Hệ nội tiết

Chia sẻ bởi Lê Văn Trọng | Ngày 23/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Hệ nội tiết thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

hệ nội tiết
Đề tài
Người hướng dẫn: PGS.TS Lê Nguyên Ngật
Người thực hiện : Lê Văn Trọng
Lớp : Cao học K19 - Sinh học
Trường đại học sư phạm hà nội
Khoa sinh học
Mở đầu
hệ nội tiết
Hệ nội tiết là một mạng lưới các tuyến của cơ thể sản xuất ra hơn 50 loại hoocmon hoặc chất dẫn truyền hoá học để duy trì và điều hoà các chức năng cơ bản của cơ thể. Nó là một hệ thống kiểm soát toàn bộ cơ thể lớn thứ hai (sau hệ thần kinh). Các quá trình sống trong cơ thể như lớn lên, phát triển, sinh sản, miễn dịch, cân bằng nội mô được điều hoà bởi hệ nội tiết. Điều này đảm bảo tính toàn vẹn, thống nhất của cơ thể và thích nghi với môi trường sống của động vật.
hệ nội tiết
I. Những vấn đề chung về hệ nội tiết
Ví dụ:
+ Tuyến gian não nằm trên bề mặt hạch não của sâu bọ tiết ra một chất, chất này lại thúc đẩy tuyến trước ngực tiết ra Erdison có bản chất là lipit có tác dụng trong quá trình lột xác.
+ Tuyến corpora allata ở côn trùng tiết ra juvenil thúc đẩy sự lột xác.
+ ở bướm cái của tằm có Feromon bombicon và bướm cái sâu róm có giplur nhằm quyến rũ bướm đực.
1.1. Cấu tạo chung, định nghĩa
1.1.1. Hệ nội tiết ở động vật bậc thấp
Trong quá trình phát triển, cấu tạo và chức năng của hệ nội tiết ở động vật bậc thấp còn chưa hoàn chỉnh, chỉ có một vài tuyến ở sâu bọ và côn trùng, chất tiết chủ yếu là các pheromon.
Nội dung
+ Kiến tiết ra Feromon đánh dấu đường đi tìm mồi và báo động khi gặp nguy hiểm.
+ Ong thợ đánh dấu đường đi bằng Feromon geranion. Ong chúa tiết ra axit 9-xetodecanic nhằm ức chế quá trình phát triển buồng trứng của ong thợ và quyến rũ ong đực khi giao phối.
+ Mối chúa, mối đực và mối lính đều tiết ra những Feromon đặc trưng nhằm ngăn cản không cho mối thợ biến hoá thành mối chúa, mối đực và mối lính mới.
1.1.2. Hệ nội tiết ở động vật bậc cao
- Đây là hệ thống tuyến trong cơ thê người và động vật bậc cao. Chúng được hình thành từ các tế bào tuyến điển hình, một phần nhỏ từ các tế bào thần kinh tiết.
- Một hệ thống mao mạch phân bố trong tuyến, tiếp xúc với các tế bào tiết. Mao mạch vừa làm nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng, nguyên liệu tổng hợp cho tế bào, vừa tiếp nhận trực tiếp và vận chuyển các chất tiết của tế bào tuyến đến các cơ quan trong cơ thể.
hệ nội tiết
Như vậy, tuyến nội tiết là tuyến không có ống dẫn. Chất tiết mang tính chất đặc hiệu và có hoạt tính sinh học cao, được đổ trực tiếp vào máu qua hệ thống mao mạch. Người ta gọi chất tiết của tuyến là hormone.
ở động vật bậc cao và đặc biệt là người, hệ thống nội tiết có cấu tạo hoàn chỉnh và bao gồm các tuyến sau:
- Tuyến tùng (chỉ tồn tại ở giai đoạn ấu thơ)
- Tuyến yên (tuyến hạ não)
- Tuyến giáp
- Tuyến cận giáp
- Tuyến ức (tuyến thymus)
- Tuyến tuỵ
- Tuyến thượng thận
- Tuyến sinh dục đực
- Tuyến sinh dục cái
hệ nội tiết
Tuyến tùng (epiphyse)
Tuyến yên (hypophyse)
Tuyến giáp (thyroide)
Tuyến ức (thymus)
Tuyến thượng thận (surrenales)
Tuyến tuỵ (pancreas)
Buồng trứng
Tinh hoàn
hệ nội tiết
hệ nội tiết
1. Vùng dưới đồi; 2. Tuyến yên; 3. Tuyến tùng; 4. Tuyến giáp; 5. Tuyến cận giáp; 6. Tuyến ức; 7. Tuyến trên thận; 8. Tuyến tuỵ; 9. Tinh hoàn; 10. Buồng trứng
hệ nội tiết
1.2. Các hormone và tác dụng của chúng
1.2.1. Các hormone
- Trong cơ thể, một số hormone tiết ra đã ở dạng hoàn chỉnh về cấu trúc hoá học, một số thường trải qua các giai đoạn tiền hormone như:
Preproinsulin Proinsulin Insulin
Preproparathormon Proparathormon Parathormon
Proglucagon Glucagon
Procalcitonin Calcitonin
- Dựa vào bản chất cua hormone người ta chia thành 2 nhóm:
+ Các hormone có bản chất lipit như cortison, testosteron, oestrogen.
+ Các hormone có bản chất là protein, gồm có:
Hormone là các axit amin như: adrenalin, noradrenalin.
Hormone là các chuỗi peptit ngắn như oxytoxin, vasopressin.
Hormone là các chuỗi polypeptit như insulin và glucagon của tuyến tuỵ.
Hormone là một protein như STH của tuyến yên.
hệ nội tiết
1.2.2. Tác dụng của hormone
* Tác dụng chung
- Các hormone do quá trình sinh tổng hợp tạo ra.
- Các hormone sinh ra đổ trực tiếp vào máu nhưng chỉ có tác dụng đặc hiệu với một cơ quan, một chức năng hay một quá trình sinh học nhất định trong cơ thể.
- Các hormone tác dụng thông qua hệ enzym như một chất xúc tác của phản ứng sinh học nhưng không tham gia trực tiếp vào các phản ứng đó.
- Hầu hết các hormone không có tính chất đặc trưng cho loài.
* Tác dụng sinh lý chính:
- Hormone tham gia điều hoà quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể như hormone kích thích sự phát triển STH, hormone kích thích tuyến giáp (TSH) của tuyến yên và hormone thyroxin của tuyến giáp.
- Hormone tham gia vào quá trình trao đổi chất và năng lượng như: hormone kích thích sự phát triển (STH) của tuyến yên, Thyroxin, glucocorticoit, insulin, glucagon, parathormon.
- Hormone tham gia điều hoà sự cân bằng nội mô của dịch nội và ngoại bào như vasopressin (ADH), kích tố tuyến trên thận (ACTH) của tuyến yên...
- Hormone tham gia sự điều tiết sự thích nghi của cơ thể với môi trường như thyroxin, adrenali, noradrenalin.
- Hormone tham gia điều tiết quá trình sinh sản ở động vật như androgen và oestrogen.
1.3. Cơ chế tác dụng của hormone
- Các hormone được tiết ra từ các tế bào tuyến nội tiết theo máu tác dụng lên tế bào đích, ở tế bào đích thường có 3 giai đoạn kế tiếp nhau xảy ra như sau:
+ Hormone được nhận biết bởi một thụ cảm thể (Receptor) đặc hiệu trên màng tế bào đích hay của nhân tế bào.
+ Phức hợp hormone - thụ cảm thể vừa hình thành được kết hợp với một cơ chế sinh tín hiệu.
+ Tín hiệu sinh ra (chất truyền tin thứ hai) gây ra tác dụng đối với quá trình nội bào như thay đổi hoạt tính, nồng độ các enzym thay đổi tính thấm của màng để tăng cường hấp thu hay đào thải các chất, gây tiết hormone ở các tuyến đích khác, gây co hoặc giãn cơ, tăng cường tổng hợp protein.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lâm sàng: nghiên cứu sự rối loạn chức năng do các tuyến nội tiết gây ra.
- Phương pháp cắt bỏ: cắt bỏ hẳn một tuyến nào đó rồi theo dõi sự thay đổi về chức năng của cơ thể.
- Phương pháp ghép: ghép thêm những tuyến mới rồi theo dõi sự thay đổi chức năng của cơ thể.
- Trong lâm sàng người ta còn tiêm trực tiếp hormone cho bệnh nhân.
- Ngày nay người ta còn sử dụng nhiều phương pháp như phóng xạ miễn dịch, hoá miễn dịch tế bào, hoá miễn dịch mô, miễn dịch huỳnh quang...
hệ nội tiết
II. Các tuyến nội tiết chính
1. Tuyến tùng
1.1. Vị trí: nằm trong não trung gian giữa củ não trước và củ não sinh tư.
1.2. Nguồn gốc: có liên quan đến cơ quan đỉnh (mắt đỉnh) của một số cá và bò sát. ở cá miệng tròn tuyến tùng còn giữ ở mức độ mắt, lưỡng cư không đuôi bị tiêu giảm dưới lớp da đầu.
1.3. Cấu tạo: ở người, tuyến tùng có hình quả thông nhỏ, nặng khoảng 0,2g có cấu tạo gồm tế bào tùng, tế bào thần kinh đệm xếp thành dây xen kẽ với các vi mạch.
1.4. Chức năng: tuyến tùng tiết melatonin có chức năng điều khiển hoạt động của tuyến giáp, tuyến sinh dục và có ảnh hưởng đến những thay đổi về điện não đồ.
1.5. Rối loạn tuyến tùng:
- Ưu năng tuyến tùng ở trẻ em gây nên hiện tượng chín sinh dục trước tuổi.
- Tuyến tùng có thể bị vôi hoá, u (thường là ác tính) với một số biểu hiện thường gặp: tăng áp lực dịch não tuỷ, rối loạn vận động não cầu, đái tháo nhạt, suy tuyến yên...
hệ nội tiết
2. Tuyến yên
2.1. Vị trí: tuyến yên nhỏ nằm trong hố yên của xương bướm ở nền (đáy) sọ não và có liên quan mật thiết với vùng dưới đồi (hypothalamus).
2.2. Nguồn gốc: thuỳ trước và thuỳ giữa phát triển từ túi Rathke có tổ chức tuyến điển hình. Thuỳ sau hình thành từ lá phôi ngoài gồm những tế bào thần kinh và thần kinh đệm.
2.3. Cấu tạo: tuyến yên được chia làm ba thuỳ: thuỳ trước, thuỳ giữa và thuỳ sau.
hệ nội tiết
hệ nội tiết
a. Thuỳ trước tuyến yên
Thuỳ trước tuyến yên tiết ra các hormone có tác động đến sự trao đổi protein, gluxit, lipit, sự sinh trưởng của cơ thể và tác động đến chức năng của nhiều tuyến nội tiết.
- Kích tố phát triển STH (somato Trophin Hormon): thúc đẩy sự phát triển của cơ thể động vật. STH tác dụng chủ yếu vào sự phát triển sụn liên hợp, tăng sinh về khối lượng và phát triển về thể tích của hệ thống xương. STH có tác dụng phối hợp với Thyroxin của tuyến giáp (hormon tuyến sinh dục kìm hãm STH).
- Kích tố tuyến giáp TSH (Thyroid Stimalating Hormone: có chức năng chính là kích thích tuyến giáp, nếu cắt bỏ tuyến yên thì tuyến giáp cũng teo lại.
hệ nội tiết
- Kích tố tuyến trên thận ACTH (Adrenocorticotrophic hormone): có chức năng là kích thích phần vỏ tuyến trên thận, cắt bỏ tuyến yên gây teo phần vỏ tuyến trên thận, làm tăng tiết hormone vỏ tuyến. ACTH cũng tham gia chuyển hoá gluxit, lipit, protein, nước và muối khoáng.
Khi giảm tiết ACTH thuỳ trước tuyến yên gây bệnh Addison, tăng tiết ACTH, gây bệnh Cushing.
- Kích tố nang trứng FSH (Follicule Stimulating Hormone):
ở nữ giới và động vật cái gây kích thích sự phát triển của nang trứng và kích thích nang trứng tiết ra oestrogen, tác dụng này kết hợp với LH (kích tố thể vàng).
ở nam giới và động vật đực, kích thích sự phát triển của ống sinh tinh, tăng trọng lượng tinh hoàn, duy trì sự sinh tinh trùng nhưng không kích thích làm tăng tiết hormone sinh dục đực.
hệ nội tiết
Bệnh Cushing phát triển sau 4 tháng
- Kích tố thể vàng LH (Luteinising Hormone)
ở nữ giới và động vật cái: Lh cùng với FSH kích thích sự phát triển nang trứng và thúc đẩy sự phát triển của bao noãn de Graaf và làm rụng trứng. LH còn có tác dụng duy trì thể vàng khi trứng được thụ tinh, làm tăng tiết oestrogen (cùng với FSH). LH kích thích thể vàng gây tăng tiết progesteron.
ở nam giới và động vật đực, nó kích thích sự phát triển ống sinh tinh và dinh dưỡng tinh hoàn, LH kích thích các tế bào kẽ tuyến (tế bào Leydig) phát triển, làm tăng tiết testosteron.
- Kích tố tiết sữa (Prolactin): kích thích sự phát triển của tuyến vú và làm tăng tiết sữa. ở nam giới, hormone có tác dụng kích thích sự phát triển tuyến tiền liệt.
hệ nội tiết
b. Thuỳ giữa tuyến yên
- Là một dải nhỏ nằm giữa thuỳ trước và thuỳ sau
- Thuỳ giữa bài tiết một hormone là kích hắc tố (MSH)
+ ở động vật có xương sống bậc thấp như cá, lưỡng cư, bò sát thì MSH có tác dụng kích thích sự phát triển tế bào hắc tố non thành tế bào hắc tố trưởng thành rồi kích thích tế bào này tổng hợp sắc tố (melanine) và phân bố đều sắc tố trên bề mặt da khiến cho da thường có màu tối, thích nghi với môi trường.
+ ở động vật có vú bậc cao và người tuy MSH không có tác dụng rõ ràng nhưng khi nhược năng tuyến yên ở người thì MSH giảm và da trở nên nhợt nhạt.
c. Thuỳ sau tuyến yên
- Còn gọi là thuỳ thần kinh, là nơi tích trữ và giải phóng hai hormone do các neuron tiết của hypothamus dẫn xuống: vasopressin và oxytocin.
+ Vasopressin (ADH): có tác dụng chủ yếu là chống bài xuất nước tiểu, làm tăng huyết áp, co cơ trơn.
+ Oxytocin: gây co bóp cơ trơn tử cung làm cơ trơn tử cung tăng cường co bóp gây hiện tượng thúc đẻ.
hệ nội tiết
hệ nội tiết
ưu năng tuyến yên trước tuổi dậy thì gây bệnh khổng lồ.
ưu năng sau tuổi dậy thì gây bệnh to đầu ngón
Nhược năng trước tuổi dậy thì gây bệnh lùn nhưng cơ thể cân đối.
Nhược năng sau tuổi dậy thì gây bệnh Simmond, rối loạn sinh dục
hệ nội tiết
2.4. Rối loạn tuyến yên
Bệnh lùn khi nhược năng tuyến yên
3. Tuyến giáp
3.1. Vị trí: - Tuyến giáp được tìm thấy ở cổ, ngay bên dưới mức ngang của khí quản, nằm trước sụn giáp gồm hai thuỳ bên và một eo thắt ở giữa. Hai thuỳ nằm ngang phía trước và ở hai bên của khí quản khi nó đi xuống phía trước cổ, ở người trưởng thành tuyến nặng khoảng 25g.
3.2. Cấu tạo: tuyến giáp nằm trong một bao gắn chặt vào sụn giáp, trong bao có nhiều nang tuyến, đây là đơn vị chức năng của tuyến. Xung quanh nang là lớp tế bào nang tuyến, bên trong có chất keo. Chất keo có chứa thyroglobulin là một glycoprotein. Tế bào nang tuyến bình thường có hình dẹp, khi tuyến hoạt động các tế bào căng to làm lòng nang hẹp lại, chất keo được đẩy ra ngoài qua các lỗ nhỏ. Xung quanh nang là các tế bào cạnh nang nằm trong tổ chức liên kết (còn gọi là tế bào C).
hệ nội tiết
3.3. Chức năng của tuyến giáp
- Tuyến giáp sản xuất ra 2 hormone chính là: Thyroxin do tế bào nang tuyến tiết ra và calcitonin do tế bào C tiết ra.
+ Thyroxin gồm Thyroxin (T4) và Triiodthyroxin (T3). Tác dụng của hai loài này là chuyển hoá iod, phát triển cơ thể, tham gia điều hoà thần kinh thực vật, tăng khả năng hưng phấn của hệ thần kinh.
+ Calcitonin có tác dụng làm giảm calci và phosphat máu.
3.4. Rối loạn tuyến giáp
- Trường hợp ưu năng tuyến: ở tuổi chưa trưởng thành, con vật lớn nhanh và tăng chuyển hoá về mọi mặt, chuyển hoá cơ sở tăng 50 - 100%, nitơ niệu tăng, giảm dự trữ lipit và gluxit, tim đập mạnh, thần kinh tăng hưng phấn, dễ xúc động, khó ngủ.
ở tuổi trưởng thành, tuy không làm tăng trưởng kích thước nhưng hoạt động thần kinh và chuyển hoá tăng mạnh.
hệ nội tiết
- Trường hợp nhược năng tuyến: trước tuổi trưởng thành, làm ngừng sự phát triển của cơ thể, các chi ngắn, đầu to, thân nhiệt và hoạt động thần kinh giảm sút, không trưởng thành sinh dục.
Nếu tiếp tục nhược năng ở tuổi trưởng thành thì phát sinh chứng bướu cổ địa phương do thiếu Iốt, tuyến giáp nở to, kèm theo là bệnh phù niêm dịch và bệnh đần do thiếu enzym chuyển hóa phenilalanin hay bệnh đần độn, trí tuệ kém phát triển, cơ thể không phát triển, không trưởng thành sinh dục.
3.5. Quan hệ với tuyến yên
- Tuyến giáp nằm dưới sự kiểm soát của tuyến yên. Khi tuyến yên sản xuất TSH, nó làm tăng thêm lượng hormone tuyến giáp được phóng thích khỏi tuyến. Số lượng TSH mà tuyến sản xuất tăng lên nếu số lượng Thyroxin đang lưu thông trong hệ thống giảm xuống và giảm xuống nếu lượng thyroxin tăng lên, điều này sẽ đưa đến một mức độ hormone tuyến giáp tương đối không thay đổi trong máu.
hệ nội tiết
4. Tuyến cận giáp
4.1. Vị trí: tuyến cận giáp là một tuyến nhỏ nặng không quá 0,5g gồm 4 tuyến nhỏ nằm ở hai cực trên và dưới của hai thuỳ tuyến giáp.
4.2. Cấu tạo: tuyến cân giáp được cấu tạo từ hai loại tế bào là tế bào chính và tế bào ưa axit.
hệ nội tiết
4.3. Chức năng tuyến cận giáp:
- Tế bào chính tiết parathormon làm tăng axit huyết và giảm phosphat huyết, nó tác dụng qua ruột làm tăng hấp thụ canxi ở ruột, cùng với vitamin D3 tác dụng lên xương qua các huỷ cốt bào để giải phóng canxi . Đối với phosphat thì huy động từ xương vào máu nhưng lại tăng cường bài xuất qua nước tiểu, do đó làm giảm phosphat máu.
4.4. Rối loạn tuyến cận giáp
+ Trường hợp ưu năng tuyến: canxi được huy động nhiều vào máu làm xương mềm yếu, dễ gãy.
+ Trường hợp nhược năng tuyến: canxi chuyển từ máu vào xương làm xương dòn, dễ gãy. canxi huyết giảm còn gây rối loạn hoạt động của thần kinh và xuất hiện các cơn co giật.
Ngoài ra, parathormon còn tác dụng lên ống thận làm tăng hấp thu canxi.
hệ nội tiết
hệ nội tiết
5. Tuyến ức
5.1. Vị trí: nằm trong mô lỏng lẻo phía sau lồng ngực gồm hai thuỳ phía dưới cổ và trên ngực.
5.2. Cấu tạo: tuyến ức chứa đựng nhiều lymphô bào loại bạch cầu được chứa trong máu, tuỷ xương, các tuyến bạch huyết và lách. Lớp ngoài của tuyến ức là vỏ có nhiều lymphô bào, bên trong lớp là tuỷ cũng chứa các lymphô bào, ngoài ra còn một số tế bào khác. Tuyến ức có kích thước thay đổi theo tuổi, ở giai đoạn trưởng thành tuyến ức nặng 30 - 40g. Sau 16 - 20 tuổi bắt đầu quá trình thoái hoá tuyến ức, nó bị mô mỡ bao quanh đến 70 tuổi..
5.3. Chức năng tuyến ức:
- chỉ thể hiện ở giai đoạn trước trưởng thành sinh dục. Tuyến ức tiết ra hormone timozin có khả năng kích thích hoặc ức chế quá trình sinh trưởng
hệ nội tiết
6. Tuyến tuỵ
6.1. Vị trí: - Tuyến tuỵ nằm ngang phần trên bụng, phía trước xương ống và phía trên động mạch chủ cùng tĩnh mạch chủ. Tá tràng được bao quanh đầu bởi tuyến tuỵ. Phần còn lại của tá tràng gồm có thân và đuôi, chúng kéo dài qua cột sống và bên trái.
hệ nội tiết
6.2. Cấu tạo
- Tuyến tuỵ là một tuyến pha bao gồm phần tuỵ ngoại tiết tiết ra dịch tuỵ trong tiêu hoá và phần tuỵ nội tiết tiết ra insulin, glucagon và một vài hormone khác.
Các tế bào phần tuỵ nội tiết gồm tế bào anpha (chiếm 25%), bêta (chiếm 70%) và các tế bào khác. Các tế bào này tập trung thành đảo tuỵ (gọi là đảo langerhans), trong đảo tế bào bêta ở giữa tiết ra insulin, tế bào anhpha ở xung quanh tiết ra glucagon, tế bào khác rải rác tiết ra somatostatin và gastrin.
- Các cấu trúc căn bản trong tuyến tuỵ là chùm nang, các tạp hợp tế bào tiết ra xung quanh đầu bịt kín của một ống nhỏ, mỗi ống liên kết với các ống từ chùm nang khác cho đến khi tất cả chúng nối liền với ống chính chạy xuống trung tâm của tuyến tuỵ. Giữa chùm nang là các tế bào nhỏ được gọi là các tiểu đảo: các nhóm tế bào này tạo thành toàn bộ cuộc sống khác của tuyến tuỵ như một cơ quan nội tiết tiết ra insulin. Các tiểu đảo cùng sản xuất một hormone được gọi là glucagon.
hệ nội tiết
6.3. Chức năng của tuyến tuỵ
- Tác dụng của insulin
+ Tham gia chuyển hóa gluxit, cụ thể là làm giảm hàm lượng đường glucose trong máu. Nó thúc đẩy sự vận chuyển tích cực đường glucose qua màng vào nội bào nhờ các enzym, ATP và sự có mặt của ion Mg2+
+ Làm tăng axit béo và mỡ trung tính.
+ Làm giảm nồng độ axit amin trong máu, tăng tổng hợp protein, giảm sự phân giải protein ở gan và cơ nên thiếu insulin, cơ thể phải huy động protein và tăng cường dị hoá chúng, làm teo cơ, sút cân, gầy mòn, cân bằng nitơ âm.
+ Đối với nước và muối khoáng, giúp cho sự thấm ion K+ qua màng vào trong tế bào dễ dàng và ion Na+ ra ngoài dễ dàng hơn. Có tác dụng giữ nước cho cơ thể.
+ Insulin còn ức chế sự tiết kích thích tố phát triển (STH) của thuỳ trước tuyến yên để giải phóng hexokinase trong quá trình phosphoryl hoá đường glucose.
hệ nội tiết
- Tác dụng của glucagon
+ Chuyển hoá gluxit bằng cách chuyển ngược glucogen dự trữ thành đường glucose trong máu, nghĩa là làm tăng đường huyết, cơ chế này thông qua việc hoạt hoá enzym phosphorylase.
+ Tăng phân giải lipit.
+ Tăng cường dị hoá protein làm tăng ure máu.
+ Trong hệ nội tiết, glucagon kích thích phần tuỷ tuyến trên thận làm tăng tiết adrenalin, kích thích chính đảo tuỵ tăng tiết insulin, nhằm luôn duy trì được sự cân bằng đường huyết.
- Các hormone khác
+ Ngoài ra, người ta còn tách chiết được một vài hormonem khác từ phần tuỵ nội tiết. Chúng tác dụng với quá trình trao đổi lipit, ngăn chặn sự tích mỡ ở gan hoặc có tác dụng làm tăng trương lực thần kinh mê tẩu (dây số X) nghĩa là tăng cường phó giao cảm (gọi là Vagolonin) hay có tác dụng kích thích trung khu hô hấp, làm giãn phế quản, tăng sự kết hợp giữa O2 và Hb, giúp O2 lưu chuyển dễ dàng trong máu, giúp cơ thể thích nghi trong tình trang thiếu O2.
hệ nội tiết
6.4. Rối loạn tuyến tuỵ
- Trường hợp nhược năng tuyến gây rối loạn chuyển hóa gluxit, lipit và protein. đường huyết tăng cao đến 5 - 6%, hàm lượng đường trong nước tiểu cũng tăng, glycogen dự trữ giảm dẫn tới đái tháo đường.
7. Tuyến thượng thận
hệ nội tiết
7.1. Vị trí: gồm hai tuyến nhỏ, nằm úp trên hai quả thận.
7.2. Cấu tạo: tuyến thượng thận có hình tam giác 1 thân 2 cánh có chiều dài 3 - 6 cm, rộng 2 -3 cm, dày 0,2 - 0,6 cm. Tuyến gồm hai tuyến nhỏ, trong mỗi tuyến nhỏ lại có hai phần riêng biệt là phần vỏ và phần tuỷ có nguồn gốc và chức năng khác nhau.
7.3.2. Chức năng phần vỏ tuyến: Hormone phần vỏ tuyến có nguồn gốc cholesterol và thuộc nhóm steroit gồm 21 cacbon và chia làm 3 nhóm:
+ Nhóm điều hoà muối: điều hoà chuyển hoá nước và muối khoáng, đó là các steroit không có oxi ở vị trí C. Hormone chính của nhóm là desoxycorticosteron và aldosteron.
+ Nhóm điều hoà đường: còn gọi là nhóm 11 bao gồm các hormone chính là corticosteron, cortison, cortisol.
Tác dụng chính của nhóm này là tăng dự trữ glycogen ở gan, tăng đường glucose và giảm việc sử dụng đường ở ngoại vi.
+ Nhóm điều hoà sinh dục nam tính do tế bào lớp dưới của vỏ tiết ra.
hệ nội tiết
7.3. Phần vỏ tuyến thượng thận
7.3.1. Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ lá phôi giữa (mesoderme), có tổ chức tuyến điển hình tiết ra nhiều hormone quan trọng được gọi chung là các corticoid.
Do có nguồn gốc phôi thai giống tuyến sinh dục nên hormon aldrogenes có tác dụng giống hormone sinh dục nam.
Tác dụng chính là kích thích các đặc tính sinh dục phụ ở nam giới và động vật đực (nếu ưu năng tuyến thì ở nữ giới có hiện tượng nam hoá).
Chúng còn tham gia vào quá trình tổng hợp protein, giảm bài xuất nitơ qua nước tiểu, giữ nước và muối NaCl, làm tăng thể trọng
Ngoài ra, cũng có một ít hormone sinh dục nữ như oestrogenes nhưng có tác dụng không đáng kể.
hệ nội tiết
7.3.3. Rối loạn phần vỏ tuyến
- Nhược năng phần vỏ tuyến: khi cắt bỏ cả hai bên xuất hiện các rối loạn nghiêm trọng và động vật chết sau vài ngày. Ngoài ra còn gây rối loạn chuyển hoá nước, muối khoáng, protein, gluxit. Giảm chuyển hoá cơ sở 15 - 30%, giảm sức đề kháng.
- ưu năng phần vỏ tuyến: trong nước tiểu, hàm lượng Na và Cl giảm nhưng K và urê tăng, nặng có thể gây phù phổi do ứa nước, làm con vật dậy thì sớm, xuất hiện các đặc tính sinh dục đực và nam giới. Xuất hiện bệnh Cushing khi có u ở tế bào vỏ tuyến. Bệnh nhân béo dị dạng: béo ở mặt, cổ, thận, bụng nhưng các chi thì gầy đi. Tăng huyết áp, đái tháo đường, xương xốp.
7.4. Phần tuỷ tuyến thượng thận
7.4.1. Nguồn gốc: có nguồn gốc phôi thai từ lá ngoại bì, cùng nguồn gốc với thần kinh giao cảm. Đó là những tế bào thần kinh ưa crom, không có sợi trục và trở thành các tế bào tiết, tiết ra các catecholamin bao gồm adrenalin và noradrenalin.
hệ nội tiết
7.4.2. Chức năng phần tuỷ tuyến: Gồm hai loại hormone là adrenalin và noradrenalin
+ Adrenalin: tác dụng trực tiếp lên cơ tim làm tăng nhịp, tăng cường độ co bóp, tăng hưng phấn cơ tim và tăng khả năng dẫn truyền. Đối với mạch, nó gây co ở những động mạch nhỏ, mao mạch ở da, co mạch lách nhưng làm giãn mạch nuôi cơ tim. Làm tăng huyết áp, tác dụng chuyển hoá glycogen thành đường glucose nên làm tăng đường huyết, làm giãn đồng tử.
+ Noradrenalin: có tác dụng giống như adrenalin nhưng tác dụng tăng huyết áp mạnh hơn còn tác dụng chuyển hoá lại kém hơn.
- Điều hoà hoạt động của phần tuỷ tuyến thượng thận là vùng dưới đồi, các trung khu giao cảm ở tuỷ sống. Phần cao nhất là vỏ não và hệ limpic cũng có tác dụng điều hoà thông qua các cảm xúc, các stress.
hệ nội tiết
7.4.3. Rối loạn phần tuỷ tuyến
- Nhược năng phần tuỷ tuyến thượng thận: ít gặp
- ưu năng phần tuỷ tuyến thượng thận: tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành, phù phổi, rung tâm thất.
8. Tuyến sinh dục
8.1. Vị trí: Tuyến sinh dục ở nam giới và động vật đực là tinh hoàn, ở nữ giới và động vật cái là buồng trứng. Đây là những tuyến pha vừa nội tiết vừa ngoại tiết: ngoại tiết là tạo ra tinh trùng và trứng, nội tiết là tiết ra các hormone sinh dục.
8.2. Nguồn gốc: có nguồn gốc phôi thai từ mầm niệu sinh dục.
hệ nội tiết
8.3. Tuyến sinh dục đực
8.3.1. Vị trí: là hai tinh hoàn nằm trong hốc bụng ở giai đoạn bào thai và đến tháng thứ 8 thì nằm trong bìu cho đến suốt đời.
1. ống dẫn tinh; 2. Tĩnh mạch bọc quanh ống dẫn tinh; 3. ống dẫn nước tiểu; 3. Thân dương vật; 5. Vành quy đầu; 6. Quy đầu; 7. Da quy đầu; 8. Lỗ tiểu; 9. Màng bọc tinh hoàn; 10. Da; 11. Tinh hoàn; 12. Mào tinh hoàn; 13. ống dẫn tinh. 14. Tuyến tiền liệt; 15. Bàng quang
hệ nội tiết
8.3.2. Cấu tạo: mỗi tinh hoàn có màng xơ bao quanh, màng này chia thành nhiều vách ngăn (300 ngăn), trong mỗi ngăn có các ống sinh tinh dài uốn khúc, các ống này tập trung về ống dẫn tinh rồi chạy lên mào tinh hoàn và đi lên bờ chậu, vòng tới bàng quang. ở đây, ống dẫn tinh phân nhánh, một nhánh vào túi tinh, một nhánh vào tuyến tiền liệt phía dưới bàng quang, cuối cùng nhập vào niệu đạo. Xen kẽ các ống sinh tinh trong các ngăn của tinh hoàn là các tế bào kẽ. Thành ống sinh tinh là lớp liên bào sản xuất ra tinh trùng, còn tế bào kẽ sản xuất ra hormone.
- Các hormone sinh dục đực gọi chung là androgens: gồm các tế bào sản xuất ra testosteron và một số khác như androsteron, androstadiol...
hệ nội tiết
8.3.3.Tác dụng của hormone sinh dục đực:
- Kích thích sự phát triển giới tính ngay từ trong bào thai và hình thành giới tính đực ở thai nhi.
- Tham gia quá trình chuyển hoá làm phát triển cơ thể. Tăng tổng hợp protein, cân bằng nitơ dương.
- Tăng dị hoá lipit và huy động lipit.
- Tăng tổng hợp glycogen ở cơ
- Ngoài ra còn có tác dụng giữ muối NaCl và nước, làm tăng chuyển hoá cơ sở.
8.4. Tuyến sinh dục cái
8.4.1. Vị trí: là hai buồng trứng hình trái xoan, kích thước khoảng 3 x 1,5 x 1 cm.
hệ nội tiết
8.4.2. Cấu tạo: trong buồng trứng có nhiều nang trứng, mỗi nang có chứa một trứng. Nang có các tế bào hạt tiết ra hormone sinh dục là oestrogen, trong đó gồm 3 loại là Oestron, Oestriol và Oestradiol. Một lượng nhỏ các hormone này cũng còn được tiết ra từ các tế bào thể vàng, nhau thai, vỏ tuyển thượng thận và tinh hoàn.
hệ nội tiết
8.4.3. Chức năng của hormone sinh dục cái
- Tác dụng chính của hormone sinh dục Oestrogen:
+ Là những hormone giới tính gây động dục, phát triển các cơ quan sinh dục và các đặc điểm sinh dục thứ cấp ở động vật cái và phụ nữ.
+ Tăng cường chuyển hoá, với gluxit thì tăng phân giải làm giảm đường huyết. Với lipit làm tăng dự trữ mỡ dưới da một cách vừa phải. Với protein, kích thích tổng hợp protein làm cơ thể phát triển nhất là vùng mông, chậu hông. Tăng tổng hợp ARN nhất là mARN. Ngoài ra còn có tác dụng giữ nước và muối khoáng.
ở nam giới cũng có một lượng nhỏ hormone có tác dụng tăng sinh, làm cho tuyến tiền liệt, túi tinh, ống dẫn tinh phát triển nhưng với hàm lượng cao lại gây nữ hoá, teo tinh hoàn, ức chế bài tiết androgens.
hệ nội tiết
- Tác dụng chính của hormone dinh dục Progesteron:
+ Đây là hormone dưỡng thai quan trọng nhất, có tác dụng ức chế sự rụng trứng, chuẩn bị cho trứng làm tổ và tạo điều kiện cho phôi thai phát triển, thiếu nó thai không phát triển được.
+ Làm phát triển cơ tử cung, mềm mại và không co bóp, làm niêm mạc tử cung phát triển mạnh khi mang thai.
+ Kích thích bài tiết ra prolactin, ức chế tuyến yên bài tiết LH, làm tăng sự phát triển các ống sữa của tuyến vú.
hệ nội tiết
Hệ nội tiết điều hoà hoạt động của cơ thể thông qua các hoocmon. Trong hệ nội tiết, các tuyến nội tiết tồn tại trong mối liên hệ qua lại với nhau và có sự phối hợp hoạt động đảm bảo cho các quá trình sinh lý của cơ thể động vật diễn ra bình thường. Hệ nội tiết ở động vật phát triển và hoàn thiện dần từ động vật bậc thấp tới động vật bậc cao theo quá trình tiến hoá đảm bảo sự thích nghi của chúng với môi trường sống. Cùng với hệ thần kinh, hệ nội tiết thực hiện sự điều tiết hoá học trong cơ thể nhằm đảm bảo tính toàn vẹn, thống nhất của cơ thể và thích nghi với môi trường sống.
Kết luận
xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Trọng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)