He tuan hoan

Chia sẻ bởi Nguyễn Huỳnh Như | Ngày 18/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: he tuan hoan thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

SEMINA
HỆ TUẦN HOÀN
GVHD: Đỗ Thị Như Uyên
SVTH: Nhóm 5
I. Vai trò của hệ tuần hoàn
II. Hệ tuần hoàn ở động vật không xương sống
III. Hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống
1.Cấu tạo chung của hệ tuần hoàn
2.Hệ tuần hoàn ở một số lớp điển hình
IV. Chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn
V. Kết luận
I.VAI TRÒ CỦA HỆ TUẦN HOÀN
- Đảm bảo mối quan hệ của môi trường trong và đảm bảo phân phối chất dinh dưỡng, thu thập các chất cặn bã.
- Ngoài ra ở một số động vật bậc cao hệ này còn dùng để:
+ Vận chuyển hocmon từ các tuyến nội tiết đến các cơ quan mà hocmon tác dụng.
+ Điều hòa thân nhiệt.
 Cùng với hệ thần kinh, hệ tuần hoàn cũng có vai trò trong việc điều chỉnh tính thống nhất của cơ thể.
II.HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐVKXS.
Động vật nguyên sinh : Sự vận chuyển các chất diễn ra bằng cách khuếch tán các phân tử và sự vận chuyển các chất đó còn do chuyển động của tế bào chất. Khi amip chuyển động, tế bào chất chảy từ sau tế bào ra trước. Mao trùng, các động vật không xương khác thì tế bào chất chuyển động vòng quanh. Các chất cặn bã lỏng bài tiết ra ngoài qua không bào co bóp hoặc qua bề mặt cơ thể.

Động vật đa bào đơn giản ( Hải miên, Ruột khoang, Giun dẹp) chưa có cơ quan luân chuyển các chất chuyên hóa. Sự vận chuyển các chất từ một tế bào này sang tế bào khác được thực hiện cũng bằng cách khuếch tán, hoặc do sự chuyển dịch của chất lỏng trong xoang cơ thể do sự co rút của hệ cơ hoặc do cử động của tiêm mao.
Ruột khoang và giun dẹp: ruột phân nhánh sẽ vận chuyển các chất đến các phần cơ thể, tế bào ngọn lửa nhận và thải bã. Ruột khoang mới có hệ thống ống vị.
 Đây là giai đoạn thấp trong quá trình phát triển hệ luân chuyển chất.
Việc cung cấp đầy đủ ôxy và chất dinh dưỡng cho tế bào bằng cách khuếch tán chỉ thực hiện được khi kích thước cơ thể nhỏ bé.
Ở động vật có kích thước lớn, các chất phải được vận chuyển trên một khoảng cách xa và như vậy sự vận chuyển bằng khuếch tán sẽ rất chậm  Hệ tuần hoàn.
Giun vòi : Hệ tuần hoàn kín gồm có:
- Một mạch lưng ở giữa bao vòi và ống tiêu hóa.
- Hai mạch bên.
- Không có tim
-Hồng cầu có Hemoglobin.
-Máu lưu thông qua các mạch do vận động cơ thể và co của cơ mạch.

Giun tròn: Có xoang giả nằm giữa thành cơ thể và thành ruột phát triển từ xoang phôi nang . Xoang này chứa dịch tham gia vào việc luân chuyển các chất.
=> Không có hệ tuần hoàn.
Giun đốt:
- Có xoang cơ thể chính thức lớn, xoang này lớn và phát triển. Chất dịch trong xoang làm môi giới trung gian giữa hệ tuần hoàn và các tế bào riêng biệt của cơ thể trong việc dẫn truyền các chất dinh dưỡng và chất bài tiết.
- Giun đốt phức tạp hơn giun vòi, có mạch lưng và mạch bụng, có tim bên đẩy máu vào mạch bụng, có mao mạch.

- Máu có hemoglobin tan trong huyết tương không tập trung trong hồng cầu. Một số giun đốt máu có màu xanh.
Hệ tuần hoàn kín chưa có tim.



Chân khớp:
Phát triển hơn Giun đốt:
- Xoang máu là một bộ
phận của hệ tuần hoàn.
- Đa số có “tim” ở mặt
lưng cơ thể.
- Hệ mạch hở, chân khớp
thấp cơ thể rất nhỏ, hệ mạch
tiêu giảm,có khi tiêu giảm
cả tim (cái ghẻ).
- Ở các nhóm khác, ngoài
các mạch kín còn có khoảng
trống khắp cơ thể, nhờ đó
mà các cơ quan được tắm
trong máu.

Giáp xác:
Có mức độ tổ chức như sơ đồ chung của chân khớp, tuy nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của hệ hô hấp.
Bộ phận chủ yếu là một ống lưng, có phần phình có khả năng co bóp, được gọi là tim. Tim có lỗ tim và xoang tim. Máu sau khi chảy ra khỏi tim thì chảy vào trong các xoang hở ở các nội quan của cơ thể
hệ tuần hoàn hở.
Ở giáp xác bậc thấp :hệ tuần hoàn kém  phát  triển.  Ví  dụ  như  ở  giống  Daphnia  không  có  mang,  chỉ  có  tim,  bộ Copepoda không có hệ tuần hoàn.
Ở giáp xác bậc cao: hệ tuần hoàn phát triển, nhất là Mười chân (Decapoda). Tim của chúng hình ống hay hình túi nằm ở mặt lưng, có xoang bao tim. (đây là phần còn lại của thể xoang. Ngoài ra còn có hệ mạch máu phức tạp chuyển máu từ tim về các cơ quan của cơ thể, về mang rồi từ mang theo khe hổng về xoang bao tim. Máu giáp xác có thể đông, ở giáp xác cao thì có sắc tố hemocyanin có nhân kim loại là đồng (Cu) còn ở giáp xác thấp thì chứa hemoglobin có nhân sắt (Fe).

Sâu bọ: Hệ tuần hoàn phát triển yếu, do có hệ thống ống khí đảm nhận.
- Tim dài hình ống, kín ở phía sau và nằm trên ruột ở phần bụng. tương ứng với các đốt bụng, ống tim thắt lại ở chỗ chia ống làm nhiều buồng, mỗi buồng có một đôi van tim.
- Máu không chứa sắc tố tải oxy, không có các chất hóa học cố định khí cacbonic vì đã có ống khí. Máu màu khác nhau, có khi thay đổi theo giới tính.
Thân mềm:
Hệ tuần hoàn hở khá phát triển (trừ mực có hệ tuần hoàn kín).
Tim nằm trong xoang bao tim, gồm 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ thông nhau qua 1-2 đôi van nhĩ thất; 2 tâm nhĩ cùng thông nhau ở phía sau tâm thất.


 Thân mềm là động vật không xương sống duy nhất có tim chia ra tâm nhĩ và tâm thất như ở động vật có xương sống.
Hệ mạch và hệ khe xoang dẫn máu: Động mạch chủ xuất phát từ tâm thất đưa máu về phía trước rồi qua các nhánh mạch chảy vào nội quan. Máu từ mô tập trung lại trong các khe xoang rồi theo các mạch đi tập trung về tâm nhĩ.
III.HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
Hệ tuần hoàn
Hệ mạch máu
Tim
Hệ bạch huyết
Mạch bạch huyết
Tuyến bạch huyết
Hệ mạch
1. Cấu tạo chung
2.Hệ tuần hoàn ở một số lớp điển hình
2.1.Cá miệng tròn
Tim :
1 tâm nhĩ, nối với xoang tĩnh mạch.
1 tâm thất, nối với bầu động mạch.
Máu trong tim là máu đỏ thẫm hoàn toàn.
Hệ tĩnh mạch:
Máu tĩnh mạch từ phía sau thân, vào tĩnh mạch đuôi rồi phân ra thành 2 tĩnh mạch chính sau, sau đó đổ vào xoang tĩnh mạch. Ở phần đầu, máu tĩnh mạch tập trung vào 2 tĩnh mạch chính trước, còn máu phần hầu đổ vào tĩnh mạch cảnh dưới, sau đó đổ vào xoang tĩnh mạch.
Hệ động mạch:
Từ tâm thất phát ra động mạch bụng, phần góc phình rộng được gọi là bầu  chủ  động  mạch.  Động  mạch  bụng  phát  ra  8  đôi  động  mạch  tới  mang,  phân nhánh trong vách mang. Sau đó rời mang đi vào động mạch chủ lưng, động mạch này chạy dọc về phía sau, phân nhánh tới nội quan - gan, sau đó chuyển vào phần dưới xoang tĩnh mạch. Từ xoang tĩnh mạch, chuyển vào tâm nhĩ, sau đó sang tâm thất. Vòng tuần hoàn lại tiếp tục.
 Tuần hoàn của cá Miệng tròn chưa có ống Cuvie  và hệ gánh thận như các nhóm khác.
2.2.Cá sụn
1. Tim
Gồm 4 phần là:
+ Xoang tĩnh mạch.
+ Tâm nhĩ.
+ Tâm thất.
+ Côn chủ động mạch. Côn chủ động mạch có thể xem là một bộ phận của tâm thất vì có thành cơ vân, có van và có thể co bóp tự động.

Hệ động mạch:
- Từ côn chủ động mạch có chủ động mạch bụng chia ra 2 nhánh trái và phải, có 5 động mạch tới mang. Máu qua mang nhả bớt khí cacbonic và nhận thên nhiều ôxy, hoá đỏ tươi. Trên mỗi khe mang có 2 nhánh động mạch rời mang, đổ vào một động mạch rời mang ngắn, đổ vào rễ chủ động mạch lưng ở mỗi bên. Về phía sau thân, 2 động mạch này một chủ động mạch lưng chạy tới đuôi, phân nhánh vào nội quan.
- Về phía trước, rễ chủ động mạch lưng hình thành động mạch cảnh, đưa máu lên đầu.
 Hệ tĩnh mạch
- Từ tĩnh mạch đuôi  chia  thành 2  tĩnh mạch  chính  sau,  chạy  qua  thận,  phân thành các mao mạch, hình thành hệ gánh thận. Mỗi tĩnh mạch chính sau nhập với tĩnh mạch chính trước (tĩnh mạch cánh) cùng bên, vào ống Cuvie, ở mỗi bên ống Cuvie đổ vào xoang tĩnh mạch.
- Từ ruột có tĩnh mạch ruột tới gan, phân mao mạch làm thành hệ gánh gan. Tĩnh mạch gan đổ vào xoang tĩnh mạch.
- Từ vây chẵn cũng có tĩnh mạch bên cùng đổ vào ống Cuvie.
- Hai tĩnh mạch cảnh dưới dẫn máu dưới đầu và tĩnh mạch dưới đòn dẫn máu từ chi trước, cũng đổ vào ống Cuvie ở mỗi bên.
2.3.Cá xương
Tim
Có 3 phần là tâm thất, tâm nhĩ và xoang tĩnh mạch. Có bầu chủ động mạch nhưng cấu tạo đơn giản chỉ là phần phình rộng của động mạch, không có van và cơ nên không co bóp và không được xem là một bộ phận của tim.





SV=1. Xoang tĩnh mạch; A=2. Tâm nhĩ; V=3. Tâm thất; CA=4. Nón động mạch;
Hệ động mạch
Động mạch bụng dẫn máu tĩnh mạch từ tâm thất về phía trước, chia thành 4 động mạch tới mang. Máu sau khi được trao đổi khí ở mang theo 4 động mạch rời mang, tới mỗi bên tập trung vào rễ chủ động mạch. Đi về phía sau 2 rễ chủ động mạch nhập thành động mạch lưng phân nhánh tới nội quan.
Đi về phía trước nối với nhau thành động mạch đầu. Từ vòng đầu có động mạch cảnh trong và ngoài.
Hệ tĩnh mạch
Máu ở phần đuôi tập trung thành tĩnh mạch đuôi, sau đó phân thành 2 nhánh: Một nhánh đổ vào tĩnh mạch dưới ruột, một nhánh đổ vào tĩnh mạch thận, qua thận vào tĩnh mạch chính sau. Ở cá xương các mạch máu bên trái làm thành gánh thận, còn ở bên phải, tĩnh mạch chính sau không phân mao quản, hình thành hệ gánh thận rồi đi tới ống Cuvie.

Tĩnh mạch cảnh trên đưa máu từ phần đầu tập trung vào tĩnh mạch chính sau, đổ vào ống Cuvie. Tĩnh mạch cảnh dưới mang máu phần bụng của mang hợp với tĩnh mạch gan rồi đổ vào ống Cuvie. Máu từ ống Cuvie mỗi bên đổ vào đi vào xoang tĩnh mạch rồi sang tâm nhĩ, sang tâm thất. Máu lại vào vòng tuần hoàn tiếp theo.

Sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn của cá xương

2.4. Cá phổi
- Tâm nhĩ có vách ngăn không hoàn toàn, chia thành 2 nửa trái phải và có nón chủ động mạch, có van dọc chia thành 2 phần.
- Có đôi động mạch phổi xuất phát từ đôi động mạch rời mang gần tim và đôi tĩnh mạch phổi đi từ phổi, đưa máu từ phổi về nửa trái tâm nhĩ. Khi mang hoạt động, động mạch phổi cũng mang máu động mạch có ôxy, khi mang không hoạt động thì động mạch phôi mang máu có khí cacbonic từ tim đến phổi.

- Ngoài tĩnh mạch chính sau, ở cá phổi còn có tĩnh mạch chủ sau, nhận máu của tĩnh mạch thận. Hệ tĩnh mạch cá phổi có vị trí trung gian giữa tuần hoàn của động vật Có xương sống ở nước và ở cạn.

 Tim các loài cá đều có cấu tạo gần giống cá miệng tròn, song chúng phát triển cao hơn và hữu hiệu hơn.
Máu ở tim vẫn là máu tĩnh mạch.
2.5. Lưỡng cư
  Tim
- Tim có 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất), từ tâm thất có 1 thân chung động mạch, từ đó có van xoắn và 3 đôi động mạch.
- Do xuất hiện phổi, lưỡng thê có thêm vòng tuần hoàn phổi (vòng nhỏ) bên cạnh vòng tuần hoàn lớn: Vòng lớn vận chuyển máu đến tế bào và hệ cơ quan, vòng nhỏ khôi phục oxy cho máu, chuyển máu tới phổi để trao đổi khí.


  Hệ động mạch
- Hệ động mạch ở Lưỡng cư không đuôi có 3 đôi động mạch: Đôi động mạch cảnh, đôi cung động mạch chủ, đôi động mạch phổi da.
- Nòng nọc và cá cóc có bốn đôi cung động mạch qua mang không phân thành mạng mao quản (khác với cá).
A- Lưỡng cư không đuôi: 1.Tâm nhĩ; 2.Tâm thất; 3.Động mạch phổi da; 4.Động mạch cổ; 5.Côn động mạch; 6.Cung động mạch thứ nhất; 7.Động mạch dưới đòn; 8.Động mạch lưng; 9.Động mạch thân tạng (a- đm gan; b- đm dạ dày; c- đm ruột); 10.Tinh hoàn; 11.Thận; 12.Động mạch chậu.
B- Lưỡng cư có đuôi: 1.Tâm nhĩ; 2.Tâm thất; 3.Động mạch phổi da; 4.Động mạch phổi; 5.Phổi; 6.Động mạch cổ; 7.Động mạch chủ thứ nhất; 8.Động mạch thứ hai; 9.Ống Bôtan; 10.Ống Cuvier; 11.Xoang tĩnh mạch; 12.Động mạch dưới đòn; 13. Động mạch thân tạng; 14.Động mạch mạc treo ruột trước; 15.Động mạch mạc treo ruột sau; 16.Động mạch chậu; 17.Động mạch đuôi; 18.Tinh hoàn; 19.Thận.
Hệ động mạch của Lưỡng cư
  Hệ tĩnh mạch
- Hệ tĩnh mạch ở lưỡng cư có hệ cửa gan, nhờ đó gan lọc chất dinh dưỡng từ ruột để đưa vào máu.
- Tĩnh mạch bụng dẫn máu từ chi sau và phần sau cơ thể thẳng tới tĩnh mạch của gan. Phần máu còn lại của chi sau đi qua hệ cửa thận.

- Sự hình thành 2 vòng tuần hoàn gắn liền với sự tiêu giảm các đôi cung động mạch mang và biến đổi chúng thành những đôi cung động mạch. Sự tiêu giảm và sự biến đổi này sâu sắc ở lưỡng cư không đuôi nhiều hơn ở lưỡng cư có đuôi và làm cho hệ động mạch cũng như hệ tĩnh mạch ở lưỡng cư không đuôi khác với cá nhiều hơn ở lưỡng cư có đuôi.
A. lưỡng cư có đuôi: 1. xoang tĩnh mạch, 2. tĩnh mạch cổ trong (tĩnh mạch chính trước), 3. tĩnh mạch ruột, 4. tĩnh mạch dưới đòn, 5. tĩnh mạch da, 6. tĩnh mạch phổi, 7. tĩnh mạch chính sau phải, 8. tĩnh mạch chính sau trái, 9. tĩnh mạch trên gan, 10. tĩnh mạch tim hồi qui, 11. tĩnh mạch chủ sau, 12. tĩnh mạch cửa gan, 13. tĩnh mạch bụng, 14. tĩnh mạch chậu, 15. tĩnh mạch ngồi, 16. tĩnh mạch gánh thân, 17. tĩnh mạch đuôi, 18. thận, 19. ruột. 
B. lưỡng cư không đuôi: 1. tĩnh mạch phổi, 2. tĩnh mạch chủ trước, 3. xoang tĩnh mạch, 4. tĩnh mạch cổ ngoài, 5. tĩnh mạch dưới đòn, 6. tĩnh mạch chủ sau, 7. tĩnh mạch da, 8. tĩnh mạch cửa gan, 9. tĩnh mạch chậu, 10. tĩnh mạch đùi, 11. tĩnh mạch ngối, 12. thận, 13. ruột, 14. gan, 15. phổi.
Sơ đồ hệ tĩnh mạch của lưỡng cư
  Hệ bạch huyết
- Các loài lưỡng cư có hệ bạch huyết phát triển mạnh vì có liên quan đến hô hấp da. Hệ bạch huyết gồm mạch, tim bạch huyết và túi bạch huyết dưới da. Lưỡng cư có 2 đôi tim bạch huyết lớn: Một đôi ở bên đốt sống thứ 3 và một đôi ở gần lỗ huyệt.
- Lá lách có dạng tròn, màu đỏ nằm trên màng bụng, gần đầu ruột thẳng.
2.6. Bò sát
Tim
Có 3 ngăn (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất), khác với lưỡng cư tâm thất đã có vách ngăn chưa hoàn toàn, chia làm 2. Khi tim co, vách ngăn chưa hoàn toàn được nâng lên chạm tới nóc tâm thất làm cho hai nửa của tâm thất cách biệt nhau hoàn toàn, do đó máu tĩnh mạch ở tâm nhĩ phải và máu máu động mạch ở tâm thất trái không thể pha trộn. Tim vẫn còn xoang tĩnh mạch, so với lưỡng cư thì phát triển yếu và gắn với tĩnh mạch phải.
Động mạch
- Bò sát có hệ động mạch khác với lưỡng cư: Không có thân chung mà chỉ có 3 cung động mạch rời nhau xuất phát từ 2 nửa của tâm thất:
- Nhánh thứ nhất: động mạch phổi từ nửa phải tâm thất (mang máu tĩnh mạch) tách ra thành 2 động mạch phổi đi tới phổi.
- Nhánh thứ 2: Từ nửa phải tâm thất và mang máu tĩnh mạch, uốn sang bên trái.
- Nhánh thứ 3: từ nửa trái tâm thất mang máu động mạch uốn sang bên phải, hình thành cung chủ động mạch phải và động mạch cảnh.
- Như vậy máu lên đầu là máu đã được ôxy hoá hoàn toàn. Tuy nhiên cung chủ động mạch trái và phải uốn về phía sau hình thành nên chủ động mạch lưng.
- Máu ở chủ động mạch lưng là máu pha vì máu ở cung chủ động mạch trái là máu tĩnh mạch, nhưng chứa máu động mạch nhiều hơn.Từ động mạch chủ lưng hình thành nhiều động mạch lớn ở phía sau tới nội quan và động mạch nhỏ tới thành cơ thể. Sau cùng động mạch chủ lưng chia thành 2 động mạch chậu đi tới chi sau và về đuôi thành động mạch đuôi.

Hệ tĩnh mạch
Máu từ phần sau của cơ thể về tim lần lượt theo các tĩnh mạch sau:
+ Tĩnh mạch chậu nhận máu tĩnh mạch từ tĩnh mạch đuôi, tĩnh mạch chân của tĩnh mạch gánh thận, tập trung thành tĩnh mạch bụng sau đó vào tĩnh mạch chủ sau.
+ Tĩnh mạch bụng nhận máu của tĩnh mạch nội quan, hình thành tĩnh mạch cửa gan, vào gan rồi phân thành hệ gánh gan, sau đó tập trung thành tĩnh mạch gan, cuối cùng đổ vào tĩnh mạch chủ sau.
+ Tĩnh mạch chủ sau sau khi nhận máu từ tĩnh mạch thận và tĩnh mạch gan đổ vào xoang tĩnh mạch rồi vào tâm nhĩ phải.

Máu từ phần trước cơ thể chuyển về tim theo các tĩnh mạch sau:
+ Máu ở tĩnh mạch đầu đổ vào 2 tĩnh mạch cảnh
+ Máu ở 2 chi trước tập trung vào tĩnh mạch dưới đòn
+ Máu của tĩnh mạch dưới đòn và tĩnh mạch cảnh tập trung vào tĩnh mạch chủ trước rồi di vào xoang tĩnh mạch, vào tâm nhĩ phải.
Tĩnh mạch phổi đưa máu đã được ôxy hoá về tâm nhĩ trái. Như vậy hệ tuần hoàn của bò sát khác với lưỡng cư là thiếu tĩnh mạch da.
Cấu tạo hệ tuần hoàn của bò sát

 Hệ tuần hoàn của bò sát hoàn chỉnh hơn so với lưỡng thê mặc dù sự phân biệt máu động mạch và máu tĩnh mạch chưa thực sự hoàn toàn ở trong tim (trừ cá sấu). Tim và hệ mạch của bò sát đã có những thay đổi đáng kể về mặt cấu tạo làm giảm sự pha trộn của máu và làm tăng thành phần máu động mạch trong máu đi đến các cơ quan của cơ thể.
2.7. Chim
Tim
Tim của chim lớn,
có cấu tạo rất hoàn chỉnh (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất), chia tim thành 2 nửa trái, phải riêng biệt: Nửa phải chứa máu tĩnh mạch, nửa trái chứa máu động mạch. Máu động mạch và máu tĩnh mạch ở hai nửa biệt lập, nhờ vậy không pha trộn tại tâm thất.
Chim có 2 vòng tuần hoàn: Máu động mạch từ tâm thất trái theo cung chủ động mạch tới cơ quan rồi theo tĩnh mạch về tâm nhĩ phải là vòng lớn. Máu tĩnh mạch từ tâm thất phải tới phổi để trao đổi khí, theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái là vòng tuần hoàn nhỏ. Như vậy máu không pha trộn.
Hệ động mạch:
- Chỉ có một cung động mạch chủ phải xuất phát từ tâm thất trái.
- Cung động mạch chủ trái đã tiêu biến hoàn toàn hoặc chỉ còn lại di tích. Vì vậy máu đi nuôi cơ thể hoàn toàn là máu đỏ tươi. Cung động mạch phải kéo dài dọc cột sống thành động mạch chủ lưng phát các động mạch tới các nội quan. Từ tâm thất phải phát đi động mạch phổi.
Hệ tĩnh mạch:
Cũng tương tự như hệ tĩnh mạch của bò sát. Tuy nhiên ở gốc tĩnh mạch đuôi còn có một tĩnh mạch mạc treo ruột đặc trưng cho chim đồng thời với tĩnh mạch trên ruột cùng đổ vào tĩnh mạch gan. Tĩnh mạch trên ruột tương đương với tĩnh mạch bụng của ếch nhái và bò sát.





 Chim có bộ máy tuần hoàn, cũng như cấu tạo của tim rất hoàn chỉnh, hơn hẳn so với các loài bò sát. Nhờ vậy, chim trao đổi chất mạnh nên có thân nhiệt cao và ổn định.
2.8. Thú
Tim:
Có 4 ngăn, chia làm 2 phần:
- Nửa trái chứa máu động mạch.
- Nửa phải chứa máu tĩnh mạch.
- Sai khác với chim: Van nhĩ thất phải rất mỏng chia 3 lá, van nhĩ thất trái có 2 lá, kích thước tim thay đổi tùy loài, phụ thuộc điều kiện sống liên hệ tới cường độ trao đổi chất.
Hệ mạch:
Ở thú hệ tĩnh mạch và động mạch khá hoàn thiện:
+ Hệ động mạch giống chim. Điểm khác cơ bản là ở chim cung chủ động mạch quay sang phải, còn ở Thú cung chủ động mach quay sang trái.
+ Hệ tĩnh mạch thì không có hệ gánh thận như ở bò sát và chim. Tĩnh mạch chủ trên đổ chung với nhau trước khi đổ vào tâm nhĩ phải

+ Hồng cầu của thú rất đặc trưng: hình đĩa lõm 2 mặt không có nhân.
+ Lượng huyết cầu tố của hồng cầu và lượng máu cao hơn các lớp có xương sống khác và khả năng vận chuyển oxy có khả năng cao - thú là động vật máu nóng hay đẳng nhiệt. 
+ Thú sống ở nước hoặc vừa cạn vừa nước khi lặn sâu xuống nước thì tim đập chậm hơn để con vật được tận dụng oxy trong máu
Vòng tuần hoàn người
Nút xoang nhĩ
Mạng Puôckin
Nỳt nhi th?t
Bú His
Hệ dẫn truyền ở tim người
Tóm lại:
- Hệ tuần hoàn của động vật có xương sống về cơ bản đều có cấu tạo giống nhau.
- Hệ tuần hoàn của chúng đều có tim, động mạch chủ cùng các động mạch, mao mạch, tĩnh mạch được tổ chức trên một sơ đồ, cấu trúc chung. Trong quá trình tiến hóa từ cá đến động vật bậc cao kể cả con người, sự biến đổi căn bản thể hiện ở cấu tạo của tim và là do sự biến đổi trong cơ chế hô hấp, chuyển từ hô hấp mang sang hô hấp phổi.
IV. CHIỀU HƯỚNG TIẾN HÓA CỦA HỆ TUẦN HOÀN
Chưa có hệ tuần hoàn (động vật nguyên sinh, ruột khoang, giun dẹp…) trao đổi chất chủ yếu qua bề mặt tế bào theo cơ chế khuếch tán đến xuất hiện hệ tuần hoàn( sâu bọ, thân mềm, động vật có xương sống…)
Hệ tuần hoàn ngày càng phức tạp, hoàn thiện về cấu trúc, chức năng nhằm giúp sinh vật thích nghi với hoạt động sống có nhu cầu năng lượng ngày càng cao.
+ Hệ tuần hoàn hở ( đa số thân mềm, chân khớp) đến hệ tuần hoàn kín ( mực ống, bạch buộc, giun đốt, động vật có xương sống. Nhờ vậy, máu chảy trong hệ mạch với áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh do dó máu được đi xa và nhanh đến các cơ quan => Đáp ứng nhu cầu trao đổi chất và trao đổi khí của cơ thể.

TIM

TIM
Khoang cơ thể
Tĩnh mạch
Động mạch
Mao mạch
Tế bào
Hệ tuần hoàn hở
Hệ tuần hoàn kín

TIM
Khoang cơ thể
Tĩnh mạch
Động mạch
Tế bào
Hệ tuần hoàn hở

TIM
Đường đi của máu
Khoang cơ thể

TIM
Hệ tuần hoàn kín

TIM
Tĩnh mạch
Động mạch
Mao
mạch
Tế bào
Đường đi của máu
+ Hệ tuần hoàn đơn đến hệ tuần hoàn kép:
* Chưa có tim  có tim từ tim 2 ngăn (cá)
 tim 3 ngăn (ếch nhái, bò sát)  tim 4 ngăn (chim, thú).
* Một vòng tuần hoàn đến 2 vòng tuần hoàn.
ĐƯỜNG ĐI CỦA MÁU TRONG HỆ TUẦN HOÀN ĐƠN
Mao mạch mang
Mao mạch
Động mạch lưng
Động mạch mang
Tĩnh mạch
TÂM THẤT
TÂM NHĨ
ĐƯỜNG ĐI CỦA MÁU TRONG HỆ TUẦN HOÀN KÉP
Động mạch chủ
Mao mạch
Mao mạch phổi
VÒNG TUẦN HOÀN LỚN
VÒNG TUẦN HOÀN NHỎ
Tĩnh mạch
Động mạch phổi
Tĩnh mạch phổi
TÂM NHĨ TRÁI
TÂM THẤT TRÁI
TÂM NHĨ PHẢI
TÂM THẤT PHẢI
- Giảm dần về số lượng động mạch, tĩnh mạch => Phù hợp môi trường sống do cơ quan hô hấp bị thay đổi.
+ Hệ tĩnh mạch:
 Ở lưỡng tiêm và động vật có dây sống ở nước tĩnh mạch chủ yếu là đôi tĩnh mạch chính trước và chính sau.
 Ở cá sụn và cá xương còn có thêm tĩnh mạch dòn hệ gánh thận.
 Ở cá phổi có thêm tĩnh mạch phổi và tĩnh mạch chủ sau.
 Ở lưỡng thê không đuôi: tiêu giảm tĩnh mạch chính sau.
 Ở bò sát và thú tĩnh mạch chính được thay bằng tĩnh mạch lẻ.
 Ở chim tĩnh mạch đầu nhập thành tĩnh mạch chủ trước, tĩnh mạch gánh thận dần tiêu giảm đi và mất hẳn ở thú.
+ Hệ động mạch:
 Cá miệng tròn: động mạch bụng phân ra 8 đôi động mạch tới mang phân nhánh trong các vách mang. Động mạch lưng chạy dọc về phía sau thân và phân nhánh tới các nội quan.
 Cá sụn: động mạch bụng phân thành 5 đôi động mạch tới mang.
 Cá xương: động mạch bụng phân thành 4 đôi động mạch tới mang.
 Lưỡng thê: tiêu giảm còn 3 đôi cung động mạch.
 Bò sát: 3 cung động mạch rời nhau chứ không còn là thân chung.
 Chim: tiêu giảm còn cung động mạch phải và cung động mạch phổi.
 Thú: cung động mạch phải quay sang bên trái thành cung động mạch trái. Cung động mạch phổi.
V. KẾT LUẬN
Hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống rất tiến hóa so với hệ tuần hoàn của các ngành động vật khác. Ngay bản thân ngành động vật có xương sống thì hệ tuần hoàn của nó cũng tiến hóa từ lớp động vật bật thấp cho đến lớp động vật cao hơn. Từ hệ tuần hoàn đơn cho đến hệ tuần hoàn kép, từ máu đi nuôi cơ thể là máu pha (vừa có Oxi, vừa có CO2) đến máu đi nuôi cơ thể là máu không pha (hoàn toàn mang Oxi).
Thành viên nhóm 5

Lê Thị Ánh
Trương Thị Lài
Nguyễn Huỳnh Như
Nguyễn Hoàng Oanh
Nguyễn Thị Kim Phụng
THE END
THANK YOU
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Huỳnh Như
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)