Hệ tuần hoàn
Chia sẻ bởi Lê Huân |
Ngày 23/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: Hệ tuần hoàn thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
SINH LÝ ĐỘNG THỰC VẬT
Phần II: SINH LÝ HỌC NGƯỜI VÀ
ĐỘNG VẬT
Giảng viên: GVC. ThSĩ Nguyễn Thị Sáu
Khoa : Môi trường & CN Sinh học
TP.HCM, Tháng 3 năm 2010
Chương II. Sự tuần hoàn máu và bạch huyết:
1. Hệ tuần hoàn của động vật có xương sống:
Cấu tạo: gồm quả tim và hệ thống mạch máu.
Chức năng:
- Tuần hoàn máu, đưa chất dinh dưỡng và ôxi phân phối khắp cơ thể và nhận các sản phẩm của quá trình trao đổi chất cần thải bỏ đến cơ quan bài xuất tống ra ngoài.
- Vận chuyển: Một số sản phẩm của các tuyến nội tiết được chuyển tới các cơ quan theo hệ thống mạch máu.
- Điều hòa và bảo vệ cơ thể.
Con đường vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan rồi vòng trở lại về tim gọi là vòng tuần hoàn trong cơ thể.
Ngoài vòng tuần hoàn máu, còn có sự tuần hoàn bạch huyết do hệ bạch huyết đảm nhận.
1. Hệ tuần hoàn của động vật có xương sống:
Có 2 vòng tuần hoàn: đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn.
Vòng đại tuần hoàn mang máu động mạch giàu oxy và các chất dinh dưỡng từ tim trái theo động mạch chủ đến các động mạch, rồi mao mạch, cung cấp dưỡng chất cho tổ chức, tập trung lại thành máu tĩnh mạch, từ đó theo các tĩnh mạch lớn về tim phải.
Vòng tiểu tuần hoàn mang máu tĩnh mạch từ tim phải theo động mạch phổi lên phổi, ở đây khí cacbonic được thải ra ngoài và máu nhận oxy để trở thành máu động mạch, theo tĩnh mạch phổi về tim trái.
Như vậy tim là động lực chính của tuần hoàn, tim hút và đẩy máu vào động mạch. Ðộng mạch và tĩnh mạch dẫn máu đến tổ chức và từ tổ chức về tim. Mao mạch chính là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và mô.
CẤU TẠO NGOÀI CỦA TIM
CẤU TẠO NGOÀI CỦA TIM
2. Tim và hoạt động của tim:
2.1. Cấu tạo trong: Trong tim có các ngăn tim và các van tim
2.1.1. Các ngăn tim
Tim có 4 ngăn, 2 nửa trên là tâm nhĩ, 2 nửa dưới là tâm thất. Ở giữa có vách dày chia tim thành 2 nửa: trái và phải. Nửa phải chứa màu đỏ thẫm, nửa trái chứa màu đỏ tươi. Trên thành cơ giữa tâm nhĩ và tâm thất có tổ chức xơ, có tác dụng ngăn chặn xung động thần kinh truyền từ tâm nhĩ sang tâm thất.
- Tâm nhĩ phải (TNP) nhận máu đỏ thẫm từ tĩnh mạch chủ trên (TMCT) và tĩnh mạch chủ dưới TMCD) và TM vành tim (TMVT).
- Tâm nhĩ trái (TNT) nhận máu đỏ tươi từ 4 tĩnh mạch phổi (TMP) đổ về.
Tâm thất phải (TTP) nhận máu từ tâm nhĩ phải (TNP)
Tâm thất trái (TTT) nhận máu từ tâm nhĩ trái. (TNT).
CẤU TẠO TRONG CỦA TIM
Hình 2.3: Lá van hai lá
Hình 2.2: Cấu tạo trong của tim
2. Tim và hoạt động của tim (tt)
2.1.2. Các van tim
Trong tim có các van tim, đảm bảo cho máu vận chuyển theo 1 chiều nhất định:
Lỗ giữa TNP và TTP có van 3 lá.
Lỗ giữa TNT và TTT có van 2 lá. Các lá van quay về phía tâm thất. Nó giúp máu chảy một chiều từ nhĩ xuống thất.
Lỗ giữa TTT với ĐM chủ và giữa TTP với ĐM phổi có van tổ chim (hay van bán nguyệt = van xíchma). Van này hình tổ chim, miệng tổ chim quay về phía ĐM. Nó giúp máu chảy một chiều từ tâm thất ra động mạch.
Các van tim được giữ bởi dây chằng nối với các trụ cơ trong tâm thất. Tất cả các van đóng mở một cách thụ động, sự đóng mở tùy thuộc vào sự chênh lệch áp suất qua van.
2.1.3. Cấu tạo thành tim
Tim được cấu tạo bởi cơ tim. Thành tim gồm 3 lớp: lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp màng trong.
+ Lớp màng ngoài (ngoại tâm bì) dính chặt vào tim.
+ Lớp cơ tim. Tạo nên một lớp dày mỏng tuỳ chỗ, mỏng ở cơ tâm nhĩ, dày ở cơ tâm thất và dày nhất là thành cơ tâm thất trái.
Thành cơ tâm nhĩ mỏng có 2 lớp: lớp ngoài là lớp cơ vòng chung cho cả 2 TN. Lớp trong là lớp cơ dọc riêng cho mỗi nhĩ.
Thành cơ TT dày gồm 3 lớp: 2 lớp cơ dọc trong và ngoài chung cho cả 2 thất. Giữa là lớp cơ vòng riêng cho mỗi thất.
Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ. Thành cơ TTT dày hơn thành cơ TTP.
+ Lớp màng trong (nội tâm bì) phủ toàn bộ mặt trong các ngăn tim.
2.1.4. Thần kinh tim
- Tim có khả năng co bóp tự động nhờ vào yếu tố thần kinh (TK) đặc biệt trên thành cơ tim, đó là những sợi cơ tim kém biệt hóa nằm trong thành tim, lẫn trong các sợi cơ co bóp tạo nên có nhiệm vụ duy trì sự co bóp tự động của tim. Hệ thống này bao gồm một số nút, hạch và các bó sợi như:
+ Hạch xoang nhĩ (Keith -Flăck). Hạch này nằm ở thành phải của TNP, gần chỗ đổ vào của tĩnh mạch chủ trên.
+ Hạch nhĩ - thất ( Aschoff -Tawara) : Nằm ở vách liên nhĩ.
+ Bó hit-xơ (his): Từ hạch nhĩ thất phát sinh bó hit-xơ đi trong vách liên thất và được chia thành 2 nhóm đi về mỏm tim. Tại đây chúng phân nhánh và đi quặt lên tạo thành mạng lưới Purkinje
- Sự điều hòa hoạt động của tim được chi phối bởi nhánh dây thần kinh phế vị (dây TK số X) và dây TK giao cảm, tập hợp lại thành đám rối tim.
2.2. Quy luật hoạt động của tim:
2.2. Quy luật hoạt động của tim & hệ mạch (tt):
2.2. Quy luật hoạt động của tim & hệ mạch (tt):
2.2. Quy luật hoạt động của tim & hệ mạch (tt):
2.2. Quy luật hoạt động của tim & hệ mạch (tt):
Các bệnh về tim – mạch:
Tai biến mạch máu não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ.
Tai biến mạch máu não có hai loại: tắc hoặc vỡ mạch máu trong não. Các triệu chứng thần kinh trung ương khu trú biểu hiện nhanh sau vài phút, nên tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ.
Nhồi máu cơ tim là tình trạng của một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến phần đó bị giảm sút. Tùy theo bao nhiêu cơ tim bị hủy, bệnh có thể nhẹ hoặc nặng. Nếu cơ chưa bị hủy hẳn thì gọi là "đau tim" (angina).
+ Nguyên nhân chính gây ra nhồi máu cơ tim là do máu đông hình thành làm tắc nghẽn động mạch vành nuôi quả tim, khi mảng xơ vữa bị nứt, vỡ ra. Ngoài ra, tình trạng co thắt mạch vành cũng có thể làm ngừng trệ dòng máu dẫn đến nuôi cơ tim.
CÁC BỆNH VỀ TIM - MẠCH
2.2. Chức năng của tim:
2.2.1. Các đặc tính sinh lý của cơ tim
Tính hưng phấn: Tim gồm hai loại tế bào cơ
+ Những tế bào phát sinh và dẫn truyền xung động, đó là các tế bào nút xoang, nút nhĩ thất và của mạng Purkinje.
+ Những tế bào trả lời các xung động này bởi sự co rút, đó là các tế bào cơ nhĩ và cơ thất.
Những đặc tính này khiến cho tim mang tính tự động, đặc tính này không có ở cơ vân. Các hoạt động điện trong tim sẽ dẫn đến sự co bóp của tim. Sự rối loạn hoạt động điện của tim sẽ đưa đến rối loạn nhịp.
Do tính hợp bào của cơ tim, nên tim hoạt động theo qui luật ``tất cả hoặc không".
Tính dẫn truyền của sợi cơ tim: Thuộc tính này có ở tất cả hai loại sợi cơ tim. Ðiện thế động lan truyền dọc sợi cơ tạo thành một làn sóng khử cực.
Tính trơ: Ở các giai đoạn khác nhau của điện thế hoạt động, sợi cơ tim đáp ứng không giống nhau với một kích thích bên ngoài. Ở pha 1 và 2, sợi cơ đã khử cực rồi nên không đáp ứng với bất cứ kích thích nào, đó là thời kỳ trơ tuyệt đối. Nó giúp tim không bị rối loạn h/động bởi một kích thích ngoại lai.
Tính nhịp điệu: Ở trạng thái sinh lý, nút xoang tự động phát ra các xung động theo một nhịp điệu đều đặn với tần số trung bình 80 lần/phút. Tiếp đó, hai tâm nhĩ được khử cực đầu tiên, nhĩ phải trước nhĩ trái, đồng thời lan tới nút nhĩ-thất theo những bó liên nút. Sự dẫn truyền trong nút nhĩ-thất chậm hẳn lại để cho hai nhĩ có thời gian co bóp xong.
Xung động tiếp tục theo hai nhánh của bó His vào mạng Purkinje với vận tốc lớn. Mỏm tim được khử cực trước đáy tim, do đó nó co bóp trước đáy tim, giúp dồn máu từ mỏm lên phía đáy và tống máu vào các động mạch.
2.2.2. Chu kỳ hoạt động của tim
Tim đập nhịp nhàng, đều đặn. Khoảng thời gian từ đầu của một tiếng tim này đến đầu tiếng tim khác gọi là một chu kỳ tim.
Giữa điện tâm đồ, các hiện tượng cơ học (co và giãn) và những thay đổi về áp lực tâm nhĩ, tâm thất, thể tích tâm thất và áp lực động mạch chủ trong suốt chu kỳ tim có liên quan với nhau.
Áp lực ở thất trái cao, còn thất phải thì áp lực thấp hơn nhiều vì thành thất phải mỏng hơn tuy nhiên thể tích tống máu là như nhau.
Ở một chu kỳ tim bình thường, hai tâm nhĩ co trong khi hai tâm thất giãn và ngược lại.
Các giai đoạn của chu kỳ tim gồm có: trong điều kiện bình thường tim đập khoảng 75 nhịp trong một phút, thời gian của một chu chuyển tim là 0,8 giây và gồm hai thì cơ bản là thì tâm thu và thì tâm trương.
Thì tâm thu: kéo dài 0,43 giây, gồm tâm nhĩ thu, tâm thất thu.
+ Tâm nhĩ thu kéo dài 0,1giây, lúc này tâm nhĩ co nhằm tống nốt 1/4 lượng máu còn lại trong thời kỳ tâm trương. Sau khi co, nhĩ giãn ra trong suốt thời gian còn lại của chu kỳ tim (0,7giây).
+ Tâm thất thu kéo dài 0,33 giây, được chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ tăng áp (Mở đầu giai đoạn này là giai đoạn cơ tim co bóp không đồng thời, kết quả là áp lực tâm thất tăng đột ngột, cao hơn áp lực trong tâm nhĩ, máu dội ngược về, đóng van nhĩ thất gây ra tiếng tim thứ nhất tương ứng với đỉnh sóng R trên điện tâm đồ) và thời kỳ tống máu (là g/đoạn quan trọng nhất trong một chu chuyển tim).
Tâm trương: kéo dài 0,37 giây, được chia 3 giai đoạn.
+ Giai đoạn tiền tâm trương (0,04 giây) cơ tâm thất đã ngừng co nhưng van tổ chim vẫn tiếp tục mở.
+ Giai đoạn giãn đẳng trường (0,08 giây) trong giai đoạn này cơ tâm thất giãn ra nhưng không thay đổi chiều dài. Áp lực trong tâm thất giảm xuống thấp hơn trong động mạch. Do tính đàn hồi của thành động mạch, có xu hướng co về trạng thái cũ, làm máu ở động mạch chủ và động mạch phổi dội ngược về đóng van tim tổ chim, gây tiếng tim thứ hai.
+ Áp suất tâm thất tiếp tục giảm, máu từ tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới đổ vào tâm nhĩ làm tăng áp suất trong tâm nhĩ, cho đến khi lớn hơn áp suất ở tâm thất thì van nhĩ thất mở ra, máu rớt xuống thất hơn 70 % lượng máu có trong tâm nhĩ.
Lưu ý - Tâm thất không bơm hết máu, mỗi khi tim bóp, lượng máu còn lại khoảng 50ml, gọi là thể tích cuối tâm thu.
- Thời kỳ tâm trương toàn bộ thay đổi tùy theo tần số tim, khi nhịp tim nhanh thời gian tâm trương ngắn lại.
3. Hệ mạch và chức năng của hệ mạch:
Hệ mạch gồm có động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
3.1. Cấu tạo và chức năng của động mạch
3.1.1. Cấu tạo
Hệ động mạch có nhiệm vụ đưa máu từ tim đến các bộ phận của thể. Hệ động mạch gồm các ống dẫn đàn hồi và có sức cản cao. Từ động mạch chủ, các mạch máu được phân nhánh ngày càng nhỏ dần, càng xa tim, thiết diện của mỗi động mạch càng nhỏ, nhưng thiết diện của hệ động mạch càng lớn, vận tốc máu càng xa tim càng giảm.
Động mạch có cấu tạo gồm 3 lớp:
- Lớp ngoài là lớp mô liên kết sợi xốp có sợi đàn hồi và các sợi thần kinh, ở những động mạch lớn có cả mạch máu nuôi dưỡng thành động mạch.
- Lớp giữa có 2 tầng cơ trơn: cơ vòng ở trong, cơ dọc ở ngoài. Lớp cơ khá dày.
- Lớp trong được lót bởi lớp tế bào dẹp nằm trong lớp mô liên kết mỏng có nhiều sợi đàn hồi, làm cho mạch máu vừa bền vừa có thể co dãn
Các động mạch chính
- ĐM phổi xuất phát từ TTP đi ở mặt trước tim rồi chia thành 2 nhánh đi về 2 phổi và chia nhỏ hơn thành động mạch tiểu thùy phổi, rồi thành mao mạch phổi.
- ĐM chủ xuất phát từ TTT, ra khỏi tim, bắt cong xuống và chạy phía trước bên trái cột sống. Từ đó phát ra nhiều nhánh động mạch tới các bộ phận như: Động mạch vành tim, ĐM cánh tay đầu phải, động mạch cổ gốc trái (động mạch cảnh), ĐM dưới đòn, ĐM liên sườn, động mạch dưới hoành, động mạch gan, ĐM lách, động mạch thận, động mạch màng treo một động mạch chân (như động mạch đùi, động mạch chày…).
3.1.2. Ðặc tính sinh lý của động mạch
- Tính đàn hồi
Các mạch máu có tính giãn nở, đó là khả năng của mạch giãn phình ra tùy theo sự thay đổi áp suất trong lòng mạch. Ở động mạch chủ, tim đập ngắt quãng, nhờ tính đàn hồi, máu vẫn chảy liên tục. Trong thời kỳ tâm thu, máu được tống vào động mạch với áp suất lớn khiến cho nó giãn ra, lúc này thành mạch nhận được một thế năng. Trong kỳ tâm trương, mạch máu trở lại trạng thái ban đầu, do thế năng của thành động mạch chuyển thành động năng đẩy máu, làm cho máu chảy liên tục. Khả năng đàn hồi giảm theo tuổi, do sự tăng độ cứng thành mạch
- Tính co thắt
Lớp cơ trơn của thành mạch được chi phối bởi thần kinh, có thể chủ động thay đổi đường kính, nhất là ở các tiểu động mạch. Ðặc tính này khiến lượng máu được phân phối đến cơ quan tùy theo nhu cầu.
3.1.3. Huyết áp động mạch
- Huyết áp trung bình: Là trung bình của tất cả áp suất máu được đo trong một chu kỳ thời gian. Huyết áp trung bình gần với huyết áp tâm trương hơn huyết áp tâm thu trong chu kỳ hoạt động của tim.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp: Áp suất của máu trong động mạch liên quan chặt chẽ đến các yếu tố như lưu lượng máu, sức cản của hệ mạch, sức cản lại liên quan đến kích thước mạch máu, độ quánh của máu.
- Những biến đổi sinh lý của huyết áp: Theo tuổi, theo giới, theo trọng lực, theo chế độ ăn, nhịp sinh học, vận động.
3.1.3. Huyết áp động mạch (tt)
Huyết áp (HA) là áp suất máu trong động mạch. Máu chảy được trong động mạch là kết quả của hai lực đối lập, lực đẩy máu của tim và lực cản của mạch máu, trong đó lực đẩy máu của tim thắng nên máu chảy được trong động mạch với một tốc độ và áp suất nhất định. Huyết áp được đo bằng đơn vị mmHg.
- Huyết áp tối đa: Còn gọi là huyết áp tâm thu, thể hiện khả năng co bóp của tim, là giới hạn cao nhất của những dao động có chu kỳ của huyết áp. Huyết áp tối đa thay đổi tùy tuổi, thường từ 90-140mmHg.
- Huyết áp tối thiểu: Còn gọi là huyết áp tâm trương, thể hiện sức căng của thành mạch, là giới hạn thấp nhất của những dao động có chu kỳ của huyết áp. Huyết áp tối thiểu thay đổi từ 50-90mmHg.
- Huyết áp hiệu số: Là chênh lệch giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu, là điều kiện cần cho tuần hoàn máu. Bình thường khoảng 50mmHg.
CÁC BỆNH VỀ TIM MẠCH
3.2. Ðặc điểm cấu trúc chức năng tĩnh mạch
3.2.1- Cấu tạo thành tĩnh mạch
Hệ tĩnh mạch (TM) có nhiệm vụ đưa máu từ các bộ phận cơ thể về tim. Hệ tĩnh mạch bắt nguồn từ mao mạch, kể từ khi thành mao mạch có cơ trơn là đó là tiểu tĩnh mạch. Thiết diện của một tĩnh mạch càng về gần tim càng lớn, tổng thiết diện của cả hệ tĩnh mạch lớn hơn hệ động mạch. Mỗi động mạch lớn thường có hai tĩnh mạch đi kèm. Trên đường đi của hệ tĩnh mạch có các xoang tĩnh mạch.
Thành tĩnh mạch có 3 lớp như động mạch nhưng mỏng và dễ giãn rộng hơn
Do cấu trúc như trên, tĩnh mạch có tính giãn cao, có thể chứa một lượng máu lớn với sự thay đổi ít áp lực bên trong.
3.2. Ðặc điểm cấu trúc chức năng tĩnh mạch (tt)
3.2.2. Các tĩnh mạch chính
Hệ TM thường sắp xếp đi kèm hệ ĐM và có tên gọi như hệ ĐM gồm có các tĩnh mạch chính như TM phổi (gồm 4 TM phổi dẫn máu từ 2 lá phổi về TNT); TM vành tim (trái, phải); TM chủ trên; TM chủ dưới; TM cửa gan (hay TM gánh - được tạo bởi 3 nhánh TM là TM màng treo một trên, TM màng treo một dưới và TM lách. Máu sau khi qua gan thì đổ vào TM chủ dưới rồi về TNP.
3.2.3. Ðộng lực máu trong tuần hoàn tĩnh mạch
Máu chảy trong tĩnh mạch là do các nguyên nhân của tuần hoàn tĩnh mạch. Máu chảy trong tĩnh mạch có một áp suất gọi là huyết áp tĩnh mạch. Huyết áp tĩnh mạch được đo bằng áp kế nước và có trị số thấp, áp suất máu trong tĩnh mạch khuỷu tay là 12 cmH20.
Huyết áp tĩnh mạch tăng thường gặp trong suy tim phải hoặc suy tim toàn bộ hoặc khi có trở ngại trên đường máu trở về tim.
Huyết áp tĩnh mạch giảm trong shock vì mao mạch giãn rộng, chứa một lượng máu lớn
3.3. Ðặc điểm cấu trúc chức năng của mao mạch
3.3.1. Ðặc điểm cấu trúc:
Các tiểu động mạch phân nhánh thành các mao mạch, các mao mạch tạo thành những mạng đi vào tổ chức.
Hệ mao mạch gồm các mao mạch thực sự, là những mạch máu dài và mỏng. Ðầu mao mạch có cơ vòng tiền mao mạch, kiểm soát lượng máu đi vào mao mạch. Thành mao mạch là lớp tế bào nội mô, giữa chúng có những khe nhỏ đi xuyên qua thành mao mạch, các protein của máu bình thường không qua được thành mao mạch. Phần lớn nước và chất điện giải có thể đi qua khe dễ dàng.
Ngoài những mao mạch thực sự, còn có những mao mạch luôn mở gọi là kênh ưu tiên, nối giữa tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch, như vậy máu từ động mạch luôn đi sang tĩnh mạch theo kênh ưu tiên. Khi cơ thắt tiền mao mạch co lại máu chủ yếu đi theo kênh này, khi cơ thắt tiền mao mạch mở ra thì máu đi qua những mao mạch thực sự.
Hình 2.6: Mao mạch
Ðộng lực máu trong mao mạch:
Máu chảy trong mao mạch là do sự chênh lệch áp suất từ tiểu động mạch đến tiểu tĩnh mạch. Huyết áp giảm rất thấp khi qua mao mạch (10mmHg), đến tiểu tĩnh mạch chỉ còn 10-15mmHg.
Lưu lượng máu qua mao mạch tùy thuộc vào sự hoạt động của tổ chức đó và được điều hòa bởi cơ thắt tiền mao mạch cũng như sức cản của động mạch nhỏ và tiểu động mạch đến tổ chức.
Máu không chảy liên tục qua mạng mao mạch mà thường ngắt quãng, do sự co, giãn của cơ thắt tiền mao mạch và cơ trơn thành mao mạch. Máu chảy qua mao mạch rất chậm, thuận lợi cho sự trao đổi chất.
3.3.2. Sự trao đổi chất qua mao mạch
Sự trao đổi chất diễn ra ở các mao mạch thực sự. Có 5% tổng lượng máu (khoảng 250ml) ở hệ mao mạch tham gia trao đổi chất.
Dưỡng chất, oxy và những chất khác trong máu sẽ đi qua thành mao mạch, vào dịch kẽ, rồi vào tế bào. Tế bào thải các chất theo hướng ngược lại. Sự qua lại này được thực hiện theo 3 con đường: khuếch tán, vận chuyển theo lối ẩm bào và sự lọc.
4. Điều hòa hoạt động tim mạch
4.1. Điều hoà hoạt động của tim: Hoạt động của tim được thay đổi phù hợp với yêu cầu của cơ thể. Sự thay đổi này gọi là điều hoà hoạt động tim. Hoạt động của tim được điều hoà bởi cơ chế thần kinh, thể dịch và tim còn có khả năng tự điều hoà.
- Cơ chế thần kinh
+ Hệ thần kinh thực vật: kích thích TK giao cảm mạnh làm tăng nhịp tim. Kích thích phó giao cảm chỉ làm giảm nhịp tim.
+ Các phản xạ điều hòa hoạt động tim: • Phản xạ giảm áp. • Phản xạ tim-tim
- Cơ chế thể dịch
+ Hormon: hormon tủy thượng thận (adrenalin) và hormon giáp (thyroxin) làm tim đập nhanh.
+ Ảnh hưởng của khí hô hấp trong máu: PCO2 tăng và PO2 giảm làm tim đập nhanh, ngược lại thì tim đập chậm.
+ Ảnh hưởng của các ion: nồng độ Ca++ cao trong máu làm tăng trương lực tim, sự thiếu hụt Ca++ có tác dụng ngược lại. Nồng độ K+ máu cao làm giảm trương lực tim, tăng cao hơn gây rối loạn dẫn truyền nhĩ thất.
4.2. Ðiều hòa tuần hoàn động mạch
Tuần hoàn động mạch được điều hoà bằng 2 cơ chế thần kinh và thể dịch
Ðiều hòa tuần hoàn bởi hệ thần kinh
- Trung tâm vận mạch: Gồm một nhóm dây thần kinh trong hành não có chức năng điều hòa huyết áp. Ở trạng thái bình thường, luôn có những tín hiệu giao cảm từ trung tâm vận mạch xuống, làm mạch hơi co lại tạo trương lực mạch. Khi những tín hiệu giao cảm tăng, gây co mạch và tăng huyết áp, tăng lưu lượng tim. Ngược lại, nếu giảm các tín hiệu này đến mạch thì mạch giãn, huyết áp hạ, tăng dự trữ máu ở hệ tĩnh mạch.
- Những chất cảm thụ áp suất: Là những chất cảm thụ với sức căng, có nhiều ở thành tim và mạch máu lớn. Các chất cảm thụ ở xoang động mạch cảnh và quai động mạch chủ đóng vai trò chính trong điều hòa tuần hoàn động mạch.
Những chất cảm thụ hóa học: Là những chất cảm thụ nhạy cảm với sự thay đổi PO2, PCO2 và pH máu, khu trú ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh.
Hệ thần kinh thực vật: Hệ giao cảm đóng vai trò quan trọng trong điều hòa tuần hoàn của hệ thần kinh thực vật. Trong khi đó, hệ phó giao cảm thì quan trọng cho chức năng tim.
4.2. Ðiều hòa tuần hoàn động mạch
Ðiều hòa tuần hoàn bởi các yếu tố thể dịch
- Các chất gây co mạch: Norepinephrin, Epinephrin, Angiotensin II, Vasopressin.
- Các chất gây giãn mạch: Nhóm Kinin, Histamin,Prostaglandin, ANP
Các chất khác:
+ Ion canxi gây co mạch; ion kali gây giãn mạch; ion magie gây giãn mạch.
+ Nồng độ oxy ở mô giảm, nồng độ carbonic tăng, gây giãn mạch và ngược lại.
Ðiều hòa tuần hoàn tại chỗ
Ðộng mạch có một hệ thần kinh nội tại là một hệ thống tự điều hòa không liên quan với hệ thần kinh bên ngoài, có khả năng gây co giãn mạch.
4.3. Ðiều hòa tuần hoàn tĩnh mạch
Các tĩnh mạch có thể co, giãn như động mạch nhưng có nhiều khả năng giãn hơn co do thành tĩnh mạch có ít sợi cơ trơn. Tuy nhiên, sự co tĩnh mạch có thể được gây ra bởi hoạt động của thần kinh giao cảm trên tĩnh mạch. Những yếu tố sau ảnh hưởng đến tuần hoàn tĩnh mạch :
- Nhiệt độ: khi trời rét, nhiệt độ giảm làm co tĩnh mạch, nhiệt độ cao khiến tĩnh mạch giãn ra.
- Các chất khí: carbonic tăng gây giãn tĩnh mạch ngoại biên, oxy giảm gây co tĩnh mạch nội tạng và giãn tĩnh mạch ngoại biên.
- Adrenalin gây co mạch, histamin co tĩnh mạch gan, phổi, lách, giãn tĩnh mạch ngoại biên.
- Một số thuốc như nicotin, pilocapin làm co tĩnh mạch; cocain, cafein gây giãn tĩnh mạch.
4.4. Ðiều hòa tuần hoàn mao mạch
Sự thay đổi lưu lượng vi tuần hoàn phụ thuộc vào hai yếu tố sau:
- Hệ thần kinh thực vật kiểm soát sức cản ngoại biên bằng cách tác dụng lên cơ trơn của thành tiểu động mạch.
- Những chất chuyển hóa tại chỗ hiện diện trong tổ chức làm co giãn cơ thắt tiền mao mạch: Nồng độ oxy dịch kẽ, nồng độ khí carbonic, các homon…
- Ngoài ra vi tuần hoàn còn thay đổi do ảnh hưởng nhiệt độ.
5. Máu và chức năng của máu:
5.1. Đại cương
- Máu được tim bơm vào hệ thống mạch máu và đi khắp cơ thể. Máu được cấu tạo bởi huyết tương và thành phần hữu hình.
- Huyết tương là thành phần dịch chiếm 55-60%. Huyết tương gồm nước và các chất hoà tan, trong đó chủ yếu là các loại protein, ngoài ra còn có các chất điện giải, chất dinh dưỡng, enzym, hormon, khí và các chất thải.
- Thành phần hữu hình chiếm 40-45%, gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Máu có độ pH khoảng 7,35-7,4, tùy thuộc vào lượng CO2 trong máu. Về khối lượng, máu chiếm khoảng 8% so với toàn cơ thể.
5. 2. Chức năng của máu:
Chức năng vận chuyển
- Máu vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào của cơ thể và ngược lại vận chuyển khí carbonic từ tế bào về phổi để được đào thải ra môi trường bên ngoài.
- Vận chuyển chất dinh dưỡng từ ống tiêu hoá đến các tế bào và vận chuyển các sản phẩm đào thải từ quá trình chuyển hoá tế bào đến cơ quan đào thải.
- Vận chuyển hormon từ tuyến nội tiết đến các tế bào đích.
- Vận chuyển nhiệt ra khỏi tế bào đưa đến hệ thống mạch máu dưới da để thải nhiệt ra môi trường.
Chức năng cân bằng nước và muối khoáng
- Máu tham gia điều hoà pH nội môi thông qua hệ thống đệm của nó.
- Ðiều hoà lượng nước trong tế bào thông qua áp suất thẩm thấu máu.
5. 2. Chức năng của máu:
Chức năng điều hòa nhiệt: Máu còn tham gia điều nhiệt nhờ sự vận chuyển nhiệt và khả năng làm nguội của lượng nước trong máu.
Chức năng bảo vệ
- Máu có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng nhờ cơ chế thực bào, ẩm bào và cơ chế miễn dịch dịch thể, miễn dịch TB.
- Máu cũng có khả năng tham gia vào cơ chế tự cầm máu, tránh mất máu cho cơ thể khi bị tổn thương mạch máu có chảy máu.
Chức năng thống nhất cơ thể và điều hòa hoạt động cơ thể
- Máu mang các hormon, các loại khí O2 và CO2, các chất điện gíải khác Ca++, K+, Na+... để điều hòa hoạt động các nhóm tế bào, các cơ quan khác nhau trong cơ thể nhằm bảo đảm sự hoạt động đồng bộ của các cơ quan trong cơ thể.
- Bằng sự điều hòa hằng tính nội môi, máu đã tham gia vào điều hòa toàn bộ các chức phận cơ thể bằng cơ chế thần kinh và thần kinh-thể dịch.
5.3. Huyết tương
Huyết tương là phần lỏng của máu, dịch trong, hơi vàng, sau khi ăn có màu sữa, vị hơi mặn và có mùi đặc biệt của các acid béo. Trong thành phần huyết tương nước chiếm 90 - 92%, chất khô 8 - 10%. Trong chất khô của huyết tương gồm có protein, lipid, glucid, muối khoáng, các hợp chất hữu cơ có chứa N không phải protein (đạm cặn), các enzym, hormon, vitamin.
Protein huyết tương có các chức năng chính sau: - tạo áp suất keo của máu. - Vận chuyển - Bảo vệ - Cầm máu - Cung cấp protein cho toàn bộ cơ thể
Ngoài ra trong huyết tương còn có những chất có hàm lượng rất thấp nhưng có vai trò quan trọng đối với các chức phận cơ thể như: các chất trung gian hóa học, các chất trung gian chuyển hóa, các hormon, các vitamin và các enzyme.
Các thành phần vô cơ: Các chất vô cơ thường ở dạng ion: anion và cation. Các chất vô cơ giữ vai trò chủ yếu trong điều hòa áp suất thẩm thấu, điều hòa pH máu và tham gia vào các chức năng của tế bào.
5.4. Hồng cầu
Cấu tạo: Hồng cầu chiếm hơn 99% trong các thành phần hữu hình của máu. Ở động vật như cá, lưỡng cư, bò sát, chim, hồng cầu hình bầu dục có nhân; ở đa số thú khác hồng cầu dạng hình đĩa lõm hai mặt và không có nhân như hồng cầu của người. Hình dạng này nhằm:
+ Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc làm tăng khả năng khuếch tán khí thêm 30% so với hồng cầu cùng thể tích mà có dạng hình cầu.
+ Làm cho hồng cầu trở nên cực kỳ mềm dẻo, có thể đi qua các mao mạch hẹp mà không gây tổn thương mao mạch cũng như bản thân hồng cầu.
Cấu trúc của hồng cầu đặc biệt thích ứng với chức năng vận chuyển khí oxy.
5.5. Hemoglobin (Hb)
Hemoglobin còn gọi huyết sắc tố, đó là chromoprotein gồm hai thành phần là nhân heme và globin (hình 2.8).
Hình 2.7: Hình dạng và kích thước
của hồng cầu
Hình 2.8 : Cấu trúc hemoglobin
5.5. Hemoglobin (Hb)
Một phân tử hemoglobin có bốn nhân heme. Heme là một sắc tố đỏ. Mỗi heme gồm một vòng porphyrin và một ion Fe++ chính giữa. Nếu heme kết hợp với globin thì tạo thành hemoglobin.
Chức năng của hemoglobin
- Chức năng vận chuyển khí
+ Vận chuyển khí oxy: Hồng cầu vận chuyển oxy từ phổi đến tổ chức nhờ phản ứng sau :
Hb + O2 HbO2 (oxyhemoglobin)
+ Vận chuyển khí carbonic:Hồng cầu vận chuyển CO2 từ tổ chức về phổi theo phản ứng sau:
Hb + CO2 HbCO2 (carbaminohemoglobin)
- Hemoglobin có tính chất đệm.
5.6. Bạch cầu và tiểu cầu
5.6.1. Bạch cầu:
Bạch cầu là những tế bào máu có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Dựa vào hình dáng, cấu trúc và cách bắt màu phẩm nhuộm, người ta chia hai nhóm: bạch cầu hạt và bạch cầu không hạt.
Chức năng của bạch cầu
Chức năng chung của bạch cầu là chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Nhờ có các đặc tính: - Xuyên mạch - Vận động - Hoá ứng động - Thực bào. Tuy nhiên không phải loại bạch cầu nào cũng có đầy đủ các đặc tính trên. Bạch cầu hạt trung tính và đại thực bào thể hiện đầy đủ và mạnh mẽ các đặc tính này nhất.
5.6. Bạch cầu và tiểu cầu
5.6.2. Tiểu cầu
Tiểu cầu thực chất là một mảnh tế bào được vỡ ra từ tế bào nhân khổng lồ. Sau khi được phóng thích từ tuỷ xương, chỉ có 60-75% tiểu cầu lưu thông trong máu, phần còn lại được giữ ở lách.
Tiểu cầu tăng khi thức ăn giàu đạm, khi chảy máu và bị dị ứng. Tiểu cầu giảm khi bị thiếu máu ác tính, bị nhiễm phóng xạ...
Ðời sống tiểu cầu thay đổi từ vài ngày đến 2 tuần.
Tiểu cầu có kích thước 2-4μm, thể tích 7-8μm3, không có nhân nhưng bào tương có nhiều hạt.
Nếu thương tổn ở mạch máu là nhỏ thì bản thân nút tiểu cầu có thể làm ngừng chảy máu, nhưng nếu thương tổn lớn hơn thì phải nhờ thêm sự hình thành cục máu đông. Sự hình thành nút tiểu cầu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bít kín các thương tổn nhỏ ở các mạch máu nhỏ xảy ra hàng trăm lần mỗi ngày.
5.7 Sự đông máu
Đông máu là phản ứng để bảo vệ cơ thể không bị mất máu khi mạch máu bị tổn thương.
Nguyên nhân của quá trình đông máu: Khi bị thương, máu chảy qua vết thương fibrinogen hòa tan và chuyển thành các sợi fibrin không hòa tan (sợi huyết), tạo thành mạng lưới bao vây lấy hồng cầu, tiểu cầu làm máu co rút thành một khối và máu đóng thành cục, lấp vết thương.
Phần II: SINH LÝ HỌC NGƯỜI VÀ
ĐỘNG VẬT
Giảng viên: GVC. ThSĩ Nguyễn Thị Sáu
Khoa : Môi trường & CN Sinh học
TP.HCM, Tháng 3 năm 2010
Chương II. Sự tuần hoàn máu và bạch huyết:
1. Hệ tuần hoàn của động vật có xương sống:
Cấu tạo: gồm quả tim và hệ thống mạch máu.
Chức năng:
- Tuần hoàn máu, đưa chất dinh dưỡng và ôxi phân phối khắp cơ thể và nhận các sản phẩm của quá trình trao đổi chất cần thải bỏ đến cơ quan bài xuất tống ra ngoài.
- Vận chuyển: Một số sản phẩm của các tuyến nội tiết được chuyển tới các cơ quan theo hệ thống mạch máu.
- Điều hòa và bảo vệ cơ thể.
Con đường vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan rồi vòng trở lại về tim gọi là vòng tuần hoàn trong cơ thể.
Ngoài vòng tuần hoàn máu, còn có sự tuần hoàn bạch huyết do hệ bạch huyết đảm nhận.
1. Hệ tuần hoàn của động vật có xương sống:
Có 2 vòng tuần hoàn: đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn.
Vòng đại tuần hoàn mang máu động mạch giàu oxy và các chất dinh dưỡng từ tim trái theo động mạch chủ đến các động mạch, rồi mao mạch, cung cấp dưỡng chất cho tổ chức, tập trung lại thành máu tĩnh mạch, từ đó theo các tĩnh mạch lớn về tim phải.
Vòng tiểu tuần hoàn mang máu tĩnh mạch từ tim phải theo động mạch phổi lên phổi, ở đây khí cacbonic được thải ra ngoài và máu nhận oxy để trở thành máu động mạch, theo tĩnh mạch phổi về tim trái.
Như vậy tim là động lực chính của tuần hoàn, tim hút và đẩy máu vào động mạch. Ðộng mạch và tĩnh mạch dẫn máu đến tổ chức và từ tổ chức về tim. Mao mạch chính là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và mô.
CẤU TẠO NGOÀI CỦA TIM
CẤU TẠO NGOÀI CỦA TIM
2. Tim và hoạt động của tim:
2.1. Cấu tạo trong: Trong tim có các ngăn tim và các van tim
2.1.1. Các ngăn tim
Tim có 4 ngăn, 2 nửa trên là tâm nhĩ, 2 nửa dưới là tâm thất. Ở giữa có vách dày chia tim thành 2 nửa: trái và phải. Nửa phải chứa màu đỏ thẫm, nửa trái chứa màu đỏ tươi. Trên thành cơ giữa tâm nhĩ và tâm thất có tổ chức xơ, có tác dụng ngăn chặn xung động thần kinh truyền từ tâm nhĩ sang tâm thất.
- Tâm nhĩ phải (TNP) nhận máu đỏ thẫm từ tĩnh mạch chủ trên (TMCT) và tĩnh mạch chủ dưới TMCD) và TM vành tim (TMVT).
- Tâm nhĩ trái (TNT) nhận máu đỏ tươi từ 4 tĩnh mạch phổi (TMP) đổ về.
Tâm thất phải (TTP) nhận máu từ tâm nhĩ phải (TNP)
Tâm thất trái (TTT) nhận máu từ tâm nhĩ trái. (TNT).
CẤU TẠO TRONG CỦA TIM
Hình 2.3: Lá van hai lá
Hình 2.2: Cấu tạo trong của tim
2. Tim và hoạt động của tim (tt)
2.1.2. Các van tim
Trong tim có các van tim, đảm bảo cho máu vận chuyển theo 1 chiều nhất định:
Lỗ giữa TNP và TTP có van 3 lá.
Lỗ giữa TNT và TTT có van 2 lá. Các lá van quay về phía tâm thất. Nó giúp máu chảy một chiều từ nhĩ xuống thất.
Lỗ giữa TTT với ĐM chủ và giữa TTP với ĐM phổi có van tổ chim (hay van bán nguyệt = van xíchma). Van này hình tổ chim, miệng tổ chim quay về phía ĐM. Nó giúp máu chảy một chiều từ tâm thất ra động mạch.
Các van tim được giữ bởi dây chằng nối với các trụ cơ trong tâm thất. Tất cả các van đóng mở một cách thụ động, sự đóng mở tùy thuộc vào sự chênh lệch áp suất qua van.
2.1.3. Cấu tạo thành tim
Tim được cấu tạo bởi cơ tim. Thành tim gồm 3 lớp: lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp màng trong.
+ Lớp màng ngoài (ngoại tâm bì) dính chặt vào tim.
+ Lớp cơ tim. Tạo nên một lớp dày mỏng tuỳ chỗ, mỏng ở cơ tâm nhĩ, dày ở cơ tâm thất và dày nhất là thành cơ tâm thất trái.
Thành cơ tâm nhĩ mỏng có 2 lớp: lớp ngoài là lớp cơ vòng chung cho cả 2 TN. Lớp trong là lớp cơ dọc riêng cho mỗi nhĩ.
Thành cơ TT dày gồm 3 lớp: 2 lớp cơ dọc trong và ngoài chung cho cả 2 thất. Giữa là lớp cơ vòng riêng cho mỗi thất.
Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ. Thành cơ TTT dày hơn thành cơ TTP.
+ Lớp màng trong (nội tâm bì) phủ toàn bộ mặt trong các ngăn tim.
2.1.4. Thần kinh tim
- Tim có khả năng co bóp tự động nhờ vào yếu tố thần kinh (TK) đặc biệt trên thành cơ tim, đó là những sợi cơ tim kém biệt hóa nằm trong thành tim, lẫn trong các sợi cơ co bóp tạo nên có nhiệm vụ duy trì sự co bóp tự động của tim. Hệ thống này bao gồm một số nút, hạch và các bó sợi như:
+ Hạch xoang nhĩ (Keith -Flăck). Hạch này nằm ở thành phải của TNP, gần chỗ đổ vào của tĩnh mạch chủ trên.
+ Hạch nhĩ - thất ( Aschoff -Tawara) : Nằm ở vách liên nhĩ.
+ Bó hit-xơ (his): Từ hạch nhĩ thất phát sinh bó hit-xơ đi trong vách liên thất và được chia thành 2 nhóm đi về mỏm tim. Tại đây chúng phân nhánh và đi quặt lên tạo thành mạng lưới Purkinje
- Sự điều hòa hoạt động của tim được chi phối bởi nhánh dây thần kinh phế vị (dây TK số X) và dây TK giao cảm, tập hợp lại thành đám rối tim.
2.2. Quy luật hoạt động của tim:
2.2. Quy luật hoạt động của tim & hệ mạch (tt):
2.2. Quy luật hoạt động của tim & hệ mạch (tt):
2.2. Quy luật hoạt động của tim & hệ mạch (tt):
2.2. Quy luật hoạt động của tim & hệ mạch (tt):
Các bệnh về tim – mạch:
Tai biến mạch máu não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ.
Tai biến mạch máu não có hai loại: tắc hoặc vỡ mạch máu trong não. Các triệu chứng thần kinh trung ương khu trú biểu hiện nhanh sau vài phút, nên tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ.
Nhồi máu cơ tim là tình trạng của một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến phần đó bị giảm sút. Tùy theo bao nhiêu cơ tim bị hủy, bệnh có thể nhẹ hoặc nặng. Nếu cơ chưa bị hủy hẳn thì gọi là "đau tim" (angina).
+ Nguyên nhân chính gây ra nhồi máu cơ tim là do máu đông hình thành làm tắc nghẽn động mạch vành nuôi quả tim, khi mảng xơ vữa bị nứt, vỡ ra. Ngoài ra, tình trạng co thắt mạch vành cũng có thể làm ngừng trệ dòng máu dẫn đến nuôi cơ tim.
CÁC BỆNH VỀ TIM - MẠCH
2.2. Chức năng của tim:
2.2.1. Các đặc tính sinh lý của cơ tim
Tính hưng phấn: Tim gồm hai loại tế bào cơ
+ Những tế bào phát sinh và dẫn truyền xung động, đó là các tế bào nút xoang, nút nhĩ thất và của mạng Purkinje.
+ Những tế bào trả lời các xung động này bởi sự co rút, đó là các tế bào cơ nhĩ và cơ thất.
Những đặc tính này khiến cho tim mang tính tự động, đặc tính này không có ở cơ vân. Các hoạt động điện trong tim sẽ dẫn đến sự co bóp của tim. Sự rối loạn hoạt động điện của tim sẽ đưa đến rối loạn nhịp.
Do tính hợp bào của cơ tim, nên tim hoạt động theo qui luật ``tất cả hoặc không".
Tính dẫn truyền của sợi cơ tim: Thuộc tính này có ở tất cả hai loại sợi cơ tim. Ðiện thế động lan truyền dọc sợi cơ tạo thành một làn sóng khử cực.
Tính trơ: Ở các giai đoạn khác nhau của điện thế hoạt động, sợi cơ tim đáp ứng không giống nhau với một kích thích bên ngoài. Ở pha 1 và 2, sợi cơ đã khử cực rồi nên không đáp ứng với bất cứ kích thích nào, đó là thời kỳ trơ tuyệt đối. Nó giúp tim không bị rối loạn h/động bởi một kích thích ngoại lai.
Tính nhịp điệu: Ở trạng thái sinh lý, nút xoang tự động phát ra các xung động theo một nhịp điệu đều đặn với tần số trung bình 80 lần/phút. Tiếp đó, hai tâm nhĩ được khử cực đầu tiên, nhĩ phải trước nhĩ trái, đồng thời lan tới nút nhĩ-thất theo những bó liên nút. Sự dẫn truyền trong nút nhĩ-thất chậm hẳn lại để cho hai nhĩ có thời gian co bóp xong.
Xung động tiếp tục theo hai nhánh của bó His vào mạng Purkinje với vận tốc lớn. Mỏm tim được khử cực trước đáy tim, do đó nó co bóp trước đáy tim, giúp dồn máu từ mỏm lên phía đáy và tống máu vào các động mạch.
2.2.2. Chu kỳ hoạt động của tim
Tim đập nhịp nhàng, đều đặn. Khoảng thời gian từ đầu của một tiếng tim này đến đầu tiếng tim khác gọi là một chu kỳ tim.
Giữa điện tâm đồ, các hiện tượng cơ học (co và giãn) và những thay đổi về áp lực tâm nhĩ, tâm thất, thể tích tâm thất và áp lực động mạch chủ trong suốt chu kỳ tim có liên quan với nhau.
Áp lực ở thất trái cao, còn thất phải thì áp lực thấp hơn nhiều vì thành thất phải mỏng hơn tuy nhiên thể tích tống máu là như nhau.
Ở một chu kỳ tim bình thường, hai tâm nhĩ co trong khi hai tâm thất giãn và ngược lại.
Các giai đoạn của chu kỳ tim gồm có: trong điều kiện bình thường tim đập khoảng 75 nhịp trong một phút, thời gian của một chu chuyển tim là 0,8 giây và gồm hai thì cơ bản là thì tâm thu và thì tâm trương.
Thì tâm thu: kéo dài 0,43 giây, gồm tâm nhĩ thu, tâm thất thu.
+ Tâm nhĩ thu kéo dài 0,1giây, lúc này tâm nhĩ co nhằm tống nốt 1/4 lượng máu còn lại trong thời kỳ tâm trương. Sau khi co, nhĩ giãn ra trong suốt thời gian còn lại của chu kỳ tim (0,7giây).
+ Tâm thất thu kéo dài 0,33 giây, được chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ tăng áp (Mở đầu giai đoạn này là giai đoạn cơ tim co bóp không đồng thời, kết quả là áp lực tâm thất tăng đột ngột, cao hơn áp lực trong tâm nhĩ, máu dội ngược về, đóng van nhĩ thất gây ra tiếng tim thứ nhất tương ứng với đỉnh sóng R trên điện tâm đồ) và thời kỳ tống máu (là g/đoạn quan trọng nhất trong một chu chuyển tim).
Tâm trương: kéo dài 0,37 giây, được chia 3 giai đoạn.
+ Giai đoạn tiền tâm trương (0,04 giây) cơ tâm thất đã ngừng co nhưng van tổ chim vẫn tiếp tục mở.
+ Giai đoạn giãn đẳng trường (0,08 giây) trong giai đoạn này cơ tâm thất giãn ra nhưng không thay đổi chiều dài. Áp lực trong tâm thất giảm xuống thấp hơn trong động mạch. Do tính đàn hồi của thành động mạch, có xu hướng co về trạng thái cũ, làm máu ở động mạch chủ và động mạch phổi dội ngược về đóng van tim tổ chim, gây tiếng tim thứ hai.
+ Áp suất tâm thất tiếp tục giảm, máu từ tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới đổ vào tâm nhĩ làm tăng áp suất trong tâm nhĩ, cho đến khi lớn hơn áp suất ở tâm thất thì van nhĩ thất mở ra, máu rớt xuống thất hơn 70 % lượng máu có trong tâm nhĩ.
Lưu ý - Tâm thất không bơm hết máu, mỗi khi tim bóp, lượng máu còn lại khoảng 50ml, gọi là thể tích cuối tâm thu.
- Thời kỳ tâm trương toàn bộ thay đổi tùy theo tần số tim, khi nhịp tim nhanh thời gian tâm trương ngắn lại.
3. Hệ mạch và chức năng của hệ mạch:
Hệ mạch gồm có động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
3.1. Cấu tạo và chức năng của động mạch
3.1.1. Cấu tạo
Hệ động mạch có nhiệm vụ đưa máu từ tim đến các bộ phận của thể. Hệ động mạch gồm các ống dẫn đàn hồi và có sức cản cao. Từ động mạch chủ, các mạch máu được phân nhánh ngày càng nhỏ dần, càng xa tim, thiết diện của mỗi động mạch càng nhỏ, nhưng thiết diện của hệ động mạch càng lớn, vận tốc máu càng xa tim càng giảm.
Động mạch có cấu tạo gồm 3 lớp:
- Lớp ngoài là lớp mô liên kết sợi xốp có sợi đàn hồi và các sợi thần kinh, ở những động mạch lớn có cả mạch máu nuôi dưỡng thành động mạch.
- Lớp giữa có 2 tầng cơ trơn: cơ vòng ở trong, cơ dọc ở ngoài. Lớp cơ khá dày.
- Lớp trong được lót bởi lớp tế bào dẹp nằm trong lớp mô liên kết mỏng có nhiều sợi đàn hồi, làm cho mạch máu vừa bền vừa có thể co dãn
Các động mạch chính
- ĐM phổi xuất phát từ TTP đi ở mặt trước tim rồi chia thành 2 nhánh đi về 2 phổi và chia nhỏ hơn thành động mạch tiểu thùy phổi, rồi thành mao mạch phổi.
- ĐM chủ xuất phát từ TTT, ra khỏi tim, bắt cong xuống và chạy phía trước bên trái cột sống. Từ đó phát ra nhiều nhánh động mạch tới các bộ phận như: Động mạch vành tim, ĐM cánh tay đầu phải, động mạch cổ gốc trái (động mạch cảnh), ĐM dưới đòn, ĐM liên sườn, động mạch dưới hoành, động mạch gan, ĐM lách, động mạch thận, động mạch màng treo một động mạch chân (như động mạch đùi, động mạch chày…).
3.1.2. Ðặc tính sinh lý của động mạch
- Tính đàn hồi
Các mạch máu có tính giãn nở, đó là khả năng của mạch giãn phình ra tùy theo sự thay đổi áp suất trong lòng mạch. Ở động mạch chủ, tim đập ngắt quãng, nhờ tính đàn hồi, máu vẫn chảy liên tục. Trong thời kỳ tâm thu, máu được tống vào động mạch với áp suất lớn khiến cho nó giãn ra, lúc này thành mạch nhận được một thế năng. Trong kỳ tâm trương, mạch máu trở lại trạng thái ban đầu, do thế năng của thành động mạch chuyển thành động năng đẩy máu, làm cho máu chảy liên tục. Khả năng đàn hồi giảm theo tuổi, do sự tăng độ cứng thành mạch
- Tính co thắt
Lớp cơ trơn của thành mạch được chi phối bởi thần kinh, có thể chủ động thay đổi đường kính, nhất là ở các tiểu động mạch. Ðặc tính này khiến lượng máu được phân phối đến cơ quan tùy theo nhu cầu.
3.1.3. Huyết áp động mạch
- Huyết áp trung bình: Là trung bình của tất cả áp suất máu được đo trong một chu kỳ thời gian. Huyết áp trung bình gần với huyết áp tâm trương hơn huyết áp tâm thu trong chu kỳ hoạt động của tim.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp: Áp suất của máu trong động mạch liên quan chặt chẽ đến các yếu tố như lưu lượng máu, sức cản của hệ mạch, sức cản lại liên quan đến kích thước mạch máu, độ quánh của máu.
- Những biến đổi sinh lý của huyết áp: Theo tuổi, theo giới, theo trọng lực, theo chế độ ăn, nhịp sinh học, vận động.
3.1.3. Huyết áp động mạch (tt)
Huyết áp (HA) là áp suất máu trong động mạch. Máu chảy được trong động mạch là kết quả của hai lực đối lập, lực đẩy máu của tim và lực cản của mạch máu, trong đó lực đẩy máu của tim thắng nên máu chảy được trong động mạch với một tốc độ và áp suất nhất định. Huyết áp được đo bằng đơn vị mmHg.
- Huyết áp tối đa: Còn gọi là huyết áp tâm thu, thể hiện khả năng co bóp của tim, là giới hạn cao nhất của những dao động có chu kỳ của huyết áp. Huyết áp tối đa thay đổi tùy tuổi, thường từ 90-140mmHg.
- Huyết áp tối thiểu: Còn gọi là huyết áp tâm trương, thể hiện sức căng của thành mạch, là giới hạn thấp nhất của những dao động có chu kỳ của huyết áp. Huyết áp tối thiểu thay đổi từ 50-90mmHg.
- Huyết áp hiệu số: Là chênh lệch giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu, là điều kiện cần cho tuần hoàn máu. Bình thường khoảng 50mmHg.
CÁC BỆNH VỀ TIM MẠCH
3.2. Ðặc điểm cấu trúc chức năng tĩnh mạch
3.2.1- Cấu tạo thành tĩnh mạch
Hệ tĩnh mạch (TM) có nhiệm vụ đưa máu từ các bộ phận cơ thể về tim. Hệ tĩnh mạch bắt nguồn từ mao mạch, kể từ khi thành mao mạch có cơ trơn là đó là tiểu tĩnh mạch. Thiết diện của một tĩnh mạch càng về gần tim càng lớn, tổng thiết diện của cả hệ tĩnh mạch lớn hơn hệ động mạch. Mỗi động mạch lớn thường có hai tĩnh mạch đi kèm. Trên đường đi của hệ tĩnh mạch có các xoang tĩnh mạch.
Thành tĩnh mạch có 3 lớp như động mạch nhưng mỏng và dễ giãn rộng hơn
Do cấu trúc như trên, tĩnh mạch có tính giãn cao, có thể chứa một lượng máu lớn với sự thay đổi ít áp lực bên trong.
3.2. Ðặc điểm cấu trúc chức năng tĩnh mạch (tt)
3.2.2. Các tĩnh mạch chính
Hệ TM thường sắp xếp đi kèm hệ ĐM và có tên gọi như hệ ĐM gồm có các tĩnh mạch chính như TM phổi (gồm 4 TM phổi dẫn máu từ 2 lá phổi về TNT); TM vành tim (trái, phải); TM chủ trên; TM chủ dưới; TM cửa gan (hay TM gánh - được tạo bởi 3 nhánh TM là TM màng treo một trên, TM màng treo một dưới và TM lách. Máu sau khi qua gan thì đổ vào TM chủ dưới rồi về TNP.
3.2.3. Ðộng lực máu trong tuần hoàn tĩnh mạch
Máu chảy trong tĩnh mạch là do các nguyên nhân của tuần hoàn tĩnh mạch. Máu chảy trong tĩnh mạch có một áp suất gọi là huyết áp tĩnh mạch. Huyết áp tĩnh mạch được đo bằng áp kế nước và có trị số thấp, áp suất máu trong tĩnh mạch khuỷu tay là 12 cmH20.
Huyết áp tĩnh mạch tăng thường gặp trong suy tim phải hoặc suy tim toàn bộ hoặc khi có trở ngại trên đường máu trở về tim.
Huyết áp tĩnh mạch giảm trong shock vì mao mạch giãn rộng, chứa một lượng máu lớn
3.3. Ðặc điểm cấu trúc chức năng của mao mạch
3.3.1. Ðặc điểm cấu trúc:
Các tiểu động mạch phân nhánh thành các mao mạch, các mao mạch tạo thành những mạng đi vào tổ chức.
Hệ mao mạch gồm các mao mạch thực sự, là những mạch máu dài và mỏng. Ðầu mao mạch có cơ vòng tiền mao mạch, kiểm soát lượng máu đi vào mao mạch. Thành mao mạch là lớp tế bào nội mô, giữa chúng có những khe nhỏ đi xuyên qua thành mao mạch, các protein của máu bình thường không qua được thành mao mạch. Phần lớn nước và chất điện giải có thể đi qua khe dễ dàng.
Ngoài những mao mạch thực sự, còn có những mao mạch luôn mở gọi là kênh ưu tiên, nối giữa tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch, như vậy máu từ động mạch luôn đi sang tĩnh mạch theo kênh ưu tiên. Khi cơ thắt tiền mao mạch co lại máu chủ yếu đi theo kênh này, khi cơ thắt tiền mao mạch mở ra thì máu đi qua những mao mạch thực sự.
Hình 2.6: Mao mạch
Ðộng lực máu trong mao mạch:
Máu chảy trong mao mạch là do sự chênh lệch áp suất từ tiểu động mạch đến tiểu tĩnh mạch. Huyết áp giảm rất thấp khi qua mao mạch (10mmHg), đến tiểu tĩnh mạch chỉ còn 10-15mmHg.
Lưu lượng máu qua mao mạch tùy thuộc vào sự hoạt động của tổ chức đó và được điều hòa bởi cơ thắt tiền mao mạch cũng như sức cản của động mạch nhỏ và tiểu động mạch đến tổ chức.
Máu không chảy liên tục qua mạng mao mạch mà thường ngắt quãng, do sự co, giãn của cơ thắt tiền mao mạch và cơ trơn thành mao mạch. Máu chảy qua mao mạch rất chậm, thuận lợi cho sự trao đổi chất.
3.3.2. Sự trao đổi chất qua mao mạch
Sự trao đổi chất diễn ra ở các mao mạch thực sự. Có 5% tổng lượng máu (khoảng 250ml) ở hệ mao mạch tham gia trao đổi chất.
Dưỡng chất, oxy và những chất khác trong máu sẽ đi qua thành mao mạch, vào dịch kẽ, rồi vào tế bào. Tế bào thải các chất theo hướng ngược lại. Sự qua lại này được thực hiện theo 3 con đường: khuếch tán, vận chuyển theo lối ẩm bào và sự lọc.
4. Điều hòa hoạt động tim mạch
4.1. Điều hoà hoạt động của tim: Hoạt động của tim được thay đổi phù hợp với yêu cầu của cơ thể. Sự thay đổi này gọi là điều hoà hoạt động tim. Hoạt động của tim được điều hoà bởi cơ chế thần kinh, thể dịch và tim còn có khả năng tự điều hoà.
- Cơ chế thần kinh
+ Hệ thần kinh thực vật: kích thích TK giao cảm mạnh làm tăng nhịp tim. Kích thích phó giao cảm chỉ làm giảm nhịp tim.
+ Các phản xạ điều hòa hoạt động tim: • Phản xạ giảm áp. • Phản xạ tim-tim
- Cơ chế thể dịch
+ Hormon: hormon tủy thượng thận (adrenalin) và hormon giáp (thyroxin) làm tim đập nhanh.
+ Ảnh hưởng của khí hô hấp trong máu: PCO2 tăng và PO2 giảm làm tim đập nhanh, ngược lại thì tim đập chậm.
+ Ảnh hưởng của các ion: nồng độ Ca++ cao trong máu làm tăng trương lực tim, sự thiếu hụt Ca++ có tác dụng ngược lại. Nồng độ K+ máu cao làm giảm trương lực tim, tăng cao hơn gây rối loạn dẫn truyền nhĩ thất.
4.2. Ðiều hòa tuần hoàn động mạch
Tuần hoàn động mạch được điều hoà bằng 2 cơ chế thần kinh và thể dịch
Ðiều hòa tuần hoàn bởi hệ thần kinh
- Trung tâm vận mạch: Gồm một nhóm dây thần kinh trong hành não có chức năng điều hòa huyết áp. Ở trạng thái bình thường, luôn có những tín hiệu giao cảm từ trung tâm vận mạch xuống, làm mạch hơi co lại tạo trương lực mạch. Khi những tín hiệu giao cảm tăng, gây co mạch và tăng huyết áp, tăng lưu lượng tim. Ngược lại, nếu giảm các tín hiệu này đến mạch thì mạch giãn, huyết áp hạ, tăng dự trữ máu ở hệ tĩnh mạch.
- Những chất cảm thụ áp suất: Là những chất cảm thụ với sức căng, có nhiều ở thành tim và mạch máu lớn. Các chất cảm thụ ở xoang động mạch cảnh và quai động mạch chủ đóng vai trò chính trong điều hòa tuần hoàn động mạch.
Những chất cảm thụ hóa học: Là những chất cảm thụ nhạy cảm với sự thay đổi PO2, PCO2 và pH máu, khu trú ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh.
Hệ thần kinh thực vật: Hệ giao cảm đóng vai trò quan trọng trong điều hòa tuần hoàn của hệ thần kinh thực vật. Trong khi đó, hệ phó giao cảm thì quan trọng cho chức năng tim.
4.2. Ðiều hòa tuần hoàn động mạch
Ðiều hòa tuần hoàn bởi các yếu tố thể dịch
- Các chất gây co mạch: Norepinephrin, Epinephrin, Angiotensin II, Vasopressin.
- Các chất gây giãn mạch: Nhóm Kinin, Histamin,Prostaglandin, ANP
Các chất khác:
+ Ion canxi gây co mạch; ion kali gây giãn mạch; ion magie gây giãn mạch.
+ Nồng độ oxy ở mô giảm, nồng độ carbonic tăng, gây giãn mạch và ngược lại.
Ðiều hòa tuần hoàn tại chỗ
Ðộng mạch có một hệ thần kinh nội tại là một hệ thống tự điều hòa không liên quan với hệ thần kinh bên ngoài, có khả năng gây co giãn mạch.
4.3. Ðiều hòa tuần hoàn tĩnh mạch
Các tĩnh mạch có thể co, giãn như động mạch nhưng có nhiều khả năng giãn hơn co do thành tĩnh mạch có ít sợi cơ trơn. Tuy nhiên, sự co tĩnh mạch có thể được gây ra bởi hoạt động của thần kinh giao cảm trên tĩnh mạch. Những yếu tố sau ảnh hưởng đến tuần hoàn tĩnh mạch :
- Nhiệt độ: khi trời rét, nhiệt độ giảm làm co tĩnh mạch, nhiệt độ cao khiến tĩnh mạch giãn ra.
- Các chất khí: carbonic tăng gây giãn tĩnh mạch ngoại biên, oxy giảm gây co tĩnh mạch nội tạng và giãn tĩnh mạch ngoại biên.
- Adrenalin gây co mạch, histamin co tĩnh mạch gan, phổi, lách, giãn tĩnh mạch ngoại biên.
- Một số thuốc như nicotin, pilocapin làm co tĩnh mạch; cocain, cafein gây giãn tĩnh mạch.
4.4. Ðiều hòa tuần hoàn mao mạch
Sự thay đổi lưu lượng vi tuần hoàn phụ thuộc vào hai yếu tố sau:
- Hệ thần kinh thực vật kiểm soát sức cản ngoại biên bằng cách tác dụng lên cơ trơn của thành tiểu động mạch.
- Những chất chuyển hóa tại chỗ hiện diện trong tổ chức làm co giãn cơ thắt tiền mao mạch: Nồng độ oxy dịch kẽ, nồng độ khí carbonic, các homon…
- Ngoài ra vi tuần hoàn còn thay đổi do ảnh hưởng nhiệt độ.
5. Máu và chức năng của máu:
5.1. Đại cương
- Máu được tim bơm vào hệ thống mạch máu và đi khắp cơ thể. Máu được cấu tạo bởi huyết tương và thành phần hữu hình.
- Huyết tương là thành phần dịch chiếm 55-60%. Huyết tương gồm nước và các chất hoà tan, trong đó chủ yếu là các loại protein, ngoài ra còn có các chất điện giải, chất dinh dưỡng, enzym, hormon, khí và các chất thải.
- Thành phần hữu hình chiếm 40-45%, gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Máu có độ pH khoảng 7,35-7,4, tùy thuộc vào lượng CO2 trong máu. Về khối lượng, máu chiếm khoảng 8% so với toàn cơ thể.
5. 2. Chức năng của máu:
Chức năng vận chuyển
- Máu vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào của cơ thể và ngược lại vận chuyển khí carbonic từ tế bào về phổi để được đào thải ra môi trường bên ngoài.
- Vận chuyển chất dinh dưỡng từ ống tiêu hoá đến các tế bào và vận chuyển các sản phẩm đào thải từ quá trình chuyển hoá tế bào đến cơ quan đào thải.
- Vận chuyển hormon từ tuyến nội tiết đến các tế bào đích.
- Vận chuyển nhiệt ra khỏi tế bào đưa đến hệ thống mạch máu dưới da để thải nhiệt ra môi trường.
Chức năng cân bằng nước và muối khoáng
- Máu tham gia điều hoà pH nội môi thông qua hệ thống đệm của nó.
- Ðiều hoà lượng nước trong tế bào thông qua áp suất thẩm thấu máu.
5. 2. Chức năng của máu:
Chức năng điều hòa nhiệt: Máu còn tham gia điều nhiệt nhờ sự vận chuyển nhiệt và khả năng làm nguội của lượng nước trong máu.
Chức năng bảo vệ
- Máu có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng nhờ cơ chế thực bào, ẩm bào và cơ chế miễn dịch dịch thể, miễn dịch TB.
- Máu cũng có khả năng tham gia vào cơ chế tự cầm máu, tránh mất máu cho cơ thể khi bị tổn thương mạch máu có chảy máu.
Chức năng thống nhất cơ thể và điều hòa hoạt động cơ thể
- Máu mang các hormon, các loại khí O2 và CO2, các chất điện gíải khác Ca++, K+, Na+... để điều hòa hoạt động các nhóm tế bào, các cơ quan khác nhau trong cơ thể nhằm bảo đảm sự hoạt động đồng bộ của các cơ quan trong cơ thể.
- Bằng sự điều hòa hằng tính nội môi, máu đã tham gia vào điều hòa toàn bộ các chức phận cơ thể bằng cơ chế thần kinh và thần kinh-thể dịch.
5.3. Huyết tương
Huyết tương là phần lỏng của máu, dịch trong, hơi vàng, sau khi ăn có màu sữa, vị hơi mặn và có mùi đặc biệt của các acid béo. Trong thành phần huyết tương nước chiếm 90 - 92%, chất khô 8 - 10%. Trong chất khô của huyết tương gồm có protein, lipid, glucid, muối khoáng, các hợp chất hữu cơ có chứa N không phải protein (đạm cặn), các enzym, hormon, vitamin.
Protein huyết tương có các chức năng chính sau: - tạo áp suất keo của máu. - Vận chuyển - Bảo vệ - Cầm máu - Cung cấp protein cho toàn bộ cơ thể
Ngoài ra trong huyết tương còn có những chất có hàm lượng rất thấp nhưng có vai trò quan trọng đối với các chức phận cơ thể như: các chất trung gian hóa học, các chất trung gian chuyển hóa, các hormon, các vitamin và các enzyme.
Các thành phần vô cơ: Các chất vô cơ thường ở dạng ion: anion và cation. Các chất vô cơ giữ vai trò chủ yếu trong điều hòa áp suất thẩm thấu, điều hòa pH máu và tham gia vào các chức năng của tế bào.
5.4. Hồng cầu
Cấu tạo: Hồng cầu chiếm hơn 99% trong các thành phần hữu hình của máu. Ở động vật như cá, lưỡng cư, bò sát, chim, hồng cầu hình bầu dục có nhân; ở đa số thú khác hồng cầu dạng hình đĩa lõm hai mặt và không có nhân như hồng cầu của người. Hình dạng này nhằm:
+ Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc làm tăng khả năng khuếch tán khí thêm 30% so với hồng cầu cùng thể tích mà có dạng hình cầu.
+ Làm cho hồng cầu trở nên cực kỳ mềm dẻo, có thể đi qua các mao mạch hẹp mà không gây tổn thương mao mạch cũng như bản thân hồng cầu.
Cấu trúc của hồng cầu đặc biệt thích ứng với chức năng vận chuyển khí oxy.
5.5. Hemoglobin (Hb)
Hemoglobin còn gọi huyết sắc tố, đó là chromoprotein gồm hai thành phần là nhân heme và globin (hình 2.8).
Hình 2.7: Hình dạng và kích thước
của hồng cầu
Hình 2.8 : Cấu trúc hemoglobin
5.5. Hemoglobin (Hb)
Một phân tử hemoglobin có bốn nhân heme. Heme là một sắc tố đỏ. Mỗi heme gồm một vòng porphyrin và một ion Fe++ chính giữa. Nếu heme kết hợp với globin thì tạo thành hemoglobin.
Chức năng của hemoglobin
- Chức năng vận chuyển khí
+ Vận chuyển khí oxy: Hồng cầu vận chuyển oxy từ phổi đến tổ chức nhờ phản ứng sau :
Hb + O2 HbO2 (oxyhemoglobin)
+ Vận chuyển khí carbonic:Hồng cầu vận chuyển CO2 từ tổ chức về phổi theo phản ứng sau:
Hb + CO2 HbCO2 (carbaminohemoglobin)
- Hemoglobin có tính chất đệm.
5.6. Bạch cầu và tiểu cầu
5.6.1. Bạch cầu:
Bạch cầu là những tế bào máu có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Dựa vào hình dáng, cấu trúc và cách bắt màu phẩm nhuộm, người ta chia hai nhóm: bạch cầu hạt và bạch cầu không hạt.
Chức năng của bạch cầu
Chức năng chung của bạch cầu là chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Nhờ có các đặc tính: - Xuyên mạch - Vận động - Hoá ứng động - Thực bào. Tuy nhiên không phải loại bạch cầu nào cũng có đầy đủ các đặc tính trên. Bạch cầu hạt trung tính và đại thực bào thể hiện đầy đủ và mạnh mẽ các đặc tính này nhất.
5.6. Bạch cầu và tiểu cầu
5.6.2. Tiểu cầu
Tiểu cầu thực chất là một mảnh tế bào được vỡ ra từ tế bào nhân khổng lồ. Sau khi được phóng thích từ tuỷ xương, chỉ có 60-75% tiểu cầu lưu thông trong máu, phần còn lại được giữ ở lách.
Tiểu cầu tăng khi thức ăn giàu đạm, khi chảy máu và bị dị ứng. Tiểu cầu giảm khi bị thiếu máu ác tính, bị nhiễm phóng xạ...
Ðời sống tiểu cầu thay đổi từ vài ngày đến 2 tuần.
Tiểu cầu có kích thước 2-4μm, thể tích 7-8μm3, không có nhân nhưng bào tương có nhiều hạt.
Nếu thương tổn ở mạch máu là nhỏ thì bản thân nút tiểu cầu có thể làm ngừng chảy máu, nhưng nếu thương tổn lớn hơn thì phải nhờ thêm sự hình thành cục máu đông. Sự hình thành nút tiểu cầu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bít kín các thương tổn nhỏ ở các mạch máu nhỏ xảy ra hàng trăm lần mỗi ngày.
5.7 Sự đông máu
Đông máu là phản ứng để bảo vệ cơ thể không bị mất máu khi mạch máu bị tổn thương.
Nguyên nhân của quá trình đông máu: Khi bị thương, máu chảy qua vết thương fibrinogen hòa tan và chuyển thành các sợi fibrin không hòa tan (sợi huyết), tạo thành mạng lưới bao vây lấy hồng cầu, tiểu cầu làm máu co rút thành một khối và máu đóng thành cục, lấp vết thương.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Huân
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)