He dieu hanh
Chia sẻ bởi Châu Nhựt Thanh |
Ngày 10/05/2019 |
66
Chia sẻ tài liệu: he dieu hanh thuộc Tin học 11
Nội dung tài liệu:
Danh Sách Nhóm
Nguyễn Thanh Lâm
Châu Nhựt Thanh
Nguyễn Thanh Hùng
Trương Thị Ánh Tuyết
Trần Thị Cúc
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH wINDOWS
Hệ điều hành Windows ngày nay vẫn được coi là một hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới. Hãy cùng điểm lại lịch sử phát triển của hệ điều hành này.
MS-DOS 1.0
Vào ngày 12 tháng 8 năm 1981, IBM giới thiệu chiếc máy tính cá nhân có sử dụng hệ điều hành 16 bit của Microsoft, MS-DOS 1.0, đây là phát minh của chàng trai trẻ Bill Gate.
Windows 1.0
Microsoft tin rằng các máy tính các nhân sẽ trở thành xu thế chủ đạo, chúng phải dễ dàng hơn trong sử dụng, bảo vệ cho sự tin tưởng đó chính là giao diện đồ họa người dùng (GUI) thay cho giao diện dòng lệnh của DOS. Với quan điểm đó, Microsoft đã bắt tay vào thực hiện phiên bản mở đầu của Windows vào năm 1983, và sản phẩm cuối cùng được phát hành ra thị trường vào tháng 11 năm 1985.
Windows 3.0
Vào ngày 22 tháng 5 năm 1990, Microsoft giới thiệu Windows 3.0 với giao diện đồ họa cho người dùng, hỗ trợ VGA, và hiệu ứng 3D giống như với những phiên bản hiện nay. Hệ điều hành này đã được giới thiệu cùng với Program Manager và File Manager, đây là hệ điều hành đầu tiên thực sự mang lại thành công cho Microsoft.
Windows NT 3.1
Microsoft chính thức phát hành Windows NT Advanced Server 3.1 vào ngày 24 tháng 10 năm 1993 và dự án này được tiếp tục quản lý dưới sự chỉ đạo của Dave Cutler. Hệ điều hành này cho phép các công ty có thể sử dụng mạng LAN và được giới thiệu giao diện lập trình (API) Win32. “Windows NT được sinh ra không chỉ để thay đổi cách thức các doanh nhân sử dụng máy tính vào nhu cầu kinh doanh của mình”, Bill Gate phát biểu trong lễ ra mắt hệ điều hành này.
Windows 95
Được phát hành vào tháng Tám năm 1995, hệ điều hành này là sự thay thế cho hai phiên bản cũ của Windows là 3.1 và DOS. Tính năng chính của hệ điều hành này là màn hình, thanh tác vụ và Start Menu được ra mắt, những tính năng này vẫn còn tồn tại đến những phiên bản hiện nay. Hệ điều hành này cũng được tích hợp DOS làm nhiệm vụ liên kết giữa Windows với phần cứng máy tính.
Windows 96
Windows NT 4.0
Được giới thiệu vào tháng Bảy năm 1996, hệ điều hành này có 4 phiên bản Workstation, Terminal Server và hai phiên bản dành cho máy chủ. Đây là lần đầu tiên Internet Explorer xuất hiện và sử dụng giao diện cải tiến của Windows 95. Những tính năng khác bao gồm hỗ trợ các ứng dụng cho fax, Webserver, và chương trình e-mail.
Windows CE 1.0
Đây là một hệ điều hành thu nhỏ, được giới thiệu vào tháng 11 năm 1996 được phát triển từ nhiều nền tảng bao gồm AutoPC, PocketPC, Windows Mobile và SmartPhones.
Windows 98
Windows 98, cũng được lấy tên năm phát hành của nó (1998), là một thay đổi mang tính cách mạng so với phiên bản trước đó. Diện mạo bên ngoài của nó đẹp hơn Windows 95 khá nhiều, và thậm chí nó còn có nhiều cải thiện hữu dụng bên trong. Những cải thiện ở đây như sự hỗ trợ cho USB, chia sẻ kết nối mạng và hệ thống file FAT32, tuy tất cả đều những cải thiện này rất đáng giá nhưng không làm cho cả thế giới choáng ngợp như lần ra mắt của Windows 95.
Microsoft đã phát hành phiên bản nâng cấp "Second Edition" của Windows 98 vào năm 1999. Phiên bản này có ít những thay đổi đáng chú ý.
Windows 98
Được ra mắt vào tháng Sáu năm 1998, hệ điều hành này được xem như là bản nâng cấp từ Windows 95. Nhưng được tích hợp Internet Explorer vào trong giao diện người dùng và chương trình quản lý file Explorer. Phiên bản 98 SE được ra mắt vào năm 1999, bao gồm các tính năng Internet Connection Sharing, NetMeeting 3.0 và DirectX API 6.1.
Windows 2000
Được phát hành vào ngày 17 tháng 2 năm 2000, hệ điều hành này làm việc trên cả máy chủ lấn máy để bàn, nhưng với những tinh năng quan trọng như Active Directory, Microsoft lần đầu tiên đã lật đổ sự thống thị của Novell trong quản lý môi trường mạng. Windows 2000 cũng là hệ điều hành đầu tiên hỗ trợ Kerberos và tích hợp sẵn Terminal Services.
Windows ME
Thường được nhắc đến như một phiên bản hệ điều hành gây thất vọng của Microsoft, Millennium Edition được tung ra vào tháng Mười Hai năm 2000 và là hệ điều hành cuối cùng sử dụng nhân của hệ điều hành 9.x. Đây là hệ điều hành chuyển giao giữa 98 với XP, và cũng là phiên bản đầu tiên có tính năng System Restore.
Windows XP
Được đồng chủ tịch của Microsoft Jim Allchin giới thiệu vào ngày 25 tháng 10 năm 2001. Đây là phiên bản dành cho cả đối tượng doanh nghiệp và gia đình dựa trên nền tảng Windows 2000, với ba phiên bản và lỗi chính, với bản SP2 hướng vào bảo mật. Sau hơn 7 năm hoạt động, theo báo cáo của Forrester vào tháng 2 năm 2009 thì XP vẫn là hệ điều hành được 71% máy tính cá nhân sử dụng.
Windows Server 2003
Được giới thiệu vào ngàu 24 tháng 4 năm 2003, hệ điều hành này đã được cải tiến nhiều tính năng bảo mật và khả năng cấu hình, bao gồm cả khả năng thiết lập các nguyên tắc trong mạng. Windows Server 2003 R2 được ra mắt vào tháng Mười Hai năm 2005 thêm nhiều tính năng quản lý như văn phòng chính, máy chủ dữ liệu, máy chủ in ấn và tích hợp nhận dạng.
Windows Vista
Sau bảy năm phát triển, Vista được ra mắt vào ngày 30 tháng 3 năm 2007 cho người dùng đơn lẻ và ngày 30 tháng 11 năm 2006 cho người dùng thuộc các doanh nghiệp, đã gặp phải nhiều sự lạnh nhạt của người dùng khi không thể tương thích với rất nhiều các ứng dụng. CEO của Microsoft là Steve Ballmer đã cố gắng thuyết phục người dùng rằng Vista là tương lai của công nghệ, nhưng khi hé lộ về Windows 7 trong thời gian diễn ra Hội nghị các chuyên gia phát triển năm 2009 đã đánh dấu chấm hết cho “cuộc sống” của Vista.
Windows Server 2008
Được giới thiệu vào ngày 27 tháng 2 năm 2008 và được xây dựng trên nền tảng tương tự như Vista, hệ điều hành này đã có tính năng mới như Server Core, nguyên tắc cho Active Directory, công nghệ ảo hóa Hyper-V, PowerShell, và Server Manager. Phiên bản R2 của hệ điều hành này đã được thử nghiệm vào tháng Một năm 2009 với add-on Live Migration của công nghệ Hyper-V.
Phiên bản tương lai: Windows 7
Phiên bản tiếp theo này đã được phát hành thử nghiệm vào năm 2009.
Windows 8 sẽ có giao diện 3D
Theo một số nguồn tin, Windows 8 sẽ có tới hai giao diện riêng cho phiên bản 32bit và 64bit, trong đó giao diện 64bit có tên mã là Wind và hỗ trợ 3D.
Windows8 bản32-bit và 64-bit sẽ có 2 giao diện khác biệt
Thế hệ kế tiếp của hệ điều hành Windows sẽ có hai giao diện riêng biệt cho hai phiên bản 32bit và 64bit. Trong đó, giao diện người dùng cho phiên bản 64bit có tên mã là Wind và hỗ trợ cho các dòng laptop cao cấp và máy tính để bàn với card video chuyên dụng.
Giao diện người dùng Wind sẽ rất linh hoạt, có khả năng thích ứng với thói quen sử dụng của người dùng. Các biểu tượng và phím tắt thích ứng với các hoàn cảnh, tình huống sử dụng khác nhau để tăng tốc độ công việc hàng ngày.
Ngoài ra, Windows 8 sẽ có chế độ tắt tạm thời (hibernation system) nhanh hơn, chỉ mất 3-6 giây và lưu tất cả các tài liệu cũng như các công việc đang tiến hành.
Thông tin này bắt nguồn từ những tài liệu về Windows 8 được tiết lộ hồi đầu năm và gần đây nhất, trong phiên bản driver cho card màn hình Nvidia Quadro 256.
Steve Ballmer – CEO của Microsoft tiết lộ, hãng coi việc phát triển phiên bản kế tiếp của nền tảng Windows giống như "đặt cược vào sản phẩm rủi ro nhất".
Hồi tháng 10, nhóm PR Microsoft tại Hà Lan đã tiết lộ thông tin về việc Microsoft đã bắt tay vào sản xuất phiên bản tiếp theo của nền tảng Windows và sẽ mất khoảng hai năm trước khi phiên bản này chính thức có mặt trên thị trường.
Windows for Workgroups 3.11
Được phát triển dựa trên Windows 3.1, hệ điều hành này đã thêm tính năng làm việc theo nhóm ngang hàng (peer-to-peer) và hỗ trợ làm việc theo vùng. Máy tính cá nhân dựa trên nền tảng của Windows đã lần đầu tiên được hoạt động trên mạng và dựa trên quan hệ chủ/khách (Client/Server). Hệ điều hành này cũng được phát triển lên thành Windows NT Workstation 3.5, hệ điều hành được phát triển cho việc hỗ trợ những ứng dụng cao cấp và mạng chia sẻ dữ liệu và máy in Netware.
Nguyễn Thanh Lâm
Châu Nhựt Thanh
Nguyễn Thanh Hùng
Trương Thị Ánh Tuyết
Trần Thị Cúc
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH wINDOWS
Hệ điều hành Windows ngày nay vẫn được coi là một hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới. Hãy cùng điểm lại lịch sử phát triển của hệ điều hành này.
MS-DOS 1.0
Vào ngày 12 tháng 8 năm 1981, IBM giới thiệu chiếc máy tính cá nhân có sử dụng hệ điều hành 16 bit của Microsoft, MS-DOS 1.0, đây là phát minh của chàng trai trẻ Bill Gate.
Windows 1.0
Microsoft tin rằng các máy tính các nhân sẽ trở thành xu thế chủ đạo, chúng phải dễ dàng hơn trong sử dụng, bảo vệ cho sự tin tưởng đó chính là giao diện đồ họa người dùng (GUI) thay cho giao diện dòng lệnh của DOS. Với quan điểm đó, Microsoft đã bắt tay vào thực hiện phiên bản mở đầu của Windows vào năm 1983, và sản phẩm cuối cùng được phát hành ra thị trường vào tháng 11 năm 1985.
Windows 3.0
Vào ngày 22 tháng 5 năm 1990, Microsoft giới thiệu Windows 3.0 với giao diện đồ họa cho người dùng, hỗ trợ VGA, và hiệu ứng 3D giống như với những phiên bản hiện nay. Hệ điều hành này đã được giới thiệu cùng với Program Manager và File Manager, đây là hệ điều hành đầu tiên thực sự mang lại thành công cho Microsoft.
Windows NT 3.1
Microsoft chính thức phát hành Windows NT Advanced Server 3.1 vào ngày 24 tháng 10 năm 1993 và dự án này được tiếp tục quản lý dưới sự chỉ đạo của Dave Cutler. Hệ điều hành này cho phép các công ty có thể sử dụng mạng LAN và được giới thiệu giao diện lập trình (API) Win32. “Windows NT được sinh ra không chỉ để thay đổi cách thức các doanh nhân sử dụng máy tính vào nhu cầu kinh doanh của mình”, Bill Gate phát biểu trong lễ ra mắt hệ điều hành này.
Windows 95
Được phát hành vào tháng Tám năm 1995, hệ điều hành này là sự thay thế cho hai phiên bản cũ của Windows là 3.1 và DOS. Tính năng chính của hệ điều hành này là màn hình, thanh tác vụ và Start Menu được ra mắt, những tính năng này vẫn còn tồn tại đến những phiên bản hiện nay. Hệ điều hành này cũng được tích hợp DOS làm nhiệm vụ liên kết giữa Windows với phần cứng máy tính.
Windows 96
Windows NT 4.0
Được giới thiệu vào tháng Bảy năm 1996, hệ điều hành này có 4 phiên bản Workstation, Terminal Server và hai phiên bản dành cho máy chủ. Đây là lần đầu tiên Internet Explorer xuất hiện và sử dụng giao diện cải tiến của Windows 95. Những tính năng khác bao gồm hỗ trợ các ứng dụng cho fax, Webserver, và chương trình e-mail.
Windows CE 1.0
Đây là một hệ điều hành thu nhỏ, được giới thiệu vào tháng 11 năm 1996 được phát triển từ nhiều nền tảng bao gồm AutoPC, PocketPC, Windows Mobile và SmartPhones.
Windows 98
Windows 98, cũng được lấy tên năm phát hành của nó (1998), là một thay đổi mang tính cách mạng so với phiên bản trước đó. Diện mạo bên ngoài của nó đẹp hơn Windows 95 khá nhiều, và thậm chí nó còn có nhiều cải thiện hữu dụng bên trong. Những cải thiện ở đây như sự hỗ trợ cho USB, chia sẻ kết nối mạng và hệ thống file FAT32, tuy tất cả đều những cải thiện này rất đáng giá nhưng không làm cho cả thế giới choáng ngợp như lần ra mắt của Windows 95.
Microsoft đã phát hành phiên bản nâng cấp "Second Edition" của Windows 98 vào năm 1999. Phiên bản này có ít những thay đổi đáng chú ý.
Windows 98
Được ra mắt vào tháng Sáu năm 1998, hệ điều hành này được xem như là bản nâng cấp từ Windows 95. Nhưng được tích hợp Internet Explorer vào trong giao diện người dùng và chương trình quản lý file Explorer. Phiên bản 98 SE được ra mắt vào năm 1999, bao gồm các tính năng Internet Connection Sharing, NetMeeting 3.0 và DirectX API 6.1.
Windows 2000
Được phát hành vào ngày 17 tháng 2 năm 2000, hệ điều hành này làm việc trên cả máy chủ lấn máy để bàn, nhưng với những tinh năng quan trọng như Active Directory, Microsoft lần đầu tiên đã lật đổ sự thống thị của Novell trong quản lý môi trường mạng. Windows 2000 cũng là hệ điều hành đầu tiên hỗ trợ Kerberos và tích hợp sẵn Terminal Services.
Windows ME
Thường được nhắc đến như một phiên bản hệ điều hành gây thất vọng của Microsoft, Millennium Edition được tung ra vào tháng Mười Hai năm 2000 và là hệ điều hành cuối cùng sử dụng nhân của hệ điều hành 9.x. Đây là hệ điều hành chuyển giao giữa 98 với XP, và cũng là phiên bản đầu tiên có tính năng System Restore.
Windows XP
Được đồng chủ tịch của Microsoft Jim Allchin giới thiệu vào ngày 25 tháng 10 năm 2001. Đây là phiên bản dành cho cả đối tượng doanh nghiệp và gia đình dựa trên nền tảng Windows 2000, với ba phiên bản và lỗi chính, với bản SP2 hướng vào bảo mật. Sau hơn 7 năm hoạt động, theo báo cáo của Forrester vào tháng 2 năm 2009 thì XP vẫn là hệ điều hành được 71% máy tính cá nhân sử dụng.
Windows Server 2003
Được giới thiệu vào ngàu 24 tháng 4 năm 2003, hệ điều hành này đã được cải tiến nhiều tính năng bảo mật và khả năng cấu hình, bao gồm cả khả năng thiết lập các nguyên tắc trong mạng. Windows Server 2003 R2 được ra mắt vào tháng Mười Hai năm 2005 thêm nhiều tính năng quản lý như văn phòng chính, máy chủ dữ liệu, máy chủ in ấn và tích hợp nhận dạng.
Windows Vista
Sau bảy năm phát triển, Vista được ra mắt vào ngày 30 tháng 3 năm 2007 cho người dùng đơn lẻ và ngày 30 tháng 11 năm 2006 cho người dùng thuộc các doanh nghiệp, đã gặp phải nhiều sự lạnh nhạt của người dùng khi không thể tương thích với rất nhiều các ứng dụng. CEO của Microsoft là Steve Ballmer đã cố gắng thuyết phục người dùng rằng Vista là tương lai của công nghệ, nhưng khi hé lộ về Windows 7 trong thời gian diễn ra Hội nghị các chuyên gia phát triển năm 2009 đã đánh dấu chấm hết cho “cuộc sống” của Vista.
Windows Server 2008
Được giới thiệu vào ngày 27 tháng 2 năm 2008 và được xây dựng trên nền tảng tương tự như Vista, hệ điều hành này đã có tính năng mới như Server Core, nguyên tắc cho Active Directory, công nghệ ảo hóa Hyper-V, PowerShell, và Server Manager. Phiên bản R2 của hệ điều hành này đã được thử nghiệm vào tháng Một năm 2009 với add-on Live Migration của công nghệ Hyper-V.
Phiên bản tương lai: Windows 7
Phiên bản tiếp theo này đã được phát hành thử nghiệm vào năm 2009.
Windows 8 sẽ có giao diện 3D
Theo một số nguồn tin, Windows 8 sẽ có tới hai giao diện riêng cho phiên bản 32bit và 64bit, trong đó giao diện 64bit có tên mã là Wind và hỗ trợ 3D.
Windows8 bản32-bit và 64-bit sẽ có 2 giao diện khác biệt
Thế hệ kế tiếp của hệ điều hành Windows sẽ có hai giao diện riêng biệt cho hai phiên bản 32bit và 64bit. Trong đó, giao diện người dùng cho phiên bản 64bit có tên mã là Wind và hỗ trợ cho các dòng laptop cao cấp và máy tính để bàn với card video chuyên dụng.
Giao diện người dùng Wind sẽ rất linh hoạt, có khả năng thích ứng với thói quen sử dụng của người dùng. Các biểu tượng và phím tắt thích ứng với các hoàn cảnh, tình huống sử dụng khác nhau để tăng tốc độ công việc hàng ngày.
Ngoài ra, Windows 8 sẽ có chế độ tắt tạm thời (hibernation system) nhanh hơn, chỉ mất 3-6 giây và lưu tất cả các tài liệu cũng như các công việc đang tiến hành.
Thông tin này bắt nguồn từ những tài liệu về Windows 8 được tiết lộ hồi đầu năm và gần đây nhất, trong phiên bản driver cho card màn hình Nvidia Quadro 256.
Steve Ballmer – CEO của Microsoft tiết lộ, hãng coi việc phát triển phiên bản kế tiếp của nền tảng Windows giống như "đặt cược vào sản phẩm rủi ro nhất".
Hồi tháng 10, nhóm PR Microsoft tại Hà Lan đã tiết lộ thông tin về việc Microsoft đã bắt tay vào sản xuất phiên bản tiếp theo của nền tảng Windows và sẽ mất khoảng hai năm trước khi phiên bản này chính thức có mặt trên thị trường.
Windows for Workgroups 3.11
Được phát triển dựa trên Windows 3.1, hệ điều hành này đã thêm tính năng làm việc theo nhóm ngang hàng (peer-to-peer) và hỗ trợ làm việc theo vùng. Máy tính cá nhân dựa trên nền tảng của Windows đã lần đầu tiên được hoạt động trên mạng và dựa trên quan hệ chủ/khách (Client/Server). Hệ điều hành này cũng được phát triển lên thành Windows NT Workstation 3.5, hệ điều hành được phát triển cho việc hỗ trợ những ứng dụng cao cấp và mạng chia sẻ dữ liệu và máy in Netware.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Châu Nhựt Thanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)