Hệ thống Versailles

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Kha | Ngày 03/05/2019 | 307

Chia sẻ tài liệu: Hệ thống Versailles thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

Hệ thống Versailles – Washington
1. Hệ thống các hòa ước Versailles (1919 - 1920)
Để giải quyết những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và phân lại thế giới, cũng như thiết lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh, các nước thắng trận đã tiến hành họp Hội nghị hòa bình tại Versailles (Pháp) trong năm 1919 và kéo dài sang cả năm 1920. Hòa hội Versailles được tiến hành trong bối cảnh quốc tế đã có nhiều biến động sâu sắc.
Trước hết là thắng lợi của cuộc Cách mạng XHCN tháng Mười Nga năm 1917 đã tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế thế giới nói riêng và lịch sử loài người nói chung, khi nó mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Chủ nghĩa tư bản không còn tồn tại như là một hệ thống chỉnh thể thống trị tuyệt đối toàn cầu nữa, mà phải đối mặt với sự tồn tại và phát triển ưu việt của một chế độ chính trị - xã hội mới - chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. Có thể thấy ngay tác động đó trong diễn văn của Tổng thống Mĩ Wilson đọc tại Quốc hội Mĩ ngày 8 - 1 - 1918, trong đó ông ta đưa ra 14 điểm làm cơ sở cho việc kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), lập lại hòa bình và thiết lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh. "Chương trình 14 điểm" của Wilson có thể xem như là một phản ứng của Mĩ và phương Tây trước "Sắc lệnh hòa bình"(26 - 10 - 1917) của chính quyền Xô Viết và việc chính quyền Xô viết cho công bố một loạt các hiệp ước bí mật mà Nga hoàng và Chính phủ Lâm thời tư sản Nga đã ký kết với nước ngoài.
Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, từ năm 1918 đến năm 1923 trong các nước tư bản châu Âu đã bùng lên cao trào cách mạng, chính quyền Xô viết đã được thiết lập ở Hungary và một số nơi ở Đức. Đồng thời, cách mạng tháng Mười Nga - 1917 cũng thức tỉnh các dân tộc thuộc địa, đặc biệt là các dân tộc phương đông đứng lên trong cuộc đấu tranh tự giải phóng, giành lại độc lập, tự do và chủ quyền của mình. Hoàntoàn không phải là ngẫu nhiên mà trong "Chương trình 14 điểm" của Wilson, ở điều thứ 5, Tổng thống Hoa Kỳ đã hứa hẹn sẽ giải quyết "công bằng" những vấn đề thuộc địa có tính đến quyền của các dân tộc thuộc địa và các mẫu quốc.
Một tình hình khác cũng tác động rất lớn tới việc hình thành Hệ thống Versailles - Washington nói chung và Hòa hội Versailles nói riêng là do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau chiến tranh giữa các nước tư bản chủ yếu đã hình thành lên một tương quan so sánh lực lượng mới rất đáng chú ý: trong khi phe Đức, Áo - Hung, Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ thất bại trong chiến tranh, bị kiệt quệ hoàn toàn, thì các quốc gia lớn ở châu Âu là Anh và Pháp tuy được tiếng là thắng trận nhưng cũng bị tàn phá nặng nề và suy yếu nghiêm trọng. Trong khi đó, Nhật Bản là đế quốc sinh sau đẻ muộn lại lợi dụng được cơ hội các cường quốc phương Tây vướng bận vào chiến tranh lớn ở châu Âu để làm giàu. Những năm 1914 đến 1919 là thời kỳ hoàng kim của kinh tế Nhật kể từ sau cải cách 1868: chu chuyển ngoại thương của Nhật tăng 4 lần, và dự trữ vàng tăng 2 lần. Nhật thậm chí trở thành chủ nợ của một số đồng minh trong phe Hiệp ước, khi các nước này vay của Nhật 500 triệu yên.
Tuy nhiên, kẻ được lợi nhiều nhất, vươn lên nhanh và mạnh nhất sau chiến tranh là Mĩ. Mĩ tham gia chiến tranh rất muộn (ngày 6 - 4 – 1917 mới chính thức tham chiến); chiến sự lại không diễn ra trên đất Mĩ, tổn thất và chi phí cho chiến tranh không lớn. Trái lại, Mĩ đã lợi dụng Anh, Pháp, Đức, Ý và các nước khác đang mắc vào chiến tranh lớn ở châu Âu để phát triển kinh tế, làm giàu. Chỉ riêng việc buôn bán vũ khí đã đem lại cho tư bản Mĩ những món lợi nhuận khổng lồ. Cần lưu ý rằng, nếu năm 1914 số nợ của Mĩ với các nước khác là 7,200 triệu USD, thì đến năm 1919 giảm xuống còn 3,985 triệu USD. Trong khi đó, đầu tư tư bản của Mĩ ở nước ngoài tăng từ 3,514 triệu lên 6,956 triệu USD (tức khoảng gấp 2 lần), và càng đáng lưu ý hơn khi các nước châu Âu nợ lại Mĩ khoảng 10 tỉ USD. Dự trữ vàng của Mĩ vào năm 1918 chiếm gần 40% của thế giới. Thành ra, tuy Anh vẫn còn giữ được vị trí đứng đầu về khối lượng tư bản đầu tư ở nước ngoài, nhưng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Kha
Dung lượng: | Lượt tài: 13
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)