Hệ sinh thái nông nghiệp ở Tây Nguyên

Chia sẻ bởi Đoàn Cao Thạch | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: hệ sinh thái nông nghiệp ở Tây Nguyên thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Bài Báo Cáo Hệ Sinh Thái Nông Nghiệp
Chủ đề: Hệ sinh thái nông nghiệp ở
Tây Nguyên
Danh sách nhóm:
1. Bùi Đức Duyên
2. Nguyễn Thị Thúy Hằng
3. Phan Văn Hậu
4. Bùi Thị Diệu Hiền
5. Đoàn Cao Thạch
6. Huỳnh Chí Trung
7. Lương Thị Ngọc Tuyết
Nội dung
I.Vị trí địa lý
II.Khí hậu
III.Thổ nhưỡng
IV.Thành phần thực vật chủ đạo
V.Mức độ đa dạng
VI.Kết luận
I. Vị trí địa hình
Vùng Tây Nguyên, một thời gọi là cao nguyên Trung phần Việt Nam là khu vực cao nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia).
II.Khí hậu
Tây Nguyên nằm trong vành đai của khí hậu nhiệt đới gió mùa của phía nam châu Á, có thuận lợi nổi bật nhất là chế độ nhiệt khá ôn hoà: mùa hạ dịu mát, mùa đông không quá lạnh như ở các vùng núi ở Bắc Bộ; biên độ năm của nhiệt độ tương đối nhỏ,...cho phép ổn định cơ cấu cây trồng quanh năm, nhất là các cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày.

Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên 400-500m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên.

- Mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10.

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 (tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất ).
Mùa mưa chiếm tỷ lệ trên 90% lượng mưa năm, nhưng lại phân phối tương đối đều trong 6, 7 tháng và cường độ mưa không lớn như ở Bắc Trung Bộ. Tây Nguyên có một mùa khô gay gắt kéo dài 5 tháng, và với địa hình thoải dần về phía tây, khó giữ nước, nên dễ xảy ra hạn hán, thậm chí có nhiều trường hợp hạn hán rất nghiêm trọng (ví dụ đợt hạn 1997 - 1998 do chịu ảnh hưởng của hiện tượng El Nino).

Rõ ràng vùng Tây Nguyên muốn khắc phục được tình hình khô hạn trong mùa khô thì cần phải có giải pháp trữ nước và điều tiết nước hợp lý (xây kè, đập, trạm thuỷ diện,...).
Khô hạn ở Tây Nguyên
III.Thổ nhưỡng
Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Tây Nguyên, đó là tài nguyên đất. Toàn vùng có diện tích tự nhiên là 13.805km2, trong đó chủ yếu là nhóm đất xám, đó đỏ bazan và một số nhóm khác như: đất phù sa, đất gley, đất đen.

Tây Nguyên có 1,8 triệu ha đất đỏ bazan ( chiếm 33,08% diện tích toàn vùng) tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng rất thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp: có 91.000ha đất phù sa, 52.000ha đồng cỏ tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi đại gia súc. Các đất hình thành từ đá bazan có độ phì khá cao (pH/H20 từ trung tính đến chua, đạm và lân tổng số khá).

Đất đỏ bazan: Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên hiện nay là hơn 290 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.

Tây Nguyên còn là vùng trồng dâu tằm, nuôi tằm tập trung lớn nhất nước ta, nhiều nhất là ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Ở đây, có liên hiệp các xí nghiệp ươm tơ xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Và đang tiến hành khai thác Bô xít. Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn.
Tài nguyên rừng và diện tích đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên đang đứng trước nguy cơ ngày càng suy giảm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau, như là một phần nhỏ diện tích rừng sâu chưa có chủ và dân di cư mới đến lập nghiệp xâm lấn rừng để ở và sản xuất (đất nông nghiệp toàn vùng tăng rất nhanh) cũng như nạn phá rừng, khai thác lâm sản trái phép chưa kiểm soát được. Do sự suy giảm tài nguyên rừng nên sản lượng khai thác gỗ giảm không ngừng, từ 600 – 700 nghìn m3 vào cuối thập kỉ 80 - đầu thập kỉ 90, nay chỉ còn khoảng 200 – 300 nghìn m3/năm.
Hiện trạng sử dụng đất của vùng năm 2008
(Theo nguồn đơn vị hảnh chính, đất đai và khí hậu của Tổng cục thống kê)
IV.Thành phần thực vật chủ đạo
1.Trồng trọt
Tuy không phải là vựa lúa của cả nước nhưng là nơi tập trung phần lớn diện tích cây công nghiệp – cây kinh tế thế mạnh và là nguồn lực phát triển của vùng.
1.1.Cây lương thực: Tuy Tây Nguyên không phải là vùng có thế mạnh về sản xuất lương thực nhưng Tây Nguyên đã sản xuất đạt bình quân lương thực đầu người trên 300kg/năm, về cơ bản đã chủ động được lương thực cho toàn bộ dân số trong vùng.

Cây lương thực có hạt của vùng chiếm 5,25% tổng diện tích cây có hạt của cả nước với sản lượng chiếm khoảng 4,7% tổng sản lượng cây có hạt của cả nước.
+ Cây lúa: Diện tích lúa của vùng năm 2008 là 211,7 nghìn ha chiếm 2,86% tổng diện tích lúa cả nước, với sản lượng 938,4 nghìn tấn chiếm 2,42% tổng sản lượng lúa của cả nước, năng suất bình quân của cả nước 52,2 tạ/ha. Ruộng bậc thang là một hình thức canh tác chủ yếu.
Ruộng bậc thang ở Đắk Lắk.
Mùa ấm no đang về trên những rẻo cao Tây nguyên
Lúa ở Măng Buk
Lúa ở xã Hiếu
+ Cây lương thực khác:

Diện tích cây ngô của vùng năm 2008 là 236,9 nghìn ha chiếm 21% diện tích ngô cả nước và sản lượng là 1093,9 nghìn tấn chiếm 24,1% sản lượng ngô của cả nước với năng suất bình quân là 46,2 tạ/ha.
1.2.Cây hoa màu: Đây là vùng có điền kiện thuận lợi để gieo trồng và sản xuất các loại rau, củ quả ôn đới.
1.3.Cây công nghiệp hàng năm: Đây là vùng có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày như dâu tằm, đậu tương, lạc…
Giống đậu tương 84
Giống lạc mới cho Tây Nguyên
1.4.Cây công nghiệp lâu năm: Tây nguyên được xem là vùng chuyên môn hóa cây công nghiệp lâu năm là một trong những thế mạnh của vùng trong phát triển nông nghiệp với các loại cây tiêu biểu như cà phê, cao su, chè…
+ Cây cà phê:

Tây Nguyên được xem là vùng có lợi thế so sánh trong chuyên môn hóa sản xuất cà phê, có điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu thuận lợi để phát triển sản xuất cây cà phê cho năng suất, sản lượng cao với chi phí thấp.

Sản xuất cà phê đóng góp khoảng gần 30% GDP của Tây Nguyên. Hiện khu vực này là vùng chuyên canh tập trung có quy mô lớn về sản xuất cà phê ở Việt Nam.

Tác động của ngành sản xuất này với tăng trưởng kinh tế của vùng là rất lớn. Sản xuất cà phê là nguồn thu ngoại tệ quan trọng với các tỉnh Tây Nguyên, trong tổng kinh ngạch xuất khẩu của các tỉnh Tây Nguyên, giá trị xuất khẩu của cà phê luôn chiếm khoảng 80%.
Tỷ trọng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước
Tỷ trọng sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước
Diện tích cà phê hiện nay của các tỉnh Tây Nguyên là 436.000 ha, giảm khoảng 50.000 – 60.000 ha so với thời kỳ đạt đỉnh cao vào năm 2002. Vời diện tích này, cà phê Tây Nguyên vẫn chiếm khoảng 90% diện tích cà phê cả nước.
+ Cây cao su:

Điều kiện khí hậu Tây Nguyên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển diện tích cao su. Mức độ độc canh vùng cao su tập trung tại Gia Lai với 49,8% và Kon Tum 21,5% % diện tích.
Từ 1995 đến 2008, diện tích canh tác của cao su tăng 3,2 lần (45335tấn lên 147025tấn).
Cao su – Một loại rừng mới ở Tây Nguyên
+ Điều:

Xét về cơ cấu thì diện tích canh hạt điều 11,40%. Vùng điều tại Đăk Lăk, chiếm 44,6% diện tích. Sản lượng hạt điều xuất khẩu chiếm tỉ trọng 15,58% chỉ đứng sau Đông Nam Bộ.
+ Cây chè:

Chè là một trong những cây chiếm diện tích lớn ở Tây Nguyên với vùng chè tập trung chủ yếu tại Lâm Đồng với gần 95% diện tích. Sản lượng chè xuất khẩu chiếm tỉ trọng 24,24% đứng thứ hai sau Miền núi và Trung du Bắc Bộ.
2. Đồng cỏ và chăn nuôi
Phát huy thế mạnh của khu vực có lợi thế về điều kiện tự nhiên, đồng cỏ, nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc phong phú. Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đã có tổng đàn bò trên 747.900 con, tăng 21,21% so cùng kỳ này năm ngoái và cao hơn so với tăng trưởng trong toàn quốc là 17,5% đàn trâu 79.025 con tăng gần 10%, tổng đàn dê, cừu 116.100con, tăng 81,8% so củng kỳ năm ngoái. Các tỉnh Tây Nguyên hiện có tổng đàn lợn gần 1,4 triệu con, 7,8 triệu con gia cầm và 272.194 đàn ong (chiếm 40,08% tổng đàn, và 64,5% sản lượng mật của cả nước), Tây Nguyên đã phát triển hàng ngàn trang trại chăn nuôi bò, trâu, lợn, dê với quy mô mỗi trang trại từ 100con trở lên, trong đó riêng bò có 919 trang trại.

Công tác phát triển chăn nuôi mang lại những quả nhất định góp phần thúc đẩy nền kinh tế của các tỉnh Tây Nguyên.
Đồng cỏ chăn bò trên cao nguyên Mộc Châu
Những chú bò sữa nhởn nhơ trên cao nguyên Mộc Châu
V. Mức độ đa dạng
Tây Nguyên có đều kiện tự nhiên ưu đãi với đất bazan, với nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên như Nam Cát Tiên, Bidoup Núi Bà, Yokdon, Chư Jang Sin, Kon Ka Kinh, Chu Mom Ray, Ngọc Linh và Nam Ka, Tây Nguyên là nơi trú ngụ cho hàng ngàn loài động thực vật quý hiếm, với hơn 35.000 các loài thực vật và trên 600 loài động vật, trong đó 17 loài đã được liệt kê trong sách đỏ.

Mức độ đa dạng hệ sinh thái nông nghiệp ở Tây Nguyên được thể hiện qua sự đa dạng ở một số Vườn quốc gia:
1. Vườn quốc gia Bidoup- Núi Bà
Vườn quốc gia Bidoup- Núi Bà được thành lập theo Quyết định số 1240/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích 64.800ha.
Theo kết quả điều tra về thực vật đã thống kê được 1.468 loài thuộc 161 họ, 673 chi, trong đó có 91 loài đặc hữu, 62 loài quý hiếm thuộc 29 họ thực vật khác nhau được ghi trong sách đỏ Việt Nam, 15 loài được ghi trong Nghị định số 32/2006/NĐ- CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Về Động vật đã điều tra được 208 loài, 81 họ, thuộc 27 bộ.
Một góc vườn quốc gia Bidoup- Núi Bà
2. Vườn quốc gia Yok Đôn
Theo khảo sát của các nhà khoa học, Yok Đôn hiện có 67 loài thú, 196 loài chim, 46 loài bò sát, 15 loài lưỡng cư và khoảng 100 loài côn trùng sinh sống. Nguồn động vật hoang dã không những phong phú và đa dạng mà còn rất đặc trưng cho hệ động vật vùng Đông Nam Á. Trong số 56 loài động vật quý hiếm của khu vực Đông Dương thì Yok Đôn có đến 36 loài và 17 loài được ghi trong sách đỏ thế giới như voi, trâu rừng, bò sừng xoắn, hươu sao, sơn dương, gà lôi, công, sáo, phượng hoàng…


Hệ thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng với 464 loài, trong đó nhiều loài chỉ có ở khu vực Tây Nguyên. Nơi đây cũng tập hợp nhiều loài hoa quý hiếm, chỉ riêng hoa phong lan đã có trên 23 loài với đủ màu sắc tuyệt đẹp.
3. Vườn quốc gia Cát Tiên
Khoảng 50% diện tích của Cát Tiên là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là nông trại. Động vật đặc trưng có: tê giác Java một sừng, voi châu Á, bò tót, gấu chó, gấu ngựa, trâu rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai,...Các loài chim của Cát Tiên cũng phong phú đa dạng: đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn...Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, trong đó đặc biệt là loài tê giác một sừng.

Ngoài lượng động vật phong phú, Cát Tiên còn là địa bàn của 62 loại lan.
Rừng Cát Tiên suối mơ
Hệ thực vật ở đây có 724 loài thực vật nằm trong 326 chi, 109 họ, 70 bộ thuộc 6 ngành thực vật khác nhau. Ngoài ra vườn có 278 giống cây dược liệu.

Về có thú có 73 loài, trong đó có 59 loài có mặt trong sách đỏ Việt Nam như: gấu chó, báo gấm, sói lửa, bò tót, bò rừng, gấu ngựa, voi, chà và chân đen, ...

Các loài chim thì vườn có 168 loài, hiện có 10 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng như: gà lôi, chim hồng hoàng, chim hồng tía, dù dì phương Ðông, cu xanh, niệc mỏ vằn, chim công, gà tiền mặt đỏ,chim yến hồng xám...

Bò sát có 30 loài trong đó 12 loài ghi trong sách đỏ.
4. Vườn quốc gia Bù Gia Mập
Vườn quốc gia Bù Gia Mập
5. Vườn quốc gia Konkakinh
Kết quả điều tra hệ thực vật rừng ở vườn quốc gia Kon Ka Kinh đã thống kê được 687 loài thực vật thuộc 459 chi và 140 họ. Trong đó ngành 2 lá mầm chiếm đa số (104 họ, 337 chi, 528 loài). Sau đó là ngành 1 lá mầm (15 họ, 82 chi, 111 loài). Các ngành khuyết thực vật có 16 họ, 32 chi và 40 loài. Thực vật hạt trần có 5 họ, 8 chi, 8 loài.

Kết quả điều tra hệ động vật rừng Vườn quốc gia Kon Ka Kinh cho thấy có 428 loài động vật. Trong đó có 223 loài động vật có xương sống sinh sống trên cạn (34 bộ, 74 họ) và 205 loài động vật không xương sống (như bướm) thuộc 10 họ trong bộ Cánh vẩy (Lepidoptera).
Vườn quốc gia Konkakinh (Ảnh Phùng Mỹ Trung)
6.Vườn quốc gia Chumomray (Sa Thầy)
Các nhà khoa học đã ghi nhận tại VQG Chư Mom Ray có gần 1.500 loài thực vật thuộc 166 họ và 541 chi, trong đó có 131 loài được xác định là quý hiếm bị đe dọa như các loài phong lan, lớp tuế, ngành hạt trần, các loài họ dầu và 2.000 loài thực vật quý hiếm như kim giao, thông tre, trắc, cẩm lai…

Về động vật, đã xác định được 620 loài, trong đó có 11 loài thú, 370 loài chim, 45 loài bò sát, 20 loài cá nước ngọt và 17 loài lưỡng cư, 57 loài côn trùng.


Một góc vườn quốc gia Chumomray
VI. Kết luận

Tây nguyên có nhiều tiềm năng phát triển nông-lâm nghiệp cho năng suất cao. Đây là vùng có điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Tây Nguyên là vùng đứng đầu của cả nước về sản lượng cà phê, cao su đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới có được thành tựu đó Tây Nguyên đóng vai trò to lớn.
The End
Cám ơn sự lắng nghe của cô và các bạn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Cao Thạch
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)