Hệ sinh dục

Chia sẻ bởi Hà Phối Ân | Ngày 23/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: hệ sinh dục thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Trường đại học Sài Gòn
Lớp CSI1081
Nhóm 4
Hệ tiết niệu - sinh dục
HỆ TIẾT NIỆU
Thận:
Thận là cơ quan chính của hệ tiết niệu, đảm nhận việc lọc các chất độc trong máu.

1. Vị trí:
Nằm sau phúc mạc, bên phải và bên trái cột sống, ngang mức sống ngực XI và đốt sống thắt lưng III, thận phải nằm thấp hơn thận trái khoảng 2 cm.
3. Cấu tạo trong:

 Cấu tạo đại thể:

 Xoang thận: Xoang thận thông ra ngoài ở rốn thận. Thành xoang có nhiều chỗ lồi lõm. Chỗ lòi hình nón gọi là nhú thận. Đầu nhú có nhiều lỗ sinh niệu đổ nước tiểu vào bể thận. Chỗ lõm úp vào nhú thận gọi là các đài thận nhỏ. Các đài thận nhỏ hợp thành đài thận lớn. Các đài thận lớn hợp lại thành bể thận. Bể thận nối với niệu quản.
Nhu mô thận: được chia làm 2 vùng

+ Tủy thận: gồm nhiều tháp thận (khối hình nón).đáy tháp quay về phía bao thận, đỉnh hướng về xoang thận tạo nên nhú thận. Các tháp thận sắp xếp thành hai hàng dọc theo hai mặt trước và sau thận.

+ Vỏ thận gồm: cột thận và tiểu thùy vỏ.
Cột thận: là phần nhu mô nằm giữa các tháp thận.

Tiểu thuỳ vỏ:Là phần nhu mô từ đáy tháp thận tới bao sợi. Tiểu thùy vỏ lại chia làm 2 phần:

- Phần tia: gồm các khối hình tháp nhò, đáy nằm trên đáy tháp thận, đình hướng ra bao sợi thận.
- Phần lượn: là phần nhu mô xen giữa phần tia.
Bài tiết qua da:
Mồ hôi được tiết liên tục. Số lượng mồ hôi tiết ra một ngày phụ thuộc vào nhiệt độ không khí bên ngoài.

Sự tiết mồ hôi có tác dụng điều hoà thân nhiệt .

Sự tiết mồ hôi được điều hoà bởi hệ thần kinh. Phản xạ tiết mồ hôi là phản xạ tự động do tuỷ sống và hành tuỷ điều khiển, kích thích trực tiếp là nhiệt độ của môi trường xung .
Cấu tạo và chức phận của da:
Da gồm có 3 lớp:

Ngoài cùng là một lớp biểu bì gồm có nhiều tầng tế bào

Giữa là lớp da chính thức. Lớp này được cấu tạo bởi một mô liên kết.

Trong cùng là lớp dưới da.
.
- Chức năng chủ yếu của da là cơ quan cảm giác nhiệt và đau đớn. Ngoài ra, da còn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ.
HỆ SINH DỤC
CƠ QUAN SINH DỤC NỮ:
Cơ quan sinh dục nữ gồm có: Buồng trứng, tử cung, vòi tử cung, âm đạo, bộ phận sinh dục ngoài, tuyến vú.
I. Buồng trứng: Buồng trứng vừa là một tuyến ngoại tiết, vừa là một tuyến nội tiết.
1. Vị trí:
- Buồng trứng nằm trong hố buồng trứng ở thành bên chậu hông bé; phụ nữ khi đã đẻ nhiều lần thì buồng trứng có thể tụt xuống thấp hơn.


2. Hình thể ngoài:
Buồng trứng có hình một hạt đậu dẹt, kích thước khoảng 1 cm bề dày, 2cm bề rộng, và 3 cm bề cao.
Buồng trứng có hai mặt: mặt trong và mặt ngoài.
Buồng trứng có hai bờ: bờ tự do và bờ mạc treo buồng trứng.
Buồng trứng có hai đầu:đầu vòi và đầu tử cung.
Buồng trứng được cố định tại chỗ là nhờ:

Mạc treo buồng trứng đi từ mặt sau dây chằng rộng tới bám vào bờ mạc treo của buồng trứng.

Dây chằng treo buồng trứng đi từ đầu vòi của buồng trứng tới thành bên chậu hông, giữa 2 lá của dây chằng rộng.

Dây chằng riêng buồng trứng đi từ đầu tử cung của buồng trứng tới sừng tử cung.

Dây chằng vòi- buồng trứng: dây này ngắn, đi từ đầu vòi tới phễu vòi tử cung.

3. Cấu tạo:
Ngoài là lớp biểu bì hình trụ.

Bên trong gồm phần vỏ và tủy, lẫn với mô liên kết sợi xốp.

Phần vỏ có nhiều nang trứng nguyên thủy, đó là tập hợp trứng non với tế bào thượng bì xung quanh. Nang này sẽ trở thành nang trứng chín.

4. Mạch máu và thần kinh:
Động mạch: chủ yếu là động mạch buồng trứng tách ra từ động mạch chủ bụng ở vùng thắt lưng đi trong dây chằng treo buồng trứngđể vào buồng trứng ở đầu vòi.
Bạch huyết theo các mạch và đổ vào các hạch bạch huyết ở vùng thắt lưng.
Thần kinh tách từ đám rối buồng trứng đi theo động mạch buồng trứng để vào buồng trứng
5. Chức năng:
Dưỡng trứng và tiết ra hoocmon sinh dục ảnh hưởng đến những đặc điểm giới tính nữ và tác động lên hoạt động tử cung.
II/ Vòi tử cung (ống dẫn trứng, vòi Fallope):
Là ống dẫn trứng đi từ buồng trứng đến tử cung.

1. Vị trí:
Vòi tử cung hay còn gọi là vòi Fallope, ống dẫn trứng là hai ống dài khoảng hơn 10cm chạy ngang từ buồng trứng tới góc của hai bên tử cung, nằm giữa hai lá của bờ tự do của dây chằng rộng.

2. Hình thể ngoài:
Vòi tử cung được chia làm 4 đoạn: phễu vòi, bóng vòi,eo vòi và phần tử cung.

3. Cấu tạo:
Vòi tử cung được bọc ở ngoài cùng bởi lớp phúc mạc, gồm lớp thanh mạc và tấm dưới thanh mạc.

4. Mạch máu và thần kinh:
Động mạch và tĩnh mạch là những nhánh vòi của mạch tử cung và mạch buồng trứng nối nhau theo dọc bờ dưới vòi.

Bạch mạch và thần kinh giống như buồng trứng.

5. Chức năng:
Hứng rồi dẫn trứng vào tử cung từ 3-10 ngày
III/ Tử cung:
1. Vị trí:
Tử cung nằm giữa chậu hông bé, sau bàng quang, trước trực tràng, trên âm đạo và dưới quai ruột non.

2. Hình thể ngoài:
Tử cung có hình quả lê, mặt lồi hình vòm ở phía trước- trên là đáy tử cung. Tính từ đáy xuống, tử cung được chia làm 3 phần:thân, eo và cổ tử cung.


 Tử cung được giữ cố định nhờ:

Vị trí và chiều hướng của tử cung.

Dây chằng rộng.

Dây chằng tròn.

Dây chằng tử cung – cùng.

Dây chằng nganng cổ tử cung
3. Hình thể trong và cấu tạo:
Buồng tử cung:
- Tử cung là 1 khối cơ dày, rỗng thành một khoang dẹt theo chiều trước sau và thắt lại ở chỗ eo tử cung chia khoang thành 2 buồng:buồng nhỏ ở dưới nằm trong cổ tử cung gọi là ống cổ tử cung và buồng to ở trong tử cung có hình tam giác mà 3 cạnh lồi về phía lòng tam giác.
Cấu tạo của tử cung: Xét từ ngoài vào trong, cấu tạo của tử cung gổm:
- Lớp thanh mạc (lớp ngoài tử cung) là lớp phúc mạc bọc tử cung. Dưới lớp thanh mạc là tấm dưới thanh mạc.
- Lớp cơ hơi khác nhu ở phần thân và cổ.
Ở phần thân tử cung, có 3 tầng cơ. Tầng ngoài là các thớ cơ dọc và một ít cơ vòng. Tầng giữa (tầng mạch) rất dày gọi là lớp cơ rối gồm các thớ cơ đan chéo nhau chằng chịt quấn lấy các mạch máu. Tầng trong chủ yếu là các thớ cơ vòng.
Ở phần cổ tử cung, cơ mỏng hơn và không có tầng cơ rối. Chỉ có một tầng cơ vòng kẹp giữa hai tầng cơ dọc.
- Lớp niêm mạc (lớp trong tử cung) mỏng mảnh và dính chặt vào lớp cơ.
4. Mạch máu và thần kinh:
 Động mạch:
Tử cung nhận máu từ động mạch tử cung. Động mạch tử cung là một nhánh của động mạch chậu trong đi theo 3 đoạn:
Đoạn thành bên chậu hông: động mạch áp sát vào mạc cơ bịt trong giới hạn nên phía dưới hố buồng trứng.
Đoạn đáy dây chằng rộng: động mạch chạy ngang từ thành bên chậu hông đi trong đáy dây chằng rộng tới bờ tử cung. Động mạch bắt chéo phía trước niệu quản ở cách cổ tử cung 1,5cm.
Đoạn bờ bên tử cung: động mạch từ đáy dây chằng rộng tới sát cổ tử cung rồi quặt lên chạy sát vào bờ bên thân tử cung.
Trên đường đi, động mạch tách ra nhiều nhánh bên cho âm đạo, niệu quản, bàng quang, cổ tử cung và thân tử cung.

Tĩnh mạch: tĩnh mạch tử cung đổ vào các đám rối tĩnh mạch buổng trứng và tử cung rồi đổ về tĩnh mạch chậu trong.

Bạch mạch: các bạch mạch ở cổ và thân tử cung thông nối nhauva2 đổ vào một thân chung chạy dọc bên ngoài động mạch tử cung và cuối cùng đổ vào các hạch bạch huyết của các động mạch chậu hoặc động mạch chủ bụng.

 Thần kinh: tử cung được chi phối bởi đám rối thần kinh tử cung âm đạo. Đám rối này tách ra từ đám rối thần kinh hạ vị dưới đi trong dây chằng tử cung – cùng để tới tử cung ở chỗ eo tử cung.
5. Chức năng:
Tử cung là nơi cho trứng đã thụ tinh đến làm tổ và phát triển.

Là nơi nương náu và phát triển của thai nhi. Khi thai phát triển hoàn thiện, tử cung có nhiệm vụ co bóp đẩy thai nhi ra ngoài.

Đây cũng là nơi xảy ra kinh nguyệt.
IV/ Âm đạo:
1. Vị trí:
Âm đạo là một ống cơ mạc rất đàn hồi dài trung bình khoảng 8 cm bám từ cổ tử cung tới tiền đình âm hộ. Âm đạo nằm sau bàng quang và trước trực tràng, chạy chếch ra trước và xuống dưới theo trục chậu hông nên trục âm đạo hợp với đường ngang một góc 700 quay ra phía sau.
2. Hình thể ngoài:
Âm đạo có hai thành: trước sau; hai bờ bên và hai đầu trên dưới.
Thành trước liên quan ở trên với bàng quang và niệu quản và ở dưới với niệu đạo. Giữa âm đạo và các cơ quan này ngăn cáh bởi một vách mô liên kết.
Thành sau liên quan từ trên xuống dưới với túi cùng trực tràng tử cung, rồi với mặt trước trực tràng cho tới tận các lớp mạc đáy chậu. Ở phía trên lớp mạc cơ đáy chậu, khi âm đạo tiếp tục chếch ra trước thì ống hậu môn bẻ gập ra phía sau tạo thành khoảng tam giác âm đạo trực tràng, nơi có trung tâm gân của đáy chậu. Âm đạo cũng ngăn cách với trực tràng bởi một vách mô liên kết xơ.
Bờ bên âm đạo: ở 2/3 trên bờ nằm trong chậu hông và liên quan với niệu quản và các nhánh của mạch và thần kinh âm đạo cũng như lớp mô tế bào liên kết trong khoang chậu hông dưới phúc mạc. Ở 1/3 dưới âm đạo bờ liên quan với lớp cân đáy chậu, cụ thể là bờ trong cơ nâng hậu môn và lớp mạc cơ đáy chậu giữa.

 Đầu trên dính xung quanh cổ tử cung thành vòm âm đạo.
Đầu dưới âm đạo mở vào tiền âm hộ. Ở trinh nữ, lỗ dưới âm đạo này được đậy bởi một nếp niêm mạc thủng ở giữa gọi là màng trinh. Lỗ dưới âm đạo có các thớ cơ hành hang bao quanh như là một cơ thắt âm đạo.
3. Hình thể trong:
Ở mặt trong âm đạo có những nếp ngang do niêm mạc dày lên gọi là các gờ âm đạo.

Ở mặt trước và mặt sau có một lồi dọc gọi là cột âm đạo. Cột trước thường phát triển hơn cột sau.
Về cấu tạo: âm đạo gồm hai lớp:
Lớp cơ có hai tầng: tầng dọc ở phía ngoài, tầng vòng ở trong.
Lớp niêm mạc thường không có tuyến (các chất nhày ở âm đạo do các tuyến ở cổ tử cung tiết ra). Tấm dưới niêm mạc có nhiều mạch máu.
4. Mạch máu và thần kinh:
 Động mạch cho âm đạo tách từ động mạch tử cung hoặc từ động mạch trực tràng giữa hoặc trực tiếp từ động mạch chậu trong.
 Tĩnh mạch tạo thành một đám rối nối với đám rối tĩnh mạch tử cung ở trên, đám rối tĩnh mạch ở trên, đám rối tĩnh mạch bàng quang ở trước và sau cùng đổ vào tĩnh mạch chậu trong.
 Bạch huyết đổ vào chuỗi động mạch tử cung hoặc động mạch âm đạo rồi vào các hạch chậu.
 Thần kinh tách từ đám rối hạ vị.
5. Chức năng:
Âm đạo là cơ quan giao hợp và đường để thai nhi từ tử cung ra ngoài.
V/ Bộ phận sinh dục ngoài của nữ giới:
Gồm âm hộ, âm vật, lỗ niệu đạo

1. Âm hộ:
gồm có gò mu, môi lớn, môi bé và tiển đình âm đạo.
Gò mu là 1 gò lồi liên tiếp với thành bụng ở trên, với hai môi lớn ở dưới và ngăn cách với đùi bởi nếp lằn bẹn.

2. Môi lớn là hai nếp da lớn tạo nên giới hạn bên của âm hộ. Khoảng nằm giữa hai môi là khe âm hộ. Hai môi gặp nhau ở trước tạo thành nếp môi trước, nơi có nhiều lông mu che phủ, và liên tiếp với nhau ở phía sau tại mép môi sau, nơi cách hậu môn 3cm.
3. Môi bé là hai nếp da nhỏ hơn, nằm giữa các môi lớn và ngăn cách với môi lớn bởi rãnh gian môi. Ơ đầu trước, môi bé tách ra thành một nếp nhỏ bao lấy âm vật tạo nên bao âm vật; đầu sau hai môi dính với nhau tạo thành hãm môi âm hộ.

4. Tiền đình âm đạo là một khoảng lõm nằm giữa mặt trong hai môi bé, sau âm vật và trước hãm môi âm hộ. Mở thông vào tiền đình có lỗ niệu đạo ngoài ở trước, lỗ âm đạo ở sau và những ống tiết của các tuyến tiển đình lớn.

5. Âm vật: tương đương với dương vật ở nam giới nhưng nhỏ hơn nhiều. Am vật là một tạng cương giống như dương vật nằm ngay ở đầu trước khe âm hộ dưới khớp mu. Nó cũng được cấu tạo bởi hai vật hang và cũng gồm hai trụ, một thân và một quy đầu âm vật. Ơ phía dưới, quy đầu dính môi bé bởi một nếp niêm mạc gọi là hãm âm vật.

6. Mạch máu và thần kinh:
 Động mạch của gò mu, môi lớn, môi bé là động mạch thẹn ngoài tách từ động mạch đùi. Động mạch của âm vật, hành tiền đình,tuyến tiền đình là các nhánh đáy chậu nông, nhánh hang và nhánh mu âm vật tách từ động mạch thẹn trong.
 Tĩnh mạch đổ vào các tĩnh mạch mu nông và mu sâu rồi vào các đám rối tĩnh mạch để về tĩnh mạch thẹn trong và ngoài.
 Bạch mạch của bộ sinh dục ngoài đổ vể các hạch bẹn nông. Riêng ở âm vật thì đổ về các hạch bẹn sâu hoặc các hạch chậu.
 Thần kinh của gò mu và môi lớn là các nhánh sinh dục của dây thần kinh chậu bẹn và sinh dục đùi. Các phần khác là các nhánh đáy chậu của thần kinh bẹn.
VI/ Tuyến vú:
Vú là cơ quan chứa các tuyến sữa nằm ở thành trước ngực, hình nửa khối cầu, tròn và lồi hơn ở phía dưới tạo thành rãnh dưới vú với da ngực.
Có một đôi trước ngực. Nguồn gốc là do sự biệt hóa của tuyến mồ hôi.
Tuyến này liên quan mật thiết với hoạt động sinh dục, thể hiện ở tuổi dậy thỉ và hoạt động chính thức vào thời kỳ sinh sản. Có thể xem nó như một bộ phận sinh dục ngoài.
Vị trí: Vú gồm hai uyến sữa nằm ở ngực, trước các cơ ngực, đi từ xương sườn thứ III đến xương sườn thứ VI.
2. Hình thể ngoài:
Ở trung tâm mặt trước có một lồi tròn gọi là nhú vú(đầu vú), có nhiều lổ nhỏ là lỗ tiết của các ống sữa. Xung qunah đầu vú có một lớp da xẫm hơn gọi là quầng vú. Ở mặt quầng vú nổi lên những cục nhỏ do các tuyến bã của quầng vú đẩy lồi lên.
3. Cấu tạo:
Từ nông vào sâu, vú được cấu tạo bởi:
 Da: mềm mại được tăng cường bởi các thớ cơ trơn ở quầng vú.
 Mô liên kết dưới da tạo thành các hố mỡ.
 Các tuyến sữa là loại tuyến chùm tạo thành các tiểu thùy. Nhiều thùy hợp thành các thùy. Mỗi thùy đổ ra đầu vú bởi một ống tiết sữa. Trước đi đổ ra đầu vú, ống tiết sữa phình ra thành xoang sữa .
 Lớp mỡ sau vú rất dày ngay trên mạc nông của ngực.
4. Mạch máu và thần kinh:
Động mạch là các nhánh tách ra từ động mạch ngực trong và động mạch ngực ngoài.

Tĩnh mạch tạo thành 1 mạng nông nhìn rõ khi có thai hoặc nuôi con bú, các tĩnh mạch sâu đổ về các tĩnh mạch ngực trong và ngực ngoài.

Bạch mạch đổ về 3 chuỗi hạch là chuỗi hạch nách, chuỗi hạch ngực trong và chuỗi hạch trên đòn.

Thần kinh do các nhánh trên đòn của đám rối cổ nông và các nhánh xiên của các dây gian sườn II, III, IV, V và VI.
5. Chức năng: Tạo và tiết sữa để nuôi con bú.
VII/ Sự hình thành cơ quan sinh dục nữ:
Ở nữ, trung thận sẽ teo đi và để lại hai di tích là vật trên buồng trứng và ống cạnh buồng trứng.
Ống trung thận mất hẳn, có khi còn để lại một mẫu phụ.
Ồng cận trung thận hai bên sẽ phát triển và hợp lại ở dưới thành một ống chung là ống tử cung – âm đạo, sau này sẽ phát triển thành tử cung và âm đạo. Phần trên của ống cận trung thận sẽ trở thành dây chằng tròn, một phần thành dây chằng riêng buồng trứng.
B.Cơ quan sinh dục nam:
Cơ quan sinh dục nam gồm có: tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh, ống phóng tinh, thừng tinh, tuyến tiền liệt, niệu đạo và các phần sinh dục ngoài của nam giới…

I/ Tinh hoàn: Là một tuyến vừa ngoại tiết tạo ra tinh trùng và vừa nội tiết, làm cho người có những đặc điểm nam tính.
1. Vị trí: Tinh hoàn nằm trong bìu, ở bên trái thường thấp hơn bên phải, phát triển nhanh từ tuổi dậy thì.

2. Hình thể ngoài:
 Tinh hoàn có hình tròn hơi dẹp, màu trắng xanh, mặt nhẵn, trục hơi chếch xuống dứoi và ra sau.
 Tinh hoàn có hai mặt: mặt ngoài lồi và mặt trong phẳng, hai cực trên và dứơi, hai bờ: bờ trứơc và bờ sau.
Ở cực trên có một lồi con gọi là mấu phụ tinh hoàn là di tích của ống cận trung thận.
Ở cực dưới có dây bìu cột tinh hoàn và bìu. Tinh hoàn được bọc trong một bao thớ dày trắng và không đàn hồi gọi là lớp trắng.

3. Hình thể trong: Tinh hoàn được chia thành nhiều tiểu thùy ngăn cách nhau bởi các vách xuất phát từ mặt trong của lớp áo trắng. Mỗi tiểu thùy có từ 2-4 ống sinh tinh xoắn. Tinh trùng sinh ra từ các ống này đựoc đổ vào các ống sinh tinh thẳng, rồi vào lưới tinh hoàn ở phần sau trên của mỗi tinh hoàn. Từ lưới tinh hoàn tách ra 12-15 ống xuất dẫn tinh trùng vào mào tinh.

4. Chức năng: Tinh hoàn có phận sinh tinh trùng và hoocmon testosterinum phát triển giới tính nam thứ cấp.
II/ Mào tinh:
Hình thể ngoài: Mào tinh có dạng chữ C, gồm đầu, thân và đuôi nằm chạy dọc theo đầu trên và bờ sau của tinh hoàn. Đầu mào úp vào tinh hoàn như một cái mũ. Thân không dính vào tinh hoàn tạo thành một hố bịt hay xoang mào tinh. Còn đuôi thì chỉ dính vào tinh hoàn bởi các sợi thớ.

Hình thể trong: Ở đầu mào tinh, có ống xuất cuộn lại thành hình các nón dài tạo nên các tiểu thùy mào tinh. Các ống này đều đổ vào một ống duy nhất, gọi l ống mào tinh. Đây l một ống nhỏ đường kính khoảng 0,4 mm và dài đến 6-7 m cuộn ngoằn ngoèo trong thân mào tinh và xuống đến đuôi thì tiếp tục với ống dẫn tinh. Trên ống mào tinh có các ống lạc như ống lạc trên tạo thành mấu phụ mào tinh và ống lạc dưới trong đuôi mào.
III/ Ống dẫn tinh:
Vị trí: Ống dẫn tinh đi từ đuôi mào tinh đến lồi tinh

2. Hình thể ngoài: Ống sờ thấy rắn, màu trắng sáng nên dễ phân biệt với các thành phần khác. Chiều dài ống khoảng 30 cm, lòng ống rất hẹp. Đường đi của ống chia thành nhiều đoạn: mào tinh, thừng tinh, ống bẹn, chậu hông, sau àbng quang và đoạn trong tiền liệt. Sau cùng, ống kết hợp với ống tiết của túi tinh để tạo thành ống phóng tinh.

3. Cấu tạo: Thành ống khá dày và tạo bởi 3 lớp: lớp áo ngòai, lớp cơ và lớp niêm mạc.
IV. Túi tinh: Túi tinh là hai túi tách ở phần cuối ống dẫn tinh để dự trữ tinh dịch và góp phần tạo nên tinh dịch.

Hình thể ngòai và cấu tạo: Túi tinh thực chất là một tuyến góp phần sản xuất tinh dịch. Nó có hình quả lê, gấp nếp dài 5- 6 cm, rộng 2 cm, nằm ở mặt sau bàng quang, dọc bờ dưới – ngồi của bóng ống dẫn tinh. Hai túi tinh tạo thành tam giác gian úti tinh bao quanh tam giác gian ống tinh. Đầu dưới của túi tinh mở vào một ống bài xuất ngắn gọi là ống tiết. Ống này kết hợp với ống dẫn tinh cùng bàng quang tạo thành ống phóng tinh. Hai túi tinh liên quan ở sau với trực tràng nên có thể thăm khám túi tinh qua trực tràng. Phúc mạc trm lên khối bàng quang – túi tinh – bóng ống dẫn tinh rồi lật lên trực tràng tạo nên túi cùng bàng quang- trực tràng.
V. Thừng tinh: là một ống chứa các thnh phần từ bìu qua ống bẹn vào trong ổ bụng.

1. Cấu tạo: Từ ngòai vào trong gồm có:
- Mạc tinh ngòai: nguồn gốc từ cơ cho bụng ngồi, l lớp ngòai của thừng tinh.
- Cơ bìu và mạc cơ bìu có nguồn gốc từ cơ bụng trong.
Mạc tinh trong có nguồn gốc từ mạc ngang, l bao xơ trong cung của thừng tinh.

2. Các thành phần chứa trong thừng tinh:
 Ống dẫn tinh, động mạch, tĩnh mạch và đám rối thần kinh của ống dẫn tinh, động mạch cơ bìu.
 Động mạch tinh hồn ở giữa thừng tinh, chung quanh có tĩnh mạch làm thành đám rối tĩnh mạch hình dây leo.
 Di tích mỏm bọc tinh hồn còn gọi l dây chằng tinh mạc.
VI. Tuyến tiền liệt: là tuyến ở phía dưới bàng quang, bọc chung quanh niệu đạo sau, ngòai chức năng ngoại tiết, tiết ra tinh dịch vào niệu đạo, còn có chức năng nội tiết.
1. Vị trí và hình thể ngoài: Tuyến tiền liệt nằm trên hòanh chậu hông, dưới bàng quang, sau xương mu, giữa hai cơ nâng hậu môn và trước trực tràng. Tuyến tiền liệt có hình nón mà đáy ở trên, đỉnh ở dưới, có bốn mặt là mặt trước, mặt sau và 2 mặt dưới bên.
- Về phương diện giải phẫu người ta chia tuyến tiền liệt làm 3 thùy là thùy phải và thùy trái, ngăn cách nhau bởi một rãnh ở mặt sau. Thùy thứ 3 gọi là eo tuyến tiền liệt hay thùy giữa. Eo tuyến tiền liệt nằm giữa niệu đạo và ống phóng tinh. Tuyến tềin liệt rộng 4cm, cao 3 cm và dày 2, 5 cm. Trung bình ở người lớn nặng 15- 25g, người già tuyến có thể to gấp bội, thường phát triển to ra ở phần sau, trong bện u xơ tuyến tiền liệt, gây bí tiểu.
2. Mạch máu và thần kinh:
 Mạch máu:
- Động mạch: tuyến tiền liệt được cấp máu bởi động mạch bàng quang dưới và mạch trực tràng giữa.
- Tĩnh mạch: tạo thành đám rối tĩnh mạch tiền liệt.
Thần kinh. Đám rối tuyến tiền liệt tách từ đám rối hạ vị.

VII. Tuyến hành niệu đạo: là hai tuyến nằm trong cơ ngang sâu, ở hai bên niệu đạo màng. Tuyến to bằng hạt ngô và đổ vào niệu đạo hành xốp bởi ống tiết.
VIII. Dương vật: thuộc phần sinh dục ngồi đảm nhiệm cả hai chức năng niệu và sinh dục.

1. Hình thể ngoài: Dương vật có 2 phần:
 Phần sau cố định
 Phần trước di động.
Khi dương vật mềm, dài độ 10 cm nằm trước bìu
Dương vật gồm 1 rễ, 1 thân và quy đầu.
- Rễ dương vật: dính vào xương mu bởi dây chằng treo dương vật và dính vào ngành dưới xương mu bởi vật hang.
- Thân: hình trụ, mặt trên hơi dẹt hơn gọi là mu dương vật và mặt dưới hay mặt niệu đạo được phân ra 2 nửa bởi đường giữa dương vật
- Quy đầu: được bao bọc bởi nhiều hay ít trong 1 nếp nửa niêm mạc nửa da gọi là bao quy đầu mà ở mặt dưới dầy lên một nếp gọi là hãm bao quy đầu.Bao quy đầu ở trẻ em thì rất dài. Nhiều khi bao quy dầu phủ kín quy đầu chỉ để 1 lỗ hẹp ở trước quy đầu, không thể trật lên được gọi là bệnh hẹp bao quy đầu hoặc tật bao quy đầu dài.
Quy đầu mu hồng nhạt giữa có lỗ sáo hay niệu đạo ngòai. Ở đáy giới hạn bởi vành quy đầu. Vành là một bờ lồi chạy xếch xuống dưới và ra trước nên quy đầu ở trên dài gấp đôi ở dưới. Giữa thân vành quy đầu có cổ quy đầu.

2. Cấu tạo: Dương vật được cấu tạo bởi các tạng cương và các lớp bọc dương vật.
 Các tạng cương gồm có hai vật hang và một vật xốp dương vật.
Cấu tạo của ba thể này có nhiều hốc nhỏ như tổ ong mà máu sẽ dồn vào đó khi dương vật cương.
- Vật hang dương vật gồm 2 thể hình trụ dẹt dài 15 cm thu hẹp ở hai đầu. Phần sau dính àvo ngành dưới xương mu, có cơ ngồi hang ôm quanh 3 mặt của vật hang. Phần trước của 2 vật hang tựa vào nhau như 2 nòng súng.
- Vật xốp dương vật hình trụ dẹt nằm trong rãnh ở mặt dưới của 2 vật hang, bên trong có niệu đạo. Phần sau của vật xốp phình to thành hành dương vật. Vật xốp liên tiếp với tổ chức xốp của quy dầu.
Hai cơ hoành xốp dính vào ở đường giữa như một võng để dương vật xốp nằm trên. Cơ hoành xốp còn tách ra một bó cơ trên lưng dương vật để dính với bó đối diện.

Khi các cơ ngối hang và hành xốp co thì máu sẽ dồn lên trước ở trong các tạng cương và không cho máu trở về tạo nên sự cương của dương vật.

 Các lớp bọc dương vật
Dương vật được bọc từ nông vào sâu bởi các lớp như sau:

Da ở ngồi cùng, mềm, liên tiếp với da của bao quy đầu.

Lớp tổ chức tế bào nhão dưới da.

Mạc dương vật nông nằm trong lớp tổ chức tế bào nhão.

Mạc dương vật sâu bọc quanh vật hang và vật xốp. Các mạch và thần kinh cũng nằm trong bao mạc này.

- Lớp trắng bao bọc chung quanh hai vật hang và vật xốp. Lớp trắng này của hai vật hang gặp nhau tạo thành vách dương vật.

3. Mạch máu và thần kinh dương vật:

 Mạch máu:
- Động mạch nông: là các nhánh nhỏ nằm trong lớp tổ chức tế bào nhão dưới da có nguồn gốc từ động mạch thẹn ngòai và động mạch áđy chậu nông
- Động mạch sâu: cấp máu cho tạng cương tách từ động mạch thẹn trong gồm có:
+ Động mạch sâu dương vật chạy giữa trục vật hang
+ Động mạch máu dương vật chạy giữa mu dương vật và ở dưới lớp mạc dương vật sâu.

- Tĩnh mạch: các tĩnh mạch dương vật đều đổ về tĩnh mạch dương vật sâu.
Thần kinh: cung cấp cho dương vật gồm:

Thần kinh mu dương vật tách từ thần kinh thẹn.

Các thần kinh vật hang dương vật thuộc hệ thần kinh tự chủ.

4. Chức năng: chức năng xuất niệu xuất tinh.
IX. Bìu: là một túi da rất sẫm màu do thành bụng trĩu xuống để chứa tinh hòan, mào tinh và một phần thừng tinh. Thường thường bìu tári lớn và sà xuống thấp hơn bìu phải. Giữa hai bìu là một vách sợi.

Cấu tạo: từ ngòai vào trong gồm bảy lớp tế bào tương ứng với các lớp của thành bụng

Da: mỏng, có nhiều nếp nhăn ngang nên có thể căng rộng hay co lại được. Có một đường dọc, rõ ngăn cách giữa hai bìu gọi l đường giữa bìu.

 Lớp cơ bám da: l lớp tạo bởi các sợi cơ trơn, sợi đàn hồi và sợi liên kết tương tự như một cơ bám da. Da bìu co lại được nhờ lớp cơ bám này.
Lớp tế bào dưới da: l lớp mỡ và tế bào nhão dưới da

Lớp mạc nông: liên tục bên têrn với mạc tinh ngòai của thừng tinh

Lớp cơ bìu: cơ bìu do cơ cho bụng trong trĩu xuống bìu trong quá trình đi xuống bìu của tinh hòan. Tác dụng cơ này là nâng tinh hòan lên trên.

Lớp mạc sâu: l một phần của mạc ngang qua lỗ sâu của ống bẹn xuống bọc quanh thừng tinh, mào tinh hồn và tinh hòan.

 Lớp bao tinh hòan: được tạo nên do phúc mạc bị lôi xuống bìu trong quá trình đi xuống của tinh hòan nên gồm có hai lá: lá thành và lá tạng. Lúc đầu púhc mạc thọc xuống bìu thành một ống gọi là mỏm bọc. Sau đó ống sẽ bít lại chỉ còn là một di tích khi trẻ đã sinh ra đời. Nếu mỏm này còn tồn tại sẽ gây nên thốt vị bẹn giáp tiếp nội thớ.

2. Mach máu và thần kinh:
Mạch máu:
- Động mạch nông: là các nhánh tach từ động mạch thẹn ngooài và động mạch đáy chậu nông.
Động mạch sâu: do các động mạch của thừng tinh cung cấp

Tĩnh mạch: Các tĩnh mạch bìu trước đổ về tĩnh mạch đi và các tĩnh mạch bìu sau đổ về tĩnh mach chậu trong.

Thần kinh. Các thần kinh bìu trước tách từ thần kinh chậu bẹn, các thần kinh bìu sau tách từ các dây đáy chậu của thần kinh thẹn.

 Bạch mạch: của bìu đổ về chuỗi hạch bẹn nông.
X. Sự hình thành cơ quan sinh dục nam:
- U sinh dục phát triển thành tinh hòan. Trung thận và ống trung thận trở thành mào tinh và ống dẫn tinh. Ống cận trung thận teo đi và để lại hai di tích, một ở đầu trên l mẩu phụ tinh hòan nằm ở đầu mào tinh và một ở đầu dưới là túi bịt và tuyến tiền liệt tương tự như âm đạo và tử cung ở nữ.

- Tinh hoàn trong quá trình phát triển cũng di chuyển từ ổng bụng xuống bìu. Sự di chuyển này xảy ra là do sự phát triển quá nhanh và không đồng đều của cực trên so với cực dưới của phôi, đồng thời có thể do tác dụng của dây chằng bìu. Khi tinh hòan đi xuống bìu, một túi phúc mạc cũng song song đi cùng vá sau đó thành ống phúc tinh mạc. Ống này về sau sẽ bít tắt ở đoạn trong thừng tinh để ngăn cách ổ phúc mạc ở trên với ổ tinh mạc ở dưới.
- Trong trường hợp bất thường, tinh hoàn có thể không di chuyển xuống bìu hay di chuyển dở dang gây ra tình trạng tinh hòan ẩn hay tinh hòan lạc chỗ. Ống phúc mạc tinh nếu không bít tắt lại sẽ gây ra thốt vị bẹn bẩm sinh
Kế hoạch hóa gia đình

Là sự nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, các cặp vợ chồng tự nguyện, chủ động quyết định: khi nào nên có con; khoảng cách giữa hai lần sinh; số con mong muốn; khi nào thì thôi không đẻ nữa...nhằm bảo vệ sức khoẻ, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống mỗi gia đình.
A/ Thế nào là kế hoạch hóa gia đình?

Biện pháp ngừa thai là cách sử dụng phương pháp, dụng cụ hay sản phẩm nhằm tránh hậu quả có thai của hành động sinh hoạt tình dục.

Có nhiều biện pháp ngừa thai với các tác động khác nhau, trong đó, mục đích chính là ngăn không có sự gặp gỡ giữa trứng và tinh trùng dù có hành động giao hợp, hay muộn hơn, ngăn không cho trứng đã được thụ tinh với tinh trùng qua giao hợp làm tổ được trong lòng tử cung và từ đó đưa đến không có hiện tượng thụ thai.
B/ Biện pháp ngừa thai là gì?
Vậy có ba cơ chế chính của các biện pháp ngừa thai: ngăn sự hoạt động của tinh trùng, ngăn sự rụng trứng hay ngăn trứng đã thụ tinh làm tổ.

Một biện pháp ngừa thai có thể chỉ sử dụng một trong ba cơ chế hay cả ba cơ chế đồng thời.

Có nhiều biện pháp ngừa thai, có thể tạm thời xếp theo ba nhóm sau: các biện pháp biện pháp tránh thai tự nhiên, các biện pháp phòng tránh thai tạm thời, các biện pháp tránh thai vĩnh viễn.
Các biện pháp tránh thai tự nhiên:

BPTT tự nhiên là không cần dùng đến bất cứ một dụng cụ, thuốc men nào hay một thủ thuật tránh thai nào để ngăn cản việc thụ tinh. Đó là các biện pháp như: tính theo chu kỳ kinh, theo sự bài tiết chất nhầy cổ tử cung, theo thân nhiệt, xuất tinh ngoài… Tuy nhiên, các BPTT tự nhiên không có hiệu quả triệt để như các biện pháp hiện đại khác.
Tính theo vòng kinh: là phương pháp dựa vào ngày có kinh, chọn ngày giao hợp xa giai đoạn rụng trứng để tránh thụ thai. Tránh những ngày từ 12 đến ngày 16 của chu kì tính bắt đầu từ ngày có kinh.
Dựa vào chất nhầy cổ tử cung: chất này do các tuyến nằm trong ống cổ tử cung tiết ra và phụ thuộc vào các giai đoạn khác nhau của thời kì rụng trứng. Càng gần ngày rụng trứng thì chất nhầy càng tiết nhiều, chính vì thế, nên tránh quan hệ vào những ngày dịch tiết nhiều.
Xuất tinh ngoài âm đạo: Đây là biện pháp cổ xưa nhất mà loài người vẫn thực hiện để tránh thai ngoài ý muốn và vẫn tồn tại đến ngày nay. Riêng điều này cũng cho thấy đây là biện pháp không hề gây hại gì cho các cặp vợ chồng áp dụng.
Tuy nhiên, tất cả các biện pháp tránh thai tự nhiên đều vẫn có thể dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn.
Các phương pháp ngừa thai tạm thời (có sử dụng thuốc hay dụng cụ tránh thai):
Phương pháp ngừa thai áp dụng với nam giới:

:Bao cao su: là phương pháp tránh thai thông dụng trên thế giới.

Cơ chế: Bao cao su lồng vào dương vật khi trạng thái cương trước giao hợp để ngăn tinh dịch không lọt vào âm đạo. Khi đưa ra giữ chặt đầu mở để bao không tuột chảy tinh trùng vào âm đạo.
- ưu điểm:
+ Không có chống chỉ định
+ Phương tiện đơn giản, rẻ tiền, dễ tìm kiếm.
+ Không có tính chất toàn thân và lâu dài.
+ Là biện pháp tốt nhất để phòng chống các bệnh lan truyền qua đường tình dục, kể cả AIDS.

- Nhược điểm:
+ Giảm khoái cảm tình dục
+ Một số phụ nữ bị viêm do dị ứng.
+ Dễ bị rách bao: Tỷ lệ thất bại cao đến 20%.
Phương pháp ngừa thai áp dụng với nữ giới:
Phương pháp màng ngăn âm đạo, mũ cổ tử cung:
Chỉ định: Mọi phụ nữ không viêm âm đạo, viêm cổ tử cung.
- Dùng dụng cụ cao su các cỡ khác nhau để đặt vào âm đạo che cổ tử cung ngăn không cho tinh trùng vào lỗ cổ tử cung.
+ Mũ cổ tử cung nhỏ và cứng hơn màng ngăn đặt tại chỗ 5- 6ngày rồi tháo, vài ngày đặt lại trước hành kinh 2-3 ngày phải tháo ra.
+ Màng ngăn thường chia 2 phần, phần sau là cổ tử cung, phần trước chứa tinh trùng khi giao hợp, tháo sau giao hợp 10h ( chống chỉ định viêm âm đạo, sa thành sau âm đạo.
- Người dùng hoàn toàn chủ động
ưu điểm:
- Không có tác dụng toàn thân và lâu dài.
Phù hợp với phụ nữ giao hợp không thường xuyên.

Nhược điểm:
- Màng ngăn và mũ cổ tử cung đều phải do nhân viên y tế đặt.
- Tỷ lệ thất bại 20% nếu kết hợp thuốc diệt tinh trùng giảm tỷ lệ thất bại còn 10%.
Phương pháp các chất diệt tinh trùng:
Là thuốc dễ tìm kiếm có nhiều dạng kem, bọt, viên tạo bọt, thuốc đặt.
Cơ chế tác dụng: Đặt sâu vào âm đạo trước giao hợp 5’ làm bất hoạt tinh trùng, ngăn không cho tinh trùng xâm nhập vào cổ tử cung. Tác dụng thuốc trong vòng 1h/
ưu đỉêm:
- Không có tác dụng toàn thân hay tác dụng phụ lâu dài.
- Do người sử dụng chủ động dễ hồi phục khả năng có thai, không phải tiếp xúc với nhân viên y tế và phương tiện y tế.
- Phù hợp với phụ nữ không sinh hoạt thường xuyên
Nhược điểm:
- Có thuốc gây nóng rát âm đạo
- Tỷ lệ thất bại cao 10- 20%
- Mỗi lần sinh hoạt đặt 1 lần thuốc ( bọt biển tẩm nước hoạt hoá chất diệt tinh trùng, đặt sâu âm đạo trước lúc giao hợp sẽ che phủ cổ tử cungbieenr xốp hình nón sản xuất tại Âu bắc Mỹ tẩm chất diệt tinh trùng có thể 1 mảng bọt biển cho vài lần giao hợp gần nhau nhưng không để quá liên tục 24h, không dùng trong vòng 6 tuần, sau đẻ, sau nạo và sảy thai, trong khi có kinh.
Phương pháp dụng cụ tử cung (vòng đặt tử cung) :

Là phương pháp phổ biến, thế giới khoảng 8,5 triệu người, dùng nhiều nhất ở Trung Quốc.
- Có loại bằng nhựa gp đồng ( T 380A, DANA)
- Có loại gp Progesteron tự nhiên ( Progestasert R) hoặc Progestin tổng hợp.
.
Cơ chế tác dụng:
Dụng cụ tử cung đặt trong tử cung làm bất động tinh trùng ngăn ngừa chúng thụ tinh cho trứng. Nó tạo điều kiện bất lợi cho trứng trước và sau thụ tinh ( ở người mang dụng cụ tử cung có đồng hiện tượng thụ tinh ít xảy ra)
+ Phản ứng viêm gây thực bào tiêu diệt tinh trùng các dụng cụ tử cung giải phóng nội tiết tố làm đặc niêm mạc tử cung ngăn tinh trùng lọt qua, làm mỏng nội mạc tử cung. Loại có nội tiết tác dụng 1 năm, dụng cụ tử cung có đồng tác dụng 4- 8 năm ( cũ 2-3 năm)
Các kiểu hiện đang sử dụng T, DANA, Multiload
ưu điểm:
- Hiệu quả cao, thất bại 1-2%, lâu dài, dễ dùng. Không phụ thuộc vào lúc giao hợp, giá thành rẻ. Nhìn chung cho cả cộng đồng hiẹu quả cao hơn viên tránh thai vì không có vấn đề quên thuốc, hiệu quả 97- 99%.
- Phục hồi sinh đẻ dễ.
- Nếu đặt ngay sau khi giao hợp dụng cụ tử cung có thể ngăn trứng thụ tinh và làm tổ.
- Không gây cản trở việc cho con bú bằng sữa mẹ.
Thời điểm đặt: Sạch kinh 2-3 ngày, sau đẻ 6 tuần, sau nạo hút thai
Nhược điểm:
- Đặt, tháo dụng cụ phải có nhân viên y tế.
- Tác dụng phụ:
+ Chảy máu vài ngày và kéo dài hơn.
+ Kinh nguyệt kéo dài, tỷ lệ rong kinh 40%.
+ Đau âm ỉ, khó chịu ở bụng dưới từng cơn và gần ngày kinh, thường gặp trong thời gian đầu đau nhiều phải lấy dụng cụ tử cung ra.
+ Ra khí hư: Do phản ứng viêm của niêm mạc tử cung gây tiết dịch nếu có mủ phải dùng kháng sinh.
Biến chứng:
- Rút dụng cụ tử cung khó do dụng cụ ăn sâu vào lớp niêm mạc .
- Nhiễm khuẩn nặng: Viêm nhiễm hố chậu.
- Thủng tử cung thường xảy ra ngay khi đặt dụng cụ.
- Có thai do rơi dụng cụ tử cung và vẫn còn dụng cụ tử cung, thai không có biến chứng đặc biệt.
Chỉ định: Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh hoạt tình dục, tự nguyện đặt dụng cụ tử cung.
Chống chỉ định đặt dụng cụ tử cung:
- Nghi ngờ có thai.
- Có tiền sử chửa ngoài tử cung.
- Viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung, hố chậu.
- Nghi K đường sinh dục.
- U xơ tử cung.
- Buồng tử cung nhỏ 6,5cm.
- Rối loạn kinh nguyệt không rõ nguyên nhân.
- Một số bệnh nội khoa: Tim, thận, cao huyết áp.
- Chưa chửa đẻ lần nào
Thuốc tránh thai:
a. Viên tránh thai phối hợp: Thế giới ước lượng 65 triệu người dùng có trên 50 công thức 350 nhãn thuốc chứa hàm lượng khác nhau của các chất tổng hợp Estrogen và Progestin.
- Cơ chế sử dụng: ức chế rụng trứng, làm đặc niêm dịch cổ tử cung không cho tinh trùng lọt qua cổ tử cung và làm mỏng niêm mạc tử cung.
Một vài loại thuốc viên Estrogen liều cao ( 50mg hoặc cao mhown) ngừa thai nếu uống 2 viên trong 72h sau khi gaio hợp ( viên thuốc sáng hôm sau) và uống nhắc lại sau 12h.
ưu điểm:
- Hiệu quả cao, dễ sử dụng, có thai lại khi mong muốn, không phụ thuộc lúc giao hợp 99,7- 99,8%.
- Giảm đau bụng kinh, giảm mất máu do kinh, làm cho kinh nguyệt điều hoà.
- Dùng 2- 3năm giảm một nửa nguy cỏ K tử cung và buồng trứng, tránh mắc bệnh u nang buồng trứng và u lành tuyến vú.
Nhược điểm:
- Đòi hỏi cung cấp thường xuyên, uống đều.
- Giảm bài tiết sữa.
- Đắt tiền.
- Buồn nôn, đau vú, thay đổi trọng lượng, nhức nửa đầu, khí hư, mệt mỏi.
- Khả năng có thai muộn sau nhiều tháng.
b. Viên tránh thai chỉ có Progestin ( Exluton)
ưu điểm:
- Có hiệu quả, dễ có thai khi mong muốn, không phụ thuộc lúc giao hợp, ngay sau khi dừng thuốc đã có thể thụ thai.
- Không giảm tiết sữa, tác dụng phụ nhẹ.
Nhược điểm:
- Cung cấp thuốc đầy đủ và đúng giờ.
- Hiệu quả thấp hơn viên tránh thai phối hợp và dụng cụ tử cung.
- Hay gây máu kinh bất thường.
- Nguy cơ u nang buồng trứng cao hơn thuốc phối hợp.
c. Phương pháp tiêm thuốc tránh thai:
Thường có 3 loại: Megestron, Noristerat và Depo- Provera là loại thuốc có tác dụng trong 3 tháng, tác dụng cao có thể dùng khi cho con bú.
ưu điểm:
- Hiệu quả cao, tác dụng dễ cung cấp, không phụ thuộc lúc giao hợp, giảm u xơ tử cung, giảm lạc nội mạc tử cung, không giảm tiết sữa.
Nhược điểm:
- Khả năng có con trở lại muộn.
- Thư
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Phối Ân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)