Hệ tiêu hóa

Chia sẻ bởi Thuy Hang Quach | Ngày 23/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: Hệ tiêu hóa thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

HỆ TIÊU HÓA
MỤC LỤC
Tầm quan trọng của hệ tiêu hóa
Cấu tạo
Sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa
Đặc điểm cơ quan tiêu hóa ở trẻ em
Vệ sinh tiêu hóa
Một số bệnh thường gặp về tiêu hóa ở trẻ em
I. Tầm quan trọng của hệ tiêu hóa
Vai trò của thức ăn:
- Thức ăn là nguyên liệu để bù đắp sự hao hụt hằng ngày của cơ thể.
- Cung cấp những chất cần thiết để xây dựng cơ thể.
- Là nguồn năng lượng cần thiết để hoạt động sinh lí của cơ thể.
- Thức ăn là sợi dây liên lạc giữa cơ thể với môi trường bên ngoài.
Vai trò của cơ quan tiêu hóa:
- Biến đổi thức ăn phức tạp thành những hợp chất đơn giản, hòa tan, được hấp thụ vào máu và bạch huyết để vận chuyển tới các TB hoặc các cơ quan dự trữ.


Sự tiêu hóa thức ăn được thực hiện nhờ 2 quá trình biến đổi:
- Biến đổi cơ học:
+ Thức ăn từ những phân tử lớn được nhai nhỏ, nghiền nát và nhào trộn đều với dịch tiêu hóa.

Sự biến đổi cơ học thực hiện chủ yếu ở khoang miệng và dạ dày, nhờ răng và sự co bóp của các lớp cơ. Ngoài ra, ruột non cũng góp phần nhỏ vào sự tiêu hóa cơ học.

- Biến đổi hóa học:
+ Nhờ các enzim có trong các loại dịch tiêu hóa, các loại chất phức tạp trong thức ăn được biến đổi thành các chất bổ đơn giản hòa tan có thể được hấp thụ vào máu.
II. Cấu tạo
Hệ tiêu hóa gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
Ống tiêu hóa:
Khoang miệng: răng, lưỡi.
Hầu.
Thực quản.
Dạ dày.
Ruột: ruột non và ruột già.
Hậu môn.

Tuyến tiêu hóa:
- Tuyến nước bọt, tuyến dạ dày, tuyến ruột, tuyến mật, tuyến tụy.
1. Các phần của ống tiêu hóa:


* RĂNG: có 3 loại: răng cửa, răng nanh và răng hàm.
Cấu tạo răng gồm 2 phần:
+ Thân răng: được cấu tạo bằng chất ngà răng, bên ngoài được bao bọc bằng chất xi măng (men răng).

+ Chân răng: có tủy răng, mạch máu và dây thần kinh.

Răng: cắt, xé nhỏ và nghiền nát thức ăn.

Ngoài ra, răng còn tham gia vào việc phát âm.

a. KHOANG MIỆNG
TIÊU HÓA
CÔNG THỨC RĂNG SỮA:
2 Cửa + 1 Nanh+ 2 Hàm

2 Cửa + 1 Nanh+ 2 Hàm

CÔNG THỨC RĂNG VĨNH VIỄN:
2 Cửa + 1 Nanh + 2 Trước hàm + 2-3 Hàm

2 Cửa + 1 Nanh + 2 Trước hàm + 2-3 Hàm
TIÊU HÓA
RĂNG SỮA
(6th- 24th)
RĂNG VĨNH VIỄN
(6t- 25t)
RĂNG
TIÊU HÓA
RĂNG CỐI
(Răng hàm)
RĂNG TIỀN CỐI
(Răng trước hàm)
RĂNG NANH
RĂNG CỬA
HÀM TRÊN
TIÊU HÓA
RĂNG CỐI
(RĂNG HÀM)
RĂNG TIỀN CỐI
(RĂNG TRƯỚC HÀM)
RĂNG CỬA
RĂNG NANH
HÀM DƯỚI
LƯỠI: là cơ quan có hình trái xoan bằng cơ, rất linh động, được bao ngoài bằng lớp màng nhầy, trong đó có nhiều mạch máu và dây thần kinh.

* Chức năng của lưỡi:
- Chuyển thức ăn trong khi nhai.
- Thu nhận cảm giác vị giác nhờ các vi thể (gai thịt) trên mặt lưỡi.
- Ngoài ra, lưỡi còn góp phần vào việc phát âm.

* Trong khoang miệng, thức ăn được ngấm đều nước bọt, tiêu hóa cơ học nhờ răng và tiêu hóa hóa học nhờ enzim trong nước bọt, trong đó tiêu hóa cơ học là chủ yếu.
TIÊU HÓA
RỄ
THÂN
RÃNH GIỮA
LƯỠI
b. HẦU
- Là 1 ống dài 12cm.

- Hầu là ngã tư của 2 đường: miệng - thực quản và mũi - khí quản.

- Chức năng: dẫn thức ăn vào thực quản và dẫn không khí qua thanh quản vào khí quản, phế quản và vào phổi.
TIÊU HÓA
THÀNH DƯỚI
(LƯỠI)
THÀNH BÊN
(MÁ)
THÀNH TRÊN
(VÒM KHẨU CÁI)
HẦU

THỰC QUẢN
(25cm)
SỤN NHẪN
(CỔ 6)
DẠ DÀY
(NGỰC 10)
CUNG ĐM CHỦ
(NGỰC 4)
Thực quản là ống dẫn thức ăn, đi từ hầu tới dạ dày, dài khoảng 25cm, ¼ trên được cấu tạo bởi cơ vân, ¾ còn lại là cơ trơn.
c. THỰC QUẢN
- Là phần rộng nhất của ống tiêu hóa.

- Đó là nơi chứa thức ăn ăn vào, đồng thời là nơi thức ăn được biến đổi về 2 mặt: lí học và hóa học nhờ các cơ và các tuyến của dạ dày.

- Hình dạng dạ dày thay đổi tùy theo lúc no hay đói, tùy theo tư thế và tùy theo lứa tuổi.
d. DẠ DÀY
DẠ DÀY Ở VÙNG
THƯỢNG VỊ
Dạ dày nằm vùng thượng vị, dưới cơ hoành, hơi lệch sang trái
DẠ DÀY
ĐÁY VỊ
THÂN VỊ
HANG MÔN
VỊ
Ống
Môn
Vị
LỖ MÔN VỊ
KHUYẾT
GÓC
KHUYẾT
TÂM VỊ
VÙNG
TÂM VỊ
TIÊU HÓA
BỜ CONG NHỎ
BỜ CONG LỚN
Thành dạ dày
Thành dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp:
- Lớp ngoài: lớp thanh mạc.

- Lớp giữa: lớp cơ trơn: cơ dọc, cơ vòng và cơ xiên (cơ chéo) làm cho thành dạ dày trở nên bền chắc để thực hiện được chức năng co bóp, nhào trộn thức ăn rồi đẩy xuống ruột.

- Lớp trong: lớp niêm mạc, gồm rất nhiều nếp gấp, nhờ đó mà dạ dày có thể giãn ra khi chứa nhiều thức ăn.
+ Lớp niêm mạc uốn sâu vào thành dạ dày và có nhiều ống tuyến tiết dịch vị và HCl nên dịch trong dạ dày có tính axit cao.
Là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa, chia thành 3 đoạn chính:
+ Tá tràng: dài 25 – 30 cm, là đoạn ngắn nhất và rộng nhất của ruột non, uốn cong hình chữ U, là nơi tiếp nhận dịch tiêu hóa từ gan và tụy. Mặt khác, bản thân nó cũng tiết ra 1 loại Enzym riêng.

Đoạn đầu của tá tràng (hành tá tràng), thường xuyên chịu sự tấn công của axit HCl từ dạ dày đưa xuống nên rất dễ bị loét.
+ Đoạn ruột non tiếp theo xếp cuộn lại, được gọi là hỗng tràng.
+ Đoạn cuối của ruột non đổ vào ruột già, được gọi là hồi tràng.
e. RUỘT NON
Thành ruột non
Thành của ruột non được cấu tạo bởi 3 lớp:
- Lớp ngoài: lớp thanh mạc, liên kết với màng treo ruột để giữ cho ruột ở đúng vị trí trong ổ bụng.

- Lớp giữa: lớp cơ trơn, gồm các cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong tạo nên nhu động của ruột đẩy thức ăn đi theo đợt sóng.

- Lớp trong: lớp niêm mạc gồm nhiều nếp gấp (gọi là van tràng).
* Chức năng của ruột non:

- Tiếp tục biến đổi thức ăn và hoàn thành quá trình tiêu hóa thức ăn.

- Đồng thời, hấp thụ các chất đã được biến đổi dưới dạng hòa tan, nước và muối khoáng vào máu để đi nuôi cơ thể.
RUỘT NON
RUỘT GIÀ
RUỘT
HỒI TRÀNG
HỔNG TRÀNG
RUỘT NON
TÁ TRÀNG
RUỘT GIÀ
HỔNG - HỒI TRÀNG
g. RUỘT GIÀ
Ruột già dài 1,3 – 1,5m, được chia thành 3 đoạn:

+ Đoạn đầu: ruột tịt (manh tràng).

Ở thành sau của manh tràng có 1 mấu hình giun gọi là ruột thừa.

+ Ruột thừa không tham gia trực tiếp vào quá trình tiêu hóa nhưng nếu bị viêm nhiễm thì sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể.
+ Đoạn giữa: ruột già chính thức (đại tràng – kết tràng): gồm có 3 đoạn uốn cong hình chữ U trong ổ bụng: kết tràng lên, kết tràng ngang và kết tràng xuống thông với trực tràng.

+ Đoạn cuối: ruột thẳng (trực tràng): là nơi tích trữ phân trước khi thải ra ngoài qua hậu môn.
Trực tràng tận cùng bằng hậu môn thông ra ngoài. Bao ngoài lớp niêm mạc hậu môn có các cơ thắt trơn và cơ thắt vân. Các cơ này thường xuyên co thắt để đóng chặt hậu môn và nó chỉ mở ra khi thực hiện phản xạ đại tiện.
MANH TRÀNG
RUỘT THỪA
LỖ HỒI- MANH TRÀNG
KẾT TRÀNG LÊN
KẾT TRÀNG NGANG
GÓC KẾT TRÀNG (P)
KẾT TRÀNG XUỐNG
GÓC KẾT TRÀNG (T)
KẾT TRÀNG
SIGMA
TRỰC TRÀNG
HẬU MÔN
RUỘT GIÀ
Thành ruột già
- Thành của ruột già được cấu tạo bởi 3 lớp:
+ Lớp ngoài: thanh mạc.
+ Lớp giữa: lớp cơ.
+ Lớp trong: lớp niêm mạc.

Niêm mạc của ruột già có cấu tạo đơn giản, ko tiết ra dịch tiêu hóa mà chỉ tiết ra chất nhầy để bảo vệ niêm mạc của ruột.

Trong ruột già có hệ vi sinh vật rất phát triển, chủ yếu là vi khuẩn hoại sinh có tác dụng phân hủy các cặn bã của thức ăn để tạo thành phân.
2. Tuyến tiêu hóa
a. Tuyến nước bọt
- Đó là những ống hình chùm, tiết ra nước bọt đổ vào khoang miệng.

- Trong khoang miệng có 3 đôi tuyến nước bọt: đôi tuyến dưới lưỡi, đôi tuyến dưới hàm và đôi tuyến mang tai.

- Tác dụng của nước bọt: làm ướt, làm nhão thức ăn, bôi trơn thức ăn cho dễ nuốt và cuốn khỏi niêm mạc miệng những chất có hại không cần thiết.

- Trong nước bọt có các Enzym tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn.

b. Tuyến dạ dày
- Ở dạ dày có khoảng 5 triệu tuyến nhỏ nằm trong niêm mạc của dạ dày và hằng ngày tiết khoảng 2 lít dịch vị.

- Trong dịch vị có chứa: HCl và men pepxin và men prezua.

+ HCl vừa có tác dụng: giúp cho men pepxin hoạt động, vừa có tác dụng bảo vệ, tiêu diệt phần lớn vi sinh vật thâm nhập vào dạ dày cùng với thức ăn.
+ Men Pepxin: biến đổi protein thành các axit amin.
+ Men Prezua: có tác dụng tốt với mọi loại protein hòa tan trong sữa.
c. Tuyến gan
- Là tuyến lớn nhất của cơ thể, có màu nâu sẫm.
- Nhiệm vụ: tiết ra mật để tiêu hóa thức ăn.

d. Tuyến tụy
- Màu hồng, nằm trong xoang bụng, dưới dạ dày, có ống dẫn chất tiết đổ vào ruột non ở tá tràng.

- Nhiệm vụ: tiêu hóa thức ăn (chức năng ngoại tiết).

- Ở tụy còn có các nhóm TB tiết ra chất Insulin ngấm trực tiếp vào máu có tác dụng quan trọng trong quá trình trao đổi Gluxit (chức năng nội tiết).
III. Sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa
Sự tiêu hóa thức ăn được diễn ra ở tất cả các phần của ống tiêu hóa và được biến đổi về cả 2 mặt: lí học và hóa học. Nhưng quá trình này được thể hiện rõ nhất ở 3 nơi: khoang miệng, dạ dày, ruột non.

1. Tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng
Biến đổi lí học: Thức ăn vào miệng được:
+ Răng: Răng cửa cắt thức ăn; răng nanh xé thức ăn; răng hàm nghiền nhỏ thức ăn, sau đó thức ăn được tẩm với nước bọt làm thành 1 chất nhão dính.
+ Lưỡi: đảo trộn thức ăn, di chuyển thức ăn, đẩy thức ăn từ miệng vào hầu.
Biến đổi hóa học:

- Trong nước bọt không có Enzym tiêu hóa protein và tiêu hóa lipit mà chỉ có Enzym tiêu hóa gluxit - tinh bột: Amylaza (còn được gọi là Ptyalin).

Amylaza không có tác dụng phân giải tinh bột sống mà chỉ có tác dụng phân giải tinh bột chín: 1 phần tinh bột chín sẽ được biến đổi thành đường mantozo.
2. Tiêu hóa thức ăn ở dạ dày
Biến đổi lí học:

- Sau khi ăn khoảng 10 – 20 phút thì dạ dày sẽ co bóp theo kiểu làn sóng, làm cho khối thức ăn được chuyển động theo chiều từ trên xuống dưới, sát thành dạ dày và nhồi từ dưới lên trên ở chính giữa.

- Thức ăn ngấm dịch vị, bị mềm ra và rơi xuống vùng hang vị, rồi được nghiền nát, nhào trộn với dịch vị và tạo thành một dịch lỏng. Khi đó, môn vị mở và đẩy một ít thức ăn xuống tá tràng rồi lập tức đóng lại.
ĐÁY VỊ
THÂN VỊ
HANG MÔN
VỊ
Ống
Môn
Vị
LỖ MÔN VỊ
KHUYẾT
GÓC
KHUYẾT
TÂM VỊ
VÙNG
TÂM VỊ
TIÊU HÓA
BỜ CONG NHỎ
BỜ CONG LỚN
Do thức ăn chỉ xuống tá tràng một ít một nên sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn được triệt để.

Nhờ vậy mà mặc dù cho trẻ ăn từng bữa nhưng sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn thì lại diễn ra gần như suốt cả ngày để liên tục cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Thức ăn xuống tới dạ dày sẽ được lưu giữ lại.
Thời gian lưu giữ lại ở dạ dày tùy thuộc vào bản chất của thức ăn, phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, trạng thái cơ thể, tâm lí và cách chế biến thức ăn.
Độ axit của dịch vị càng tăng thì mức độ co bóp của dạ dày càng mạnh.
+ Nếu dạ dày của trẻ co bóp quá yếu thì làm thức ăn bị ứ trệ, gây triệu chứng “đầy bụng”, “khó tiêu”.
+ Nếu dạ dày co bóp quá mạnh có thể gây ra đau bụng.

+ Nếu trẻ ăn phải thức ăn không phù hợp, thiu, thối, nhiễm khuẩn… thì môn vị đóng lại, dạ dày co bóp mạnh để đẩy thức ăn ra ngoài qua miệng và gây nôn.

Vì vậy, khi trẻ ăn phải thức ăn có độc thì phải chủ động gây nôn để loại bỏ thức ăn đó ra khỏi dạ dày, làm giảm sự nhiễm độc máu.
Biến đổi hóa học:
Tiêu hóa hóa học ở dạ dày được thực hiện chủ yếu do các E. tiêu hóa và axit HCl.

- Tiêu hóa Protein:
+ E. Pepsin: phân giải protein thành các chuỗi polipeptit có kích thước khác nhau.
+ E. Chymosin và E. Prezua: tiêu hóa protein trong sữa.
+ E. Gelatinaza và E. Collagenaza: tiêu hóa protein của gân, bạc nhạc, các tổ chức liên kết thành các axit amin.
Pepxin
Protein polipeptit
- Tiêu hóa lipit: do E. Lipaza thực hiện: phân giải lipit thành axit béo và glixerin, biến đổi 1 số mỡ và lòng đỏ trứng.
Lipaza
Lipit Glixerin + axit béo
Khi thức ăn tới dạ dày, phần thức ăn vào trước nằm xung quanh khối thức ăn ngấm dịch vị , phần thức ăn vào sau nằm ở trung tâm nên chưa ngấm dịch vị, chưa chuyển sang môi trường axit.
Vì vậy, men Amylaza có trong thức ăn từ khoang miệng chuyển xuống vẫn tiếp tục biến đổi tinh bột chín thành mantoza.

- Axit HCl: có tác dụng hoạt hóa và tăng cường hoạt tính của E. Pepsin, thủy phân chất Xenlulozo của thức ăn thực vật, diệt khuẩn và sát trùng trong dạ dày.

?? Tại sao trong dịch dạ dày có E. pepsin tiêu hóa chất thịt rất mạnh, có axit HCl làm cho đọ chua của dạ dày xuống tới 2. Dịch vị chua như vậy có thể “ăn” da được, sao nó không “ăn” luôn dạ dày?
3. Tiêu hóa thức ăn ở ruột non
Biến đổi lí học:
Biến đổi cơ học ở ruột non có tác dụng: dồn đẩy liên tục thức ăn từ trên xuống dưới, làm cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn dễ dàng và thuận lợi hơn.

- Khi thức ăn xuống đến ruột non, nhờ sự co bóp của các cơ ở thành ruột mà thức ăn được tiếp tục nhào trộn và ngấm dần các dịch tiêu hóa (dịch tụy, dịch ruột và dịch mật).

Đồng thời nhờ sự co bóp của các cơ này mà thức ăn được đẩy dần xuống ruột già.
- Thời gian thức ăn được lưu trữ ở ruột non khoảng: 3 – 5h.
Biến đổi hóa học:
* Dịch tụy: là sản phẩm ngoại tiết của tuyến tụy do các nang tụy tiết ra.
Dịch tụy được xem là dịch tiêu hóa quan trọng nhất, vì có khả năng biến đổi tất cả các loại thức ăn. Trong dịch tụy có đầy đủ 3 loại men tiêu hóa gluxit, protein và lipit.

+ Các men tiêu hóa protit trong dịch tụy gồm các men chính sau: trypxin, chymotryxin, cacboxy polypeptydaza. Các men này hoạt động rất mạnh và phối hợp với nhau để tiêu hóa protein từ lớn thành nhỏ, từ phức tạp thành đơn giản và cuối cùng tạo thành các a.a.
+ Các men tiêu hóa lipit gồm: lipaza, photpholipaza, colesterolesteraza. Dưới tác dụng của các men này thức ăn được biến đổi thành Glixerin và axit béo.

+ Các men tiêu hóa gluxit gồm: amylaza, mantaza, lactaza, sacaraza. Các men này hoạt động rất mạnh và phối hợp với nhau để tiêu hóa Gluxit từ lớn thành nhỏ và cuối cùng tạo thành các đơn phân tử Glucozo.
E. Amylaza E. Mantaza
Tinh bột Mantozo Glucozo

E. Sacaraza
Sacarozo Glucozo

E. Lactaza
Lactozo Glucozo
* Dịch ruột
- Trong dịch ruột có đủ 3 nhóm men tiêu hóa protit, gluxit, lipit.

- Dưới tác dụng của các men này, phần thức ăn còn lại tiếp tục được biến đổi thành các sản phẩm là: axit amin, glucoza, axit béo và glixerin.
* Dịch mật
Trong dịch mật không có E. tiêu hóa. Tác dụng tiêu hóa của dịch mật chủ yếu là vai trò của muối mật, có khả năng tạo ra độ pH thích hợp làm tăng cường khả năng hoạt động của các E. trong dịch tụy và dịch ruột.

Muối mật cần thiết cho sự hấp thụ các chất hòa tan trong lipit như các loại VTM A, D, E, K.
4. Sự biến đổi thức ăn ở ruột già
- Trong dịch của ruột già không có E. tiêu hóa, mà chỉ có chất nhầy để bảo vệ niêm mạc ruột.

- Khi thức ăn xuống tới ruột già thì phần lớn các chất dinh dưỡng đã được tiêu hóa và hấp thu xong ở ruột non. Ruột già chỉ còn có chức năng hấp thu thêm 1 số chất dinh dưỡng, nhất là nước và Vitamin K.

- Ở ruột già, nước được hấp thu rất mạnh làm cho các chất cặn bã sẽ được cô đặc lại rồi bị vi sinh vật phân hủy để tạo thành phân và thải ra ngoài qua hậu môn.
IV. Đặc điểm cơ quan tiêu hóa ở trẻ em
- Miệng trẻ sơ sinh nhỏ, lưỡi tương đối lớn, rộng, dày.
- Răng của trẻ là răng sữa. Răng trẻ nhỏ, mảnh hơn răng người lớn, men răng mỏng.

- Ở trẻ sơ sinh: tuyến nước bọt chưa được biệt hóa, trung tâm điều khiển việc bài tiết nước bọt chưa phát triển. Do đó, ở trẻ nước bọt tiết ra ít và chưa tiêu hóa được tinh bột, do thiếu men amylaza. Vì vậy, không nên cho trẻ ăn bột trước 3 tháng.

- Thực quản của trẻ vừa ngắn lại vừa rộng, khả năng đàn hồi bị hạn chế. Vì vậy, khi ăn trẻ thường hay bị hóc, bị nghẹn.
- Ở trẻ nhỏ, dạ dày ở vị trí cao hơn so với người lớn và nằm ngang không giống tư thế thẳng ở trẻ lớn và người lớn. Vì vậy, trẻ dễ bị ọc sữa hoặc ói sau khi ăn.

- Trong dạ dày trẻ có chứa rất nhiều men Prezua gây kết tủa sữa. Vì vậy, thức ăn phù hợp nhất đối với trẻ là sữa.

- Axit HCl trong dạ dày trẻ ít, vì vậy thức ăn có chứa nhiều đạm, mỡ được xem là khó tiêu đối với trẻ.
- So với chiều cao cơ thể thì ruột trẻ dài hơn ruột người lớn (ruột trẻ dài gấp 6 lần, còn ruột người lớn dài gấp 4 lần).

- Niêm mạc ruột chưa bền chắc nên trẻ dễ bị viêm ruột và màng treo ruột của trẻ dài nên trẻ dễ bị lồng ruột hay xoắn ruột.
V. Vệ sinh tiêu hóa
- Tổ chức việc ăn uống hợp lí, khoa học cho trẻ.

- Rèn luyện cho trẻ các thói quen vệ sinh trong bữa ăn: rửa tay trước khi ăn, lau miệng trong khi ăn nếu cần thiết.

- Phải vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng miệng cho trẻ. Không để thức ăn dính lại trên răng và dắt lại trong khoang miệng để tránh vi khuẩn len men, làm hỏng răng và viêm nhiễm đường tiêu hóa của trẻ.
- Phải cho trẻ ăn uống điều độ, đúng giờ, đủ lượng, không nên ăn no quá làm ngăn cản hoạt động của hệ tiêu hóa.

- Vệ sinh thực phẩm: thức ăn phải được rửa sạch, nấu chín và che đậy cẩn thận tránh ruồi, muỗi, chuột, gián… đậu vào hay thức ăn bị biến chất, ôi thiu.

- Ăn chậm, nhai kĩ và tạo được tâm trạng thoải mái khi ăn để thức ăn được tiêu hóa và hấp thu triệt để. Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi để giúp cho quá trình tiêu hóa tốt.

- Cần phải chú ý đến răng của trẻ trong giai đoạn thay răng.
- Phải dạy cho trẻ phải thở bằng mũi, không thở bằng miệng để tránh những ảnh hưởng xấu đến răng.

- Để tránh sâu răng, trẻ từ 3 tuổi trở lên, buổi sáng ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ phải đánh răng. Hướng dẫn cho trẻ dùng bàn chải nhỏ, mềm và thuốc đánh răng trẻ em để đánh răng.

- Để phát hiện sớm và điều trị các răng sâu, cần khám khoang miệng cho trẻ mẫu giáo 2 lần trong mỗi năm.
VI. Một số bệnh thường gặp về tiêu hóa ở trẻ em
Ỉa chảy cấp
Nhiễm giun
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thuy Hang Quach
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)