Hệ sinh thái nông nghiệp

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Lan | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: hệ sinh thái nông nghiệp thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

1/ Sinh thái học là gì? Tại sao nói sinh thái học vừa là khoa học tự nhiên vừa là khoa học xã hội? Nêu vai trò của sinh thái học đối với đời sống của con người và hoạt động sản xuất nông nghiệp
1.Khái niệm về sinh thái học
Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố và sinh sống của những sinh vật sống và các tác động qua lại giữa các sinh vậtvà môi trường sống của chúng.
2.Giải thích nhận xét sinh thái học vừa là khoa học tự nhiên vừa là khoa học xã hội
Nghiên cứu đặc điểm của các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật và sự thích nghi của chúng với các điều kiện ngoại cảnh khác nhau.
Nghiên cứu nhịp điệu sống của cơ thể liên quan đến các chu kỳ ngày đêm và các chu kỳ địa lý của quả đất và sự thích ứng của các sinh vật.
Nghiên cứu điều kiện hình thành quần thể, những đặc điểm cơ bản và mối quan hệ trong nội bộ quần thể (như phân bố, mật độ, sinh trưởng, sinh sản, tử vong…) giữa quần thể với môi trường thể hiện trong sự biến động và điều chỉnh số lượng cá thể.
Nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc của các quần xã, mối quan hệ giữa trong nội bộ quần thể khác nhau, quá trình biến đổi của các quần xã theo không gian và thời gian qua các loại hình diễn thế (succession).
Nghiên cứu sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong quần xã, giữa quần xã và ngoại cảnh, thể hiện trong các chuỗi và lưới thức ăn, các bậc dinh dưỡng và sự hình thành những hình tháp sinh thái về số lượng và năng lượng.
Nghiên cứu những nhân tố vô cơ cần thiết cho sinh vật, tham gia vào chu trình sinh địa hoá trong thiên nhiên; từ đó xác định rõ mối tương quan trong hệ sinh thái để nghiên cứu năng suất sinh học của các hệ sinh thái khác nhau.
Nghiên cứu cấu trúc của sinh quyển gồm những vùng địa lý sinh vật lớn trên trái đất, cung cấp những hiểu biết tương đối đầy đủ về thế giới của chúng ta.
Ứng dụng các kiến thức về sinh thái học vào việc tìm hiểu tài nguyên thiên nhiên, phân tích những sai lầm của con người trong việc sử dụng phung phí tài nguyên, làm ô nhiễm môi trường và những hậu quả tai hại; từ đó đề ra các biện pháp phục hồi tài nguyên sinh vật, bảo vệ môi trường đáp ứng nhu cầu cần thiết cho sản xuất, sinh hoạt, thẩm mĩ, nghỉ ngơi…và giữ cân bằng sinh thái.
Thông qua các kiến thức về sinh thái học đóng góp tích cực vào công việc giáo dục dân số.
3.Vai trò của sinh thái học
+ Làm sáng tỏ nhận xét: Những kiến thức về sinh thái học giúp con người hiểu biết về môi trường xung quanh, nhờ đó mà loài người tồn tại và phát triển.
+ STH tạo nên những nguyên tắc và định hướng cho hoạt động của con người đối với tự nhiên để phát triển bền vững. ( yêu cầu phân tích để rút ra nhận xét trên)
+ Nêu những ứng dụng sinh thái học vào các hoạt động sản xuất nông nghiêp:
- Nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi trên cơ sở cải tạo các đk sống của nó
- Hạn chế và tiêu diệt dịch hại, bảo vệ cây trồng, vật nuôi và con người
- Thuần hoá và di giống các loài sinh vật….
- Phát triển nông nghiệp bền vững....
2/ Hệ sinh thái nông nghiệp là gì? Trình bày quan niệm hệ thống trong sinh thái học nông nghiệp.
1. Khái quát về hệ sinh thái nông nghiệp (HSTNN)
  - HSTNN là hệ sinh thái do con người tạo ra và duy trì trên cơ sở các quy luật khách quan của tự nhiên, vì mục đích thoả mãn nhu cầu nhiều mặt và ngày càng tăng của con người.
- Về thành phần, HSTNN cũng có các thành phần của một HST điển hình: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân huỷ và môi trường vô sinh. Tuy nhiên với mục đích hàng đầu là tạo ra năng suất kinh tế cao nên đối tượng chính của HSTNN là các cây trồng và vật nuôi.
- HSTNN là một HST tương đối đơn giản về thành phần loài và đồng nhất về cấu trúc, cho nên nó kém bền vững, dễ bị phá vỡ, bởi vậy các HST nông nghiệp được duy trì trong sự tác động thường xuyên của con người để bảo vệ HST mà con người tạo ra.
2. Quan niệm hệ thống trong sinh thái học nông nghiệp
 + HSTNN là một hệ thống sống, bao gồm các thành phần cây trồng và vật nuôi có quan hệ tương tác nhân quả với nhau. Bất kỳ một sự thay đổi từ một thành phần nào đó đều dẫn tới sự thay đổi ở các thành phần khác. (yêu cầu nêu ví dụ...).
+ Trong HSTNN, mọi sự thay đổi không chỉ có một hậu quả mà có thể có nhiều hậu quả, mỗi hậu quả lại sinh ra một sự điều chỉnh trong hệ thống và sự thay đổi này tạo ra sự thay đổi trong cả hệ thống.
+ Trong HSTNN, con người tìm mọi cách để tăng sản lượng cây trồng, vật nuôi, nhưng nếu mục đích của con người không phù hợp với logic của hệ thống có thể dẫn đến những tác hại nghiêm trọng không lường trước được.
+ Lấy ví dụ dẫn chứng cho những nhận định trên và rút ra kết luận: khi nghiên cứu HSTNN cần đặt nó trong những nguyên lý của hệ thống.
3. Nhận xét về hoạt động điều khiển HSTNN trong mối tương tác với tất cả các thành phần khác trong hệ thống.
3/ Trình bày mô hình dòng vận chuyển năng lượng trong hệ sinh thái nông nghiệp.

Vẽ sơ đồ mô hình dòng vận chuyển năng lượng
Nguồn trực tiếp
Nhân công và sức
Nhiên liệu năng lượng mt
Điện năng
Hệ thống sản xuất
Động thực vật,c thải
  Nguồn gián tiếp
Giống,phân bón,thuốc diệt cỏ
Thuốc trừ sâu
Máy móc
Nước
2.Trình bày tóm tắt quá trình trao đổi năng lượng trong HSTNN
+ Sự trao đổi năng lượng và vật chất với ngoại cảnh và trong nội bộ hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu tạo ra năng suất sơ cấp (sản phẩm trồng trọt) của ruộng cây trồng và năng suất thứ cấp (sản phẩm chăn nuôi) của khối chăn nuôi. (Trong năng suất thứ cấp thực ra còn cả sự tăng dân số và tăng khối lượng của con người nhưng thường không được tính đến.)
+ Năng suất của HSTNN phụ thuộc 2 nguồn năng lượng chính: năng lượng bức xạ Mặt trời và năng lượng do con người cung cấp.
- Nguồn năng lượng do con người cung cấp ( năng lượng công nghiệp) chia làm 2 nhóm: trực tiếp (nhân công và sức kéo, nhiên liệu, điện năng) và gián tiếp ( Giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, hóa chất diệt cỏ, máy móc, nước…)
- Nguồn năng lượng do con người cung cấp không trực tiếp tham gia vào tạo năng suất sơ cấp của HSTNN mà chỉ tạo điều kiện cho cây trồng tạo năng suất. Riêng thức ăn chăn nuôi thì có tham gia vào quá trình tạo ra năng suất thứ cấp nhưng thực chất vẫn là năng suất sơ cấp ( ngô, khoai, sắn, đậu..) hay năng suất thứ cấp ( bột thịt, bột cá …) lấy từ HSTNN chứ không phải là năng lượng công nghiệp.
+ Sự trao đổi năng lượng và vật chất giữa HSTNN với các HST khác, chủ yếu là HST đô thị. -> Cung cấp lương thực, thực phẩm và nhận lại vật tư, máy móc, nhiên liệu, …
+ Một số vật chất do HST đô thị cung cấp tham gia vào quá trình tạo năng suất sơ cấp của HSTNN có tính chất quyết định ( như nước, phân bón..)
 
4/ Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp.
 
Yêu cầu sv nêu được các khái niệm sau:
Khái niệm hệ sinh thái: Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó
Khái niệm hệ sinh thái nông nghiệp:là hệ sinh thái do con người tạo ra và duy trì trên cơ sở quy luật khách quan của tự nhiên vì mục đích thỏa mãn nhu cầu về nhiều mặt ngày cngf tăng của mình.HSTNN là HST điển hình,chịu sự điều khiển trực tiếp của con người với tp đơn giản,đồng nhất về cấu trúc,kém bền vững dễ bị phá vỡ
Nêu các điểm khác nhau cơ bản liên quan đến các nội dung sau:
- Sự tồn tại của các cộng đồng sinh vật sống trong HST tự nhiên và HST nông nghiệp .
- Chu trình vật chất trong các HST tự nhiên và HST nông nghiệp
- Các HST tự nhiên là HST tự phục hồi và có một quá trình phát triển lịch sử. HST nông nghiệp là các HST thứ cấp do lao động của con người tạo ra.
- Thành phần loài trong các HST tự nhiên và HST nông nghiệp
- HST nông nghiệp là HST trẻ, có năng suất cao hơn nhưng lại không ổn định bằng các HST tự nhiên, dễ bị thiên tai hay sâu bệnh phá huỷ. Để tăng sự ổn định của các HST nông nghiệp, con người phải đầu tư thêm lao động, năng lượng để bảo vệ chúng.
5/ Nêu các đặc tính cơ bản của hệ sinh thái nông nghiệp (theo SUAN – mạng lưới nghiên cứu hệ sinh thái nông nghiệp các trường đại học Đông Nam Á)
 1. Năng suất: là giá trị thực của sản phẩm trên một đơn vị đầu tư.
2. Ổn định: là mức độ duy trì năng suất trong điều kiện có những dao động nhỏ và bình thường của môi trường.
3. Bền vững: là khả năng duy trì năng suất của hệ khi phải chịu những sức ép (stress) hay những cú sốc (shock). Stress là những sức ép thường lệ, đôi khi liên tục và tích luỹ, nó thường nhỏ và có thể dự báo trước, ví dụ như sự suy giảm dần độ màu mỡ của đất, sự mặn hoá tăng lên..Ngược lại shock là những sức ép bất thường, tương đối lớn và khó dự đoán, ví dụ như hạn hán, lũ lụt bất thường, sâu bệnh...
4. Tự trị: Là mức độ độc lập của hệ đối với các hệ khác để tồn tại. Các HST nông nghiệp luôn cần các nguồn dinh dưỡng và năng lượng bổ sung từ bên ngoài vào nên tính tự trị không cao.
5. Công bằng: Là sự đánh giá xem sản phẩm của các HST nông nghiệp được phân phối như thế nào giữa những người được hưởng lợi.
6. Hợp tác: là khả năng đưa ra các quy định về quản lý HST nông nghiệp của xã hôị và khả năng thực hiện những quy định đó.
7. Tính đa dạng: là số lượng các loài hay các giống khác nhau trong thành phần của hệ. Tính đa dạng cao góp phần tạo ra tính ổn định và cho phép hạn chế rủi ro cho người nông dân và duy trì được chế độ tự túc ở mức độ tối thiểu khi nhiều hoạt động của họ bị thất bại.



8. Tính thích nghi: liên quan tới khả năng phản ứng của hệ với những thay đổi môi trường nhằm đảm bảo sự tồn tại liên tục cho hệ
6/ Cho biết những điểm khác nhau cơ bản giữa hệ thống nông nghiệp cổ truyền và hệ thống nông nghiệp tiên tiến.

HSTNN cổ truyền
1. Lợi dụng triệt để các điều kiện tự nhiên . Né tránh các tác hại của thiên tai
2. Hệ thống cây trồng phức tạp, đa dạng về di truyền, năng suất không cao
3. Chuỗi thức ăn dài, sử dụng sự quay vòng chất hữu cơ là chính, kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi
4. Lao động trên một đơn vị diện tích cao, sử dụng chủ yếu năng lượng lao động thủ công và gia súc
5. Hệ sinh thái đa dạng, năng suất thấp nhưng ổn định, đầu tư thấp và ít năng lượng hóa thạch
HSTNN tiên tiến
1. Khắc phục khó khăn của tự nhiên bằng cách cải tạo chúng
2. Hệ thống cây trồng đơn giản, ít giống, nghèo về di truyền, năng suất cao
3. Chuỗi thức ăn ngắn, lấy nhiều chất dinh dưỡng của đất và bù lại bằng phân hóa học, có khuynh hướng tách rời trồng trọt và chăn nuôi
4. Lao động trên một đơn vị diện tích thấp, thay năng lượng lao động thủ công và gia súc bằng năng lượng hóa thạch
5. Hệ sinh thái đơn giản, năng suất cao nhưng ít ổn định, đầu tư nhiều năng lượng hóa thạch
7/ Tại sao nói điều khiển hệ sinh thái đồng ruộng thực chất là tác động chủ yếu vào thành phần sinh vật? Nêu nội dung điều khiển thành phần sinh vật trong hệ sinh thái đồng ruộng.

1.Điều khiển hệ sinh thái đồng ruộng thực chất là tác động chủ yếu vào thành phần sinh vật.
+ Nêu được các yếu tố của hệ sinh thái đồng ruộng: Địa hình, đất, khí hậu, sinh vật...
+ Trong các yếu tố của hệ, chỉ ra được yếu tố nào dễ biến động, dễ gây ra sự mất ổn định cho hệ thống, yếu tố nào dễ tác động …-> để dựa vào đó có thể tạo ra sự thay đổi nào đó có ảnh hưởng dây chuyền có lợi đến toàn bộ hệ thống.
+ Chỉ ra được trong các yếu tố dễ biến động dễ làm cho hệ thống thay đổi (sinh vật và khí hậu) thì yếu tố khí hậu là yếu tố khó tác động trực tiếp để làm thay đổi, vì vậy điều khiển HST đồng ruộng thực chất là điều khiển thành phần sinh vật trong hệ thống. Nói khác đi: Con người chủ yếu tác động trực tiếp vào sinh vật để từ đó làm cho hệ sinh thái thay đổi theo hướng có lợi cho con người.
+. Mặc dù vậy, để điều khiển HST đồng ruộng, con người cũng còn đi theo hướng tác động vào đất đai, các điều kiện sống của cây trồng…
2. Nội dung điều khiển thành phần sinh vật trong hệ sinh thái đồng ruộng
+ Phân vùng sinh thái cây trồng
+ Bố trí hệ thống cây trồng
+ Điều khiển di truyền
+ Đấu tranh sinh học phòng chống sâu bệnh
8/ Nêu khái niệm hệ thống cây trồng. Thế nào là bố trí hệ thống cây trồng hợp lý?
 1. Khái niệm hệ thống cây trồng (cơ cấu cây trồng): là thành phần các giống và loài cây được bố trí theo không gian và thời gian trong một hệ sinh thái nông nghiệp (một cơ sở hay vùng sản xuất) nhằm tận dụng hợp lí nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế, xã hội.
( Phân biệt sự khác nhau giữa hệ thống cây trồng với hệ thống trồng trọt; hệ thống canh tác.)
2. Thế nào là bố trí hệ thống cây trồng hợp lý? Là lựa chọn được các hệ thống cây trồng thích hợp cho từng vùng sinh thái khác nhau. Bảo đảm các yêu cầu về mặt tự nhiên và kinh tế.
+ Các yêu cầu về mặt tự nhiên của hệ thống cây trồng:
- Lợi dụng tốt nhất các điều kiện khí hậu và tránh được tác hại của thiên tai
- Lợi dụng tốt nhất các điều kiện đất và tránh được tác hại xấu của đất.
- Lợi dụng tốt nhất các đặc tính sinh học của cây trồng và tránh được tác hại của sâu bệnh, cỏ dại.
+ Các yêu cầu về mặt kinh tế:
- Bảo đảm sản lượng cao và tỷ lệ hàng hoá cao.
- Bảo đảm phát triển chăn nuôi và các ngành hàng hoá hỗ trợ.
- Bảo đảm đầu tư lao động và vật tư có hiệu quả kinh tế cao.
9/ Trình bày nguyên tắc áp dụng trong việc xác định hệ thống cây trồng hợp lý cho các vùng sinh thái khác nhau.

1. Hệ thống cây trồng phải sử dụng tốt nhất nguồn lợi nhiệt:
- Các loại cây trồng tuỳ phản ứng với nhiệt độ và thời gian sinh trưởng mà yêu cầu tổng số nhiệt lượng nhất định. Có thể dùng tổng số nhiệt này để sắp xếp các công thức cho từng vùng.
2. Hệ thống cây trồng phải sử dụng tốt nhất nguồn lợi bức xạ:
- Sự phân bố bức xạ không đều trong năm
- Cây trồng thường có năng suất tương quan với lượng bức xạ vào thời kỳ cuối của sinh trưởng, vì vậy cần bố trí để cây trồng có tiềm năng năng suất cao ra hoa và chín vào thời điểm có nguồn lợi bức xạ cao nhất.
3. Hệ thống cây trồng phải sử dụng tốt nhất nguồn lợi nước:
- Trong điều kiện không tưới, khả năng sinh trưởng của cây trồng phụ thuộc vào thời gian mưa. Căn cứ vào các thời kì của mùa mưa mà bố trí gieo trồng cho phù hợp.
- Trong điều kiện có tưới, chủ động tưới tiêu có thể mở rộng khả năng bố trí hệ thống cây trồng.
4. Hệ thống cây trồng phải thích hợp với điều kiện đất và sử dụng tốt nhất điều kiện đất: tuỳ theo thành phần cơ giới, độ dốc, độ ngập nước, độ dày của tầng đất mặt... mà bố trí các loại cây trồng khác nhau.
5. Hệ thống cây trồng phải tránh được thiệt hại do các điều kiện khó khăn về khí hậu, đất đai như bão lụt, hạn, nóng, lạnh, sâu, bệnh: chọn được các giống cây trồng chịu được các điều kiện khó khăn là biện pháp tốt nhất.
6. Hệ thống cây trồng phải bồi dưỡng được độ màu mỡ của đất, tránh làm kiệt quệ, gây xói mòn hay thoái hoá đất:
7. Hệ thống cây trồng phải đảm bảo việc sử dụng lao động hợp lý:
 
10/ Nêu mục đích của việc phân vùng sinh thái cây trồng và tóm tắt các bước tiến hành.
 1. Mục đích: chọn các cây trồng thích hợp nhất với các vùng khí hậu và đất đai khác nhau.
2. Các bước cơ bản phân vùng sinh thái cây trồng
 + Xác định sự thích ứng sinh thái của cây trồng: xác định yêu cầu của các loại cây trồng đối với các điều kiện khí hậu và đất.
+ Kiểm kê khí hậu: tiến hành phân vùng khí hậu nông nghiệp
- Các nguồn lợi khí hậu ( chế độ bức xạ, nhiệt, ẩm...)
- Các trở ngại về mặt khí hậu có thể làm giảm năng suất cây trồng ( hạn, úng, nóng, lạnh…). Các trở ngại chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu như sâu, bệnh...
+ Kiểm kê đất:
- Dựa vào bản đồ đất để chia làm các đơn vị bản đồ ( phân chia theo các điều kiện khí hậu khác nhau )
- Các chỉ tiêu để phân loại đất: thành phần cơ giới; độ dốc ....
+ Phối hợp cây trồng với khí hậu và đất:
 
- Tính năng suất tiềm năng ( căn cứ vào quá trình quang hợp, hô hấp...)
- Dựa vào điều kiện về khí hậu, đất đai để đánh giá khả năng thích ứng của cây trồng.
- Các mức thích hợp đã được quy định: Rất thích hợp; Thích hợp; Thích hợp có hạn; không thích hợp.
 11/ Quản lý dịch hại tổng hợp là gì? Nêu mục đích và quan điểm cơ bản của biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp.
 1.Quản lý dịch hại tổng hợp ( Integrated Pest Management-IPM )
+ Quản lý dịch hại tổng hợp là quan niệm phòng chống sâu, bệnh và cỏ dại dựa trên cơ sở sinh thái học.
+ Là một trong những phương pháp điều khiển thành phần sinh vật trong hệ sinh thái trên quan điểm coi ruộng cây trồng là một hệ sinh thái, trong đó có mối quan hệ giữa vật sống và ngoại cảnh và giữa các vật sống với nhau.
2. Mục đích: Hạn chế quần thể sinh vật gây hại dưới ngưỡng kinh tế, đồng thời tránh hiện tượng côn trùng quen thuốc, giảm đến mức thấp nhất sự rối loạn các mối quan hệ giữa các sinh vật trong hệ sinh thái, bảo vệ được sinh vật có ích.
Trả lời được ngưỡng kinh tế là gì.
3. Quan điểm cơ bản của quản lý dịch hại tổng hợp.
+ Dùng thuốc với mục đích không phải để diệt sâu, bệnh mà chỉ hạn chế sự phát triển của chúng. Chỉ dùng thuốc hoá học khi quần thể sinh vật gây hại vượt quá ngưỡng kinh tế.
+ Phòng chống có chọn lọc: chỉ diệt đối tượng gây hại, không diệt các loài khác.
+ Nâng cao hiệu quả của các cơ chế tự nhiên, điều hoà số lượng sinh vật gây hại bằng cách thay đổi các biện pháp kỹ thuật..
+ Sử dụng một hệ thống các biện pháp có thể dung hòa với nhau gồm sinh học, hoá học, canh tác và tạo giống chống chịu... Các biện pháp này phải ít tốn kém nhất, thích hợp với trình độ kinh tế- xã hội.
+ Thay thuốc hoá học bằng các biện pháp sinh học.
+ Với nhân tố hoá học việc sử dụng phải có chọn lọc.
 
12/ Mục tiêu cơ bản của nông nghiệp bền vững là gì? Trình bày những nguyên lý chung của nông nghiệp bền vững.
 1. Mục tiêu cơ bản của nông nghiệp bền vững
- Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.
- Tạo việc làm bền vững, đủ thu nhập và cải thiện điêù kiện sống và làm việc của người dân ở vùng nông thôn.
- Duy trì khả năng sản xuất của các nguồn lực tự nhiên đồng thời với việc bảo vệ môi trường
- Giảm thiểu nguy cơ gây hại cho khu vực nông nghiệp do các nhân tố tự nhiên không thuận lợi, các nhân tố kinh tế- xã hội và các rủi ro khác và tăng cường tính tự lực.
2. Những nguyên lý chung của nông nghiệp bền vững.
+ Các yếu tố (như công trình kiến trúc, nhà ở, ao, vườn, đường đi ...) cần được đặt trong mối quan hệ hỗ trợ nhau tạo thành một chỉnh thể toàn vẹn, để hệ thống vận hành có hiệu quả nhất và tốt nhất.
+ Mỗi yếu tố phải đảm bảo nhiều chức năng, muốn vậy phải chọn lọc và bố trí hợp lý. Ví dụ: hồ ao có thể nuôi cá, nuôi vịt, trữ nước tưới...Bờ mương là nơi trồng cây chắn gió, trồng cây ăn quả, là đường đi, nơi chăn thả gia súc...
+ Làm cho mọi thứ đều sinh lợi (Ví dụ :chất thải thành phân bón...)
+ Tận dụng mọi thứ đến khả năng cao nhất của chúng.
+ Chi phí hay đầu tư thấp nhất để đạt được năng suất cao nhất. (Ví dụ...)
+ Từ những nguyên lý chung -> vận dụng tuỳ thuộc vào môi trường cụ thể. Vì thế có thể nói sự sáng tạo trong nông nghiệp bền vững là rất lớn.
13/ Mô tả các hệ thống phụ của hệ sinh thái đồng ruộng. Nêu vai trò của mỗi hệ thống phụ ấy và vẽ sơ đồ mô tả quan hệ giữa các hệ thống phụ của hệ sinh thái đồng ruộng.
 
Các hệ thống phụ của hệ sinh thái đồng ruộng
+Hệ phụ khí tượng:
- Gồm các yếu tố bức xạ mặt trời, nhiệt độ, độ ẩm không khí, lượng mưa, gió, hàm lượng CO2…
- Các yếu tố này tác động lẫn nhau và tác động vào đất, cây trồng, quần thể sinh vật…tạo nên vi khí hậu của ruộng cây trồng.
+ Hệ phụ đất:
 - Gồm các yếu tố: chất hữu cơ, chất khoáng, vi sinh vật đất, động vật đất, nước, không khí.
- Các yếu tố này tác động lẫn nhau và chịu tác động của yếu tố khí tượng; cung cấp không khí, nước và các chất dinh dưỡng cho cây.
+ Hệ phụ cây trồng:
 
- Là hệ thống trung tâm của HST đồng ruộng; có thể thuần nhất có thể đa dạng…
- Các yếu tố của hệ phụ này là các đặc tính hình thái, sinh lí của cây trồng do các đặc điểm di truyền của nó quyết định.
+ Hệ phụ quần thể sinh vật của ruộng cây trồng: gồm cỏ dại, côn trùng, nấm, vi sinh vật, các động vật nhỏ..Các sinh vật này có thể có tác động tốt, xấu hay trung tính đối với cây trồng.
+ Hệ thống phụ các biện pháp kĩ thuật
- Gồm những tác động của con người vào khí tượng, đất, cây trồng hay vào quần thể sinh vật trong ruộng cây trồng..
- Các biện pháp kĩ thuật gồm: làm đất, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)