He bai tiet

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Quỳnh | Ngày 23/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: he bai tiet thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Hệ tiết liệu
Hệ tiết niệu (cơ quan bài tiết nước tiểu) có nguồn gốc từ lá phôi giữa, có nhiệm vụ đào thải các sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất như khí cacbonnic, urê, axit uric, amoniac, nước, muối khoáng... ra ngoài cơ thể.
Hệ tiết niệu gồm:
Thận
?niệu quản
?bóng đái
?niệu đạo
1. Thận
1.1. Cấu tạo ngoài
Thận có nhiệm vụ chính là lọc máu tạo thành nước tiểu.
1.1. Cấu tạo ngoài
Ở người có 2 quả thận hình hạt đậu,
Vị trí: nằm ở 2 bên cột sống,  ngang mức đốt sống ngực cuối đến đốt thắt lưng 2.  Thận phải nằm dưới gan, thường nhỏ và nằm thấp hơn thận trái một đốt sống.
Nam giới trưởng thành có sức khỏe bình thường, mỗi quả thận nặng khoảng 134 ~ 148g, kích thước là 10cm × 5cm × 4cm, gần to bằng nắm đấm. Thận của phụ nữ nhỏ hơn thận nam giới một chút
Thận bên trái nặng hơn bên phải...
1.1. Cấu tạo ngoài
Thận có 2 bờ, bờ ngoài cong, bờ trong lõm là bờ rốn thận
Rốn thận là nơi đi vào của cuống thận.
Cuống thận gồm có động mạch thận, tĩnh mạch thận, niệu quản và thần kinh thận.
1.2. Cấu tạo trong  
1.2.1. Cấu tạo đại thể 
Thận gồm: Phần vỏ, phần tuỷ, bể thận.
Phần vỏ: ở ngoài màu đỏ nâu, phần trong gồm những chấm đỏ chấm đỏ là quản cầu Manpighi do động mạch thận phân nhánh nhỏ dần vàPhần tuỷ: máu nhạt hơn phần vỏ cuộn thành búi mao mạch hình cầu.
tuỷ thậngồm 15 – 20 tháp thận (tháp Manpighi), trong mỗi tháp thận có nhiều ống nước tiểu chính thẳng, tận cùng có lỗ đổ nước tiểu vào bể thận
- Phần giáp rốn thận là xoang rỗng, màu trắng gọi là bể thận, chứa nước tiểu từ các ống thận đổ vào. Đi vào rốn thận có các mạch máu lớn và dây thần kinh.
1.2.2. Cấu tạo vi thể thận (đơn vị thận)
Đơn vị thận là những cấu trúc thực hiện chức năng lọc máu để tạo thành nước tiểu. Mỗi quả thận có khoảng 1 triệu đơn vị thận.
Mỗi đơn vị thận gồm có cầu thận, ống thận và hệ thống mao mạch.
* Cấu tạo cầu thận (quản cầu manpighi)
+ Cầu thận (quản cầu Manpighi)  là 1 búi mao mạch hình cầu, có đường kính 0,2 mm, nằm trong nang Bowman,  (khoảng 50 nang Bowmann).
Nang Bowmann là một túi kín gồm 2 thành được lót phía trong một lớp tế bào biểu mô dẹt. Nang này thông với ống sinh niệu.
Mỗi quản cầu có khoảng 50 mao mạch phân nhánh song song từ tiểu động mạch đến và tập trung vào tiểu động mạch đi. Tổng diện tích mao mạch toàn thận là 1,7m2
* Ống thận bao gồm ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa. Thành ống thận chỉ có một lớp tế bào biểu mô. Các tế bào biểu mô ở những đoạn khác nhau của ống thận có hình dáng và cấu trúc khác nhau.
- Ống lượn gần thông với nang Bowman, nằm ở vùng vỏ thận, có hình uốn khúc, dài 14 mm, đường kính 0,05 mm.
Qiai henle
- Quai Henle nối với ống lượn gần, đi sâu vào vùng tủy thận, dài khoảng 16 mm, hình chữ U gồm 2 nhánh thẳng song song làm cho dịch chảy trong lòng 2 nhánh ngược chiều nhau.
- Ống lượn xa tiếp nối với quai Henle, nằm ở vùng vỏ thận, có hình uốn khúc và đổ vào ống góp nước tiểu.
- Ống góp nhận nước tiểu từ các đơn vị thận đổ tới. Nhiều ống góp nhỏ đổ vào ống góp chung và nhiều ống góp chung hợp lại tạo thành bó tháp thận, đổ nước tiểu vào bể thận.
Bao bọc xung quanh ống lượn gần, quai Hellê và ống lượn xa là mạng lưới mao quản dày đặc được xuất phát từ 1 tiểu động mạch đi 
* Động mạch thận xuất phát từ động mạch chủ bụng và chạy tới rốn thận. Bên trong thận, động mạch này phân nhỏ dần đến từng đơn vị thận là động mạch đến, rồi phân nhánh thành các mao mạch của quản cầu Malpighi. Các mao mạch của quản cầu tập hợp lại thành động mạch đi. Động mạch đi lại phân  thành mạng lưới mao mạch bao quanh suốt chiều dài của ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa. Các mao mạch từ ống lượn xa tập trung thành tĩnh mạch nhỏ rồi đổ vào tĩnh mạch thận, tĩnh mạch thận đổ vào tĩnh mạch chủ dưới.
Ngoài ra, quanh thận còn có một vòng động mạch và tĩnh mạch để nuôi dưỡng thận (hệ mao mạch chính thức)
2. Cấu tạo của niệu quản
Thận trái
Niệu đạo
Niệu quản
Thận phải
Bàng quang
Niệu quản chạy từ bể thận đến bàng quang, có nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ bể xuống bàng quang.  Niệu quản dài 25 - 30cm, đường kính 4 - 5mm. 
Thành niệu quản có 4 lớp: lớp mô liên kết mỏng ở ngoài cùng; lớp cơ với 2 lớp: cơ dọc trong có vòng ngoài; lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc trong cùng với nhiều nếp gấp dọc.
3. Cấu tạo của bàng quang
Bàng quang (hay còn gọi là bóng đái) có nhiệm vụ chứa nước tiểu.

Bàng quang (Nữ)
Bàng quang
A�m đạo
Ở nữ, bóng đái nằm trước tử cung, trên âm đạo

Bàng quang (Nam)
Ở nam, bóng đái nằm trong hố chậu bé, sau khớp mu, trước trực tràng.
Bàng quang là 1 túi rỗng, dung tích 500 - 900 ml.
Thành bóng đái cũng có cấu tạo 4 lớp: ngoài cùng là mô liên kết;  ở giữa là lớp cơ trơn gồm cơ vòng, cơ dọc cơ chéo nên bàng quang rất bền và có khả năng đàn hồi lớn. Lớp dưới niêm mạc có nhiều mạch máu. Trong cùng là lớp niêm mạc có khả năng đàn hồi lớn nên khi bàng quang chứa ít nước tiểu  thì lớp niêm mạc chun lại, khi bàng quang chứa đầy nước tiểu thì lớp niêm mạc dãn ra.
4. Niệu đạo
Là đoạn cuối của đường dẫn niệu.
Niệu đạo của nữ là một ống ngắn 3 - 4cm,  xuất phát từ phần đáy của bàng quang chạy trong hố chậu và kết thúc ở âm hộ. Lỗ tiểu tiện nằm giữa âm vật và cửa âm đạo. Thành niệu đạo cũng gồm 4 lớp. Niệu đạo nữ chỉ có 1 vòng cơ thắt gần bóng đái. 
Niệu đạo của nam là một ống dài 15 - 20cm,  xuất phát từ phần đáy của bàng quang, khi đến tuyến tiền liệt, nhập với ống dẫn tinh chạy dọc dương vật, giữa quy đầu có lỗ tiểu tiện. Niệu đạo  vừa là dường dẫn nước tiểu vừa là đường dẫn tinh.  Niệu đạo nam có 2 vòng cơ thắt bằng cơ vân: vòng cơ thắt trên và vòng dưới niệu đạo.
Chất cần thiết cho tế bào
Trao đổi chất của tế bào
Chất cặn bã và dư thừa
CO2
Phổi
Hô hấp
Môi trường ngoài
Các chất thải khác hoà tan trong máu
90%
Da
Bài tiết
nước tiểu
Thoát
mồ hôi
10%
Thận
Hoạt động bài tiết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Quỳnh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)