Hệ Sinh Thái và Đa Dạng Hệ Sinh Thái

Chia sẻ bởi Nguyễn Anh Khoa | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Hệ Sinh Thái và Đa Dạng Hệ Sinh Thái thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Hệ sinh thái và đa dạng hệ sinh thái
Nhóm 2 – K52A Sinh học
Giảng viên: PGS.TS Trịnh Đình Đạt
Hệ sinh thái
Khái niệm hệ sinh thái
Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các quần thể sinh vật tác động qua lại với môi trường bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng, tạo nên sự đa dạng về loài và các chu trình vật chất.
Điều quan trọng nhất là tất cả các điều kiện vô sinh (abioticn component), điều kiện hữu sinh (biotic component) tác động tương hỗ với nhau và giữa chúng luôn xảy ra quá trình trao đổi năng lượng, vật chất và thông tin.
Hệ sinh thái
Môi trường xung quanh
Năng lượng
Quần xã sinh vật
www.themegallery.com
Company Logo
Các VD về 1 hệ sinh thái: 1 cái hồ, 1 cánh rừng, cửa sông, đồng cỏ…

Ranh giới giữa các hệ sinh thái không cố định tuỳ theo mục đích phân chia. Thông thường ranh giới của hệ sinh thái được chọn cho một mục đích thiết thực phù hợp với công việc nghiên cứu.
www.themegallery.com
Company Logo
2. Đặc điểm của hệ sinh thái
Hệ sinh thái có kích thước to nhỏ khác nhau và cùng tồn tại độc lập (nghĩa là không nhận năng lượng từ hệ sinh thái khác).
Hệ sinh thái là đơn vị cơ bản gồm: hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.
www.themegallery.com
Company Logo
Hệ sinh thái là hệ thống hở có 3 dòng vật chất, năng lượng và thông tin (nội lưu)

Hệ thống hở là hệ thống trong đó năng lượng, vật chất và thông tin trao đổi qua ranh giới của hệ thống. Vật chất, năng lượng và thông tin đi vào gọi là dòng vào, đi ra gọi là dòng ra, và dòng vật chất, năng lượng, trao đổi thông tin giữa các thành phần trong hệ thống gọi là dòng nội lưu.
www.themegallery.com
Company Logo
Hệ sinh thái cũng có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng.

Nếu một thành phần thay đổi  các thành phần khác cũng thay đổi theo ở mức độ nào đó để duy trì cân bằng.

Nếu biến đổi quá nhiều  phá vỡ cân bằng sinh thái.
Hệ sinh thái cũng có quá trình tiến hóa, từ bập thấp đến bậc cao, sinh vật tác động đến môi trường, môi trường thay đổi tác động trở lại sinh vật, giữa sinh vật và môi trường gắn bó với nhau.

Quá trình tiến hóa:
Hệ sinh thái trẻ

Hệ sinh thái già

Hệ sinh thái cao đỉnh (bền vững)
Khi hệ sinh thái đạt tới đỉnh cao thì cân bằng sinh thái tự nhiên được thiết lập giữa: sinh vật-môi trường, sinh vật sản xuất-sinh vật tiêu thụ, sinh vật ký sinh-sinh vật ký chủ, con mồi-vật dữ.



“Con người là yếu tố quan trọng có thể tác động làm thay đổi hệ sinh thái”
Thành phần cơ bản của hệ ST
Thành phần vô sinh: ánh sáng, nước, nhiệt độ, dinh dưỡng khoáng, đất…
Thành phần hữu sinh:

Sinh vật tự dưỡng:


Sinh vật dị dưỡng:


Sinh vật phân hủy:
Company Logo
3. Các VD về hệ sinh thái chính
Hệ sinh thái trên cạn:
Hệ sinh thái rừng
Hệ sinh thái thảo nguyên
Hệ sinh thái hoang mạc
Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng
Hệ sinh thái núi đá vôi
Hệ sinh thái dưới nước:
Hệ sinh thái nước mặn:
Hệ sinh thái vùng ven bờ
Hệ sinh thái vùng triều
Hệ sinh thái vùng khơi
Hệ sinh thái nước ngọt:
Hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ…)
Hệ sinh thái nước chảy (sông, suối…)
Hệ sinh thái rừng

Rừng rụng lá theo mùa
Rừng mưa nhiệt đới
Hệ sinh thái hoang mạc
Hệ sinh thái thảo nguyên
Hệ sinh thái núi đá vôi
Hệ sinh thái nước đứng
Hệ sinh thái nước chảy
4. Cấu trúc của hệ sinh thái
Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm có 4 phần:
Sinh vật sản xuất (SV tự dưỡng, SV cung cấp): sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời và năng lượng trong các phản ứng hóa học để tổng hợp chất vô cơ thành hữu cơ

Sinh vật tiêu thụ (SV dinh dưỡng): động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, động vật ăn tạp…

Sinh vật phân hủy (SV phân giải): phân giải hợp chất hữu cơ thành hợp chất vô cơ trả lại môi trường

Chất hữu cơ (bùn, than, mùn…), vô cơ và chế độ khí hậu.

4 thành phần này tạo nên một chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên



SVSX SVTT SVPH


CHẤT VÔ CƠ


Sự chuyển hóa vật chất trong HST
Các thành phần của quần xã liên hệ với nhau bằng quan hệ dinh dưỡng được thực hiện thông qua chuỗi và lưới thức ăn


Chuỗi thức ăn: là 1 dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ
VD về 1 số chuỗi thức ăn trong thiên nhiên:

+ Thực vật -> sâu ăn lá -> chuột -> rắn -> VSV phân giải
+ Thực vật -> hươu -> hổ -> VSV phân giải
+ Thực vật -> chuột -> cầy -> đại bàng -> VSV phân giải

Lu?i th?c an: m?i lo�i sinh v?t trong QXSV thu?ng l� m?t xớch c?a nhi?u chu?i th?c an. Cỏc chu?i th?c an thu?ng cú nhi?u m?t xớch chung t?o nờn 1 lu?i th?c an.
Sự trao đổi năng lượng trong HST

Khái niệm về bậc dinh dưỡng: bậc dinh dưỡng gồm các mắt xích thức ăn thuộc cùng 1 nhóm sắp xếp theo các thành phần của chuỗi thức ăn
VD 1: với chuỗi thức ăn mở đầu bằng cây xanh
Cỏ thỏ cáo hổ VSV

SVSX SVTTC1 SVTTC2 SVTTC3 SVPH

Bậc dd Bậc dd Bậc dd Bậc dd
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4
VD2: với chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ

Mùn bã hữu cơ ĐV đáy cá chép VSV


SVTTB1 SVTTB2

bậc dd bậc dd
bậc 1 bậc 2
Hình tháp sinh thái
Hình tháp sinh thái: là hình tháp sắp xếp số loài trong chuỗi thức ăn từ các bậc dinh dưỡng thấp tới các bậc dinh dưỡng cao theo số lượng cá thể, lượng sinh vật và năng lượng, thường bao giờ cũng có dạng đáy rộng đỉnh nhọn

Có 3 loại:
Tháp số lượng
Cơ sở : phân tích các bậc dinh dưỡng theo số lượng cá thể
Dạng tháp : đáy rộng đỉnh nhọn
Ưu điểm: đơn giản, dễ biểu diễn
Nhược điểm: ít giá trị
Company Logo
Tháp sinh khối
Cơ sở: phân tích các bậc dinh dưỡng theo sinh khối.
Dạng tháp: thường đáy rộng đỉnh nhọn
Ưu điểm: có thể so sánh các bậc dinh dưỡng với nhau
Nhược điểm: thành phần hóa học, giá trị năng lượng của chất sống các bậc dinh dưỡng khác nhau là khác nhau
chưa thấy được yếu tố thời gian trong việc tích lũy sinh vật lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng
Tháp năng lượng
Cơ sở: phân tích các bậc dinh dưỡng theo số năng lượng được tích lũy trong 1 đơn vị thời gian, trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.
Dạng tháp: đáy rộng đỉnh nhọn.
Ưu điểm: là dạng hoàn chỉnh nhất giúp so sánh các hệ sinh thái với nhau và đánh giá được vai trò của các quần thể các loài trong đó
Nhược điểm: khó biểu diễn
Dòng năng lượng của hệ sinh thái
ĐN: là sự vận chuyển năng lượng qua các bậc dinh dưỡng của các chuỗi thức ăn. Một phần năng lượng tích tụ ở SVSX được SVTT cấp 1 sử dụng. Một phần năng lượng của SVTT cấp 1 lại được SVTT cấp 2 sử dụng. Và theo trình tự đó đến các bậc dinh dưỡng tiếp theo. Cuối cùng đến SV phân hủy.

Như vậy có 1 sự vận chuyển năng lượng qua các bậc dinh dưỡng.

Trong quá trình vận chuyển năng lượng qua các bậc dinh dưỡng đều có sự giảm dần số năng lượng do thất thoát hoặc phân tán cho nhiều đối tượng, khu vực khác nhau (nguyên tắc giáng cấp năng lượng).
II. Đa dạng hệ sinh thái
1. Khái niệm đa dạng hệ sinh thái
KN: là sự phong phú của mọi sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật, mọi quá trình sinh thái cũng như những biến đổi trong từng hệ sinh thái.
2. Đánh giá đa dạng hệ ST cơ bản
Cách đánh giá hệ sinh thái:

_ Đa dạng loài

_ Sự phong phú của một loài

_ Số lượng loài trong mỗi bậc dinh dưỡng.
Các hệ sinh thái chính:
Hệ sinh thái trên cạn:
Khí hậu, nhiệt độ,, lượng mưa, đất… khác nhau-> ảnh hưởng đến cấu trúc, đặc điểm quần xã sinh vật.
Hình thành hệ sinh thái trên cạn quyết định bởi hệ thực vật ưu thế kéo theo hệ động vật đặc trưng.
Hệ sinh thái dưới nước:
Tương đối ổn định, không phân chia theo khí hậu mà phân chia theo đặc trưng của hệ nước.
VD: hệ sinh thái nước ngọt, nước lợ
hệ sinh thái nước chảy, nước đứng
3. Các hệ sinh thái cơ bản
Hệ sinh thái hoang mạc

Hệ sinh thái đài nguyên (hay đồng rêu)

Hệ sinh thái đồng cỏ

Hệ sinh thái savan

Các hệ sinh thái rừng
 
Hệ sinh thái hoang mạc
Phân bố: vùng khí hậu nhiệt đới điển hình
Điều kiện môi trường: khô hạn, lượng mưa thấp (<250 mm>Thực vật: hệ thực vật đơn giản, thưa thớt, độ che phủ thấp, không có cây gỗ cao. Có biến đổi thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt (VD: cây có rể sâu để hút nước, lá biến thành gai nhọn, thân trữ nước …)
Động vật: số loài ít, thích nghi cao với đời sống khô hạn. Gồm:
_ Động vật có xương sống cỡ lớn: lạc đà một bướu, linh dương, báo, sư tử,…
_ Các loài gậm nhấm trong đất: chuột túi, chuột đàn…
_ Các loài chim chạy
_ Các loài sâu bọ cánh cứng (trong đó họ Tenebrinidae chiếm ưu thế và là những loài đặc trưng của hoang mạc)
www.themegallery.com
Company Logo
Năng suất sơ cấp thấp, chuỗi thức ăn ngắn, tổng sinh khối nhỏ.

Hệ sinh thái hoang mạc thường không bền vững, có nhiều thay đổi bởi sự biến đổi của môi trường.
Hệ sinh thái đồng rêu
Phân bố: ở các vùng cực và bao quanh các vùng cực trái đất.

Điều kiện khí hậu: khí hậu vùng cực lạnh giá, mùa đông dài khắc nghiệt, mùa hè ngắn (hơn 7 tháng nhiệt độ <0oC). Mây mù che phủ quanh năm nên độ chiếu sáng thấp. Lượng mưa thấp, chủ yếu mưa dạng tuyết.
www.themegallery.com
Company Logo
Thực vật: kém phát triển do đất lạnh và đóng băng. Chủ yếu là rêu, địa y, các cây bụi cao khoảng 50cm (bông lau, phong lùn …). Không có cây gỗ cao.
Động vật: các loài thích nghi với chịu lạnh như tuần lộc, thỏ cực, chồn cực, gấu trắng Bắc cực, chim cánh cụt ...
Các loài này thường sống thành bầy đàn.
Có hiện tượng di cư xuống thấp hơn để tránh rét khi quá lạnh.
www.themegallery.com
Company Logo
Hệ sinh thái đồng cỏ
Phân bố: ở cả vùng ôn đới với một diện tích rộng lớn trên bề mặt Trái đất. Các đồng cỏ ôn đới bao gồm các thảo nguyên ở Nga, các đồng hoang ở Nam Mỹ, và các đồng cỏ (prairies) ở Bắc Mỹ.

Điều kiện môi trường: Lượng mưa thấp, phân tán, khí hậu nửa ẩm hoặc nửa khô hạn. Địa hình thấp và tương đối rộng lớn.
www.themegallery.com
Company Logo
Thực vật:
Chủ yếu là cỏ thấp lâu năm, trong đó họ Lúa chiếm ưu thế do có khả năng chống sự giẫm đạp, hệ rễ phân bố rộng để hấp thu nước và chất dinh dưỡng trong đất hiệu quả.
Thành phần loài thay đổi theo khí hậu, tăng trưởng mạnh vào mùa mưa.
Không có cây gỗ.
Hầu hết các đồng cỏ ngày nay được sử dụng cho phát triển mùa màng, đặc biệt lúa mỳ và ngô.
www.themegallery.com
Company Logo
Động vật:
Động vật ăn cỏ: bò bison, ngựa hoang, trâu bò, linh dương sừng dài…
Các loài đào hang: chuột, chuột nhảy, thỏ…
Động vật ăn thịt: chồn, chó sói…

Chúng sống theo đàn. Có hiện tượng ngủ đông, ngủ hè và di cư theo mùa.
www.themegallery.com
Company Logo
Năng suất sơ cấp trung bình, tăng trưởng mạnh vào mùa mưa. Năng lượng đi qua hệ sinh thái thấp, chuỗi thức ăn ngắn nhưng phức tạp.

Cỏ vốn không giữ chất dinh dưỡng lâu trong cơ thể mà phân huỷ nhanh chóng nên khả năng quay vòng dinh dưỡng nhanh.
 
Hệ sinh thái savan
Phân bố: Savan là một dạng đồng cỏ của nhiệt đới.
Điều kiện môi trường: khí hậu savan khô nóng.
Thực vật: rừng cây bụi mọc xen với cỏ. Chủ yếu là cỏ bụi, sống lâu năm có lá dẹt, dài, sắc nhọn, thô ráp, mọc thành rừng, có khả năng chịu lửa, có vỏ dày và xốp. Cây gỗ lớn thường mọc thành các nhóm hoặc đứng 1 mình, xung quanh là những cây bụi và cỏ.
Động vật:
Tập trung nhiều động vật ăn cỏ nhất: ngựa vằn, hươu cao cổ, linh dương.
Động vật ăn thịt: sư tử, báo, linh cẩu…
Một số loài thú nhỏ với đời sống đào hang: chuột…
Côn trùng: mối, kiến, cào cào (phân huỷ các loài thực vật nhỏ).
www.themegallery.com
Company Logo
Có 4 kiểu hệ sinh thái Savan :
Cỏ cao-cây gỗ thấp: quần xã cỏ mọc dày và khoẻ xen kẽ với những cây gỗ thấp. Kiểu này phân bố rộng ở châu Phi.
Cỏ cao–keo: cỏ mọc thành bụi cao khoảng 1.5m xen kẽ với các cây gỗ keo rụng lá (bạch đàn ở Úc).
Trảng cỏ khô không liên tục: cây bụi thưa thớt, có gai, có nhiều chỗ trống đất. Kiểu này thường gặp ở rìa những hoang mạc khô.
Savan cây gỗ: thảm thực vật phức tạp và đa dạng. Kiểu này thường là có chút ít tác động của con người.
 
Các hệ sinh thái rừng
Rừng là hệ sinh thái ưu thế, chiếm 2/3 bề mặt Trái đất.
Rừng là một hệ sinh thái tổng hợp, cấu trúc phức tạp, năng suất sinh học cao và khối lượng lớn. Cây rừng có khả năng thích nghi sinh thái rộng và sống trong điều kiện khí hậu khác nhau.
Bao gồm: hệ sinh thái rừng lá kim – taiga (Boreal forest ), hệ sinh thái rừng rụng lá (Temprate forest), hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới (Tropical rain forest).
 
Hệ sinh thái rừng lá kim
Phân bố rộng ở hầu hết các vùng phía Bắc của Bắc Âu và Bắc Mỹ

Điều kiện môi trường: khí hậu mùa đông kéo dài, tuyết phủ dày, mùa hè ngắn và ấm. Lượng mưa thấp (375-500 mm/năm), phần lớn ở dạng tuyết.
Thực vật: đặc trưng là các loài cây thẳng như Vân sam, Lãnh sam, Thiết sam và Thông. Các loài cây gỗ này có lá và vỏ bảo vệ dày, lá có dạng kim có thể chịu đựng trọng lượng của tuyết tích tụ lại. Tầng dưới thường trống rỗng, bề mặt đất được bao phủ bởi một lớp rêu và địa y.
Động vật: thích nghi với đời sống ở tuyết.
Động vật ăn hạt thông: sóc, chim...
Động vật lớn: tuần lộc, thỏ, nai, hươu, bò rừng…
Động vật ăn thịt: chó sói, linh miêu…
Một số loài chim: chim mỏ chéo, gà lôi rừng…
Một số ít côn trùng.
Nhiều loài có tập tính di cư vào mùa đông.
Năng suất thấp (3000kCal/m2/năm) so với các kiểu rừng khác vì thời gian sinh trưởng ngắn. Chuỗi thức ăn ngắn và ít các mức độ dinh dưỡng. Chu trình dinh dưỡng thấp và nghèo nàn do lớp thảm mục chứa ít chất dinh dưỡng, quá trình phân huỷ trong điều kiện lạnh nên diễn ra chậm chạp.
Hệ sinh thái rừng lá rụng
Phân bố : ở miền đông của Bắc Mỹ, Đông Á, và nhiều nước Châu Âu.
Điều kiện môi trường: Lượng mưa nhiều (750-1500 mm/năm). Mùa sinh trưởng kéo dài 6 tháng. Đất giàu dinh dưỡng.
Thực vật: đa dạng hơn rừng lá kim, gồm sồi, thích, dẻ, bạch dương và những cây gỗ lớn lá rụng khác. Cây có tán lá rộng, rụng vào mùa thu, mọc lại vào mùa xuân.
Rừng có hiện tượng phân tầng:
Tầng các cây gỗ lớn lá rụng,
Tầng cây bụi
Tầng cây thảo
Tầng rêu và dương xỉ.
Động vật: đa dạng và phong phú hơn do phong phú về nơi ở và giàu dinh dưỡng. Gồm: động vật sống trên cây (sóc, các loài chim…), các loài thú ăn thịt sống trên mặt đất (linh miêu, chó sói, cáo, hươu, heo rừng, chồn, gấu…), các loài thú nhỏ (đặc biệt là họ gặm nhấm), các loài bò sát và lưỡng thê, và nhiều loài côn trùng.
Năng suất cao (8000 kCal/m2/năm) hơn rừng lá kim nhưng thấp hơn rừng nhiệt đới. Chuỗi thức ăn có nhiều bậc dinh dưỡng, mạng lưới thức ăn phức tạp.

Chu trình dinh dưỡng dao động tuỳ thành phần loài.
 
Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới
Phân bố: ở vùng gần khu vực xích đạo.

Điều kiện môi trường: khí hậu nóng ẩm quanh năm, lượng mưa cao (>2000 mm/năm). Rừng quanh năm xanh tốt, có nhiều tầng, hệ động thực vật phong phú. Đất màu mỡ.
Thực vật: rừng quanh năm xanh tốt, có nhiều tầng, hệ thực vật phong phú.
Động vật: các loại côn trùng rất phong phú, chim có xu hướng màu sắc sáng, Bò sát và lưỡng thê xuất hiện nhiều. Nhiều loài linh trưởng: khỉ hầu (Lemurs), cu li (Sloths), và khỉ (Monkeys)…
www.themegallery.com
Company Logo
www.themegallery.com
Company Logo
Thời kỳ sinh trưởng quanh năm nên năng suất của hệ sinh thái cao (năng suất sơ cấp 20000 kCal/m2/năm).

Chuỗi thức ăn phức tạp. Chu trình dinh dưỡng lớn, chu chuyển nhanh.
 
4. Hệ sinh thái ở Việt Nam
Các đặc điểm địa lý:
_ Trải dài 15 vĩ tuyến.
_ Độ cao thay đổi từ mực nước biển đến trên 3000m.
_ Đường bờ biển dài.
_ Địa hình khác nhau: đồng bằng, núi…
_ Lượng mưa thay đổi (400-4000mm/năm).
_ Khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông
_ Việt Nam nằm trên con đường di cư của nhiều loài động vật.
 Vì thế hệ sinh thái của Việt Nam rất đa dạng.
Hệ sinh thái ở Việt Nam gồm 3 dạng chính:
Các hệ sinh thái trên cạn
Hệ sinh thái biển
Hệ sinh thái đất ngập nước
Hệ sinh thái biến đổi do con người
Các hệ sinh thái trên cạn
Rừng xanh mưa ẩm nhiệt đới
Rừng rụng lá ẩm nhiệt đới
Rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới
Rừng kín lá cứng hơi khô nhiệt đới
Rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới
Rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới
Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới
1 số số liệu về khu hệ động, thực vật ở VN:
Khu hệ thực vật Việt Nam ghi nhận có 15.986 loài trong đó có 4.528 loài thực vật bậc thấp và 11.458 loài thực vật bậc cao và 10 % số loài thực vật là đặc hữu.
Khu hệ động vật: thống kê được 307 loài giun tròn, 161 loài giun sán ký sinh ở gia súc, 200 loài giun đất, 145 loài ve giáp, 113 loài bọ nhảy, 7.750 loài côn trùng, 260 loài bò sát, 120 loài ếch nhái, 840 loài chim, 310 loài và phân loài thú.
Khu hệ thực vật
Phổ biến: Giổi Nhung (Michelia faveolata), Giổi lá bạc (Michelia cavalcria), họ Đỗ Quyên (Ericaceae), chè thơm (Annesla fragrans), Hoa tiên (Asarum maximum), Mắc niễng bạc (Eberbardtia aurata), Dẻ lá tre (Quercus bambusaefolia), Dẻ đấu nứt (Castanopsis fissa), Chẹo lông (Engelbardtia spicata)...
Cây thuốc Vườn Quốc gia Ba Vì có tới 503 loài thuộc 118 họ, 321 chi chữa 33 loại bệnh nhiều loài thuốc quý như: Hoa tiên (Asarum maximum), Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata), Bát giác liên (Podophyllum tonkiensis), Râu hùm (Tacca chantrieri), Hàng đằng (Fibraurea tinctoria)...
Khu hệ động vật
Vườn quốc gia Ba Vì hiện có: 45 loài thú, 139 loài chim, 30 loài bò sát, 24 loài lưỡng cư. Các loài quý hiếm như: Cầy vằn bắc ; Cầy Gấm;Cu li lớn; Gấu ngựa; Beo lửa ; Chồn Bạc má; Cầy mực; Sơn dương; Gà lôi trắng;Dù dì phương đông; Tắc kè; Ô rô vẩy; Rồng đất; Kỳ đà hoa; Rắn hổ mang; Rắn lục núi.
Khu hệ côn trùng
Đã phát hiện 552 loài côn trùng thuộc 364 giống, 65 họ, 14 bộ. Trong đó có 7 loài được ghi trong sách đỏ Việt nam đó là: Bọ ngựa xanh thường (Mantis religiosa Linnaeus); Cà cuống (Lethocerus indicus L. et S.); Bướm khế (Attacus atlas Linnaeus); Ngài mặt trăng (Actias selene ningpoana Felde; Bướm rồng đuôi trắng (Lamproptera curius Fabricius); Bướm phượng Hêlen (Troides helena Linnaeus), Bướm đuôi kiếm (Graphium antiphates Cramer).
www.themegallery.com
Company Logo
Hệ sinh thái biển
Việt Nam được thiên nhiên ưu ái cho một bờ biển dài, có rất nhiều đảo và giàu tài nguyên; các hệ sinh thái biển chủ yếu được phân bố dọc theo vùng lãnh hải gần bờ và gồm có các rạn san hô, tảo biển và rừng ngập mặn.
Có các vùng đầm lầy thủy triều, các khu rừng ngập mặn, vùng cửa sông, các khu đầm phá, vịnh nhỏ, những rạn san sô, các vùng châu thổ, các bãi cát ven biển, đảo, bãi đất lầy theo thủy triều, thềm lục địa mềm và cung, các đìa nuôi trồng thủy sản nước lợ.
Hệ sinh thái biển ở Việt Nam bao gồm: thực vật phù du, động vật phù du, động vật đáy biển và động vật tự du.
Hệ sinh thái đất ngập nước
Diện tích 39.734 km2, từ lâu ở Đồng bằng Cửu Long đã hình thành và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo. Đó là hệ sinh thái rừng Tràm U Minh, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, hệ sinh thái nông nghiệp.
Company Logo
Tại đây, có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn chim, sân chim tự nhiên rất hấp dẫn cho du lịch sinh thái. Đặc biệt, hệ sinh thái rừng ngập mặn ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre có vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, giữ cân bằng môi trường sinh thái toàn khu vực.
www.themegallery.com
Company Logo
Hệ sinh thái biến đổi do con người
5. Các vấn đề đe dọa đa dạng HST
Do thiên nhiên như bão lụt, sự thay đổi khí hậu, hạn hán…
Company Logo
Do hoạt động của con người đã tác động vào môi trường tự nhiên.
Chia 2 loại chính:
Trực tiếp: mất và phá huỷ nơi cư trú, sự thay đổi trong thành phần hệ sinh thái, sự nhập nội các loài ngoại lai, khai thác quá mức, ô nhiễm, các hoạt động công, nông, lâm nghiệp…
Gián tiếp: tăng dân số, sự di dân, sự nghèo đói,các chính sách phát triển kinh tế chưa hài hòa với chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học
Nguyên nhân trực tiếp
Mất và phá hủy nơi cư trú
_ Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm loài, quần thể và hệ sinh thái.
_ Cuộc sống của các loài sinh vật luôn gắn liền với nơi cư trú.Nơi cư trú bị phá hủy sẽ dẫn đến Đa dạng sinh học bị suy thoái.
_ Phá rừng dẫn đến mất cân bằng sinh thái và mất tính đa dạng sinh học.

Sự thay đổi trong thành phần HST:
Chẳng hạn như mất hoặc suy giảm của một loài có thể dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học.
Ví dụ, nỗ lực loại trừ chó sói châu Mỹ ở miền nam California dẫn đến việc giảm sút các quần thể chim hót trong vùng.

Chó sói giảm
Gấu trúc
Bắc Mỹ tăng
QT chim giảm

Sự nhập nội các loài ngoại lai: Đặc biệt là các loài ngoại lai xâm lấn có thể phá vỡ toàn bộ hệ sinh tháivà ảnh hưởng đến các quần thể động vật hoặc thực vật bản địa.

Khai thác quá mức: săn bắn quá mức, đánh cá quá mức, hoặc thu hoạch quá mức một loài hoặc một quần thể có thể dẫn tới sự suy giảm của loài hoặc quần thể đó, suy giảm sự đa dạng của hệ sinh thái.

Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí tác động trực tiếp đến các sinh vật trong hệ sinh thái, biến đổi theo hướng tiêu cực.



Biến đổi khí hậu(BĐKH)
_ BĐKH đang diễn ra nhanh hơn và ảnh hưởng tới các vùng trên thế giới.

_ Việt Nam đc xác định là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH

_ Khoảng 20-30% số loài đang phai đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao.

_ Riêng ở Việt Nam, khoảng 700 loài đang bị đe dọa và con số này tiếp tục tăng khi mà các rạn san hô biển đang thu hẹp,những vùng đầm và các cánh rừng ngập mặn bị giảm dần và diện tích rừng nhiệt đới ẩm đang bị xuống cấp.
Nguyên nhân gián tiếp
Sự tăng dân số:
_ Số dân tăng lên -> nhu cầu cơ bản cho cuộc sống con người lấy từ môi trường cũng tăng lên -> quá trinh khai thác tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng lên

_ Nạn di dân tự do: đe dọa sự tồn tại của các khu rừng và khu bảo tồn thiên nhiên do đòi hỏi đất sản xuất, xâm lấn đất rừng, trồng lúa, cà phê, cao su...

_ Sự nghèo đói: 90% cộng đồng địa phương sống dựa vào nông nghiệp,phụ thuộc vào tài nguyên rừng.
Rừng bị tàn phá để trồng cà phê
(xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng
Chính sách phát triển kinh tế:

_ Tại nhiều nước đang phát triển, các chính sách phát triển kinh tế được ưu tiên, đôi khi chúng mâu thuẫn sâu sắc, chưa kết hợp hài hòa với chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học.

_ Đây là mâu thuẫn thường thấy giữa hai yêu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

_ Giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi một chiến lược kết hợp khéo léo giữa phát triển kinh tế, xóa đói nghèo với bảo vệ môi trường.
Nhu cầu sở thích của con người:
_ Du lịch sinh thái
_ Sưu tầm động vật hoang dã…
“Trái đất
không phải là
món quà của cha mẹ cho ta
mà đó là
món nợ của con cháu chúng ta sau này”
Nguyễn Thị Dung
Chu Thị Hằng
Nguyễn Thu Huyền
Phạm Thu Huyền
Dương Thị Quỳnh Mai
Từ Bảo Ngân
Vũ Thị Bích Ngọc
Xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Anh Khoa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)