HE THONG LT LY11

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh | Ngày 26/04/2019 | 135

Chia sẻ tài liệu: HE THONG LT LY11 thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

TÓM TẮT CÔNG THỨC VẬT LÝ 11

CHƯƠNG 4 – TỪ TRƯỜNG


TỪ TRƯỜNG
TƯƠNG TÁC TỪ
NAM CHÂM VĨNH CỬU
+ Thanh (kim ) nam châm nào cũng có hai cực từ. Cực nam (S) và cực bắc (N). Khi để tự do cực luôn chỉ hướng Bắc địa lí gọi là cực Bắc, còn cực luôn chỉ hướng nam gọi là cực Nam.
+ Khi đặt hai nam châm gần nhau thì chúng tương tác nhau : Các cực từ cùng tên đẩy nhau, các cực từ khác tên hút nhau.
TƯƠNG TÁC TỪ
Tương tác giữa nam châm với nam châm, giữa dòng điện với nam châm và giữa dòng điện với dòng điện đều gọi là tương tác từ. Lực tương tác trong các trường hợp đó gọi là lực từ.
TỪ TRƯỜNG
KHÁI NIỆM TỪ TRƯỜNG
+ Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường. Nam châm hoặc dòng điện đều có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt gần nó.
+ Người ta dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường.
ĐIỆN TÍCH CHUYỂN ĐỘNG VÀ TỪ TRƯỜNG
+ Từ trường của dòng điện thực chất là từ trường của các hạt điện tích chuyển động tạo thành dòng điện đó.
TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA TỪ TRƯỜNG
+ Tính chất cơ bản của từ trường là nó gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó.
+ Người ta dùng kim nam châm nhỏ( gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường.
VÉCTƠ CẢM ỨNG TỪ
+ Để đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra lực từ, người ta đưa ra đại lượng véctơ cảm ứng từ .
+ Chiều của véctơ cảm ứng từ  là chiều từ cực Nam sang cực Bắc của nam châm.
TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ
TỪ PHỔ
Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ. Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
ĐƯỜNG SỨC TỪ
Đường sức từ là đường có hướng được vẽ trong từ trường sao cho hướng của tiếp tuyến tại bất kì điểm nào cũng trùng với hướng của véctơ cảm ứng từ tại điểm đó.
Trong từ trường, nơi nào mà đường sức từ càng “mau” thì cảm ứng từ tại đó càng “mạnh” và ngược lại.

CÁC TÍNH CHẤT CỦA ĐƯỜNG SỨC TỪ
+ Tại mỗi điểm trong từ trường, có thể vẽ được một đường sức từ đi qua và chỉ một mà thôi.
+ Các đường sức từ là những đường cong kín xuất phát ở cực Bắc và kết thúc ở cực Nam.
+ Các đường sức từ không cắt nhau.
TỪ TRƯỜNG ĐỀU
Một từ trường mà véctơ cảm ứng từ tại mọi điểm đều bằng nhau, gọi là từ trường đều.
Khi vẽ các đường sức của từ trường đều cần chú ý là phải vẽ các đường song song và cách đều nhau.

TỪ TRƯỜNG CỦA CÁC DÒNG ĐIỆN ĐƠN GIẢN


(I) – Từ trường của dòng điện thẳng
a) Các đường sức từ
Dạng của các đường sức từ : Các đường sức từ của dòng điện thẳng là các đường tròn đồng tâm nằm trong mặt phẳng vuông góc với dòng điện. Tâm của các đường sức từ là giao điểm của mặt phẳng và dòng điện.
Chiều của các đường sức từ : Chiều của đường sức từ và chiều của dòng điện có thể xác định theo qui tắc nắm tay phải : Giơ ngón tay cái của bàn tay phải hướng theo chiều dòng điện, khum bốn ngón tay kia xung quanh dây dẫn thì chiều từ cổ tay đến các ngón tay là chiều của đường sức từ.
b) Công thức tính cảm ứng từ
Trong hệ SI cảm ứng từ của dòng điện thẳng đặt trong không khí được tính theo công thức :  ( r là khoảng cách từ điểm khảo sát đến dòng điện ).
(II)- Nguyên lí chồng chất từ trường
Từ trường tuân theo nguyên lí chồng chất từ trường. Ta giả sử hệ có n nam châm (hoặc n dòng điện) , tại một điểm M, từ trường của nam châm thứ nhất là và của nam châm thứ hai là ,…Gọi  là từ trường tổng hợp của hệ , thì theo nguyên lí chồng chất từ trường, ta có : 
2.1. TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN TRÒN
(a) – Các đường sức từ
Dạng của các đường sức từ : Đường sức từ tại tâm vòng tròn là một đường thẳng, các đường còn lại đều là đường cong.
Chiều của các đường sức từ : Chiều dòng điện và chiều của các đường sức từ tuân theo quy tắc nắm tay phải : Khum bàn tay phải theo vòng dây của khung sao cho chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều dòng điện trong khung ; ngón cái choải ra chỉ chiều các đường sức từ xuyên qua
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)