Hệ thống PGM - FI
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Vân |
Ngày 11/05/2019 |
158
Chia sẻ tài liệu: hệ thống PGM - FI thuộc Công nghệ 11
Nội dung tài liệu:
BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH
TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ PGM - FI CỦA HONDA
TỔ 1
Một số loại xe honda
Cấu tạo
Hệ thống phun xăng điện tử trên các mẫu xe của Honda - PGM Fi (Programmed Fuel Injection) chia làm 3 nhóm chính: Các cảm biến (Đưa tín hiệu vào), ECM động cơ (Bộ xử lý trung tâm) và các cơ cấu chấp hành (Tín hiệu ra).
Các cảm biến và cơ cấu chấp hành tạo nền tảng cho hệ thống phun xăng điện tử, sự điều khiển đó được mô tả như sau: ECM nhận tín hiệu từ các cảm biến đặt trên động cơ để biết chế độ hoạt động của động cơ. Sau đó đưa tín hiệu điện áp đến điều khiển các cơ cấu chấp hành và nhận tín hiệu phản hồi từ các cơ cấu chấp hành.
Sự vận hành cơ bản của hệ thống FI:
Từ tốc độ cầm chừng tới tốc độ cao, một lượng nhiên liệu được cài đặt trước phun ra từ kim xăng tương ứng với lượng không khí nạp, kim phun được điều khiển bởi ECM và ECM nhận tín hiệu điện áp từ các cảm biến. Kim phun phun một lượng nhiên liệu chính xác vào trong ống nạp, phụ thuộc vào thể tích không khí nạp bằng cách thêm vào khoảng thời gian phun xính xác tới cơ bản:
- Khoảng thời gian phun nhiên liệu cơ bản được tính bởi 2 loại bản đồ được lưu trong bộ nhớ ECM mà được tìm bởi số vòng quay động cơ và lượng khí nạp (được tính theo công thức cài đặt trước và do MAP, IAT và TP để tính).
- Khoảng thời gian phun nhiên liệu chính xác được tính toán bởi ECM theo hiệu điện thế ngỏ ra của mỗi cảm biến và điều kiện vận hành của động cơ.
Sơ đồ hoạt động
Bên cạnh nguyên lý hoạt động cơ bản trên, với PGM FI, khi giảm tốc, bướm ga đóng và phanh được sử dụng, ECM phát hiện bướm ga đóng hoàn toàn theo tín hiệu cảm biến TP và cảm biến CKP. ECM ngắt nguồn nhiên liệu đến xy - lanh bằng cách đặt thời gian phun nhiên liệu về không, ngăn nhiên liệu chưa cháy hết thải ra ngoài không khí để tránh tiêu hao.
Vậy ECM là gì?
ECM bao gồm CPU (Central Processing Units), bộ nhớ (ROM) và I/O (Input/Output). Tín hiệu điện từ mỗi cảm biến được gửi đến phần thu dữ liệu và sau đó gửi đến CPU. Dựa trên thông tin nhận được, CPU phân tích lượng nhiên liệu cần thiết bằng cách sử dụng những bản đồ chương trình theo những điều kiện vận hành khác nhau của động cơ. Sau đó tín hiện vận hành của kim phun được gửi đến phần xuất dữ liệu. có 8 loại bản đồ (MAP) độc lập được lưu trong bộ nhớ.
Mức tiêu thụ nhiên liệu của xe Future 125 FI
100km/2,2l xăng
Mức tiêu thụ nhiên liệu của xe Wave RSX FI 110
58km/lít xăng
Mức tiêu thụ nhiên liệu của xe Lead FI
100km/2.5 lít xăng
Mức tiêu thụ nhiên liệu của xe SH Mode
47km/l
Mức tiêu thụ nhiên liệu của xe Honda Vision
200km/lít xăng
Lợi ích của việc sử dụng xe có hệ thống phun xăng điện tử PGM – FI
Như vậy, so với hệ thống và cơ cấu hoạt động của bộ chế hòa khí (bình xăng con), thì FI có lợi hơn rất nhiều về mặt tiêu thụ nhiên liệu, giữ độ bền cho xe bởi mọi hoạt động đều được phân tích bằng máy móc và cho ra con số chuẩn xác nhất trên từng hoạt động của động cơ.
Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống phun xăng điện tử PGM-FI
Xe hay chết máy, đi giật cục, công suất giảm là những hiện tượng cho thấy hệ thống phun xăng điện tử có thể bị nghẹt.
Do hệ thống FI hoạt động tự động nên cần có các thông số để điều khiển kim phun đóng mở, nhiên liệu được bơm vào một cách hợp lý. Tuy nhiên do việc sử dụng xe chưa đúng cách, nên dễ xảy ra hỏng hoặc nghẹt đầu kim phun.
Nghẹt kim phun thường kéo theo các hiện tượng như dễ chết máy, động cơ hoạt động không êm ái, xe giật cục và có thể dẫn tới chết máy. Xe tăng tốc kém, tốc độ cầm chừng không ổn định.
Một trong những nguyên nhân bẩn kim phun là nhiên liệu không đạt chuẩn. Những loại xăng trôi nổi thường bị pha các thành phần dầu nặng, do đó không cháy hết, lâu ngày gây muộn bám.
Ngoài ra, hệ thống bơm không tốt, bơm yếu không đủ áp suất, bị rò rỉ cũng khiến xe gặp hiện tượng trên. Một lưu ý là khi đề nổ máy, nên đợi đèn báo bơm xăng tắt mới đề nổ. Đó là hệ thống kiểm tra bơm xăng, khi tắt có nghĩa mọi thông số bình thường, xe vào trạng thái "sẵn sàng". Nếu đề nổ ngay khi hệ thống chưa kiểm tra xong, sẽ không phát hiện được lỗi và có thể gây thêm lỗi nặng hơn.
Vệ sinh đầu kim phun bằng dung dịch chế hòa khí hoặc xăng, đầu cảm biến được làm sạch hoặc căn chỉnh lại ví trí van trượt giúp mô-tơ bước hoạt động chính xác. Chi phí sửa chữa từ 200.000 đến 400.000 đồng trong thời gian khoảng 30 phút. Trường hợp hỏng nặng thì phải thay.
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất đối với xe có trang bị hệ thống phun xăng điện tử, nên sử dụng xăng chất lượng tốt, ở các cây xăng uy tín hoặc quen thuộc, nên chờ đèn báo FI tắt rồi mới đề nổ, đồng thời thường xuyên bảo dưỡng xe máy theo định kỳ.
TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ PGM - FI CỦA HONDA
TỔ 1
Một số loại xe honda
Cấu tạo
Hệ thống phun xăng điện tử trên các mẫu xe của Honda - PGM Fi (Programmed Fuel Injection) chia làm 3 nhóm chính: Các cảm biến (Đưa tín hiệu vào), ECM động cơ (Bộ xử lý trung tâm) và các cơ cấu chấp hành (Tín hiệu ra).
Các cảm biến và cơ cấu chấp hành tạo nền tảng cho hệ thống phun xăng điện tử, sự điều khiển đó được mô tả như sau: ECM nhận tín hiệu từ các cảm biến đặt trên động cơ để biết chế độ hoạt động của động cơ. Sau đó đưa tín hiệu điện áp đến điều khiển các cơ cấu chấp hành và nhận tín hiệu phản hồi từ các cơ cấu chấp hành.
Sự vận hành cơ bản của hệ thống FI:
Từ tốc độ cầm chừng tới tốc độ cao, một lượng nhiên liệu được cài đặt trước phun ra từ kim xăng tương ứng với lượng không khí nạp, kim phun được điều khiển bởi ECM và ECM nhận tín hiệu điện áp từ các cảm biến. Kim phun phun một lượng nhiên liệu chính xác vào trong ống nạp, phụ thuộc vào thể tích không khí nạp bằng cách thêm vào khoảng thời gian phun xính xác tới cơ bản:
- Khoảng thời gian phun nhiên liệu cơ bản được tính bởi 2 loại bản đồ được lưu trong bộ nhớ ECM mà được tìm bởi số vòng quay động cơ và lượng khí nạp (được tính theo công thức cài đặt trước và do MAP, IAT và TP để tính).
- Khoảng thời gian phun nhiên liệu chính xác được tính toán bởi ECM theo hiệu điện thế ngỏ ra của mỗi cảm biến và điều kiện vận hành của động cơ.
Sơ đồ hoạt động
Bên cạnh nguyên lý hoạt động cơ bản trên, với PGM FI, khi giảm tốc, bướm ga đóng và phanh được sử dụng, ECM phát hiện bướm ga đóng hoàn toàn theo tín hiệu cảm biến TP và cảm biến CKP. ECM ngắt nguồn nhiên liệu đến xy - lanh bằng cách đặt thời gian phun nhiên liệu về không, ngăn nhiên liệu chưa cháy hết thải ra ngoài không khí để tránh tiêu hao.
Vậy ECM là gì?
ECM bao gồm CPU (Central Processing Units), bộ nhớ (ROM) và I/O (Input/Output). Tín hiệu điện từ mỗi cảm biến được gửi đến phần thu dữ liệu và sau đó gửi đến CPU. Dựa trên thông tin nhận được, CPU phân tích lượng nhiên liệu cần thiết bằng cách sử dụng những bản đồ chương trình theo những điều kiện vận hành khác nhau của động cơ. Sau đó tín hiện vận hành của kim phun được gửi đến phần xuất dữ liệu. có 8 loại bản đồ (MAP) độc lập được lưu trong bộ nhớ.
Mức tiêu thụ nhiên liệu của xe Future 125 FI
100km/2,2l xăng
Mức tiêu thụ nhiên liệu của xe Wave RSX FI 110
58km/lít xăng
Mức tiêu thụ nhiên liệu của xe Lead FI
100km/2.5 lít xăng
Mức tiêu thụ nhiên liệu của xe SH Mode
47km/l
Mức tiêu thụ nhiên liệu của xe Honda Vision
200km/lít xăng
Lợi ích của việc sử dụng xe có hệ thống phun xăng điện tử PGM – FI
Như vậy, so với hệ thống và cơ cấu hoạt động của bộ chế hòa khí (bình xăng con), thì FI có lợi hơn rất nhiều về mặt tiêu thụ nhiên liệu, giữ độ bền cho xe bởi mọi hoạt động đều được phân tích bằng máy móc và cho ra con số chuẩn xác nhất trên từng hoạt động của động cơ.
Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống phun xăng điện tử PGM-FI
Xe hay chết máy, đi giật cục, công suất giảm là những hiện tượng cho thấy hệ thống phun xăng điện tử có thể bị nghẹt.
Do hệ thống FI hoạt động tự động nên cần có các thông số để điều khiển kim phun đóng mở, nhiên liệu được bơm vào một cách hợp lý. Tuy nhiên do việc sử dụng xe chưa đúng cách, nên dễ xảy ra hỏng hoặc nghẹt đầu kim phun.
Nghẹt kim phun thường kéo theo các hiện tượng như dễ chết máy, động cơ hoạt động không êm ái, xe giật cục và có thể dẫn tới chết máy. Xe tăng tốc kém, tốc độ cầm chừng không ổn định.
Một trong những nguyên nhân bẩn kim phun là nhiên liệu không đạt chuẩn. Những loại xăng trôi nổi thường bị pha các thành phần dầu nặng, do đó không cháy hết, lâu ngày gây muộn bám.
Ngoài ra, hệ thống bơm không tốt, bơm yếu không đủ áp suất, bị rò rỉ cũng khiến xe gặp hiện tượng trên. Một lưu ý là khi đề nổ máy, nên đợi đèn báo bơm xăng tắt mới đề nổ. Đó là hệ thống kiểm tra bơm xăng, khi tắt có nghĩa mọi thông số bình thường, xe vào trạng thái "sẵn sàng". Nếu đề nổ ngay khi hệ thống chưa kiểm tra xong, sẽ không phát hiện được lỗi và có thể gây thêm lỗi nặng hơn.
Vệ sinh đầu kim phun bằng dung dịch chế hòa khí hoặc xăng, đầu cảm biến được làm sạch hoặc căn chỉnh lại ví trí van trượt giúp mô-tơ bước hoạt động chính xác. Chi phí sửa chữa từ 200.000 đến 400.000 đồng trong thời gian khoảng 30 phút. Trường hợp hỏng nặng thì phải thay.
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất đối với xe có trang bị hệ thống phun xăng điện tử, nên sử dụng xăng chất lượng tốt, ở các cây xăng uy tín hoặc quen thuộc, nên chờ đèn báo FI tắt rồi mới đề nổ, đồng thời thường xuyên bảo dưỡng xe máy theo định kỳ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Vân
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)