Hệ thần kinh

Chia sẻ bởi Lý Minh Tuấn | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: hệ thần kinh thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

1
ĐỖ THỊ TRÂM ANH
TRẦN HỒNG VÂN
NGHIÊM THỊ PHƯƠNG LOAN
NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP
NGUYỄN HUỲNH BÍCH TRANG
VÕ THỴ THÚY NGA
TÔ HUỲNH THIÊN TRỌNG
Thuyết trình
GIẢI PHẪU HỌC NGƯỜI
Giảng viên: ĐẶNG THỊ NGỌC THANH
Trình bày: Tổ 2
2
HỆ THẦN KINH
Chương IX
3
Đại cương:
Hệ thần kinh thực hiện sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường bên ngoài đồng thời điều phối hoạt động của tất cả các cơ quan và môi trường bên trong cơ thể nhờ tính cảm ứng – một trong những tính chất căn bản của chất sống. Kích thích thu nhận từ các giác quan và các cảm thụ quan được phản ứng trở lại (co cơ, bài tiết) nhờ các cấu tạo thần kinh trong từng cơ quan đến tận các mô.
4
Đại cương:
- Hệ thần kinh có cấu tạo tiến hóa nhất và cao cấp nhất. Do đó cơ thể phản ánh một cách tinh tế và đáp ứng thích hợp nhất đối với mọi kích thích bên ngoài hoặc những biến đổi nội môi trường, bằng đường chất dịch (máu, bạch huyết, dịch mô kẽ).
5
Đại cương:
Hệ thần kinh gồm hệ thần kinh trung ương (não bộ và tủy gai) và hệ thần kinh ngoại biên (các dây sọ, dây gai với các hạch và các rễ, kể cả các đầu tận cùng cảm giác và vận động).
Đơn vị giải phẫu của hệ thần kinh là nơron.
6
Đại cương:
- Hoạt động của hệ thần kinh dựa trên cung phản xạ và vòng phản xạ. Dựa vào chức năng, hệ thần kinh còn được phân biệt thành hệ thần kinh tự chủ (còn được gọi bằng các danh từ khác như: thực vật, tạng, nội tạng, cơ quan, không tự ý). Hệ tự chủ này phụ trách hoạt động của các tạng, tuyến, mạch máu, quá trình trao đổi chất và hoạt động ngoài ý muốn.
7
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
8
Về phương diện giải phẫu học so sánh:
Động vật đơn bào (không có hệ thần kinh).
Động vật đa bào bậc thấp ( có vài tế bào thần kinh biệt hóa được gọi là tế bào thần kinh cảm thụ).
9
10
Dây sống`
11
Về phương diện giải phẫu học so sánh:
Thủy tức (lưới thần kinh). ở người có cấu tạo lưới ở các đám rối thần kinh tạng( các mạng lưới thần kinh của ruột) là bằng chứng của giai đoạn sơ khai này.

- Ở giun tròn: các nhánh thần kinh và tế bào thần kinh hợp lại thành chuỗi (gồm hạch và dây thần kinh)→giảm nhánh của tế bào thần kinh và sắp xếp theo hướng nhất định. Hạch do nhân tế bào nhập lại, dây do các nhánh hợp thành. Các hạch ở các đốt phía đầu phát triển nhất là mầm của não ở các loại tiến hóa cao hơn. Di tích của thần kinh hạch còn thấy ở chuỗi hạch giao cảm ở người.
12
Về phương diện giải phẫu học so sánh:
Tiến hóa hơn là ở động vật có dây sống: Có ống thần kinh do hạch phát triển thành (cá lưỡng tiêm) có phần bọng não và tủy gai là tiền thân của não và tủy.

Ở động vật có xương sống và người: tủy gai là phần thân của ống thần kinh phát triền thành, trong tủy gai các tế bào thần kinh tập trung lại thành lớp nhân→ nhân hình thành nên các đảo chất xám nằm trong chất trắng, chất trắng do sợi thần kinh tạo thành. Sự hình thành tủy gái có tác động đến quá trình hoàn thiện cơ quan vận động ( hệ cơ xương). Sau đó não bộ sẽ tiếp tục hoàn thành theo sự hoàn thiện các cảm thụ quan.
13
Về phương diện giải phẫu học so sánh:
Các tế bào vận động phát triển muộn hơn tế bào cảm giác và các cảm thụ quan. Do đó các trung khu thần kinh và dây thần kinh vận động cũng được thành lập chậm hơn.
- Hướng tiến hóa: Các tế bào thần kinh tiếp tục biệt hóa với sự phân bố không đều và tập trung ở những điểm nhất định.
14
Về phương diện giải phẫu học so sánh:
Ở não bộ các thân tế bào thần kinh hình thành lớp chất xám bọc ngoài chất trắng : hình thành vỏ não.

Một số nơi của não bộ lại có một số tế bào sắp xếp không đều trong chất xám hay chồng chéo nhau trong chất trắng gọi là tổ chức lưới.

- Một số tế bào hợp thành các nhân xám ổ nền não phụ trách các hoạt động bản năng, trong khi vỏ não phát triển mạnh trở thành trung tâm điều khiển các hoạt động tập tính. Vỏ não xuất hiện ở lớp lưỡng thê, bò sát và động vật có vú, ở người vỏ não tiến hóa nhất
15
Về phương diện giải phẫu học so sánh:
 Tóm lại: hệ thần kinh phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ phân tán đến tập trung. Ở động vật có xương sống, hệ thần kinh có cấu trúc tầng gồm các phần khác thành phần của các giai đoạn phát sinh chủng loại khác nhau). Các cấu trúc này phụ thuộc nhau liên hệ nhau nhắc lại tính chất phân đốt của cơ thể thành các đốt thân thể ( hoàn tiết).
16
Về phương diện giải phẫu học so sánh:
Tủy gai là trung tâm phản xạ thân thể và nội tạng.
Thân não có nguồn gốc từ trám não và não giữa ( giai đoạn ba bọng não) vừa là trung vận động các động tác tự động vừa là trung tâm điều hòa các hoạt động nội tạng.
17
Về phương diện giải phẫu học so sánh:
- Tiểu não phát triển tùy theo sự vận động của các đông vật có xương sống.
Vd: thể nhĩ –auricula (cá miệng tròn)→thùy lá -flocculus→có thêm thùy nhộng-vermis (cá có vây bơi)→bán cầu tiểu não xuất hiện sau cùng ở động vật có xương sống trên cạn.

- Bán cầu tiểu não phát triển nhất ở người liên quan tới tư thế đứng thẳng và chuyên biệt hoạt động chi trên. Do đó tiểu não có 3 phần tiểu não mới (neocerebellum) gồm phần lớn bán cầu não, tiểu não củ (paleocerebellum) là thùy nhộng và tiểu não cổ (archeocerebellum) là thể nhĩ.
18
Về phương diện giải phẫu học so sánh:
- Não trước có cấu trúc tầng ở giai đoạn 3 bọng não sẽ phát triển thành gian não (diencephalon) và các bán cầu não, vỏ não được cấu tạo hai phần ở hai thời kì gọi là áo não nguyên thủy nhận biết mùi vị (khứu não-rhinencephalon). Sau đó thoái hóa dần và giữ vai trò trong trong sinh lý các nhu cầu (ăn uống), bản năng (sinh sản) và nói chung là tập tính hành vi cá thể ở các động vật có vú cấp cao. Ở người đó là phần thoái hóa ở mặt dưới bán cầu đại não. Áo não mới (neencephalon) và vỏ não mới (neocortex) lại phát triển cực độ ở động vật có vú cấp cao, đặc biệt là ở người, phủ lên tất cả các phần còn lại của não bộ. Áo não mới là cơ sở của hoạt động có ý thức theo ý muốn, có cá tính và hoạt động tâm thần nghĩa là các hoạt động thần kinh cao cấp ở người.
19
20
Về phương diện phôi thai học:
Hệ thần kinh có nguồn gốc từ ngoại phôi bì, đầu tiên là tấm thần kinh ở mặt lưng phôi sau đó lõm xuống thành máng rồi hai bờ máng gắn lại thành ống thần kinh. Phần trước ống phát triển rất to thành não, phần còn lại ít thay đổi trở thành tủy gai.

- Ống thần kinh có lỗ trước và lỗ sau đóng lại dần. Nếu lỗ trước không đóng sẽ sinh tật não tách đôi (cranium bifidum), từ đó mà có thoát vị màng não và thoát vị não qua lỗ hổng (thường ở khớp sàng-trán, đỉnh, chẩm).
21
22
23
Về phương diện phôi thai học:
Tật gai sống chẽ đôi (spina bifida) là do lỗ sau không đóng kín kèm theo thoát vị màng não tủy thất lưng-cùng. Có trường hợp chỉ có kín xương cùng (spinabifida occulta) thường phát hiển tình cờ khi chụp X quang cột sống thắt lưng-cùng.
Sự phát triển phôi thai học của ống thần kinh theo hai hướng:
Theo chiều rộng.
Theo chiều dài.
24
Theo chiều rộng:
Dẫn đến sự biệt hóa chức năng và hệ thần kinh ngoại biên. Thành bụng của ống là nguồn gốc các tổ chức vận động. thành bên ( trung gian) sẽ cho các phần thần kinh tự chủ. Thành mái là nguồn gốc cảm giác. Có mào hạch ở phía sau ống thần kinh tạo nên hai chuỗi hạch ở mỗi bên: chuỗi hạch sọ và chuỗi hạch giao cảm.
25
Theo chiều dài:
Gồm các hiện tượng phân đoạn, uốn cong, tăng trưởng và đẩy các khối phần dưới ống thần kinh thay đổi ít, nơi đi ra các dây thần kinh của chi trên và dưới tạo thành phình cổ và phình thắt lưng. Phần trân hay não lúc đầu gồm ba bọng não trước, giữa, sau (giai đoạn ba bọng não). Khi bọng não trước và sau tách đôi thêm lần nữa, não có năm bọng (giai đoạn 5 bọng). Đây là hiện tượng phân đoạn.
26
Theo chiều dài:
Hiện tượng uốn cong ở não là do hộp sọ giới hạn : uốn cong ở não giữa mở góc ra trước, uốn cong gáy giũa tủy gai và hành não cũng mở ra góc trước, và uốn cong cầu ở não sau mở góc ra sau. Hiện tượng tăng trưởng và đẩy các khối là do sự phát triển to lớn của não gồm một loạt các động tác chia đôi, cuốn tròn lại, đẩy và phủ (để vùi gian não và một phần não giữa hay bán cầu tiểu não che mặt sau hành não) và dính liền lại, chẳng hạn hai mép gian bán cầu (thể chai và vòm não).
27
CÁC PHẦN CỦA HỆ THẦN KINH
28
1. Hệ thần kinh trung ương:
1.1. Tủy sống:
Vị trí và kích thước:
Tuỷ sống nằm trong ống sống như không chiếm hết chiều dài ống sống. Ờ trên, liên tiếp với hành não ở ngang bờ trên đốt sống cổ I; đầu dưới ở ngang bờ trên đốt sống thắt lưng II. Ống sống có những đoạn cong nhưng tuỷ sống lại có xu hướng chạy thẳng. Dây tận cùng chạy tiếp theo tuỷ sống qua phần cuối tuỷ sống tới tận xương cụt.

Bao quanh tuỷ sống là các màng tuỷ sống và dịch não tuỷ; khoảng giữa màng cứng và ống sống chứa mỡ và các búi tĩnh mạch.

- Tuỷ sống dài 45 cm, nặng 30g, đường kính thay đổi theo từng đoạn.
29
1. Hệ thần kinh trung ương:
1.1. Tủy sống:
Hình thể ngoài:
Tuỷ sống có hình trụ dẹt, màu trắng xám, có 2 chổ phình là phình cổ và phình thắt lưng – cùng. Đầu dưới thu hẹp lại như một hình nón được gọi là nón tuỷ.
Tuỷ sống được chia thành 5 đoạn;
+ Đoạn cổ
+ Đoạn ngực
+ Đoạn thắt lưng
+ Đoạn cùng
+ Đoạn cụt
30
31
1. Hệ thần kinh trung ương:
1.1. Tủy sống:
Hình thể ngoài:
Hình ngoài tuỷ sống được chia làm 2 nửa bởi khe giữa – trước; rãnh giữa – sau, tiếp giáp với vách giữa – sau.
Mặt bên của mỗi nửa tuỷ sống có 2 rãnh: rãnh bên – trước; rãnh bên – sau. Các rãnh bên chia mỗi nửa tuỷ sống thành 3 thừng :
+ Thừng trước ở giữa khe giữa – trước và khe bên – trước
+ Thừng bên ở giữa các khe bên trước và sau
+ Thừng sau ở giữa rãnh bên – sau và rãnh giữa – sau
32
33
1. Hệ thần kinh trung ương:
1.1. Tủy sống:
Hình thể trong:
Tuỷ sống là nơi đi qua của các bó chất trắng dẫn truyền xung động thần kinh giữa ngoại vi và não, là trung tâm của phản xạ tuỷ. Cấu tạo bởi chất trắng ở ngoài, chất xám ở trong, giữa chất xám có ống trung tâm.
34
35
Chất xám: Trên thiết đồ cắt ngang qua tuỷ sống, chất xám có hình chữ H. Mỗi bên có 3 chỗ lồi được gọi là các sừng: sừng trước, sừng bên, sừng sau. Các sừng chạy liên tục theo chiều dài của tuỷ sống tạo nên các cột chất xám: cột trước, cột sau và cột trung gian. Vùng chất xám nằm ngang nối cột trung gian ở hai bên gọi là mép xám.

Ống trung tâm: Nằm giữa mép xám, chia mép xám thành mép xám trước và mép xám sau. Ống chạy dọc suốt chiều dài tuỷ sống, đầu trên thông với não thất bốn, phần nằm trong nón tuỷ phình rộng gọi là buồng tận.

Chất trắng: Bao quanh chất xám, được các sừng trước và sau chia thành 3 thừng trước, bên và sau. Mỗi thừng chứa các bó và dải.
Mép trắng trước nằm sau khe giữa – trước, trước mép xám trước.
Mép trắng sau nằm ở đầu trước vách giữa – sau.
36
37
1. Hệ thần kinh trung ương:
1.2. Não bộ:
a) Thân não:
Hình thể ngoài:
38
Hình thể ngoài
39
40
- Là phần dưới cùng của thân não; đầu dưới liên tiếp với tuỷ sống; dài khoảng 2,5 cm, nằm trong vùng lỗ lớn xương chẩm và to dần từ dưới lên trên.
- Mặt ngoài hành não có các khe và rãnh giống như tuỷ sống.
Hành não:
Hình thể ngoài:
41
Mỗi nửa được chia thành 3 phần:
+ Phần trước là khối lồi nằm kề với khe giữa – trước tên là tháp – hành.
+ Phần bên nằm giữa rãnh bên – trước và rãnh bên – sau. Nửa dưới giống thừng bên của tuỷ sống, nửa trên thì phình to thành trám hành.
+ Phần sau hành não nằm giữa rãnh bên – sau và rãnh giữa – sau.
Hành não:
42
Nằm giữa hành não và trung não.
- Ở mặt trước có một rãnh chạy dọc trên đường giữa gọi là rãnh nền. Phía trên cầu não ngăn cách với trung não bởi rãnh cầu – cuống. Mặt bên liên tiếp với mặt trước và thu hẹp dần thành cuống tiểu não giữa. Mặt sau cầu não là phần trên của sàn não thất IV .
Cầu não:
Hình thể ngoài:
43
Nằm giữa cầu não ở dưới và gian não ở trên. Ở trung não, thất não IV thu hẹp thành cống trung não...
Ở giữa mặt trước trung não có hố gian cuống, sàn của hố này là chất thủng sau. Hai bên hố gian cuống là các cuống đại não.
Phần sau trung não là mái trung não.
Trung não:
Hình thể ngoài:
44
1. Hệ thần kinh trung ương:
1.2. Não bộ:
a) Thân não:
Hình thể trong:
45
Hình thể trong:
Hành não:
- Hành não có các trung tâm điều khiển các chức năng hô hấp và tuần hoàn, các trung tâm phản xạ nhai, nuốt và nôn.

- Về cấu tạo, nửa dưới gần giống với tuỷ sống, nửa trên có cấu trúc khác với tuỷ sống.
46
Hình thể trong:
Hành não:
Chất xám bao gồm:
+ Nhân của các dây thần kinh sọ: nhân thần kinh XII, nhân hoài nghi, nhân tuỷ thần kinh V, các nhân bó đơn độc, nhân lưng thần kinh X.
+ Nhân thon và nhân chêm: nơi dừng của các bó cùng tên.
+ Các nhân khác: nhân trám chính, nhân trám phụ giữa và nhân trám phụ sau. Các nhân trám hợp nên phức hợp trám dưới, còn có nhân lưới.
47
Hành não:
Chất trắng gồm ba loại sợi:
+ Các sợi từ tuỷ sống đi lên trong các dải: dải tuỷ - đồi thị trước và dải tuỷ - đồi thị bên, dải tuỷ - tiểu não trước và dải tuỷ - tiểu não sau, bó thon và bó chêm.
+ Các sợi từ những tầng não ở cao hơn đi xuống hành não hoặc xuống tuỷ sống qua hành não
+ Các sợi liên hợp đi trong hai bó: bó dọc giữa và bó dọc sau.
48
49
50
Cầu não: Có 2 phần: phần nền cầu ở trước và trần cầu ở phía sau .
Hình thể trong:
Phần nền cầu:
+ Các nhân cầu.
+ Các sợi cầu ngang là các sợi cầu – tiểu não đi từ các nhân cầu vào tiểu não bên đối diện.
+ Các sợi cầu dọc chủ yếu chứa các sợi vỏ - tuỷ, các sợi vỏ - nhân và các sợi vỏ - cầu.
51
Cầu não: Có 2 phần: phần nền cầu ở trước và trần cầu ở phía sau .
Hình thể trong:
Trần cầu có:
+ Chất xám bao gồm nhân của các thần kinh sọ từ V đến VIII: Nhân cảm giác, nhân vận động của thần kinh V, nhân thần kinh VI, các nhân thần kinh VII và các nhân thần kinh VIII. Ngoài ra còn có nhân trám trên và các nhân lưới.
+ Chất trắng xuất hiện thêm các liềm (liềm trong, liềm gai, liềm sinh ba, liềm ngoài) và thể hình thang.
52
Trung não: Có hai phần: cuống đại não và mái trung não.
Hình thể trong:
Cuống đại não được chất đen ngăn thành 2 phần: nền cuống, trần trung não.
Nền cuống đại não: là phần chất trắng nằm trước chất đen. Các sợi đi qua gồm: các sợi vỏ - tuỷ, các sợi vỏ - nhân và các sợi vỏ - cầu.
Trần trung não:
- Chất xám gồm: chất xám trung tâm, nhân thần kinh ròng rọc, nhân thần kinh vận nhãn và các nhân vận nhãn phụ. Các nhân khác là nhân trung não thần kinh V, nhân đỏ và các nhân của cấu tạo lưới.
- Chất trắng có các dải từ nhân đỏ và mái trung não đi xuống: dải mái – hành, dải đỏ - tuỷ và dải mái – tuỷ.
Cống trung não: là ống não, ở dưới thông với thất não IV, ở trên thông với thất não III.
53
54
Trung não: Có hai phần: cuống đại não và mái trung não.
Hình thể trong:
Mái trung não: các gò của mái trung não chủ yếu chứa chất xám gồm các nhân gò dưới và các tầng xám của gò trên.
55
1. Hệ thần kinh trung ương:
1.2. Não bộ:
b) Tiểu não:
Vị trí và kích thước:
Tiểu não nằm trong hố sọ sau, mặt trên ngăn cách với phần sau của đại não bằng lều tiểu não, các mặt dưới và sau tựa lên hố tiểu não của trai xương chẩm, mặt trước dính vào thân não bởi ba đôi cuống tiểu não và ngăn với hành não và cầu não bởi não thất IV.
- Cao 5 cm, rộng ngang 10 cm, dày trước – sau 6cm; tiểu não người trưởng thành nặng 140-150g, nam nặng hơn nữ.
56
Bán cầu tiểu não
Thùy nhộng
Khe chính
Khe giữa
Tiểu thùy vuông
Tiểu thùy bán nguyệt trên
Khe sau bên
Cuống nhung não
Cục
Lưỡi gà
Hạnh nhân
Nhung não
Khe phụ
Lưỡi
Tâm
Đỉnh
Chếch

Củ
Tháp
57
58
59
1. Hệ thần kinh trung ương:
1.2. Não bộ:
b) Tiểu não:
Hình thể ngoài:
Tiểu não gồm một thuỳ nhộng tiểu não ở giữa và hai báo cầu tiểu não ở hai bên. Các khe tiểu não: khe ngang , khe chính, khe phụ, khe sau bên chia mặt ngoài của tiểu não thành nhiều hồi hay tiểu thuỳ.
60
Hình thể ngoài:
Thuỳ nhộng tiểu não gồm: Lưỡi tiểu não, tiểu thuỳ trung tâm, đỉnh, chếch, lá thuỳ nhộng, củ thuỳ nhộng, tháp thuỳ nhộng, lưỡi gà thuỳ nhộng và cục não.

Bán cầu tiểu não được chia:

+ Ở mặt trên có cánh tiểu thuỳ trung tâm, tiểu thuỳ vuông, tiểu thuỳ đơn và tiểu thuỳ bán nguyệt trên.

+ Ở mặt dưới có tiểu thuỳ bán nguyệt dưới, tiểu thuỳ hai thân, hạnh nhân tiểu não và nhung não. Nhung não và cục não nối với nhau qua cuống nhung não. Về phía bụng, hai bán cầu tiểu não khuyết sâu tạo thành một thung lũng đáy là bề mặt của thuỳ nhộng.
61
1. Hệ thần kinh trung ương:
1.2. Não bộ:
b) Tiểu não:
Hình thể trong:
Vỏ tiểu não là lớp chất xám bao bên ngoài.
Chất trắng ở bên trong gọi là thể tuỷ toả ra các lá trắng đi vào vỏ tiểu não trông giống như cành cây gọi chung là cây sống tiểu não.
- Các nhân xám tiểu não nằm chìm trong thể tuỷ gồm: nhân răng, nhân mái, nhân cầu và nhân nút.
62
63
1. Hệ thần kinh trung ương:
1.2. Não bộ:
b) Tiểu não:
Các cuống tiểu não:
Cuống tiểu não là đường dẫn truyền từ ngoài vào trong tiểu não và ngược lại, có ba đôi:
+ Cuống tiểu não trên nối tiểu não với trung não.
+ Cuống tiểu não giữa nối tiểu não với cầu não.
+ Cuống tiểu não dưới nối tiểu não với hành não.
64
1. Hệ thần kinh trung ương:
1.2. Não bộ:
b) Tiểu não:
Chức năng tiểu não:
Điều hoà hoạt động cùa cơ bám xương ở dưới mức ý thức, tiếp nhận và phân tích cảm giác thăng bằng.
- Tổn thương tiểu não dẫn đến sự vận động vụng về, mất phối hợp, dáng đi lảo đảo và mất khả năng thực hiện các động tác nhịp nhàng, đều đặn và chính xác.
65
1. Hệ thần kinh trung ương:
1.2. Não bộ:
c) Não thất IV:
Não thất là một khoang khá rộng nằm giữa hành não và cầu não ở phía trước, tiểu não ở phía sau. Gồm có:
+ Thành trước dưới hay nền.
+ Thành sau trên hay mái và bốn góc: trên, dưới và hai bên.
66
1. Hệ thần kinh trung ương:
1.2. Não bộ:
d) Gian não:
- Gian não cùng đoan não phát triển từ não trước.
- Khi phát triển đầy đủ, gian não nằm trên trung não và giữa hai bán cầu đại não. Gồm: đồi thị, các vùng quanh đồi thị và não thất III.
67
Đồi thị:
là trạm dừng của đường dẫn truyền cảm giác tới vỏ não, và của con đường từ thể vân và tiểu não đi tới đại não.
68
Đồi thị là một khối chất xám hình bầu dục, gồm bốn mặt và 2 đầu:
+ Mặt trên được giới hạn bởi vân tận ở ngoài và vân tuỷ đồi thị ở trong.
+ Mặt ngoài dính liền vào bán cầu đại não, tiếp giáp với nhân đuôi ở trên và bao trong ở dưới.
Hình thể ngoài và liên quan :
Đồi thị:
69
+ Mặt trong: một phần ba sau liên quan với các gò trên và mép sau; hai phần ba trước là thành bên của não thất III. Mép dính gian đồi thị nối liền mặt trong của hai đồi thị khoảng 80% não người. Ngăn cách với vùng hạ đồi bởi rãnh hạ đồi thị.
+ Mặt dưới tiếp giáp với vùng hạ đồi ở phía trước – trong và vùng dưới đồi thị ở phía sau – ngoài.
Hình thể ngoài và liên quan :
Đồi thị:
70
71
72
+ Đầu trước nhỏ hơn đầu sau được gọi là củ trước đồi thị; ở phía trước có lỗ gian não thất.
+ Đầu sau lồi to gọi là đồi chẩm dựa lên trung não.
Hình thể ngoài và liên quan :
Đồi thị:
73
Đồi thị:
Hình thể trong :
Chủ yếu được cấu toạ từ nhân chất xám nhưng cũng có một số lá chất trắng.
Chất trắng bao gồm các lá tuỷ đồi thị, các bó của đồi thị. Lá tuỷ ngoài là lớp chất trắng ở mặt ngoài đồi thị, ngăn cách đồi thị với bao trong. Lá tuỷ trong hình chữ Y nằm trong đồi thị, gồm một lá sau và hai lá trước, chia đồi thị thành ba phần trước, trong và ngoài.
Chất xám của đồi thị gồm nhân nằm trong ba phần của đồi thị.
74
Nhân trong
Lá tủy đồi thị
Thể gối trong
Thể gối ngoài
nhân sau
Nhân bụng sau trong
Nhân bụng trung gian
Nhân bụng trước trên
Nhân trước
Củ trước đồi thị
75
Vùng trên đồi:
- Gồm thể tùng và cuống thể tùng.
- Thể tùng trông giống như quả tùng, là loại thần kinh chế tiết, có chức năng ức chế sinh dục, khi tổn thương gây tăng hoạt động sinh dục.
- Cuống thể tùng có hình tam giác nên còn gọi là tam giác cuống tùng. Hai bên là hai cuống, ở giữa có màng mỏng gọi là mép cuống. Phía sau có hai nhân: nhân cuống thể tùng giữa và bên.
76
77
Vùng sau đồi:
Vùng này liên quan chặt chẽ với vùng mái của trung não, gồm bốn thể gối: hai thể gối trong và hai gối ngoài.
Vùng dưới đồi thị:
- Ở dưới đồi thị, ngăn cách với vùng hạ đồi thị bởi cột vòm.
- Chất xám của vùng này gồm nhân dưới đồi thị và vùng bất định.
78
Vùng hạ đồi thị:
Nằm ở hai bên của não thất bên, dưới rãnh hạ đồi, và liên tiếp với nhau ngang qua sàn não thất ba.
- Đi từ bờ sau của thể vú tới giao thoa với thị giác và được giới hạn ở hai bên bởi các dải thị giác.
- Tiếp xúc với đồi thị ở trên, với vùng dưới đồi thị ở phía sau – ngoài và vùng trước thị ở phía trước.
- Gồm các thành phần tính từ trước ra sau: giao thoa thị giác, củ xám, tuyến yên thần kinh, thể vú. Vùng trước thị cũng là một phần của vùng hạ đồi.
Hình thể ngoài:
79
80
Vùng hạ đồi thị:
- Vùng hạ đồi được chia thành các vùng trước, lưng, trung gian, bên và sau.
- Theo hướng trong – ngoài, hạ đồi thị được chia thành vùng quanh não thất, vùng giữa và vùng bên. Mỗi vùng có rất nhiều nhân. Chất trắng của hạ đồi thị gồm nhiều bó đến và đi liên hệ giữa hạ đồi thị với các vùng não khác.
Cấu tạo:
81
82
Não thất III:
- Não thất III là khoang đơn nằm dọc giữa gian não.
- Có thể ví não thất III như một hình tháp với bốn thành, một đáy và một đỉnh.
83
1. Hệ thần kinh trung ương:
1.2. Não bộ:
e) Đại não:
Ngăn cách với tiểu não và trung não bằng khe não ngang. Khe não dọc chia đại não thành hai bán cầu phải và trái.
84
1. Hệ thần kinh trung ương:
1.2. Não bộ:
e) Đại não:
Mỗi bán cầu có ba mặt: mặt trên – ngoài, mặt dưới và mặt trong. Mặt trong của hai bán cầu não nối với nhau chủ yếu bởi thể trai. Bề mặt mỗi bán cầu được các rãnh não chia thành các thùy não và các hồi não.
85
1. Hệ thần kinh trung ương:
1.2. Não bộ:
e) Đại não:
Các rãnh gian thuỳ:
Mặt trên – ngoài có 3 rãnh:
+ Rãnh bên
+ Rãnh trung tâm
+ Rãnh đỉnh – chẩm
Mặt trong có 3 rãnh:
+ Rãnh đai
+ Rãnh dưới đỉnh
+ Rãnh đỉnh – chẩm
Mặt dưới có rãnh bên phụ
86
87
1. Hệ thần kinh trung ương:
1.2. Não bộ:
e) Đại não:
Các thuỳ và các hồi não:
Các rãnh gian thuỳ chia bề mặt đại não thành 5 thùy:
 Thùy trán.
 Thùy đỉnh.
 Thùy chẩm.
 Thùy thái dương.
 Thùy viền.
88
89
90
91
Hình thể trong:
Chất xám: nằm ở vỏ đại não và ở các nhân nền.
Vỏ đại não: dây là mô thần kinh cao cấp nhất, mới nhất, là nơi nhận tất cả các đường cảm giác và cũng là nơi xuất phát của các đường vận động. Vỏ não là cơ sở mọi hoạt động thần kinh.
Các nhân nền: bao gồm nhân đuôi, nhân bèo, nhân trước tường và thể hạnh nhân.
Chất trắng: Chất trắng trong đại não do ba loại sợi tạo thành các sợi hướng tâm và ly tâm, các sợi liên hợp của mỗi bán cầu đại não và các sợi mép.
92
93
94
Não thất bên:
Mỗi bán cầu đại não có 1 não thất bên thông với não thất ba bởi 1 lỗ gian não thất. Đó là 1 lỗ hổng được lót bởi 1 lớp tế bào nội tủy, có hình móng ngựa mở xuống dưới và ra trước, uốn thành 1 khối gồm nhân đuôi và đồi thị.
Não thất bên gồm có phần trung tâm và 3 sừng: trước, sau và dưới
95
96
2. Hệ thần kinh ngoại biên:
- Là hệ thống gồm các dây thần kinh, hạch thần kinh và đám rối thần kinh làm nhiệm vụ truyền đạt các xung thần kinh não bộ và tủy sống đến các cơ quan bộ phận đích.
- Dây thần kinh là bó sợi vận động và (hoặc) cảm giác cùng với mô liên kết và mạch máu.
- Hạch thần kinh là 1 nhóm neuron nằm ngoài thần kinh trung ương.
- Đám rối thần kinh là mạng lưới sợi thần kinh đan xen chằng chịt trước khi vào 1 cơ quan.
- Hệ thần kinh ngoại biên ngoại biên chia làm 2 phần:
+ Hệ thần kinh thân thể (somatic nervous system)
+ Hệ thần kinh tự chủ (automis nervous system)
97
2. Hệ thần kinh ngoại biên:
2.1. Hệ thần kinh thân thể:
Các nơron cảm giác chuyển về não các cảm giác chuyên biệt (nhìn, nghe, ngửi, nếm, thăng bằng) và các cảm giác thân thể (các cảm giác đau, nhiệt, xúc giác và bản thể). Tất cả các cảm giác này đều có thể nhận thức được. Những noron vận động của hệ thần kinh thân thể chi phối cho cơ bám xương và gây ra các cử động tự ý.
98
2. Hệ thần kinh ngoại biên:
2.2. Hệ thần kinh tự chủ:
- Các nơron cảm giác dẫn truyền cảm giác từ các thụ cảm hoá học hoặc cơ học ở các tạng và mạch máu về những trung tâm tích hợp ở thần kinh trung ương. Thông thường, ta không nhận thức được các cảm giác này. Các nơron vận động tự chủ điều hoà hoạt động của các tạng, cụ thể là tác động đến cơ tim, cơ trơn và các tuyến.
99
2. Hệ thần kinh ngoại biên:
2.2. Hệ thần kinh tự chủ:
- Phần vận động của thần kinh tự chủ gồm 2 phần: phần giao cảm và phần đối giao cảm. Hầu hết các cơ quan được chi phối kép, tức là chúng nhận được các xung động đến từ các nơron giao cảm và đối giao cảm. Nói chung, tác dụng của hai phần trên một cơ quan có tính đối kháng nhau: một phần kích thích trong khi phần kia lại ức chế.
100
101
Các hạch giao cảm: gồm các hạch thân giao cảm và các hạch trước sống. Các hạch thân giao cảm là hai chuỗi hạch nằm dọc hai bên cột sống từ sọ đến xương cụt, nối với nhau bằng các nhánh gian hạch. Có 23 hạch ở mỗi bên: 3 hạch cổ, 11 hạch ngực, 4 hạch thắt lưng, 4 hạch cùng và 1 hạch cụt. Các hạch trước sống là một số hạch nằm trước cột sống, sát với nguyên uỷ các động mạch lớn của bụng. Gồm có: hạch tạng, hạch mạc treo tràng trên và hạch mạc treo tràng dưới.

Các sợi giao cảm trước hạch: là sợi trục của các nơron nhân trung gian bên của tuỷ sống.

Các sợi giao cảm sau hạch: là những sợi trục của các nơron hạch giao cảm.
Phần giao cảm:
102
Các hạch đối giao cảm: còn gọi là hạch tận, nằm ở sát hoặc ở trong thành các cơ quan được chi phối. Gồm: hạch mi, hạch hạch chân bướm – khẩu cái, hạch dưới hàm, hạch dưới lưỡi, hạch tai và các hạch ở thành ống tiêu hoá.
Các sợi đối giao cảm trước hạch: là sợi trục của các thân nơron nằm ở thân não và tuỷ sống.
Phần đối giao cảm:
103
TẾ BÀO THẦN KINH ĐỆM
104
Tế bào thần kinh đệm:
Là một bộ phận cấu tạo phổ biến trong hệ thần kinh, không có tác dụng dẫn truyền xung động và dễ bị kích thích như các tế bào thần kinh chính thức nhưng rất quan trọng trong sự nuôi dưỡng và chống đỡ cho các tế bào thần kinh chính thức .Có hai loại tế bào là: tế bào đệm lớn và tế bào đệm nhỏ.
105
Tế bào thần kinh đệm lớn:
Có nguồn gốc chung với tế bào thần kinh gồm 3 loại:
Tế bào đệm màng ống nội tủy (ependyma): có nhánh làm làm nền đệm mô thần kinh tạo chuyển lưu dịch não tủy nhờ lông chuyển và tham gia chết tiết dịch não tủy.
Tế bào đệm sao (astroglia): làm nền và có quan hệ đến quá trình trao đổi cholesterin và chế tiết.
Tế bào đệm ít cành (oligodendroglia): tạo nên bao myelin của các sợi trục trong thần kinh trung ương, nuôi dưỡng điều tiết noron, liên quan đến quá trình trao đổi nước của dich não tủy.
106
Tế bào thần kinh đệm nhỏ:
- Gồm những tế bào thần kinh riêng lẻ trong hệ thần kinh gọi là thần kinh đệm nhỏ (microgolicyte) phát sinh từ chất gian bào và làm nhiệm vụ bảo vệ .Loại tế bào thần kinh đệm có mặt phổ biến ở thần kinh ngoại vi là tế bào Schwann ,chúng tạo nên bao myelin và bao Schwann curc các nhánh trục.
- Không có noron nào thiếu thần kinh đệm trong hệ thần kinh.
- Cho đến nay sự hiểu biết về chức năng của các tế bào thần kinh đệm chưa được thống nhất và đầy đủ.
107
Các tế bào thần kinh đệm
108
Nơron chính thức
109
CƠ SỞ GIẢI PHẪU CỦA HỆ THẦN KINH
110
1. Neuron (tế bào thần kinh):
1.1. Cấu tạo:
Bao gồm thân neuron và các nhánh neuron.
111
Thân neuron:
Thân neuron chứa nhân, bào tương chứa đầy đủ các bào quan phổ biến của tế bào.
112
Thân neuron:
- Mạng lưới nội chất hạt phát triển, cùng với các đám ribosome tự do tạo thành những vùng đất bắt màu base đậm, phân bố đều khắp bào tương thân neuron gọi là thể Nissl.

- Trong thân neuron còn chứa những hạt mỡ, hạt glycogen, hạt vùi màu nâu hoặc màu đen (hạt sắc tố lipofuscin) thường thấy ở những tế bào thần kinh già.
113
Nhánh neuron:
Là các nhánh bào tương kéo dài từ thân neuron và phân nhánh nhiều lần, được phân loại gồm sợi nhánh và sợi trục.
114
Sợi nhánh:
- Là những nhánh dẫn truyền xung động thần kinh vào thân neuron. Mỗi neuron có thể có từ một đến nhiều sợi nhánh.
- Sợi nhánh phân nhánh nhiều và thường có kích thước nhỏ hơn sợi trục.
- Bề mặt sợi nhánh thường không đều đặn, có những chồi, hay gai lồi ra, đây là những vị trí tiếp xúc, liên hệ với các neuron xung quanh.
115
Sợi nhánh:
- Trong bào tương của sợi nhánh chứa lưới nội chất hạt, ty thể, xơ thần kinh và các vi ống thần kinh.
- Ở phần tận cùng các nhánh tận của sợi nhánh thường phình ra thành cúc tận cùng (đầu tận cùng).
- Có vai trò tiếp nhận xung thần kinh để truyền tới các trung khu nên còn được gọi là các sợi cảm giác, hướng tâm.
116
Sợi trục:
- Thường là nhánh neuron dài nhất, dẫn truyền luồng xung động thần kinh từ thân neuron truyền sang tế bào khác, mỗi neuron chỉ có một sợi trục.
- Có hình trụ, kích thước và chiều dài thay đổi tùy từng loại neuron.
- Có đường kính lớn, dẫn xung động thần kinh nhanh hơn sợi nhánh.
- Có đường kính ít thay đổi, ít chia nhánh.
- Phần xa của sợi trục thường chia ra các nhánh nhỏ, đầu cuối của các nhánh đó tiếp xúc với những tế bào kế tiếp bằng những cúc tận cùng. Bào tương của sợi trục chứa ty thể, vi ống thần kinh, xơ thần kinh, không có lưới nội chất hạt và ribosome.
117
1. Neuron (tế bào thần kinh):
1.2. Phân loại neuron:
Phân loại theo số sợi nhánh, sợi trục: neuron được phân thành 3 loại.
- Neuron đơn cực: chỉ có duy nhất sợi trục.
- Neuron lưỡng cực: có 1 sợi trục và 1 sợi nhánh.
- Neuron đa cực: có 1 sợi trục và nhiều sợi nhánh.
Ngòai ra còn có dạng neuron đơn cực giả, lưỡng cực giả
118
1. Neuron (tế bào thần kinh):
1.2. Phân loại neuron:
119
1. Neuron (tế bào thần kinh):
1.2. Phân loại neuron:
Phân loại theo chức năng: có 3 loại
- Neuron cảm giác: nhận các xung động thần kinh được tạo thành do sự kích thích từ các tế bào, cơ quan cảm giác ngoại biên và vận chuyển vào hệ thần kinh trung ương.
- Neuron vận động: vận chuyển xung động từ các trung tâm thần kinh tới các cơ quan, điều khiển hoạt động co cơ và hoạt động chế tiết của các tuyến.
- Neuron trung gian: vận chuyển xung động thần kinh giữa các neuron vận động hoặc giữa các neuron cảm giác, hoặc giữa neuron vận động và neuron cảm giác.
120
1. Neuron (tế bào thần kinh):
1.2. Phân loại neuron:
121
Chất xám:
do thân neuron tạo thành
có vai trò rất quan trọng đối với việc xử lý thông tin

Chất trắng:
được cấu tạo bởi các sợi thần kinh (axon)
có vai trò dẫn truyền thông tin
1.3 Chất xám và chất trắng:
1. Neuron (tế bào thần kinh):
122
Sợi thần kinh:
Sợi trục và sợi nhánh của neuron là thành phần cấu tạo chủ yếu của sợi thần kinh.
Có 2 loại sợi thần kinh:
sợi thần kinh không myelin
sợi thần kinh có myelin
 có 2 loại lan truyền xung động thần kinh trên sợi thần kinh là:
-lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao myelin
-lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao myelin.
123
Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao myelin:
Sợi thần kinh:
Trên sợi thần kinh không có bao myelin, xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên.
124
Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao myelin:
Sợi thần kinh:
Bao myelin bao bọc không liên tục mà ngắt quãng tạo thành các co Ranvier. Bao myelin có bản chất là phospholipid nên có màu trắng và có tính chất cách điện.
125
Trên sợi thần kinh có bao myelin, xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc, từ eo Ranvier này sang eo Ranvier khác.

Do lan truyền theo cách nhảy cóc nên tốc độ lan truyền của xung thần kinh trên sợi có bao myelin nhanh hơn nhiều so với trên sợi không có bao myelin.
Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao myelin:
Sợi thần kinh:
126
2. Synapse :
2.1. Synapse là gì?
Xung động thần kinh truyền từ neuron này sang neuron khác nhờ một cấu trúc đặc biệt gọi là synapse. Đó là nơi hai tế bào thần kinh tiếp xúc với nhau và có cấu trúc đặc biệt để dẫn truyền xung động thần kinh chỉ theo một chiều nhất định.
127
2. Synapse :
2.1. Cấu tạo:

Gồm có tiền synapse và hậu synapse.
Giữa tiền synapse và hậu synapse là một khoảng gian bào hẹp kích thước khoảng 20nm gọi là khe synapse.
128
2. Synapse :
2.1. Cấu tạo:
Phần tiền synapse: thường là đầu tận cùng của sợi trục thuộc neuron trước.

Phần hậu synapse: có thể là cúc tận cùng của sợi nhánh, thân sợi nhánh, thân neuron hay thân sợi trục của neuron kế tiếp hoặc là một tế bào hiệu ứng như tế bào cơ, tế bào biểu mô tuyến
129
Phần tiền synapse: thường là đầu tận cùng của sợi trục thuộc neuron trước. Trong bào tương của tiền synapse có nhiều ty thể, xơ thần kinh, siêu ống thần kinh, đặc biệt có chứa nhiều túi nhỏ gọi là túi synapse chứa chất trung gian hóa học (chất dẫn truyền thần kinh) đóng vai trò quyết định trong việc dẫn truyền xung động thần kinh qua synapse.

Phần hậu synapse: có thể là cúc tận cùng của sợi nhánh, thân sợi nhánh, thân neuron hay thân sợi trục của neuron kế tiếp hoặc là một tế bào hiệu ứng như tế bào cơ, tế bào biểu mô tuyến. Màng hậu synapse chứa các thụ thể đặc hiệu với từng chất trung gian hóa học. Bào tương hậu synapse chứa ty thể, lưới nội chất, siêu ống thần kinh, xơ thần kinh nhưng không có túi synapse.
2. Synapse :
2.1. Cấu tạo:
130
2. Synapse :
2.2. Phân loại synapse :
Dựa vào thành phần tham gia hình thành synapse, có:
- Synapse liên neuron: synapse trục – nhánh, synapse trục – thân, synapse trục – trục.
- Synapse thần kinh – bộ phận tác động: synapse thần kinh – cơ, synapse thần kinh – tuyến, synapse thần kinh - tế bào cảm giác.
131
2. Synapse :
2.2. Phân loại synapse :
Dựa vào cơ chế dẫn truyền xung động thần kinh qua synapse, có:
- Synapse điện: về cấu trúc, synapse điện tương tự liên kết khe của các tế bào biểu mô hoặc của các tế bào cơ trơn hoặc cơ tim. Sự dẫn truyền xung động thần kinh qua synapse này không đòi hỏi hóa chất trung gian mà do sự chuyển dịch của dòng ion gây thay đổi điện thế màng. Ở người, synapse điện hiếm gặp; synapse điện có ở võng mạc, ở não.
- Synapse hóa: là loại synapse phổ biến trong cơ thể và cần có sự tham gia của chất trung gian hóa học để dẫn truyền xung động thần kinh qua synapse.
132
2. Synapse :
2.2. Phân loại synapse :
Dựa vào chức năng sinh lý, có:
- Synapse hưng phấn: màng hậu synapse thường dày hơn màng tiền synapse. Ở loại synapse này, xung động thần kinh sẽ được truyền từ tiền synapse đến hậu synapse.
- Synapse ức chế: màng tiền synapse và màng hậu synapse có chiều dày ngang nhau. Ở synapse ức chế, xung động thần kinh không thể truyền qua phần hậu synapse.
133
SỰ DẪN TRUYỀN VÀ TÁI SINH MÔ THẦN KINH
134
1. Sự dẫn truyền:
Các xung động thần kinh từ thân nơron đi ra nhánh trục theo kiểu làn sóng, các sóng xung động chia nhỏ về các nhánh và truyền theo tốc độ khác nhau.
- Sự dẫn truyền thần kinh khá phức tạp, tiêu hao năng lượng lớn và phải được hồi phục và có tính chu kì.
135
1. Sự dẫn truyền:
- Ở nhánh to tốc độ dẫn truyền nhanh, nhánh nhỏ thì chậm và sự hồi phục năng lượng ở nhánh nhỏ chậm hơn. Xung động mạnh và liên tục đến nhánh nhỏ sẽ không được dẫn truyền kịp thời  ức chế. Do đó, không phải mọi xung động đều được lan truyền toàn bộ hệ thần kinh tuy rằng chúng liên lạc nhau chặt chẽ.
136
2. Tái sinh:
- Số lượng nơron trong cơ thể trưởng thành nhiều hơn trong giai đoạn phôi thai  người ta cho rằng nơron mới được phát sinh bằng cách biến tế bào thần kinh đệm thành nơron thần kinh chính thức hoặc do phân chia nơron chính thức bằng trực phân hay gián phân. Nhưng vấn đề này chưa rõ.
137
2. Tái sinh:
- Tái sinh sợi thần kinh liên quan chặt chẽ đến cường độ cắt huỷ. Sau cắt, cả 2 đầu co lại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Minh Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)