Hệ Thần Kinh
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Nhung |
Ngày 23/10/2018 |
59
Chia sẻ tài liệu: Hệ Thần Kinh thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
HỆ THẦN KINH
SINH DƯỠNG
Hệ thần kinh sinh dưỡng
1. Đặc điểm cấu tạo chung.
2. Phân bố các cơ quan sinh dưỡng trong hệ thần kinh trung ương.
3. Hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm.
4. Ảnh hưởng của thần kinh giao cảm.
5. Ảnh hưởng của thần kinh đối giao cảm.
1. Đặc điểm cấu tạo chung.
Gồm toàn bộ các noron li tâm trừ các noron vận động tham gia điều tiết hoạt động của các cơ quan.
Thân bào của các noron này nằm trong sừng trước của tuỷ sống, trong các nhân của hành tuỷ và trong não giữa. Cũng giống như các noron vận động, các noron của hệ thần kinh sinh dưỡng là khâu cuối cùng của các cung phản xạ.
Hoạt động của hệ thần kinh sinh dưỡng liên quan mật thiết với hệ thần kinh trung ương và sự điều tiết của não bộ.
Về mặt cấu tạo hệ thần kinh sinh dưỡng có 1 số điểm khác hệ thần kinh trung ương:
+ Các sợi của hệ thần kinh sinh dưỡng xuất phát tuỷ sống và từ các phần bên dưới của não bộ, trước khi tới cơ quan thừa hành thường phải qua 1 hạch ngoại biên nào đó để kết thúc trên các tế bào thần kinh tại đây, tạo ra sợi trước hạch.
+ Các sợi thần kinh xuất phát từ các noron trong hạch sẽ cho ra các sợi trục tới cơ quan thừa hành.
Vậy thì sự khác nhau này sẽ thể hiện như thế nào qua cách phân bố noron?
2. Phân bố các cơ quan sinh dưỡng trong hệ thần kinh trung ương.
Khác với các noron vận động, noron của hệ thần kinh sinh dưỡng nằm rải rác tại các phần khác nhau của hệ thần kinh trung ương.
Các sợi hệ thần kinh sinh dưỡng có thể là yếu tố thành phần của các đôi dây thần kinh sọ não.
Tuy nhiên nó chỉ đi ra khỏi não bộ từ các phần nhất định của não giữa, hành tuỷ, phần ngực và các đốt sống cùng của tuỷ sống.
Các tế bào của hệ thần kinh sinh dưỡng tập hợp với nhau để tạo thành các nhân trong các phần nhất định của não bộ và tuỷ sống.
Phần đầu có:
- Phần não giữa là thân của các tế bào có các sợi trục là thành phần của đôi dây thần kinh số 3.
- Phần hành não gồm thân của các noron trong hành tuỷ với các sợi trục là thành phần của đôi dây thần kinh số 7, 9, 10.
Phần ngực gồm các noron nằm trong chất xám thuộc cột bên của tất cả các tiết đoạn tuỷ sống thuộc phần này và 3 tiết đoạn thắt lưng.
Phần cùng: gồm các noron có thân nằm trong các tiết đoạn 2, 3, 4 của phần cùng tuỷ sống
Các noron thuộc phần ngực, thắt lưng tạo thành các hạch thần kinh giao cảm, các noron thuộc phần đầu, phần cùng tạo thành các hạch thần kinh đối giao cảm.
Vậy thế nào là hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm ? Chức năng ?
3. Hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm.
a. Đặc điểm cấu tạo.
Hệ thần kinh giao cảm:
- Tất cả các noron thuộc vùng ngực, thắt lưng cho ra các sợi thần kinh tới các hạch giao cảm thuộc vùng này.
- Tất cả các hạch giao cảm với các noron có các sợi trước hạch ra khỏi tuỷ sống tại vùng ngực, thắt lưng.
- Tất cả các noron cho ra các sợi sau hạch dài tới cơ quan điều tiết, các sợi trước hạch của thần kinh giao cảm ngắn còn các sợi sau thì dài.
Hệ thần kinh đối giao cảm gồm tất cả các nơron có các sợi trục xuất phát từ phần não giữa, hành não và từ các tiết đoạn thuộc phần cùng của tuỷ sống cũng như tất cả các hạch đối giao cảm nằm ngay trong cơ quan điều tiết.
Cũng chính vì các noron của hệ thần kinh đối giao cảm nằm ngay trong cơ quan điều tiết nên các sợi sau hạch rất ngắn còn các sợi trước hạch lại dài.
Bảng : So sánh cấu tạo của phân hệ giao cảm
b. Các đặc điểm chức năng.
Tác dụng của thần kinh giao cảm và đối giao cảm hoàn toàn khác nhau.
Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh trong các sợi đối giao cảm lớn hơn trong các sợi giao cảm.
Chất môi giới, chủ yếu của thần kinh đối giao cảm là axetincolin còn của hệ thần kinh giao cảm là adrenalin.
Bảng : So sánh chức năng của phân hệ giao cảm
và phân hệ đối giao cảm
4. Ảnh hưởng của thần kinh giao cảm.
Thực hiện qua các sợi thần kinh ra khỏi tuỷ sống trong thành phần rễ trước của tiết đoạn 1-12 phần ngực và tiết đoạn 1-3 phần thắt lưng.
Các sợi trước hạch thường có màng mielin nhưng các sợi sau hạch lại không có màng mielin.
Bảng 10.1: Điều tiết thần kinh giao cảm của các cơ quan
Bảng 10.1: Điều tiết thần kinh giao cảm của các cơ quan
5. Ảnh hưởng của thần kinh đối giao cảm.
Hưng phấn được phân bố rất chính xác tới từng nơron của hệ thần kinh đối giao cảm. Mọi ảnh hưởng của hệ thần kinh đối giao cảm đều được thực hiện qua 4 đôi dây thần kinh là: TK vận nhãn (3), TK mặt (7-nhánh thừng nhĩ), TK số 9, TK phế vị -TK chậu.
Hoạt động của hệ đối giao cảm chủ yếu nhằm tích luỹ và gìn giữ năng lượng dự trữ cho cơ thể và chủ yếu do các dây TK và các trung khu não bộ điều khiển.
Bảng 10.2: Điều tiết các bộ phận và các cơ quan trong cơ thể của thần kinh đối giao cảm.
Các cơ quan thụ cảm chuyên tiếp nhận sự điều khiển của hệ thần kinh giao cảm : tuyến tuỵ, cơ rụng lông, cơ trơn của mạch máu, tuyến mồ hôi, tuyến trên thận .
Các cơ quan thụ cảm tiếp nhận sự điều khiển kép: tim, mạch vành, ruột, tuyến nước bọt.
Chất môi giới thần kinh:
- Thần kinh đối giao cảm: axetincolin
- Thần kinh giao cảm: adrenalin hay noradrenalin. điều tiết hoạt động của cơ vân và tuyến mồ hôi là có chất môi giới thần kinh thuộc nhóm colin.
Xin trân thành
cảm ơn!
See you again!
SINH DƯỠNG
Hệ thần kinh sinh dưỡng
1. Đặc điểm cấu tạo chung.
2. Phân bố các cơ quan sinh dưỡng trong hệ thần kinh trung ương.
3. Hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm.
4. Ảnh hưởng của thần kinh giao cảm.
5. Ảnh hưởng của thần kinh đối giao cảm.
1. Đặc điểm cấu tạo chung.
Gồm toàn bộ các noron li tâm trừ các noron vận động tham gia điều tiết hoạt động của các cơ quan.
Thân bào của các noron này nằm trong sừng trước của tuỷ sống, trong các nhân của hành tuỷ và trong não giữa. Cũng giống như các noron vận động, các noron của hệ thần kinh sinh dưỡng là khâu cuối cùng của các cung phản xạ.
Hoạt động của hệ thần kinh sinh dưỡng liên quan mật thiết với hệ thần kinh trung ương và sự điều tiết của não bộ.
Về mặt cấu tạo hệ thần kinh sinh dưỡng có 1 số điểm khác hệ thần kinh trung ương:
+ Các sợi của hệ thần kinh sinh dưỡng xuất phát tuỷ sống và từ các phần bên dưới của não bộ, trước khi tới cơ quan thừa hành thường phải qua 1 hạch ngoại biên nào đó để kết thúc trên các tế bào thần kinh tại đây, tạo ra sợi trước hạch.
+ Các sợi thần kinh xuất phát từ các noron trong hạch sẽ cho ra các sợi trục tới cơ quan thừa hành.
Vậy thì sự khác nhau này sẽ thể hiện như thế nào qua cách phân bố noron?
2. Phân bố các cơ quan sinh dưỡng trong hệ thần kinh trung ương.
Khác với các noron vận động, noron của hệ thần kinh sinh dưỡng nằm rải rác tại các phần khác nhau của hệ thần kinh trung ương.
Các sợi hệ thần kinh sinh dưỡng có thể là yếu tố thành phần của các đôi dây thần kinh sọ não.
Tuy nhiên nó chỉ đi ra khỏi não bộ từ các phần nhất định của não giữa, hành tuỷ, phần ngực và các đốt sống cùng của tuỷ sống.
Các tế bào của hệ thần kinh sinh dưỡng tập hợp với nhau để tạo thành các nhân trong các phần nhất định của não bộ và tuỷ sống.
Phần đầu có:
- Phần não giữa là thân của các tế bào có các sợi trục là thành phần của đôi dây thần kinh số 3.
- Phần hành não gồm thân của các noron trong hành tuỷ với các sợi trục là thành phần của đôi dây thần kinh số 7, 9, 10.
Phần ngực gồm các noron nằm trong chất xám thuộc cột bên của tất cả các tiết đoạn tuỷ sống thuộc phần này và 3 tiết đoạn thắt lưng.
Phần cùng: gồm các noron có thân nằm trong các tiết đoạn 2, 3, 4 của phần cùng tuỷ sống
Các noron thuộc phần ngực, thắt lưng tạo thành các hạch thần kinh giao cảm, các noron thuộc phần đầu, phần cùng tạo thành các hạch thần kinh đối giao cảm.
Vậy thế nào là hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm ? Chức năng ?
3. Hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm.
a. Đặc điểm cấu tạo.
Hệ thần kinh giao cảm:
- Tất cả các noron thuộc vùng ngực, thắt lưng cho ra các sợi thần kinh tới các hạch giao cảm thuộc vùng này.
- Tất cả các hạch giao cảm với các noron có các sợi trước hạch ra khỏi tuỷ sống tại vùng ngực, thắt lưng.
- Tất cả các noron cho ra các sợi sau hạch dài tới cơ quan điều tiết, các sợi trước hạch của thần kinh giao cảm ngắn còn các sợi sau thì dài.
Hệ thần kinh đối giao cảm gồm tất cả các nơron có các sợi trục xuất phát từ phần não giữa, hành não và từ các tiết đoạn thuộc phần cùng của tuỷ sống cũng như tất cả các hạch đối giao cảm nằm ngay trong cơ quan điều tiết.
Cũng chính vì các noron của hệ thần kinh đối giao cảm nằm ngay trong cơ quan điều tiết nên các sợi sau hạch rất ngắn còn các sợi trước hạch lại dài.
Bảng : So sánh cấu tạo của phân hệ giao cảm
b. Các đặc điểm chức năng.
Tác dụng của thần kinh giao cảm và đối giao cảm hoàn toàn khác nhau.
Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh trong các sợi đối giao cảm lớn hơn trong các sợi giao cảm.
Chất môi giới, chủ yếu của thần kinh đối giao cảm là axetincolin còn của hệ thần kinh giao cảm là adrenalin.
Bảng : So sánh chức năng của phân hệ giao cảm
và phân hệ đối giao cảm
4. Ảnh hưởng của thần kinh giao cảm.
Thực hiện qua các sợi thần kinh ra khỏi tuỷ sống trong thành phần rễ trước của tiết đoạn 1-12 phần ngực và tiết đoạn 1-3 phần thắt lưng.
Các sợi trước hạch thường có màng mielin nhưng các sợi sau hạch lại không có màng mielin.
Bảng 10.1: Điều tiết thần kinh giao cảm của các cơ quan
Bảng 10.1: Điều tiết thần kinh giao cảm của các cơ quan
5. Ảnh hưởng của thần kinh đối giao cảm.
Hưng phấn được phân bố rất chính xác tới từng nơron của hệ thần kinh đối giao cảm. Mọi ảnh hưởng của hệ thần kinh đối giao cảm đều được thực hiện qua 4 đôi dây thần kinh là: TK vận nhãn (3), TK mặt (7-nhánh thừng nhĩ), TK số 9, TK phế vị -TK chậu.
Hoạt động của hệ đối giao cảm chủ yếu nhằm tích luỹ và gìn giữ năng lượng dự trữ cho cơ thể và chủ yếu do các dây TK và các trung khu não bộ điều khiển.
Bảng 10.2: Điều tiết các bộ phận và các cơ quan trong cơ thể của thần kinh đối giao cảm.
Các cơ quan thụ cảm chuyên tiếp nhận sự điều khiển của hệ thần kinh giao cảm : tuyến tuỵ, cơ rụng lông, cơ trơn của mạch máu, tuyến mồ hôi, tuyến trên thận .
Các cơ quan thụ cảm tiếp nhận sự điều khiển kép: tim, mạch vành, ruột, tuyến nước bọt.
Chất môi giới thần kinh:
- Thần kinh đối giao cảm: axetincolin
- Thần kinh giao cảm: adrenalin hay noradrenalin. điều tiết hoạt động của cơ vân và tuyến mồ hôi là có chất môi giới thần kinh thuộc nhóm colin.
Xin trân thành
cảm ơn!
See you again!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)