He thong thong tin quan ly c2

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Lan | Ngày 19/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: he thong thong tin quan ly c2 thuộc Công nghệ thông tin

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
I. Vòng đời của hệ thông tin:
Hệ thông tin cũng tương tự như cuộc sống con người: Sinh ra, trưởng thành, chín mùi và chết.
1. Giai đoạn sinh thành:
Nảy sinh từ việc có ý định sử dụng máy tính để xử lý thông tin cho công việc nào đó.
2. Giai đoạn phát triển:
Biến ý tưởng trên thành hiện thực. Để làm được điều này, nhà phân tích thiết kế hệ thống, các lập trình viên, NSD cùng làm việc để phân tích các nhu cầu xử lý thông tin của xí nghiệp, cơ quan mà thiết kế nên hệ thống thông tin.
3. Giai đoạn khai thác:
Sau khi cài đặt, sử dụng hệ thông tin để phục vụ cho nhu cầu thông tin của doanh nghiệp, cơ quan. Trong giai đoạn này, hệ thông tin liên tục được sửa đổi hoặc bảo trì để giữ cho nó phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, tổ chức.
4. Giai đoạn chết:
Việc tích lũy những thay đổi trong giai đoạn 3 làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả của hệ thống. Giai đoạn chết xảy ra khi hệ thống thông tin trở thành rắc rối đến mức không thể bảo trì được nó nữa, việc duy trì nó không còn kinh tế, hiệu quả nên lúc này sẽ bị loại bỏ và vòng đời của hệ thông tin lại phải được lặp lại.
Hệ thống thông tin được xây dựng phải có khả năng ổn định cao khi một phần nào đó của nó bị loại bỏ để thay thế bởi một phần khác.
II. Phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống:
Có rất nhiều phương pháp phân tích thiết kế hệ thống như:
- Phương pháp SADT (Structured Analysis and Design Technique): Kỹ thuật phân tích cấu trúc và thiết kế, phương pháp này xuất phát từ Mỹ.
- Phương pháp MERISE (Méthode Pour Rassembler les Ideés Sans Effort): tạm dịch là "Các phương pháp tập hợp ý tưởng không cần cố gắng", ra đời tại Pháp cuối thập niên 70.
- Phương pháp MXC (Méthode de Xavier Castellani): Nguồn gốc từ Pháp.
Phương pháp GALACSI (Groupe d` Animation et de Liaison pour d` Analyse et la Conception de Systeme d` Information): tạm dịch nguyên văn: "Nhóm cọ vẽ và liên lạc để phân tích và quan niệm hoá hệ thông tin" ra đời tại Pháp vào tháng 4 năm 1982.
Lưu ý: Chúng ta sẽ đi sâu và nghiên cứu phân tích hệ thống theo phương pháp phân tích cấu trúc và thiết kế (SADT). Phương pháp này nghiên cứu về việc dựng sơ đồ, bản biểu,… để mô tả đối tượng (tránh dùng lời văn).
III. Tư tưởng chủ đạo của các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống:
1. Sự trừu tượng hoá (Trừu xuất - Abstraction):
Để nhận biết được những hệ thống quá phức tạp, phải loại bỏ những đặc điểm phụ để nhận biết cho được các đặc điểm chính.
Hệ thống được nhận thức dưới hai mức:
- Mức vật
Mức logic
Bằng cách trả lời:
- Ở mức vật lý - Mô tả thực trạng hệ thống cũ:
+ What: Cái gì? Làm gì?
+ How: Làm như thế nào?
(Làm thế nào? Phương tiện nào? Cách làm nào? Lúc nào? Ai làm? Làm gì?)
- Ở mức logic: Gạt bỏ những chi tiết để thấy bản chất và chỉ cần trả lời WHAT.
(1): Bước trừu tượng hoá.
(2): Đưa ra những yêu cầu mới nảy sinh của hệ thống.
(3): Giai đoạn thiết kế.
2. Phân tích từ trên xuống:
Đi từ tổng quát đến chi tiết:




- Dùng hộp đen: cái gì chưa biết gọi là hộp đen.
Ví dụ: CLĐ như thế nào?
- Phân cấp: phân cấp các chức năng phức tạp thành các chức năng nhỏ hơn và cứ thế tiếp tục.
3. Sử dụng mô hình công cụ biểu diễn có tăng cường hình vẽ:
V. Các giai đoạn phân tích và thiết kế hệ thống:
Thiết kế là một quá trình bắt đầu bằng ý niệm hoá và kết thúc bằng việc thực hiện thảo chương trình cài đặt và đưa vào sử dụng. Thông thường, xuất phát từ các hoạt động chưa có hiệu quả so với mục tiêu đề ra mà việc phân tích sẽ xây dựng một hệ thống mới đáp ứng các yêu cầu và hoạt động hiệu quả hơn.
Việc phân chia các giai đọan cho quá trình phân tích chỉ mang tính tương đối, không tách rời từng giai đoạn, phân tích và thiết kế xen kẽ nhau, vừa làm vừa trao đổi với NSD để hoàn thiện cho thiết kế.
1. Lập kế hoạch:
Xác định khoảng thời gian trung và dài hạn một sự phân chia, một kế hoạch can thiệp để dẫn đến các nghiên cứu từng khu vực, lãnh vực, phân hệ của hệ tổ chức có liên quan.
Kế hoạch này thể hiện đường lối có tính chất tự giác của ban giám đốc, để cải tiến hệ tổ chức hơn là những chi tiết nhất thời để giải quyết các vấn đề nóng bỏng.
2. Nghiên cứu và phân tích hiện trạng:
- Áp dụng theo từng lãnh vực và theo dự kiến đã xác định ở kế hoạch.
- Phân tích hoạt động hệ thông tin vật lý. Để tiến hành giai đoạn này, cần sử dụng các kỹ thuật của những người tổ chức (nghiên cứu hồ sơ, quy trình, v.v…).
Làm quen với công việc tại cơ quan liên quan về hệ thống cũ, từ đó, nhận diện được những điểm yếu của hệ thống cũ để có các đề xuất mới, hoàn thiện hơn cho thiết kế.
- Có thể đưa đến việc phân chia mới các lĩnh vực hoặc các chức năng. Việc phân chia lại thực chất có liên quan đến cơ sở hoặc độ phức tạp của lĩnh vực nghiên cứu.
3. Nghiên cứu và phân tích khả thi "sổ điều kiện thức":
a. Nghiên cứu khả thi:
Giai đoạn này có vai trò quyết định vì nó sẽ dẫn đến các lựa chọn quyết định hệ chương trình tương lai cùng các bảo đảm tài chính. Các bước như sau:

- Phân tích, phê phán hệ thống hiện hữu nhằm làm rõ những điểm yếu hoặc mạnh, sắp xếp các thứ tự những điểm quan trọng cần giải quyết.
- Xác định các mục tiêu mới của các bộ phận.
- Hình dung các kịch bản khác nhau bằng cách xác định một cách tổng thể các giải pháp, có thể có và làm rõ đối với mỗi một trong chúng, gồm: chi phí triển khai, chi phí hoạt động trong tương lai, các ưu và khuyết điểm, chương trình tổ chức và đào tạo nhân sự.

- Từ kết quả bước trên cho phép lựa chọn những nhân vật chịu trách nhiệm phù hợp với một giải pháp nào đó đã được xác định hoặc trở lại từ đầu bước nghiên cứu khả thi vì nhiều nguyên nhân.
Ví dụ: không tìm được người chịu trách nhiệm thích hợp, chi phí cho dự án quá cao, v.v…
- Nếu bước trên thành công ta tiến hành xây dựng hồ sơ gọi là "Sổ điều kiện thức" (hoặc điều kiện sách).
b. Sổ điều kiện thức:
Cơ bản được tổ chức như sau:
- Mô tả giao diện giữa hệ thống và NSD. Điều này dẫn đến một thoả thuận xác định hệ thống cung cấp những gì cho NSD.
- Thực chất các công việc và các cài đặt cần thực hiện.
* Tóm lại, sổ điều kiện thức xác lập một hợp đồng giữa những phân tích viên với Ban giám đốc và NSD trong tương lai.
4. Thiết kế tổng thể mô hình chức năng hệ thông tin:
Giai đoạn này xác định một cách chi tiết kiến trúc của hệ thông tin. Chia các hệ thống lớn thành các hệ thống con. Đây còn gọi là bước phân tích chức năng.
Tất cả các thông tin, các quy tắc tính toán, quy tắc quản lý, các khai thác, những thiết bị, phương tiện sẽ được xác định trong giai đoạn này.
5. Phân công công việc giữa con người và máy tính:
Không phải bất kỳ công việc nào cũng hoàn toàn được thực hiện bởi bằng máy tính. Hệ thống thông tin là sự phối hợp giữa các công đoạn thực hiện thủ công và máy tính
ví dụ: thu thập thông tin khách hàng.

6. Thiết kế các kiểm soát:
Thiết kế các bảo mật cho chương trình nhằm chống âm mưu lấy cắp, phá hoại, gây mất mát hoặc làm hỏng dữ liệu.
7. Thiết kế giao diện Người - Máy:
Ví dụ: Menu chương trình, tổ chức màn hình (Form), báo biểu, v.v…

8. Thiết kế CSDL (Database Files):
Giai đoạn này nhằm xác định các files cho chương trình, nội dung mỗi file như thế nào? cấu trúc của chúng ra sao?
Ví dụ: trong FoxPRO là công việc thiết kế các DBF hoặc trong Access thì thiết kế các bảng, v.v…
9. Thiết kế chương trình (khác với việc viết chương trình):
Gồm những chương trình gì? Mỗi chương trình gồm những module nào? Nhiệm vụ của mỗi module ra sao?
Đưa ra các mẫu thử cho chương trình: mẫu thử này do người thiết kế đưa ra chứ không phải do lập trình viên.
Chương trình phải đưa ra những kết quả như thế nào với những mẫu thử đó. Người phân tích hệ thống phải dự kiến trước các tình huống này.
10. Lập trình, chạy thử, cài đặt, hướng dẫn sử dụng, khai thác chương trình như thế nào?
Phần này không nằm trong phần thiết kế hệ thống.
BÀI 2
KHẢO SÁT SƠ BỘ VÀ
XÁC LẬP DỰ ÁN
Tiến hành tìm hiểu sơ bộ về hệ thống cũ và:
- Đưa ra cho được các điểm yếu của hệ thống hiện tại. Trên cơ sở đó, nêu lên các phương pháp cải tiến cho hệ thống.
- Đánh giá hiện trạng. Xác định phạm vi, khả năng, mục tiêu của dự án.


I. Tìm hiểu, đánh giá hiện trạng của hệ thống hiện hành:
- Điều tra, thu thập thông tin về hệ thống hiện hành.
- Biên tập, biểu diễn, phê phán, đề xuất ý kiến.
1. Phương pháp khảo sát:
Khảo sát hệ thống ở cả bốn mức:
- Mức thao tác thừa hành: tiếp cận các người thừa hành trực tiếp để xem họ làm việc.
- Mức điều phối quản lý.
- Mức quyết định lãnh đạo.
- Mức chuyên gia cố vấn.
Hình thức tiến hành:
- Quan sát và theo dõi:
+ một cách chính thức: Cùng làm việc với họ.
+ một cách không chính thức: Tìm hiểu cách làm việc qua các hồ sơ, sổ sách, v.v...
- Cố vấn: Bằng nhiều cách:
+ Đặt câu hỏi trực tiếp: Yes / No
+ Đặt câu hỏi chọn lựa: a, b, c, d …, đánh  để thống kê.
+ Đặt câu hỏi gián tiếp có tính gợi mở cho câu trả lời
+ Bảng câu hỏi, phiếu điều tra.
2. Thu thập và phân loại:
- Thông tin về hiện tại hay tương lai.
- Thông tin về trạng thái tĩnh, động hay biến đổi.
+ Tĩnh: Thông tin về tổ chức hồ sơ và sổ sách.
+ Động: Thông tin về sự tăng hay giảm lưu chuyển của các chứng từ, giấy tờ, v.v…
+ Biến đổi: Thông tin được biến đổi ra sao, sử dụng những công thức tính toán nào?
Ví dụ: Tuổi = Ngày hiện tại - Ngày sinh
Phụ cấp dựa trên những tiêu chuẩn nào, v.v…
- Thông tin thuộc nội bộ hay môi trường của hệ thống, thông thường thì người ta tổ chức sắp xếp, tổ hợp những vấn đề thông tin trên lại như sau:
3. Phát hiện các yếu kém của hiện trạng và yêu cầu cho tương lai:
a. Yếu kém:
- Thiếu sót:
+ Thiếu người xử lý thông tin.
+ Bỏ sót công việc xử lý thông tin.
- Kém hiệu lực, quá tải:
+ Phương pháp xử lý không chặt chẽ.
+ Cơ cấu tổ chức không hợp lý.
+ Con đường lưu chuyển các thông tin không hợp lý.
Ví dụ: Giấy tờ, tài liệu trình bày kém, cấu trúc không hợp lý, v.v…
- Tổn phí cao, gây lãng phí.

b. Yêu cầu mới:
Trong tương lai:
- Thỏa đáng các thông tin chưa được đáp ứng.
- Đáp ứng các nguyện vọng của nhân viên.
- Dự kiến kế hoạch phát triển.
II. Xác định khả năng, mục tiêu dự án của hệ thống mới:
- Phạm vi của hệ thống mới giải quyết vấn đề gì?
- Nhân lực sử dụng. Ví dụ: đội ngũ nhân viên điều khiển hệ thống cần bao nhiêu?
- Tài chính (Chi phí bao nhiêu cho dự án.
Ví dụ: Phí viết chương trình, phí bảo trì, v.v…)

- Khắc phục các điểm yếu kém của hệ thống hiện tại.
- Thể hiện chiến lược lâu dài. Dự án phải có hướng mở.
Ví dụ: trong tương lai dự án có thể được phát triển thêm, giải quyết thêm những vấn đề gì?
III. Phác họa giải pháp và cân nhắc tính khả thi:
Đưa ra giải pháp để thuyết phục người dùng (ở mức sơ bộ).
Từ đó, định hướng cho việc phân tích và thiết kế hệ thống thông tin. Ta nên đưa ra nhiều giải pháp:
- Giải pháp cho máy đơn.
- Giải pháp máy mạng.…
Với từng giải pháp phải mang tính khả thi:
- Khả thi về mặt nghiệp vụ: Phải đáp ứng được các yêu cầu của công việc.
- Khả thi về mặt kỹ thuật: Sử dụng phù hợp với hệ thống máy hiện có, tương lai, v.v…
- Khả thi về mặt kinh tế: CHI phí viết chương trình có thể chấp nhận được, chi phí bảo trì không quá cao, v.v…
IV. Lập dự trù và kế hoạch triển khai dự án:
1. Lập hồ sơ khảo sát:
a. Lập dự trù về thiết bị:
* Dự kiến:
- Khối lượng dữ liệu lưu trữ.
- Các dạng làm việc với máy tính (máy đơn, máy mạng), xử lý trực tuyến (Online), v.v…

- Số lượng người dùng tối thiểu và tối đa của hệ thống.
- Khối lượng thông tin cần thu thập.
- Khối lượng thông tin cần kết xuất, cần in ra giấy, v.v…
- Thiết bị ngoại vi đặc biệt như: Scanner, máy vẽ, máy cắt, v.v…
* Điều kiện mua và lắp đặt:
- Nên chọn nhà cung cấp nào, chi phí vận chuyển.
- Mua nguyên bộ, mua rời, v.v…
- Sơ đồ lắp đặt mức sơ bộ.

b. Công tác huấn luyện sử dụng chương trình:
- Thời gian huấn luyện bao lâu.
- Chia làm bao nhiêu nhóm huấn luyện.
c. Công việc bảo trì:
- Đội ngũ bảo trì.
- Chi phí bảo trì.
- Thời gian bảo trì.

2. Lập kế hoạch triển khai dự án:
- Về mặt nhân sự: Có mặt tất cả các chuyên viên, NSD, lãnh đạo cơ quan, phân tích viên hệ thống (có thể có cả các lập trình viên).
- Lập tiến độ triển khai dự án.
- Phân tích tài chính dự án.
- Lập mối quan hệ với các dự án khác.
V. Ví dụ:
Lập dự trù và kế hoạch triển khai dự án `Hệ thông tin cung ứng vật tư` tại một xí nghiệp:

1. Khảo sát thực tế dược kết quả như sau:
Tại nhà máy X, việc cung cấp vật tư sản xuất ở các phân xưởng được tiến hành như sau:

- Khi một phân xưởng có nhu cầu về vật tư sản xuất thì lập một bản dự trù gởi cho bộ phận mua hàng. Bộ phận mua hàng này có sử dụng một máy tính trong đó có một chương trình gọi là hệ đặt hàng trợ giúp cho việc mua hàng. Trong máy, có CSDL các nhà cung cấp, bộ phận mua hàng sẽ chọn nhà cung cấp (NCC) thích hợp.
- Khi NCC đã được chọn thì tiến hành thương lượng. Sau khi thương lượng nhờ hệ đặt hàng soạn thảo một đơn đặt hàng, đơn này được gởi đến NCC. Thông tin trong đơn hàng được lưu ở bảng đơn hàng, mỗi đơn hàng có mang một số hiệu đơn.
- Mỗi dự trù vật tư của một phân xưởng có thể được đáp ứng bởi nhiều NCC. Tuy nhiên, mỗi mặt hàng trong bảng dự trù chỉ do một NCC đáp ứng.
- Mặt khác, mỗi đơn mua hàng có thể có nhiều mặt hàng do nhiều phân xưởng dự trù. Lưu ý: Đơn mua hàng gởi cho NCC không có thông tin về dự trù (tên, để làm gì, v.v...).
Vì vậy, đã lưu mối liên hệ giữa các bản dự trù với các đơn hàng khác đi trong một bảng gọi là DonHang_DuTru. Trong bảng có chứa: số hiệu đơn, số hiệu mặt hàng và số hiệu dự trù.

- Sau khi nhận được đơn đặt hàng, NCC sẽ chuyển hàng đến nhà máy kèm theo phiếu giao hàng. Tại xí nghiệp sẽ có một bộ phận nhận hàng tiếp nhận. Bộ phận này cũng có sử dụng một máy tính có sẵn hệ chương trình Phát hàng.
- Hàng nhận về sẽ được sắp tạm tại các kho, thông tin trong phiếu giao hàng cùng với địa điểm giao hàng sẽ được ghi vào bảng nhận hàng.
Lưu ý: Trong phiếu giao hàng từ NCC gởi đến, không có thông tin về phân xưởng đã dự trù mặt hàng đó. Mặt khác, mỗi đợt giao hàng có thể gồm nhiều mặt hàng được đặt mua từ nhiều đơn hàng khác nhau.
Vì vậy, trên phiếu giao hàng ứng với một mặt hàng đều có chỉ rõ số hiệu đơn hàng đối với mặt hàng đó để tiện cho việc phát hàng cần biết địa chỉ của các phân xưởng nhận hàng.
- Cần tìm thông tin trong hệ đặt hàng, nhưng hai máy tính sử dụng không liên kết được với nhau do không tương thích.
- Để giải quyết vấn đề này, xí nhiệp X tổ chức một bộ phận đối chiếu. Hằng ngày, bộ phận mua hàng phải in ra danh sách đơn hàng gởi cho bộ phận đối chiếu.
- Tương tự như trên, hằng ngày, bộ phận nhận hàng cũng in ra một danh sách những chuyến hàng nhận về trong ngày và cũng gởi cho bộ phận đối chiếu.

- Bộ phận đối chiếu so khớp hai danh sách trên qua số hiệu đơn, từ đó, bộ phận đối chiếu lập một danh sách các địa chỉ các phân xưởng gởi cho bộ phận nhận hàng, bộ phận nhận hàng căn cứ theo đó phát hàng cho các phân xưởng kèm theo phiếu phát hàng.
- Việc đối chiếu của bộ phận thứ ba hiện nay đang được làm thủ công. Các quá trình như trên không những mất nhiều thời gian mà thỉnh thoảng còn xảy ra nhiều sai sót về hàng và tiền.
- Sau khi giao hàng, NCC gởi đến nhà máy một hóa đơn tính tiền. Hóa đơn được chuyển đến bộ phận đối chiếu với hàng về xem có khớp không. Hóa đơn nếu khớp sẽ được gởi cho bộ phận thanh toán với một phiếu xác nhận chi, từ đó, bộ phận thanh toán gởi cheque cho NCC. Nếu hóa đơn không khớp với đơn hàng thì cần có khiếu nại gởi đến NCC để chỉnh lại cho đúng.

 Yêu cầu của xí nghiệp: Hãy cải tiến lại quy trình trên cho hữu hiệu hơn.
2. Phân tích:
a. Phê phán:
- Thiếu sót:
+ Thiếu kho vật tư để dự trữ những mặt hàng thông thường, không đắt để không phải tuân theo quy trình mua hàng nêu trên
- Kém hiệu lực:
+ Tìm địa chỉ khách hàng
+ Kiểm tra tính khớp hàng nhận về với hóa đơn
- Tổn phí cao:
+ Ở bộ phận đối chiếu cần nhiều nhân lực, tốn thời gian
b. Mục tiêu hệ thống mới:
 Đưa thêm chức năng quản lý kho dự trữ.
 Giải quyết vấn đề tìm địa chỉ khách hàng cho nhanh gọn hơn.
 Giải quyết kiểm tra sự đúng đắn của đơn hàng, hàng về, hóa đơn.
 Cố gắng vận dụng hai máy tính và hai hệ chương trình cũ đã có (theo đề nghị của giám đốc và công nhân viên).
C. Các giải pháp
Trong đó:
Hệ đặt hàng có chức năng:
- Đặt hàng.
- Theo dõi việc thực hiện đơn hàng.

Hệ phát hàng có chức năng:
- Quản lý kho dự trữ.
- Tiếp nhận hàng.
- Phát hàng cho các phân xưởng sản xuất.
d. Đánh giá tính khả thi:
- Giải pháp 1: không khả thi về mặt kỹ thuật vì hai máy không tương thích theo kết quả khảo sát.

- Giải pháp 2: Phải nhập hai bộ phận vào một, điều này ngược với hướng của giám đốc là: không tin hoàn toàn vào nhân viên nên hai bộ phận phải kiểm tra lẫn nhau. Vì thế giải pháp 2 không khả thi về mặt nghiệp vụ.
- Giải pháp 3: Nếu thông tin về cung ứng vật tư còn cung cấp cho những bộ phận khác (ví dụ: bộ phận tài vụ, ban giám đốc, v.v...) thì giải pháp 3 là thuận lợi. Tuy nhiên, giải pháp này khiến phải viết lại toàn bộ chương trình, chi phí sẽ tăng vọt nên không khả thi.

- Giải pháp 4: không khả thi về mặt kỹ thuật như giải pháp 1.

- Giải pháp 5: Đây là giải pháp thỏa hiệp, phù hợp với ý kiến của ban giám đốc:
+ Tăng tốc độ xử lý và độ chính xác.
+ Có tính cải tiến, có thêm kho dự trữ.
+ Tiết kiệm, dùng lại hai máy tính và hai chương trình.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)