He thong thong tin quan ly c3

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Lan | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: he thong thong tin quan ly c3 thuộc Công nghệ thông tin

Nội dung tài liệu:

Chương 3:

MÔ HÌNH HÓA TIẾN TRÌNH
Mô hình hoá hệ thống
Mô hình hoá tiến trình với biểu đồ luồng dữ liệu
Mô hình hoá dữ liệu với biểu đồ thực thể liên kết
1. Tại sao phải mô hình hoá hệ thống?
Để hiểu rõ hơn về hệ thống: đơn giản hoá và tối ưu hoá.
Để truyền đạt cấu trúc và ứng xử của hệ thống mong đạt tới.
Để trực quan hoá và điều khiển kiến trúc hệ thống.
Để quản lý rủi ro trong quá trình phát triển hệ thống.
2. Khi nào thực hiện mô hình hoá tiến trình?
Lập kế hoạch hệ thống chiến lược
Mô hình tiến trình minh hoạ các chức năng nghiệp vụ quan trọng
Thiết kế lại quy trình nghiệp vụ
Mô hình tiến trình “as is” giúp phân tích hệ thống hiện tại
Mô hình tiến trình “to be” giúp cải thiện hệ thống
Phân tích hệ thống
Biểu đồ luồng dữ liệu logic
Biểu đồ luồng dữ liệu vật lý
Nội dung chính
Phân biệt mô hình logic và mô hình vật lý
Các khái niệm về hệ thống và tiến trình
Biểu đồ luồng dữ liệu
I. Phân biệt mô hình logic và mô hình vật lý
Các mô hình logic chỉ ra hệ thống làm gì hoặc là gì. Chúng độc lập với các cài đặt kỹ thuật.
Các mô hình vật lý không những chỉ ra hệ thống làm gì hoặc là gì, mà còn mô tả hệ thống được cài đặt như thế nào về mặt vật lý và kỹ thuật. Chúng phản ánh các lựa chọn về mặt kỹ thuật.
II. Tại sao phải mô hình hoá hệ thống ở mức logic
Mô hình logic loại bỏ các ý kiến chủ quan được lấy từ cách cài đặt hệ thống hiện tại, hoặc của một người nào đó nghĩ về hệ thống đề xuất.
Mô hình logic giảm khả năng bỏ sót các yêu cầu nghiệp vụ.
Mô hình logic cho phép giao tiếp với người sử dụng cuối bằng những ngôn ngữ không mang tính kỹ thuật.
III. Mô hình hoá tiến trình với DFD
Mô hình hoá tiến trình là kỹ thuật tổ chức và tư liệu hoá cấu trúc và luồng dữ liệu thông qua các tiến trình của hệ thống; và các thủ tục, quy tắc được thực hiện bởi các tiến trình của hệ thống.
Biểu đồ luồng dữ liệu là công cụ đồ hoạ được sử dụng để mô tả hệ thống và các công việc được thực hiện bởi hệ thống.
IV. Các khái niệm về hệ thống và tiến trình
Hệ thống tồn tại bằng cách lấy đầu vào từ môi trường, xử lý đầu vào và đưa ra đầu ra.
Hệ thống có thể được phân rã thành nhiều hệ thống con.
Hệ thống con có đầu ra và đầu vào của riêng nó.
Đầu ra của một hệ thống con có thể là đầu vào của một hệ thống con khác.
Ví dụ: Hệ thống và hệ thống con
* Hệ thống và tiến trình
Hệ thống là một tiến trình. Nó đánh dấu một chức năng nghiệp vụ.
Tiến trình là một công việc được thực hiện, hoặc chịu trách nhiệm với các luồng dữ liệu đang đến hoặc các điều kiện cụ thể.
Tiến trình (chức năng) có thể được phân rã thành nhiều tiến trình con (chức năng nhỏ hoặc nhiệm vụ)
Ví dụ: phân rã hệ thống
Ví dụ: biểu đồ phân rã hệ thống
V. Biểu đồ luồng dữ liệu (DFD)
DFD tư liệu hoá một chức năng/hành động/nhiệm vụ nghiệp vụ của hệ thống, coi là một tiến trình.
DFD mô tả cách vận dụng dữ liệu ở bên trong và trên phạm vi hệ thống.
DFD mô tả chi tiết sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các tiến trình của hệ thống, sự di chuyển dữ liệu hoặc thông tin giữa các tiến trình.

Logical DFD mô tả luồng thông tin của hệ thống
Physical DFD mô tả hệ thống được cài đặt vật lý như thế nào.
Có hai loại ký hiệu được sử dụng cho DFD:
Gane/Sarson
Demarco/Yourdon
1. Các thành phần của DFD
- ký hiệu Demarco/Yourdon
- ký hiệu Gane/Sarson
a) Tác nhân ngoài
Tác nhân ngoài là nguồn cung cấp hoặc nhận dữ liệu và thông tin từ hệ thống.
Tác nhân ngoài không phải là một phần của hệ thống.
Tác nhân ngoài có thể là một người, một nhóm người hoặc một tổ chức; nằm ngoài phạm vi hệ thống và có tương tác với hệ thống.
Tác nhân ngoài có thể giúp xác định phạm vi hệ thống
Khi phạm vi hệ thống thay đổi, tác nhân ngoài có thể trở thành tiến trình; và ngược lại.
SUPPLIER
b) Kho dữ liệu
Kho dữ liệu là nơi lưu trữ dữ liệu
Kho dữ liệu được mô tả trong DFD lưu trữ tất cả các thể hiện của các thực thể dữ liệu (được mô tả trong ERD)
D1
Accounts Receivable
c.Luồng dữ liệu
Luồng dữ liệu biểu diễn sự dịch chuyển dữ liệu giữa các tiến trình hoặc kho dữ liệu.
Luồng dữ liệu biểu diễn dữ liệu đi vào hoặc dữ liệu ra khỏi tiến trình.
Luồng dữ liệu phức có thể chứa nhiều luồng dữ liệu khác.
DELIVERY SLIP
d.Tiến trình
Tiến trình là một công việc hoặc một hành động được thực hiện trên luồng dữ liệu vào và tạo ra luồng dữ liệu ra.
Tiến trình phải có ít nhất một luồng vào và ít nhất một luồng ra.
Sử dụng động từ để gán nhãn cho tiến trình.
1
Pay Bill
e. Biểu đồ ngữ cảnh
Định nghĩa phạm vi của hệ thống
Xác định tác nhân ngoài
Không mô tả chi tiết các tiến trình và kho dữ liệu của hệ thống.
Ví dụ: Phân rã biểu đồ ngữ cảnh

2. Thủ tục xây dựng DFD
Biểu đồ ngữ cảnh
Xác định hệ thống và phạm vi của nó (ngữ cảnh)
Xác định tác nhân ngoài (nguồn cung cấp, nhận thông tin từ hệ thống)
Xác định luồng dữ liệu ngoài (luồng vào, luồng ra)
Coi toàn bộ hệ thống là một tiến trình. Nó chỉ nhận đầu vào và chuyển thành đầu ra.
DFD mức 0
Xác định những gì cần phải thực hiện giữa từng đầu vào và đầu ra tương ứng của nó.
Xác định tiến trình
Xác định luồng dữ liệu ngoài giữa tác nhân ngoài và tiến trình
Xác định luồng dữ liệu trong giữa các tiến trình và các kho dữ liệu.
Các DFD mức 1
Các tiến trình con của các tiến trình ở mức 0.
3. Các quy tắc xây dựng DFD
Quy tắc 1: Nhãn là duy nhất để tránh nhầm lẫn
Quy tắc 2: Sử dụng động từ để gán nhãn cho tiến trình.
Quy tắc 3: Mỗi luồng dữ liệu phải đi kèm với một tiến trình
Quy tắc 4: nếu các biểu tượng xuất hiện nhiều lần trong biểu đồ thì trái tô đen góc của nó.
Quy tắc 5: Không có tiến trình nào không có luồng dữ liệu ra



Quy tắc 6: Không có tiến trình nào không có luồng dữ liệu vào

Quy tắc 7: không có luồng dữ liệu và tiến trinh mà không có sự chuyển đổi dữ liệu.
Quy tắc 8: các tiến trình cha và con có cùng luồng dữ liệu vào và ra (nhưng các tiến trình con có luồng dữ liệu riêng của nó)
Quy tắc 9: Luồng dữ liệu không thể tự phân tách
Quy tắc 10: gói dữ liệu có thể kết hợp nhiều thành phần dữ liệu được truyền tại cùng một thời điểm, tới cùng một vị trí.
Quy tắc 11: Không sử dụng mũi tên 2 chiều. Luồng vào (cập nhật) và luồng ra (lấy dữ liệu) của kho dữ liệu mang các thông tin khác nhau.
VI. Phân tích hướng cấu trúc cổ điển (top-down)
1. Vẽ DFD vật lý top-down để biểu diễn cài đặt vật lý hiện thời của hệ thống bao gồm cả những hạn chế của nó.
2. Chuyển DFD vật lý sang DFD logic tương ứng.
3. Vẽ DFD logic top-down để biểu diễn hệ thống cần nâng cấp.

4. Mô tả tất cả các luồng dữ liệu, kho dữ liệu, các chính sách và thủ tục trong từ điển dữ liệu.
5. Đánh dấu các bản sao của DFD logic để biểu diễn sự thay đổi của các giải pháp vật lý. (Tuỳ chọn)
6. Vẽ DFD vật lý top-down để biểu diễn giải pháp cuối cùng.
VII. Phân tích hướng cấu trúc hiện đại (hướng sự kiện)
1. Vẽ DFD ngữ cảnh để thiết lập phạm vi ban đầu của dự án.
2. Vẽ biểu đồ phân rã chức năng để phân chia hệ thống thành các hệ thống con
3. Tạo ra một danh sách các sự kiện/đáp ứng hoặc các ca sử dụng của hệ thống để định nghĩa các sự kiện mà hệ thống phải đáp ứng.
4. Vẽ DFD sự kiện cho từng sự kiện
5. Trộn các DFD sự kiện thành một biểu đồ hệ thống.
6. Vẽ DFD chi tiết
7. Tư liệu hoá luồng dữ liệu và các tiến trình trong từ điển dữ liệu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)