Hệ thống kiến thức sinh học 11 CB kỳ I

Chia sẻ bởi Bùi Thanh Hoàng | Ngày 26/04/2019 | 111

Chia sẻ tài liệu: hệ thống kiến thức sinh học 11 CB kỳ I thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Chương I. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
CỤ THỂ HOÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG (CƠ BẢN)
1. Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật
a) Trao đổi nước ở thực vật
- Vai trò của nước: Làm dung môi, đảm bảo sự bền vững của hệ thống keo nguyên sinh, đảm bảo hình dạng của tế bào, tham gia vào các quá trình sinh lí của cây (thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ của cây, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thườngảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật.
* Hấp thụ nước:
+ Có 2 con đường:
* Con đường qua thành tế bào - gian bào: Nhanh, không được chọn lọc.
* Con đường qua chất nguyên sinh - không bào: Chậm, được chọn lọc.
+ Cơ chế: Thẩm thấu, do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.
*Vận chuyển nước ở thân:
+ Nước được vận chuyển chủ yếu bằng con đường qua mạch gỗ từ rễ lên lá.
Ngoài ra còn con đường qua mạch rây, hoặc vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại.
+ Cơ chế: Khuếch tán do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.
Nước được vận chuyển từ rễ lên lá nhờ lực hút do thoát hơi nước của lá, lực đẩy của rễ, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch.

-*Thoát hơi nước:
+ Có 2 con đường:
* Qua khí khổng: Vận tốc lớn, được điều chỉnh.
* Qua tầng cutin: Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
+ Cơ chế: Khuếch tán, được điều chỉnh do cơ chế đóng mở khí khổng.
+ Ý nghĩa của thoát hơi nước đối với đời sống thực vật:
* Tạo ra sức hút nước ở rễ.
* Giảm nhiệt độ bề mặt thoát hơi ( tránh cho lá, cây không bị đốt náng khi nhiệt độ quá cao.
* Tạo điều kiện để CO2 đi vào thực hiện quá trình quang hợp, giải phóng O2 điều hoà không khí....

* Cân bằng nước: Tương quan giữa quá trình hấp thụ nước và thoát hơi nước, đảm bảo cho cây phát triển bình thường.
Cân bằng nước được duy trì bởi tưới tiêu hợp lí: Tưới đủ lượng, đúng lúc, đúng cách.

* Ảnh hưởng của điều kiện môi trường:
+ Ánh sáng: Tác nhân gây đóng mở khí khổng ( ảnh hưởng đến thoát hơi nước.
+ Nhiệt độ: ảnh hưởng đến hấp thụ nước ở rễ (do ảnh hưởng đến sinh trưởng và hô hấp ở rễ) và thoát hơi nước ở lá (do ảnh hưởng đến độ ẩm không khí).
+ Độ ẩm: Độ ẩm đất càng tăng thì quá trình hấp thụ nước tăng, độ ẩm không khí càng tăng thì sự thoát hơi nước càng giảm.
+ Dinh dưỡng khoáng: Hàm lượng khoáng trong đất càng cao thì áp suất dung dịch đất càng cao ( hấp thụ nước càng giảm.
b. Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật
- Các nguyên tố khoáng được chia thành 2 nhóm:
+ Các nguyên tố khoáng đại lượng: Chủ yếu đóng vai trò cấu trúc của tế bào, cơ thể; điều tiết các quá trình sinh lí.
+ Các nguyên tố vi lượng: Chủ yếu đóng vai trò hoạt hóa các enzim.
- Quá trình hấp thụ muối khoáng theo 2 cơ chế:
+ Chủ động: Ngược chiều gradient nồng độ (từ nơi nồng độ thấp đến nơi nồng độ cao), cần năng lượng và chất mang.
+ Thụ động: Cùng chiều gradient nồng độ, không cần năng lượng, có thể cần chất mang.

-*Trình bày được ảnh hưởng của điều kiện môi trường: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đất, pH đất, độ thoáng khí.
-*Vai trò của nitơ:
+ Vai trò cấu trúc: Nitơ là thành phần của hầu hết các hợp chất trong cây (prôtêin, axit nuclêiccấu tạo nên tế bào, cơ thể.
+ Vai trò điều tiết: Tham gia thành phần của các enzim, hoocmôn…( điều tiết các quá trình sinh lí, hoá sinh trong tế bào, cơ thể.
- Quá trình chuyển hoá nitơ trong đất nhờ các vi khuẩn:





- Quá trình đồng hoá nitơ trong khí quyển:
+ Nhờ vi khuần: Vi khuẩn tự do (Azotobacter, Anabaenavà vi khuẩn cộng sinh (Rhizobium, Anabaena azollae…).
+ Thực hiện trong điều kiện:
Có các lực khử mạnh, được cung cấp ATP, có sự tham gia của enzim nitrogenaza, thực hiện trong điều kiện kị khí.

2H 2H 2H
N(N NH=NH NH2-NH2 NH3
* Giải thích được sự bón phân hợp lí tạo năng suất cao của cây trồng.
- Bón phân hợp lí: Bón đủ lượng (căn cứ vào nhu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thanh Hoàng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)