Hệ thống nội tiết và cơ quan sinh sản

Chia sẻ bởi Trần Quốc Bảo | Ngày 24/10/2018 | 61

Chia sẻ tài liệu: hệ thống nội tiết và cơ quan sinh sản thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Trường Đại Học Nông Lâm_Huế
Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Chuyên Đề Sinh Lý Học Động Vật
GVHD: Th.s: Võ Thị Kim Thanh
Chủ đề 1 :
Mối quan hệ giữa hệ thống nội tiết và cơ chế sinh sản của gia súc cái.
Nhóm Trình Bày : Tổ 3
Lớp: CNTY41A
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Như chúng ta đã biết kể từ khi con vật sinh ra cho đến khi thành thục về tính và sinh sản là do nhiều yếu tố quyết định. Chính nhờ có các hormon hay sự nội tiết đã đảm bảo cho các hoạt động sinh sản của cơ thể được diễn ra một cách nhịp nhàng và theo trình tự qua các giai đoạn phát triển.
B. Nội dung .
I. Cấu tạo cơ quan sinh dục cái.
Bao gồm: Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo.
1, Buồng trứng: Hình bầu dục, chứa nhiều nang. Mỗi nang chứa 1 TB(trứng), được bao bọc bởi một hay nhiều lớp TB nang có chức năng nuôi dưỡng và bảo vệ noãn. Ngoài ra, buồng trứng còn có chức năng sinh ra hormon như hormon sinh dục cái oestrogen.
2. Ống dẫn trứng.

Nối liền với tử cung, gần phía đầu tận cùng, 2 vòi Fallope hơi phình ra, trong đó lớp màng nhầy được hình thành chủ yếu từ các TB có tiêm mao với một ít TB tiết. Đây là nơi xảy ra sự thụ tinh. Đẩu tận cùng của 2 ống dẫn trứng có dạng hình phễu với tua rua, mở ra khoang bụng. Tiêm mao của lớp màng nhầy ở đây chuyển động gây ra một dòng lưu chuyển về phía tử cung.
3. Tử cung.
Được cấu tạo từ 3 lớp: Cơ trơn tử cung, màng nhầy tử cung, với hệ thống mạch máu rất phát triển cùng lớp áo bọc phúc mạc. Phần dưới tử cung _ cổ tử cung, thu hẹp nối liền với âm đạo. Màng nhầy cổ tử cung có tính dai và đóng vai trò cahs li hai phía khi cần. Trong suốt thời kỳ mang thai, cổ tử cung được đóng chặt bởi 1 nút nhầy. Lớp màng nhầy cổ tử cung trỏ nên không thấm đối với tinh trùng dưới tác động của progesteron và sẽ thấm trở lại dưới tác động của oestrogen.
4.Âm đạo.
Môi trường âm đạo vốn có tính acid (PH~5,7) không thuận lợi cho tinh trùng sẽ được trung hòa bởi tinh dịch có tính kiềm.
II. Cơ chế sinh sản và mối quan hệ.

1.Sự sinh trứng.
Quá trình sinh trứng khởi sự trước khi sinh tinh, TB lưỡng bội nằm trong nang phân chia giảm nhiễm và ngừng lại ở tiền kỳ I, tạo noãn bào sơ cấp, đến thành thục về tính dưới ảnh hưởng điều hòa của trung khu ở dưới đồi (Hypothalamus) thông qua các yếu tố giải phóng kích dục tố RF, kích thích thùy trước tuyến yên tiết các hormon hướng sinh dục FSH, LH để điều khiển quá trình phát triển nang trứng và rụng trứng.
Sinh sản - Nội tiết
Hormon FSH hormon kích thích nang, do thùy trước tuyến yên tiết ra, lại kích thích một noãn bào sơ cấp phát triển thành noãn bào thứ cấp, noãn bào thứ cấp sẽ tồn tại ở trạng thái đầu giảm phân cho đến khi rụng trứng.
Sinh sản - Nội tiết
Cụ thể là sau quá trình thành thục về tính, nang sơ cấp phát triển mà không cần đến sự kích thích của hormon, noãn lớn lên thành nang bậc 1 với biểu mô bào là 1 lớp TB hình khối, rồi thành nang bậc 2 với nhiều lớp TB biểu mô nang.
Sinh sản - Nội tiết
Nang bậc 3 ra đời khi trong biểu mô nang hình thành khoang nang. Thụ thể LH cũng xuất hiện, ở các Hormon FSH hormon kích thích nang, do thùy trước tuyến yên tiết ra, lại kích thích một noãn bào sơ cấp phát triển thành noãn bào thứ cấp, noãn bào thứ cấp sẽ tồn tại ở trạng thái đầu giảm phânII cho đến khi rụng trứng.
Sinh sản - Nội tiết
Cụ thể là sau quá trình thành thục về tính, nang sơ cấp phát triển mà không cần đến sự kích thích của hormon, noãn lớn lên thành nang bậc 1 với biểu mô bào là 1 lớp TB hình khối, rồi thành nang bậc 2 với nhiều lớp TB biểu mô nang của lớp áo trong.
Sinh sản - Nội tiết
Trong quá trình tăng trưởng của trứng trong nang bậc 3, các TB biểu mô nang đưa các chân giả vào TB của trứng, cung cấp cho trứng Albuminne và các chất tiền thân của vitellin. Đồng thời màng trong cũng hình thành quanh trứng. Tiếp đó hàm lượng hormon kích dục tố từ tuyến yên tăng.
Sinh sản - Nội tiết
Dưới tác động FSH và LH, lớp áo trong tổng hợp estradiol, còn các TB biểu mô nang thì sản sinh progesteron và estradiol.
Sinh sản - Nội tiết
Lúc đầu tất cả các nang cấp 3 đều bị kích thích và tham gia vào việc sản sinh hormon, nhưng sau khi noãn hình thành thì toàn bộ sẽ bị thoái hóa trừ nang trứng. Estradiol do lớp áo trong của nang trứng tiết ra sẽ cảm ứng các TB biểu mô nang sản sinh thêm estradiol. Đây là hiện tượng tự kích thích.
Sinh sản - Nội tiết
FSH kích thích các TB hạt tiết các chất dịch vào nang trứng làm tăng thể tích dịch lỏng mà diện tích không tăng dẫn đến áp lực tăng làm nang trứng lồi lên mặt ngoài buồng trứng, trứng căng phồng lên (Nang trứng chín _ Degraff) Làm cho nang trứng vỡ.
Sinh sản - Nội tiết
Đồng thời hàm lượng estradiol tăng sẽ gây sự tăng LH và dẫn đến trứng tách rời khỏi màng trong, tạo ra khoảng trống quanh noãn hoàng, trong nhân của trứng các NST kết thúc giảm phân I, thể cực thứ I được phóng thích vào khoảng trống quanh noãn hoàng, giảm phân II được khởi động rồi ngừng lại ở trung kỳ II.
LH tăng đến cực đỉnh kích thích các enzime gây nứt thành buồng trứng và rụng trứng.
Sinh sản - Nội tiết
oestrogen tiết ra, là yếu tố chuẩn bị động dục và khi tiết cực đại gây rụng trứng.
Khi hàm lượng LH được tiết nhiều nhất tạo thành sóng rụng trứng. Lúc này dịch nang trứng do các tế bào hạt tiết ra có trị số lớn nhất làm cho vách nang trứng bị phá huỷ do 1 loại men phân giải Pr được hoạt hoa bởi LH trứng được giải phóng, Điều kiện có sự rụng trứng là LH/FSH>1,( lợn tỉ lệ LH/FSH=3/1).
.
Sinh sản - Nội tiết
Sau khi rụng trứng, nang trứng còn lại tích lũy lutein(có màu vàng), từ các TB hạt hình thành thể vàng. Nó là 1 tổ chức nội tiết để tiết Hormon Progesteron. LH chỉ có tác dụng biến bao noãn còn lại thành thể vàng và kích thích tiết Progesteron ban đầu, còn thể vàng tiếp tục duy trì và liên tục tiết Progesteron là nhờ tác dụng của LTH. Progesteron lại gây 1 mối liên hệ ngược âm tính ức chế việc tiết FRF $ LRF của vùng dưới đồi và FSH $ RH của thuỳ trước tuyến yên, dân đến ức chế động dục. Hai hormon Progesteron và oestrogen tác động vùng dưới đồi ngược hẳn với riêng oestrogen
Sinh sản - Nội tiết
Trứng rụng mà không được thụ tinh 5-7-10 ngày (tuỳ loài) thể vàng bị tiêu biến đi thành 1 vết sẹo màu trắng bạc gọi là bạch thể, lượng Progeston giảm đi nhanh chóng làm cho việc tiết FSH $ LH ko còn bị ức chế nữa, những noãn bào khác tiếp tục phát triển đến độ chín, và 1 chu kì động dục khác lại xuất hiện.
Sinh sản - Nội tiết
Ở con đực ko có hormon LTH. Ngay sau khi đẻ LTH mang tên prolactin có tác dụng kích thích sự tiết sữa vào xoang sữa để cùng với oxytoxin gây thải sữa ra ngoài.
Sinh sản - Nội tiết
Để có sự rụng trứng thì tỉ lệ LH/FSH>1, ở lợn thì tỉ lệ LH/FSH = 3/1. Đây là cơ sở để giải thích hiện tượng thường gặp trong sinh sản như: chậm sinh, vô sinh ở gia súc. Ngoài ra còn có động dục giả, động dục ngầm.
Sinh sản - Nội tiết
Động dục giả: có biểu hiện động dục nhưng trứng không rụng do LH duy trì ở mức thấp , không đủ để tạo ra sóng rụng trứng.
Động dục ngầm: Biểu hiện động dục không rõ nhưng trứng vẫn rụng. Lượng FSH duy trì ở mức bình thường không đủ để kích thích tiết oestrogen mãnh liệt khi động dục.
Sự di chuyển của trứng
Vào thời điểm rụng trứng, lông nhung của ống dẫn trứng ứ máu và tiếp cận chặt chẽ với bề mặt của buồng trứng để đón trứng rụng, đồng thời có 1 lực từ loa kèn hút trứng vào loa kèn.
Trứng vận chuyển trong ống dẫn trứng nhờ sự co bóp nhu động của cơ trơn ống dẫn trứng và nhờ độ nhớt của chất tiết ống dẫn trứng trượt về phía tử cung, nhờ các lông nhung tại loa kèn rung động hướng về tử cung.
Sự di chuyển của trứng
Trứng di chuyển từ buồng trứng  loa kèn  vòi dẫn trứng  sừng tử cung  thân tử cung  cổ tử cung.
Chú thích
FSH: Foliculo Stimulating Hormon.
LH: Luteinstimulin Hormon.
LTH: Luteostimulin Hormon.

The end
Xin chân thành cảm ơn quý vị đã theo dõi và lắng nghe.
Chúc một ngày tốt lành!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quốc Bảo
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)