấu tạo gồm ba lớp
2.3.1. Ngoại tâm mạc (màng ngoài tim)
- Hay màng ngoài tim, là một túi thanh mạc kín, giới hạn nên trung thất giữa.
- Gồm hai lớp: bao sợi bên ngoài. gọi là ngoại tâm mạc sợi; và bao thanh mạc lót bên trong, gọi là ngoại tâm mạc thanh mạc.
- Ngoại tâm mạc thanh mạc gồm hai lá: lá thành lót mặt trong bao sợi và lá tạng phủ
lên bề mặt tim. Hai lá liên tiếp nhau và giữa hai lá là một khoang ảo gọi là khoang ngoại tâm
mạc.
2.3.2. Cơ tim
Cơ tim gồm có hai loại:
a. Các sợi cơ co bóp
Chiếm đa số, bám vào bốn vòng sợi quanh bốn lỗ lớn của tim là hai lỗ nhĩ thất và hai lỗ động mạch.
b. Các sợi cơ kém biệt hoá
Tạo nên hệ thống dẫn truyền của tim, có nhiệm vụ duy trì sự co bóp tự động của tim. Hệ thống này gồm một số nút, bó gọi là hệ thần kinh tim.
2.3.3. Nội tâm mạc (Màng trong tim)
- Hay màng trong tim, mỏng, bóng; phủ và dính chặt lên bề mặt của các buồng tim, liên tiếp với nội mạc các mạch máu.
Nội tâm mạc
Click video
Tim cắt lớp
2.3.4. Mạch máu và thần kinh của tim
a. Ðộng mạch
- Tim được nuôi dưỡng bởi động mạch vành phải và động mạch vành trái. Hai động mạch thường nối nhau nhưng không nối với các động mạch lân cận.
- Ðộng mạch vành phải
- Ðộng mạch vành trái
Mạch máu của tim
1. Xoang ngang
2. Động mạch vành phải 3. Động mạch vành trái
4. Động mạch mũ tim
5. Động mạch gian thất trước
Click video
Mạch máu tim
b. Tĩnh mạch của tim
- Tĩnh mạch gồm tĩnh mạch tim lớn đi theo nhánh động mạch gian thất trước trong rãnh thất trước, tĩnh mạch tim giữa đi trong rãnh gian thất sau cùng nhánh động mạch gian thất sau, tĩnh mạch sau của tâm thất trái, tĩnh mạch chếch của tâm nhĩ trái, tĩnh mạch tim nhỏ...
Mạch máu của tim
1. Xoang ngang
2. Động mạch vành phải 3. Động mạch vành trái
4. Động mạch mũ tim
5. Động mạch gian thất trước
c. Thần kinh của tim:
Ngoài hệ thống dẫn truyền tự động, tim còn được chi phối bởi các sợi giao cảm từ hạch cổ và hạch ngực trên, các sợi đối giao cảm từ dây thần kinh lang thang (thần kinh X).
hệ thống dẫn truyền tự động
- Nút xoang nhĩ ở thành phải tâm nhĩ phải, là nút tạo nhịp.
- Nút nhĩ thất ở thành trong tâm nhĩ phải.
- Bó nhĩ thất bắt đầu từ nút nhĩ thất, chạy ở mặt phải vách nhĩ thất, đến phần cơ của vách gian thất.
- Bó nhĩ thất chia thành hai trụ là trụ phải và trụ trái chạy vào hai tâm thất.
Click video
Thần kinh tim
3.1. Các động mạch
3.2. Các động mạch nhỏ
3.3. Các mao mạch
3.4. Các tĩnh mạch nhỏ
3.5. Các tĩnh mạch
3.6. Giới thiệu một số mạch
trên cơ thể
3.6.1. Động mạch chủ
3.6.2. Động mạch đầu, mặt, cổ
3.6.3. Mạch máu chi trên
3.6.4. Mạch máu chi dưới
3.7. Máu - các thành phần
của máu
Mạch máu giống nhưng những đường ống dẫn nối với tim, đưa máu đi đến các mô rồi trở về tim. Cấu trúc của các mạch máu rất khác nhau tùy theo vị trí áp lực và vận tốc dòng máu của chúng trong hệ tuần hoàn. Các mạch máu được chia ra theo vị trí của chúng trong vòng tuần hoàn như sau:
- Đường kính tối đa 3cm
- Mang máu ra từ tim và có thành dày để chịu áp lực cao nhất
- Lớp trong cùng của thành mạch gọi là lớp áo trong bao gồm lớp tế bào nội mô được tăng cường bởi mô liên kết. Nhiệm vụ của chúng là giảm lực ma sát với dòng máu.
- Lớp áo giữa của phần động mạch gần tim cấu tạo từ khoảng 40 tấm đàn hồi. Ở các phần xa hơn, nhiều sợi đàn hồi được thay bằng sợi cơ
- Lớp ngoài cùng của động mạch tạo nên một lớp xơ mỏng che phủ
Động mạch
- Khi van động mạch chỉ đóng lại, các sợi đàn hồi ở thành động mạch ngắn lại, duy trì áp lực dòng máu, biến hoạt động bơm ngắt quãng của tim thành một áp lực liên tục, giúp máu chảy đều đặn.
- Lòng mạch thường nhỏ hơn các tĩnh mạch tương đương
Động mạch Tĩnh mạch
- Đường kính dưới 100 micromet.
- Là kết quả của sự phân nhánh nhiều lần của động mạch.
- Thành của động mạch nhỏ có rất nhiều tế bào cơ, có rất ít hoặc không có mô đàn hồi.
- Các cấu trúc thần kinh điều khiển các động mạch nhỏ xuất phát từ hệ thần khinh giao cảm
(một phần của hệ thống thần kinh thực vật điều hòa các chức năng của cơ thể).
- Giữ vai trò quan trọng trong điề hòa dòng máu đi đến các cơ quan nội tạng của cơ thể.
- Là các mạch máu nhỏ nhất và nhiều nhất tạo thành lưới mao mạch, nơi trao đổi chất với các tế bào của mô. Cơ thể con người chứa khoảng 100.000 km mao mạch.
- Đường kính trung bình khoảng 8 micromet, và dày khoảng 0,2 micromet
- Là kết quả của sự phân nhánh nhiều lần của động mạch nhỏ.
- Các mao mạch đi đến hầu hết các mô, hầu như không có tế bào nào mà không có mao mạch tiếp cận
- Thành mao mạch có tác dụng như 1 màng thấm chọn lọc, cho nước, các chất khí hoàn tan, các ion và các phân tử thúc ăn đi qua nhưng lại ngăn cản các phân tử lớn như protein.
- Mao mạc còn có thể cho bạch cầu đi vào mô, là một phần của hệ thống bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.
- Thành mào mạch còn chứa các túi ẩm bào để vận chuyển một số chất nhất định.
- Hình thành ở chỗ các mao mạch hợp lại với nhau. Đường kính khoảng 20-30 micromet.
- Các tĩnh mạch nhỏ đầu tiên không có lớp giữa, các tĩnh mạch lớn hơn có lớp giữa mỏng chứa các sợi cơ, do đó có thể thay đổi được đường kính.
- Là các mạch máu lớn do các tĩnh mạch nhỏ hợp thành. Đường kính tối đa 2,5cm.
- Có 3 lớp giống động mạch, nhưng lớp giữa mỏng và yếu hơn. Lớp ngoài thường dày nhất, bao gồm chủ yếu là sợi collagen và 1 ít sợi cơ và sợi đàn hồi.
- Lòng mạch lớn hơn động mạch tương đương.
Ðộng mạch chủ là thân động mạch chính của hệ tuần hoàn. Các nhánh bên và nhánh tận của nó đem máu đi nuôi khắp cơ thể.
Bắt đầu từ tâm thất trái, chạy lên trên, ngang mức đốt sống ngực 4 vòng sang trái rồi quặt xuống dưới, đi dọc theo cột sống ngực, qua cơ hoành xuống ổ bụng và tận hết ngang mức đốt sống thắt lưng 4 bằng cách chia thành hai nhánh tận là động mạch chậu chung phải và trái.
- Ðộng mạch chủ thường được chia làm ba đoạn là động mạch chủ lên, cung động mạch chủ và
động mạch chủ xuống.. Thành động mạch chủ dày, rất đàn hồi và được nuôi dưỡng bởi các
mạch nuôi mạch.
- Động mạch chủ lên
- Cung động mạch chủ
- Động mạch chủ xuống:
+ Ðộng mạch chủ ngực
+ Ðộng mạch chủ bụng
Động mạch chủ
1. Thân tay đầu
2. Cung động mạch chủ 3. Động mạch chủ ngực
4. Động mạch thân tạng
5. Động mạch chủ bụng
Vùng đầu mặt cổ được nuôi dưỡng chủ yếu bằng các động mạch cảnh và một phần bởi động mạch dưới đòn
Các động mạch cảnh:
Ðộng mạch cảnh chung
Ðộng mạch cảnh trong
Ðộng mạch cảnh ngoài
Xoang cảnh và tiểu thể cảnh
Xoang cảnh
Tiểu thể cảnh
Động mạch dưới đòn
Mạch máu vùng cổ trước
1. Động mạch cảnh chung trái
2. Động mạch dưới đòn trái
3.Tĩnh mạch tay đầu trái
4. Cung động mạch chủ
5. Động mạch cảnh chung phải
6. Thân tay đầu
Động mạch nuôi não
1. Động mạch cảnh trong
2. Động mạch thông sau
3. Động mạch nền 4. Động mạch đốt sống
Động mạch cảnh ngoài
1. Động mạch hàm
2. Động mạch mặt
3. Động mạch lưỡi
4. Động mạch thái dương nông 5. Động mạch chẩm
6. Động mạch cảnh trong
7. Động mạch cảnh ngoài
Xoang cảnh và tiểu thể cảnh.
1. Hạch dưới DTK lang thang
2. Hạch giao cảm cổ
3. Xoang cảnh
4. Tiểu thể cảnh
5. Rể trên quai cổ
6. ĐM cảnh trong
7. DTK thiệt hầu
8. ĐM cảnh ngoài
9. ĐM cảnh chung
Động mạch dưới đòn
1. Thân sườn cổ
2. Động mạch đốt sống
3. Động mạch cảnh chung
4. Thân giáp cổ
5. Động mạch dưới đòn
6. Động mạch ngực trong
Động mạch chi trên
Ðộng mạch nách
Ðộng mạch cánh tay
Ðộng mạch trụ
Ðộng mạch quay
Cung động mạch gan tay nông
Cung động mạch gan tay sâu
Mạch máu và thần kinh trong hố nách
1. Cơ dưới vai 2. Động mạch mũ vai
3. Động mạch ngực lưng 4. Động mạch nách
Động mạch cánh tay
1.Dây thần kinh trụ 2. Động mạch cánh tay
3. Dây thần kinh giữa 4. Động mạch cánh tay sâu
5. Dây thần kinh quay
Mạch máu thần kinh hố khuỷu (nhìn từ trong)
1. Dây thần kinh trụ 2. Động mạch trụ
3 Động mạch cánh tay 4. Dây thần kinh quay
5. Động mạch quay 6. Dây thần kinh giữa
Cung động mạch gan tay nông
1. Dây thần kinh trụ 2. Động mạch trụ
3. Động mạch quay 4. Dây thần kinh giữa
5. Cung động mạch gan tay nông
Tĩnh mạch chi trên
Tĩnh mạch sâu
Tĩnh mạch nông
Tĩnh mạch
1. Tĩnh mạch đầu 2. Tĩnh mạch nền
3. Tĩnh mạch giữa nền 4. Tĩnh mạch giữa đầu
Động mạch đùi
Động mạch khoeo
Ðộng mạch chày trước
Động mạch mu chân
Ðộng mạch chày sau
Ðộng mạch gan chân trong
Ðộng mạch gan chân ngoài
Tĩnh mạch chi dưới:
- Các tĩnh mạch sâu
- Tĩnh mạch hiển bé
- Tĩnh mạch hiển lớn
Động mạch đùi
1. Động mạch đùi
2. Động mạch chậu ngoài
3. Động mạch gối xuống
Động mạch khoeo
1. Dây thần kinh chày
2. Tĩnh mạch khoeo
3. Động mạch khoeo
Động mạch cẳng chân
1. Động mạch chày sau 2. Động mạch mác
3. Động mạch chày trước 4. Động mạch mu chân
Tĩnh mạch hiển lớn
(Ở tam giác đùi)
Tĩnh mạch hiển lớn và hiển bé
A và B. Tĩnh mạch hiển lớn
C. Tĩnh mạch hiển bé
A
B
C
Máu là một chất dịch, lưu thông khắp cơ thể chức năng của máu rất quan trọng và rất phức tạp.
* Chức năng của máu:
- Chức năng hô hấp
- Chức năng dinh dưỡng
- Chức năng đào thải
- Chức năng điều hoà hoạt động các cơ quan
- Chức năng điều hoà nhiệt độ cơ thể
Máu gồm 2 thành phần: Thể vô hình, thể hữu hình.
Click video1 video2
"Các thành phần trong máu"
Là chất dịch hơi vàng chiếm 54% thể tích máu gồm có 90% nước, 1% muối natri clorua, Natricacbonat, một ít muối vô cơ khác 7% protít, 0,1% đường. Trong 7% protít có loại protít là fibrin nôzen đây là chất sinh sợi huyết fibrinogen ở dạng hoà tan dễ chuyển sang trạng thái không hoàn toàn là fibrin dạng sợi mảnh quấn lấy thể hữu hình tạo thành mạch máu.
Nên khi lấy fibrin ra khỏi máu, máu không có khả năng đông nữa. Nếu để máu lắng thì trên lớp tiểu thể máu là một chất dịch hơi vàng trong suốt gọi là huyết thanh. Huyết thanh chỉ khác huyết tương với không có fibrin nôzen.
Huyết tương
Tiểu cầu
Bạch cầu
Hồng cầu
a. Hồng cầu: là tế bào hình đĩa lõm hai mặt không có nhân rất thích hợp với khản năng vận chuyển khí của hồng cầu. Đường kính hồng
7 -> 7,5 mm
Khả năng chun giãn của hồng cầu.
- Số lượng hồng cầu: trung bình
Nam 4 triệu 2/mm3
Nữ 3 triệu 8/mm3
- Số lượng hồng cầu không ổn định có thể thay đổi theo lứa tuổi giới tính, tình trạng sức khoẻ, môi trường sống.
Click video
Hồng cầu trong mạch máu
a. Hồng cầu (tt):
- Thành phần và cấu tạo hồng cầu.
+ Huyết cầu là thành phần chính của hồng cầu nó làm cho máu có màu đỏ.
+ Thành phần huyết cấu tố: 94% globin và nhân hem » 5%
- Chức năng hồng cầu:
Có huyết cầu tố (Hb) máu vận chuyển được CO2 có O2 từ mô đến phổi và ngược lại
Hb + O2 = HbO2
Hb + CO2 = HbCO2
click video
Hồng cầu
a. Hồng cầu (tt):
Đây là phản ứng thuận nghịch chiều của phản ứng là do phân áp oxy quyết định.
- Sinh sản hồng cầu. Khi thai còn nằm trong bụng mẹ có nhiều cơ quan tham gia tạo hồng cầu. Khi trẻ ra đời tuỷ của tất cả các xương tham gia tạo hồng cầu.từ hai mươi tuổi trở đi chỉ còn tuỷ của những xương dẹp như xương ức, xương chậu là nơi sinh ra hồng cầu.
Hồng cầu sống trong vòng 100-130 ngày hồng cầu già và chết ở gan, lá lách.
b. Bạch cầu: Bạch cầu là những tế bào có nhân không màu hình tròn f: 8-15mm có khả năng vận động.
- Số lượng bạch cầu ở người trưởng thành khoảng:
Nam 7000 bạch cầu/mm3 máu
Nữ 6200 bạch cầu/mm3 máu
Bạch cầu tăng khi bị các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. Số lượng bạch cầu giảm khi bị nhiễm độc.
Bạch cầu
b. Bạch cầu (tt):
- Căn cứ vào sự khác nhau về hình dạng, cấu trúc chia làm 5 loại.
+ Bạch cầu đa nhân trung tính
+ Bạch cầu đa nhân ưa axít
+ Bạch cầu đa nhân ưa bazơ
+ Bạch cầu mônô
+ Bạch cầu limpô.
b. Bạch cầu (tt):
- Chức năng: Bạch cầu có khả năng thực bào chống lại các tác nhân gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc cho cơ thể và sản xuất ra các kháng thể chống tác nhân gây bệnh.
- Sinh sản bạch cầu: Bạch cầu được sinh ra ở tuỷ xương.
Bạch
cầu
Click video
Bạch cầu mono
c. Tiểu cầu:
Tiểu cầu là một tế bào không nhân hình thành đĩa đường kính 2-3 mm
- Số lượng tiểu cầu: 200.000 – 400.000/1 mm3 máu số lượng tiểu cầu tăng khi ăn nhiều thịt, khi bị chảy máu, tiểu cầu giảm khi mắc bệnh thiếu máu ác tính.
Tiểu cầu
c. Tiểu cầu:
- Chức năng: tiểu cầu giải phóng chất thrômboplastin góp phần làm cho máu đông.
- Tiểu cầu được sinh ra ở tuỷ xương sống 3-5 ngày.
Tiểu cầu
4.1. Khái niệm
4.2. Cấu tạo mạch bạch huyết
4.3. Chức năng của hệ bạch huyết
4.1. Khái niệm:
- Dịch bạch huyết là tất cả những dịch của cơ thể bên ngoài các tế bào và bên ngoài hệ thống tuần hoàn.
-Dịch bạch huyết bao gồm các dịch ở hệ tế bào và chất dịch lưu thông trong mạch máu bạch huyết.
a. Bạch huyết:
- Khi máu thấm ra ngoài mao mạch tạo thành bạch huyết kẽ. Do đó thành phần bạch huyết kẽ gần giống như thành phần máu.
b. Mạch bạch huyết :
- Dịch kẽ tế bào thấm vào các mao mạch bạch huyết theo một hệ thống mạch gọi là mạch bạch huyết.
4. 2. Cấu tạo mạch bạch huyết:
- Bạch huyết được lưu thông riêng trong hệ mạch bạch huyết chỉ có một chiều từ mao mạch bạch huyết về tĩnh mạch chủ. Nên không có vòng tuần hoàn bạch huyết. Hệ bạch huyết bắt đầu tư mao mạch bạch huyết.
- Có hai mạch bạch huyết lớn chuyển bạch huyết về tính mạch chủ.
Click video
Hệ mạch
Bạch huyết
4.2. Cấu tạo mạch bạch huyết (tt):
+ Tất cả các mạch bạch huyết của hai chi dưới, của bụng, của nửa bên trái cơ thể trên cơ hoành đều được đổ vào ống ngực rồi cùng đổ vào tĩnh mạnh dưới đòn bên trái.
+ Tất cả các mạch bạch huyết của nửa phải cơ thể trên cơ hoành đều đổ vào tĩnh mạch dưới đòn bên phải.
Trên đường đi của tĩnh mạch bạch huyết đều đi qua nhiều hạch bạch huyết. Những hạch bạch huyết này có vai trò đổi chất đồng thời sản xuất ra các bạch huyết bào
4. 3. Chức năng của hệ bạch huyết
- Các protein hoà tan theo nước thấm qua mao động mạch không thấm trở lại vào mao tĩnh mạch được. Một phần lớn protein có chức năng chuyển protein từ các tổ chức về tim.
- Phân phối nước cho cơ thể một cách đồng đều
Hệ bạch huyết thu vét những vật lạ những vi trùng trong các tổ chức đưa về các hạch bạch huyết làm nhiệm vụ gan lọc cho máu.
- Hệ bạch huyết đảm bảo các tổ chức được sống và hoạt động tốt.
5.1. Bệnh nghẽn động mạch vành tim.
5.2. Bệnh hở van tim.
5.3. Bệnh hẹp van tim.
5.4. Bệnh thiếu máu não.
5.1. Bệnh động mạch vành: thủ phạm chính của đột quỵ
Bệnh động mạch vành là hiện tượng động mạch vành bị hẹp hay tắc do tăng hàm lượng cholesterol, lượng mỡ, canxi và các hợp chất khác trong máu (gọi là mảng xơ vữa) ở bên trong thành động mạch vành, quá trình này gọi là xơ vữa động mạch.
Các mảng xơ vữa dễ bị tổn thương và có xu hướng vỡ ra, hình thành nên các cục huyết khối và hơn nữa là gây tắc nghẽn.
Click video
Động mạch vành
5.2. Bệnh hở van tim.
- Các van tim dày dính và cứng, các mép van cuộn lại, nên khi đóng chúng không thể đóng kín mà vẫn để hé ra một khe hở giữa các mép van làm cho máu có thể phụt ngược lại. Hở van tim 3 lá , đây là van tim thông giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải. Nếu van 3 lá bị hở, người ta gọi là bệnh hở van 3 lá, còn nếu van động mạch chủ bị hở là bệnh hở van động mạch chủ
Click video
Hở van tim
5.3. Bệnh hẹp van động mạch chủ.
a. Hẹp van ĐMC bẩm sinh: dạng hẹp van ĐMC hay gặp nhất ở người lớn là bệnh van ĐMC có hai lá van, chiếm 1-2% dân số, chủ yếu ở nam giới. Van ĐMC thường thoái hoá và vôi sớm. Một số dạng HC khác như dính lá van, van một cánh...
Click video
Hẹp van tim
5.3. Bệnh hẹp van tim (tt).
b. Hẹp van ĐMC mắc phải:
- Hẹp do thoái hoá và vôi hoá là dạng bệnh thường gặp nhất, nổi trội ở tuổi 70-80. Quá trình rối loạn chuyển hoá canxi trong bệnh Paget, bệnh thận giai đoạn cuối làm tăng quá trình vôi hoá. Các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành thúc đẩy nhanh quá trình vôi hoá ở các lá van bị thoái hoá.
- Hẹp van ĐMC do thấp tim ít khi đơn thuần mà không kèm bệnh van hai lá. Thấp tim gây xơ hoá, vôi hoá, dính các lá van và mép van ĐMC, dày lá van nhất là tại bờ.
5.4. Bệnh thiếu máu não.
Cơn thoáng thiếu máu não thường xảy ra đột ngột trong khoảng thời gian ngắn do sự lưu thông của máu trong động mạch bị giảm vì động mạch bị hẹp, bị co thắt hoặc bị tắc nghẽn do một cục máu đông từ tim hay một mảng vữa xơ từ động mạch lớn lưu thông đến một mạch máu nhỏ ở não. Đó là dấu hiệu báo trước của tai biến mạch máu não
Click video
Thiếu máu não
5.4. Bệnh thiếu máu não (tt).
Có nhiều yếu tố dẫn đến cơn thoáng thiếu máu não, đó là: di truyền, những người có cha mẹ bị bệnh tim mạch dễ bị cơn thoáng thiếu máu não; người trên 60 tuổi; giới tính: ở nam cơn thoáng thiếu máu não gặp nhiều hơn nữ; người béo phì; mắc các bệnh như: tăng huyết áp, bệnh van tim, suy tim, tiểu đường, cholesterol máu cao, hút thuốc lá, sử dụng ma túy...
- Hệ tuần hoàn có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể. Giúp vận chuyển các chất cần thiết cũng như chất thải duy trì sự sống.
- Hệ tuần hoàn được cấu tạo đặc biệt, phù hợp với chức năng. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động cũng như một số trường hợp bẩm sinh, các cơ quan có thể bị mắc một số bệnh làm ảnh hưởng chung đến toàn cơ thể.
- Ngày nay việc nghiên cứu cấu tạo của hệ tuần hoàn đã đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng như những biện pháp phòng và chữa trị bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn.
- Do vậy cần phổ biến những kiến thức đó đến mọi người, giúp đem lại những hiểu biết cơ bản về hệ tuần hoàn xây dựng các biện pháp bảo vệ, duy trì hoạt động của hệ tuần hoàn một cách khỏe mạnh.
- Bản báo cáo "Đại cương về hệ tuần hoàn" được tiến hành trong thời gian ngắn. Do vậy khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp chia sẻ của Quý thầy, cô giáo để bản báo cáo được đầy đủ, trở thành nguồn tư liệu tham khảo cho quá trình dạy và học ở trường phổ thông.
Chân thành cảm ơn!
1. Nguyễn Quang Vinh - Trần Xuân Nhĩ .1987.
Giải phẫu người. NXB Giáo dục.
2. W.D.PHILLIPS and T.J.CHILTON. 1991. A.Level BIOLOGY. Oxford Universty Press.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quang Thái
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)