HD sử dụng Violet soạn giáo án điện tử
Chia sẻ bởi Hứa Thị Hoài |
Ngày 14/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: HD sử dụng Violet soạn giáo án điện tử thuộc Địa lí 5
Nội dung tài liệu:
Tân Hương, tháng 3 năm 2010
Hướng dẫn sử dụng phần mềm soạn giáo án điện tử
Phần I.Các chức năng của Violet
I.Tạo trang màn hình cơ bản: vào menu Nội dung → Thêm đề mục, cửa sổ nhập liệu đầu tiên sẽ xuất hiện. Gõ tên Chủ đề và tên Mục, rồi nhấn nút “Tiếp tục”, cửa sổ soạn thảo trang màn hình sẽ hiện ra và ta có thể đưa nội dung kiến thức vào đây.
Có 3 nút chức năng trên cửa sổ soạn thảo là: “Ảnh, phim”, “Văn bản”, “Công cụ” dùng để đưa hoặc tạo các tư liệu lên màn hình soạn thảo.
1- Nút “Ảnh, phim”: Click nút này để nhập các file dữ liệu (ảnh, phim,...) vào cửa sổ soạn thảo trang màn hình, bảng nhập liệu sẽ hiện ra như sau:
Nếu nhập file âm thanh hoặc phim thì sẽ xuất hiện thêm hộp lựa chọn để xác định xem dữ liệu phim, âm thanh này có được tự động Play hay không.
- Dịch chuyển, co giãn đối tượng:
Sau khi nhập ảnh, phim,... người dùng có thể dùng chuột kéo, dịch chuyển các hình ảnh này, hoặc thay đổi kích thước, tỷ lệ co giãn bằng các điểm nút ở góc, ở giữa cạnh và điểm nút ở giữa hình.
- Với một trong 8 điểm nút ở biên, người dùng có thể dùng chuột để kéo (drag) nó làm cho hình dạng, kích thước đối tượng cũng thay đổi theo.
- Với điểm nút ở tâm đối tượng, khi người dùng nhấn chuột vào rồi di lên thì hình sẽ phóng to, di xuống thì hình thu nhỏ. Đây là thao tác phóng to thu nhỏ đơn thuần.
Thiết lập thuộc tính : (ảnh phim)
Nếu click vào nút , bảng thuộc tính của đối tượng sẽ hiện ra ngay bên cạnh như sau:
Trong đó: Hai ô nhập liệu đầu tiên là tỷ lệ co giãn theo chiều ngang và theo chiều dọc của ảnh
- Giữ nguyên tỷ lệ dài rộng: Thông thường nên thiết lập chế độ Giữ nguyên tỷ lệ để khi co kéo, hình ảnh không bị méo.
- Độ trong suốt: Ảnh sẽ mờ nhạt đi làm cho các đối tượng ở dưới nó cũng có thể được nhìn thấy.
2- Nút “Văn bản”: Sau khi click vào nút này, thì trên bảng trắng sẽ xuất hiện một ô soạn thảo có khung màu xám. Người dùng có thể soạn thảo các văn bản của mình trực tiếp trên ô này.
- Thay đổi các thuộc tính: nhấn chuột lên đường viền màu xám và dịch chuyển đối tượng, hoặc vào góc trái dưới của khung xám này để thay đổi kích thước.
Có thể thay đổi các thuộc tính của văn bản như font chữ, kích thước, màu sắc,... bằng cách click chuột vào nút , để xuất hiện hộp thuộc tính như sau:
- Nhập công thức
Việc nhập công thức được thực hiện bằng cách gõ trực tiếp công thức (theo chuẩn Latex) vào ngay phần soạn thảo văn bản với từ khóa LATEX. Ví dụ để gõ "Công thức hóa học của axit sunfuric là H2SO4" ta chỉ cần gõ:
3- Nút “Công cụ”
Click vào nút này sẽ hiện ra một thực đơn (menu) cho phép lựa chọn sử dụng các module chuẩn, module bài tập và các module chuyên dụng cắm thêm (plugin), gồm có:
Tập đọc: Tranh làng Hồ
Luyện đọc
Tìm hiểu bài
II / Sử dụng các công cụ chuẩn
Vẽ hình cơ bản: trên cửa sổ soạn thảo, click chuột vào nút “Công cụ”, một thực đơn hiện ra chọn mục “Vẽ hình”, cửa sổ nhập liệu sẽ hiện ra như sau:
- Muốn vẽ hình nào, ta chỉ cần click chuột chọn biểu tượng của hình đó. Sau khi chọn đối tượng hình, người dùng có thể chỉnh các tham số của nó bằng các nút chức năng ở phần phía trên cửa sổ nhập liệu như sau:
“Màu nét”: Thay đổi màu của nét vẽ (đường viền)
“Độ dày nét”: Thay đổi độ dày của nét vẽ “Màu nền”: Màu nền tô bên trong của đối tượng hình vẽ.
“Độ chắn sáng” (từ 0→100): Khi thay đổi chỉ số này thì độ trong suốt của màu nền hình vẽ sẽ thay đổi và có thể nhìn xuyên qua được. Nếu đặt chỉ số này bằng 0 thì hình vẽ sẽ chỉ có nét mà không có nền nữa.
- Sau khi đã hoàn tất, nhấn phím “Đồng ý” để kết thúc.
- Nếu muốn đổi hình vẽ khác hoặc chỉnh lại các tham số chỉ cần click đúp chuột vào hình, hoặc click vào nút thuộc tính là được.
- Ví dụ vẽ ngôi nhà dựa vào chức năng vẽ hình của Violet
- Để vẽ bảng số liệu, ta click chuột vào nút biểu tượng bảng , cửa sổ nhập liệu lúc này sẽ có dạng như sau:
- Muốn thay đổi số hàng và số cột, ta chỉ cần thay đổi các số liệu tương ứng tại các ô ở góc dưới bên trái của cửa sổ nhập liệu. Sau đó, click vào nút “Đồng ý” thì đối tượng bảng sẽ hiện ra trong cửa sổ soạn thảo, ta có thể dùng chuột kéo các điểm nút để điều chỉnh kích thước bảng cho phù hợp.
III/ Văn bản nhiều định dạng
Cách tạo văn bản nhiều định dạng: Nhấn nút "Công cụ" rồi chọn mục "Soạn thảo văn bản", cửa sổ nhập liệu tương ứng sẽ hiện ra như sau:
Soạn thảo văn bản nhiều định dạng
-Để thay đổi thuộc tính của những chữ nào, trước tiên phải lựa chọn (bôi đen giống như trong Word), rồi mới nhấn nút chức năng.
-Chèn ảnh: Nhấn vào nút "Chèn ảnh" ở góc trên bên trái để chọn và đưa ảnh vào văn bản. Vị trí ảnh mới được chèn sẽ ở ngay dưới dòng văn bản mà đang có con trỏ nhấp nháy. Có thể chèn được cả file ảnh JPG hoặc file Flash SWF.
Thay đổi kích thước ảnh: Click vào ảnh để chọn, sau đó kéo các điểm nút ở các góc để điều chỉnh kích thước ảnh (phóng to, thu nhỏ,...). Muốn dịch chuyển ảnh đến chỗ khác thì phải xóa ảnh ở chỗ này và chèn lại vào chỗ khác.
Căn vị trí ảnh: Chọn đối tượng ảnh, nhấn vào các nút căn lề trái hoặc căn lề phải để đưa ảnh vào các vị trí bên trái hoặc bên phải, không cho phép căn giữa đối với ảnh.
Xóa ảnh: Chọn đối tượng ảnh, rồi nhấn nút Delete trên bàn phím.
3/Sử dụng các mẫu bài tập
Để tạo một bài tập, ta nhấn nút "Công cụ”, rồi chọn một trong các loại bài tập được hiện ra trong menu ("Bài tập trắc nghiệm", "Bài tập ô chữ", "Bài tập kéo thả chữ"). Sau đó, cửa sổ nhập liệu cho loại bài tập được chọn sẽ hiện ra. Phần dưới đây sẽ mô tả chi tiết về việc nhập liệu cho các bài tập thông qua một số ví dụ tương ứng.
a. Tạo bài tập trắc nghiệm
Một đáp án đúng: chỉ cho phép chọn 1 đáp án
Nhiều đáp án đúng: cho phép chọn nhiều đáp án một lúc
Đúng/Sai: với mỗi phương án sẽ phải trả lời là đúng hay sai
Câu hỏi ghép đôi: Kéo thả các ý ở cột phải vào các ý tương ứng ở cột trái để được kết quả đúng.
Tạo một bài tập trắc nghiệm như sau:
Các khẳng định sau là đúng hay sai?
a) Một số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 3
b) Một số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 9
c) Một số chia hết cho 15 thì số đó chia hết cho 3
Nhập liệu cho bài tập trên như sau
Để thêm phương án, ta nhấn vào nút “+” ở góc dưới bên trái, để bớt phương án thì nhấn vào nút “”. Sau khi nhập xong, ta nhấn nút "Đồng ý" sẽ được màn hình bài tập trắc nghiệm như sau:
VD2: Tạo kiểu trắc nghiệm“Ghép đôi”.
- Hãy kéo mỗi ý ở cột trái đặt vào một dòng tương ứng ở cột phải để có kết quả đúng.
Cây sắn có ...Rễ củ. Cây trầu không có ...Rễ móc. Cây bụt mọc có ...Giác mút. Cây tầm gửi có ...Rễ thở, Rễ chùm
- Ta thực hiện các bước làm như bài tập trên, song phải chọn kiểu bài tập là “Ghép đôi”, và chú ý khi soạn thảo phải luôn đưa ra kết quả đúng đằng sau mỗi phương án. Sau đó, Violet sẽ trộn ngẫu nhiên các kết quả để người làm bài tập sắp xếp lại.
- Nhấn nút đồng ý ta được bài tập hiển thị lên màn hình như sau:
Khi làm bài tập loại này, học sinh phải dùng chuột kéo giá trị ở cột phải đặt vào cột trả lời, rồi nhấn vào nút kết quả để nhận được câu trả lời là đúng hay sai. HS có thể làm từng câu một rồi xem kết quả ngay, hoặc có thể làm hết các câu rồi mới xem kết quả đều được.
Ví dụ 3: Tạo bài trắc nghiệm có các ký hiệu đặc biệt và hình vẽ:
Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 2 và AC= , số đo góc C là:
= 30°
= 60°
= 70°
Đây là kiểu bài trắc nghiệm “Một đáp án đúng”, chỉ có đáp án thứ 2 là đúng. Ta soạn thảo trên màn hình như sau:
Chú ý: Trong bài tập trắc nghiệm và bài tập kéo thả chữ, ta có thể gõ các công thức giống như trong phần nhập văn bản bình thường, với mẫu LATEX(...).
Tạo bài tập ô chữ
Ví dụ 4: Tạo một bài tập ô chữ dựa theo sách giáo khoa Sinh học 6 trang 26. Khi tạo bài tập này, người soạn thảo phải biết trước về ô chữ cột dọc và các câu trả lời hàng ngang.
Trò chơi giải ô chữ
Nhóm sinh vật lớn nhất có khả năng tự tạo ra chất hữu cơ ngoài ánh sáng.
Một thành phần của tế bào có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Một thành phần của tế bào chứa dịch tế bào.
Một thành phần của tế bào có tác dụng bao bọc chất tế bào.
Chất keo lỏng có chứa nhân, không bào và các thành phần khác của tế bào.
Các câu trả lời hàng ngang lần lượt:
1. Thực vật; 2. Nhân tế bào;
3. Không bào; 4. Màng sinh chất; 5. Tế bào chất
Chữ ở cột dọc là: TẾBÀO
Ta lần lượt nhập năm câu hỏi và năm câu trả lời trong đề bài vào các hộp nhập liệu. Hình sau thể hiện việc nhập liệu của hai câu hỏi hàng ngang đầu tiên
Trong đó:
"Từ trả lời" là đáp án đúng của câu hỏi
"Từ trên ô chữ" là tập hợp các chữ cái sẽ được hiện lên ô chữ, thường là giống từ trả lời, nhưng viết hoa và không có dấu cách. Nếu không nhập gì vào đây thì Violet sẽ tự động sinh ra từ “Từ trả lời”. Vì vậy, nếu không có gì đặc biệt, ta có thể bỏ qua phần này để nhập liệu cho nhanh.
"Vị trí chữ" là vị trí của chữ cái trong "Từ trên ô chữ" mà sẽ thuộc vào ô dọc. VD với câu hỏi 2, do từ hàng dọc là “TẾBÀO” nên cần có chữ “Ế” thuộc vào ô chữ dọc, trong khi từ hàng ngang lại là “NHÂNTẾBÀO” nên sẽ lấy vị trí chữ là 6.
nhấn “Đồng ý” ta sẽ thu được một trang bài tập ô chữ. Khi giải ô chữ học sinh sẽ click chuột vào câu hỏi, rồi gõ câu trả lời tương ứng vào hộp, nhấn Enter thì sẽ có kết quả trên ô chữ như sau:
Tạo bài tập kéo thả chữ
Trên một đoạn có các chỗ trống (...), người soạn có thể tạo ra 3 dạng bài tập như sau:
Kéo thả chữ: nhiệm vụ của học sinh là kéo các từ tương ứng thả vào những chỗ trống. Ngoài các từ phương án đúng của đoạn còn có thêm những phương án nhiễu khác.
Điền khuyết: Không có sẵn các từ phương án, học sinh phải click chuột vào ô trống để gõ (nhập) phương án của mình vào.
Ẩn/hiện chữ: Khi click vào chỗ trống thì đáp án sẽ hiện lên hoặc ẩn đi
Ví dụ 5: Tạo bài tập kéo thả chữ :
Đơn chất là những chất được tạo nên....... còn hợp chất được tạo nên ...................
Kim loại đồng, khí oxi, khí hiđro là những ........................................ còn nước, khí cacbonic là những .....................................
Các từ: đơn chất; một nguyên tử; hai nguyên tố trở lên,
hai chất trở lên, hợp chất, hai nguyên tử trở lên,
một chất,một nguyên tố
Nhập liệu cho bài tập trên như sau:
Khi nhập liệu, ta sẽ gõ câu hỏi và toàn bộ nội dung văn bản (có cả các từ mà sau này sẽ được ẩn đi) vào ô nhập liệu. Sau đó, chọn các từ ẩn này (bôi đen từ) rồi nhấn nút "Chọn chữ". Hoặc đơn giản hơn, để chọn một từ ta gõ 2 cặp ký hiệu xổ dọc cạnh nhau ở 2 đầu của từ đó: ||||.
Sau khi chọn từ, trên ô nhập liệu từ đó sẽ có màu đỏ nên rất dễ nhận ra. Nếu thôi không chọn từ đó nữa, ta chỉ việc xóa các cặp ký hiệu || đi là được.
Trong các dạng bài tập này, ta cũng có thể chèn thêm hình ảnh vào phía dưới câu hỏi giống như trong phần tạo bài tập trắc nghiệm, và cũng có thể gõ các công thức giống như trong phần nhập văn bản bình thường, với mẫu LATEX(...).
Riêng đối với bài tập kéo thả chữ, ta có thể nhập thêm các phương án nhiễu bằng cách nhấn nút “Tiếp tục”. Nếu không cần phương án nhiễu hoặc với các bài tập điền khuyết và ẩn/hiện chữ thì ta có thể nhấn luôn nút “Đồng ý” để kết thúc quá trình nhập liệu. Dưới đây là màn hình nhập phương án nhiễu cho loại bài tập kéo thả chữ.
Ví dụ 6: Bài tập điền khuyết
Ta có thể sửa lại bài tập trên thành dạng bài tập "Điền khuyết" bằng cách vào menu Nội dung mục Sửa đổi thông tin Nhấn “Tiếp tục” click đúp vào bài tập kéo thả Chọn kiểu “Điền khuyết” Nhấn nút “Đồng ý”.
-Nút "Thêm chữ" dùng để thêm một phương án nhiễu, sau khi click nút này ta sẽ gõ trực tiếp nội dung phương án lên danh sách đối tượng.
Nút "Quay lại" để trở về màn hình nhập liệu trước.
Nút "Đồng ý" để kết thúc quá trình nhập liệu và tạo bài tập.
- Cách nhập liệu như trên sẽ sinh ra một bài tập kéo thả chữ giống như hình dưới đây:
Học sinh khi click chuột vào các ô trống ... thì ngay tại đó sẽ xuất hiện một ô nhập liệu như hình trên, cho phép nhập phương án đúng vào đó.
Khi kiểm tra độ chính xác của các phương án, máy tính sẽ bỏ qua sự khác biệt về chữ hoa, chữ thường và số lượng dấu cách giữa các từ.
Để tạo ra loại bài tập "Ẩn/hiện chữ" thì cũng thao tác hoàn toàn tương tự như trên.
IV/ Các chức năng soạn thảo trang màn hình
1/Tạo hiệu ứng hình ảnh
Với một đối tượng (ảnh, văn bản, bài tập,...) để mở bảng hiệu ứng hình ảnh, đầu tiên ta chọn đối tượng, click vào nút tròn thứ nhất ở phía trên bên phải đối tượng để mở bảng thuộc tính, sau đó click vào nút tròn ở góc dưới bên phải của bảng thuộc tính.
Click vào dấu cộng để thêm một hiệu ứng hình ảnh. Chọn hiệu ứng trong bảng danh sách để thay đổi các tham số tương ứng.
Click vào dấu trừ để xóa hiệu ứng đang chọn đi.
Tương tự như với đối tượng ảnh, ta cũng có thể tạo ra được hiệu ứng hình ảnh cho các đoạn văn bản như sau:
2/Tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi
Chọn một hình ảnh, đoạn văn bản hoặc plugin trên màn hình soạn thảo, khi đó sẽ hiện ra 3 nút tròn nhỏ ở phía trên bên phải. Click vào nút (nút đang quay), bảng lựa chọn hiệu ứng sẽ hiện ra như sau:
Có thể click vào nút mũi tên xuống để hiện bảng danh sách hiệu ứng. Ta chọn một hiệu ứng bất kỳ ở danh sách bên trái, ứng mỗi hiệu ứng này, lại chọn tiếp hiệu ứng con được liệt kê ở danh sách bên phải.
Sau khi chọn hiệu ứng xong sẽ có nút Preview (xem trước) ở góc dưới bên trái, để người soạn có thể xem được hiệu ứng luôn.
Phần “Tự động chạy hiệu ứng” nếu được đánh dấu thì hiệu ứng sẽ được thực hiện ngay sau khi hiển thị trang màn hình, hoặc ngay sau khi hiệu ứng trước đó được thực hiện. Nếu không đánh dấu thì người dùng phải click chuột vào nút next (phía dưới bên phải của bài giảng), hoặc nhấn phím Enter, thì hiệu ứng mới thực hiện. Không chọn phần này nếu muốn các nội dung lần lượt hiện ra khi người dùng nhấn phím.
Nhấn nút “Đồng ý”. Trang màn hình được tạo, đầu tiên chỉ chứa các đối tượng (hình ảnh, văn bản,...) không có hiệu ứng. Có thể phải nhấn nút next (phía dưới bên phải) thì các đối tượng còn lại mới hiện ra theo hiệu ứng đã lựa chọn.
Để tạo hiệu ứng cho các ô văn bản, ta làm hoàn toàn tương tự như với hình ảnh. Tuy nhiên, riêng với các đối tượng văn bản, các hiệu ứng sẽ được thực hiện cho từng dòng (hoặc từng đoạn) văn bản.
Thay đổi thứ tự, căn chỉnh và khóa đối tượng
ở bên phải (nút thay đổi thứ tự), thì sẽ hiện ra một thực
đơn như sau:
Bạn chọn một đối tượng, sau đó click nút
Bốn mục menu đầu tiên dùng để thay đối thứ tự. Mục “Lên trên cùng” là đưa đối tượng đang chọn lên thứ tự cao nhất mà không đối tượng nào có thể che phủ được nó, còn mục “Lên trên” là đưa đối tượng lên trên một bậc thứ tự. Tương tự như vậy với các chức năng “Xuống dưới” và “Xuống dưới cùng”.
Lưu ý: Việc thay đổi thứ tự trên/dưới này sẽ ảnh hưởng đến cả thứ tự thể hiện các đối tượng nếu ta sử dụng các hiệu ứng cho chúng. Đối tượng nào ở dưới cùng sẽ thể hiện đầu tiên và cứ thế lên cao dần. Do đó, muốn cho một đối tượng thể hiện hiệu ứng trước, ta sẽ phải đưa đối tượng này “Xuống dưới” hoặc “Xuống dưới cùng”.
Mục menu cuối cùng dùng để khóa đối tượng. Khóa nghĩa là vẫn cho phép chọn đối tượng, thay đổi thuộc tính, thứ tự, nhưng không cho thay đổi vị trí và kích thước. Chọn mục này lần thứ 2 thì đối tượng sẽ được mở khóa và có thể dịch chuyển, co kéo như bình thường.
4/ Chọn đối tượng bằng danh sách:
Chức năng cho phép người dùng chọn đối tượng trên màn hình soạn thảo thông qua một danh sách. Việc này dễ dàng hơn so với thao tác click chuột thẳng vào đối tượng, vì nó có thể chọn được cả những đối tượng không hiển thị do bị mất file nguồn hoặc do bị kéo ra ngoài màn hình soạn thảo. Ngoài ra, sử dụng danh sách sẽ giúp cho việc thay đổi vị trí hiển thị trước, sau của đối tượng (cũng là thay đổi thứ tự xuất hiện của các đối tượng có hiệu ứng) một cách dễ dàng.
Cách thực hiện: trên màn hình soạn thảo, người sử dụng click chuột vào nút ở phần phía dưới, một hộp danh sách sẽ hiện ra như sau:
Trong danh sách là các đối tượng nằm trong trang màn hình đó, được sắp xếp từ trên xuống dưới theo thứ tự thời điểm được tạo ra là trước hay sau. Những đối tượng nào ở trên (tức là được tạo ra trước) sẽ bị các đối tượng ở dưới (tạo ra sau) nằm đè lên khi hiển thị.
Có dấu * ở phía trước là những đối tượng đã được thiết lập hiệu ứng chuyển động. Với các đối tượng có hiệu ứng thì những đối tượng nào ở trên sẽ xuất hiện ra trước, còn đối tượng nào ở dưới sẽ xuất hiện ra sau.
Trên thực đơn có hai mũi tên lên và xuống dùng để điều chỉnh thứ tự của các đối tượng trong danh sách. Muốn điều chỉnh thứ tự của đối tượng nào, người sử dụng chọn đối tượng đó trong danh sách rồi click vào nút hoặc để là đưa đối tượng lên trên hoặc xuống dưới.
Sau khi đã lựa chọn hoặc sắp xếp xong, click chuột vào nút “Đóng lại” để trở về cửa sổ soạn thảo trang màn hình.
5/ Sao chép, cắt, dán tư liệu
Ctrl + C: Sao chép tư liệu đang được lựa chọn
Ctrl + X: Cắt tư liệu đang được lựa chọn
Ctrl + V: Dán tư liệu đã được sao chép hoặc cắt vào cửa sổ soạn thảo
6/ Phục hồi (undo) và làm lại (redo)
nhấn các phím tắt Ctrl+Z (undo) và Ctrl+Y (redo)
7/ Tạo các siêu liên kết
Chức năng “Siêu liên kết” (Hyperlink) cho phép người sử dụng đang ở mục này có thể nhanh chóng chuyển đến một mục khác bằng cách click chuột vào một đối tượng nào đó (ảnh, chữ,...). Không những thế, chức năng “Siêu liên kết” còn cho phép kết nối từ bài giảng tới một file EXE bên ngoài, mà có thể là một bài giảng Violet khác đã được đóng gói EXE, hoặc bất kỳ một phần mềm nào khác.
Cách tạo siêu liên kết: Trên trang màn hình soạn thảo, người sử dụng click chuột vào đối tượng cần liên kết, 3 nút tròn sẽ xuất hiện ở phía trên bên phải của đối tượng, click vào nút thứ ba () để xuất hiện một thực đơn, chọn mục “Siêu liên kết” lúc này sẽ xuất hiện một bảng nhập liệu như sau:
Nếu muốn liên kết với một file bên ngoài, người dùng click chuột vào lựa chọn “Liên kết với file bên ngoài” rồi click tiếp vào nút “...” để chọn file EXE cần thiết. Nếu muốn liên kết với đề mục khác trong cùng bài giảng thì click chuột vào lựa chọn “Liên kết với đề mục” sau đó chọn mục cần liên kết. Cuối cùng, click chuột vào nút “Đồng ý” để kết thúc
“Siêu liên kết” là một chức năng khá quan trọng khi giáo viên muốn liên hệ đơn vị kiến thức này với đơn vị kiến thức khác không cùng một trang màn hình hoặc không cùng một bài. Trong quá trình trình chiếu, khi đến trang màn hình đã tạo sự liên kết, người dùng chỉ cần click chuột vào đối tượng lập tức mục hoặc bài được liên kết đến sẽ xuất hiện.
VI/ Các chức năng khác của Violet
1/ Các chức năng xử lý mục dữ liệu
Sau khi tạo xong một mục dữ liệu, nếu muốn sửa lại thì vào menu Nội dungSửa đổi thông tin, hoặc nhấn F6, hoặc click đúp vào mục cần sửa đều được. Nếu muốn xóa mục, ta chọn mục rồi vào Nội dungXóa đề mục hoặc nhấn phím Delete
Sau khi tạo xong một hoặc một số đề mục, có thể phóng to bài giảng ra toàn màn hình để xem cho rõ bằng cách nhấn phím F9 (hoặc vào menu Nội dungXem toàn bộ). Sau đó nhấn tiếp F9 hoặc nút Close trên bài giảng để thu nhỏ trở lại. Khi bài giảng đang phóng to toàn màn hình, người dùng vẫn có thể gọi được các chức năng khác của phần mềm bằng các phím tắt.
2/ Chức năng chọn trang bìa
Về nội dung, trang bìa là trang giới thiệu bài giảng (chứa tiêu đề bài giảng, tên giáo viên giảng dạy, tên người soạn bài giảng,...)
Cách dùng: Vào menu Nội dungChọn trang bìa, sau đó soạn thảo trang bìa giống như tất cả các trang nội dung khác.
Ví dụ để tạo ra một trang bìa như hình trên ta làm như sau:
Vào menu Nội dungChọn trang bìa
Nhấn nút “Thêm ảnh” để đưa bức ảnh nền vào, click vào ảnh, click tiếp nút để hiện bảng thuộc tính của ảnh, và điều chỉnh độ trong suốt lên cao để cho tấm ảnh trông mờ đi (với mục đích làm nổi rõ chữ lên).
Sau đó “Thêm chữ” và thay đổi vị trí, định dạng và các thuộc tính của chữ để được màn hình trang bìa như trên Nhấn “Đồng ý”.
3/ Chọn giao diện bài giảng
Vào menu Nội dungChọn giao diện. Cửa sổ chọn giao diện cho bài giảng hiện ra như sau
Kéo thanh trượt ngang phía dưới để xem và lựa chọn toàn bộ các giao diện. Hiện tại chương trình cung cấp 10 giao diện khác nhau và sẽ được cập nhật nhiều hơn về sau.
Giao diện đầu tiên là giao diện trắng (không có gì). Nếu lựa chọn giao diện này thì bài giảng sẽ chỉ còn 2 nút Next, Back ở phía dưới bên phải để chuyển đổi giữa các trang màn hình. Với giao diện trắng thì các tư liệu sẽ được hiển thị to hơn, tuy nhiên việc theo dõi và thay đổi các mục sẽ khó khăn hơn.
Giao diện trắng rất phù hợp khi người dùng tạo ra một trang tư liệu (ví dụ các bài tập) rồi nhúng vào trong các bài giảng được tạo bởi chương trình khác (như Powerpoint hay một trình soạn thảo Web chẳng hạn).
4/ Soạn thảo hình nền cho các trang bài giảng
Để soạn thảo trang nền, bạn vào menu Nội dung Soạn thảo hình nền, cửa sổ sau sẽ hiện ra. Có thể click vào nút “+” để thêm một hình nền, click vào nút “-” để xóa đi hình nền đang được lựa chọn.
Sau khi soạn thảo các hình nền xong, click vào nút “Đóng lại” để kết thúc quá trình soạn thảo. Nếu các hình nền này đã được sử dụng cho các trang bài giảng rồi thì các trang đó sẽ được cập nhật lại ngay lập tức.
Để sử dụng hình nền cho các trang trong một chủ đề, ta click đúp vào tên chủ đề trong cây trúc bài giảng (hoặc chọn tên chủ đề rồi nhấn F6), cửa sổ soạn thảo thông tin chủ đề hiện ra như sau:
Ngoài việc có thể sửa tên chủ đề như trong các phiên bản Violet trước,
ở đây người dùng có thể chọn hình nền cho tất cả các trang trong chủ đề.
Người dùng cũng có thể click thẳng vào nút “>”
để mở trang soạn thảo hình nền luôn từ cửa sổ này cho thuận tiện.
6/ Đóng gói bài giảng
Sau khi soạn thảo xong và lưu bài giảng, ta vào mục Bài giảng Đóng gói (phím tắt F4) chọn “Xuất ra file chạy (EXE)”. Chức năng này sẽ xuất bài giảng đang soạn thảo ra thành một sản phẩm chạy độc lập, có thể copy vào đĩa mềm hoặc đĩa CD để chạy trên các máy tính khác mà không cần chương trình Violet.
Đóng gói bài giảng ra file EXE có thể giúp bạn liên kết với các bài giảng được tạo bằng Powerpoint hoặc các công cụ khác có hỗ trợ liên kết.
Nếu đóng gói dạng HTML, phần mềm sẽ chạy dưới dạng giao diện Web, và có thể đưa lên Website của trường, Website cá nhân hoặc một hệ thống E-learning nào đó. Nhờ vậy, giáo viên có thể truy cập, sử dụng bài giảng của mình thông qua Internet ở mọi nơi, mọi lúc mà không cần mang theo đĩa mềm hay CD.
VII/ Sử dụng bài giảng đã đóng gói
1. Nội dung gói bài giảng và cách chạy
a/Nội dung gói bài giảng:
Sau khi đã đóng gói và xuất ra dưới dạng file chạy (EXE), trong thư mục gói bài giảng sẽ bao gồm các file và thư mục con như sau:
Trong đó:
“Common”: là thư mục chứa các file dùng chung như mẫu giao diện hoặc các mẫu bài tập. Các file trong này đều do Violet tự sinh ra.
“Data”: là thư mục chứa toàn bộ các tư liệu dạng ảnh, phim, âm thanh, flash được sử dụng trong bài giảng.
“Scenario”: là file kịch bản của bài giảng.
File có biểu tượng hình chữ F là file chạy EXE, thường có tên trùng với tên của bài giảng, dùng để chạy trình chiếu bài giảng.
Nếu muốn sửa đổi bài giảng sau khi đóng gói, ta chỉ cần click đúp chuột vào file kịch bản Scenario. Còn nếu muốn chạy bài giảng thì click đúp chuột vào file chạy EXE (file có biểu tượng hình chữ F).
Nếu đóng gói ra dạng HTML thì thay vì file chạy EXE sẽ có hai file “Index.html” và “Player.swf”. Sau khi copy cả thư mục gói bài giảng này lên Web thì người dùng các nơi chỉ cần gọi đường dẫn URL của thư mục Web là bài giảng có thể chạy được trên bất kỳ trình duyệt nào. Trên máy tính cá nhân, nếu chạy thẳng file HTML thì bài giảng cũng sẽ được mở bằng trình duyệt mặc định, thường là Internet Explorer hoặc Mozilla Firefox.
2/ Sử dụng giao diện bài giảng và các phím tắt
Sau khi chạy bài giảng, trang bìa hoặc đầu tiên của bài giảng sẽ được mở. Lúc đó người dùng chỉ cần click chuột hoặc nhấn các phím tắt để lần lượt trình chiếu các trang.
Trên giao diện này, người dùng sẽ click chuột vào nút Next (hình mũi trên trỏ phải ở góc dưới bên phải màn hình) để trình chiếu lần lượt các trang nội dung bài giảng, hoặc nút Back (mũi tên trỏ trái) để quay về trang trước. Nếu người dùng không muốn trình chiếu theo tuần tự thì có thể click chuột vào tên các chủ đề ở thanh ngang bên trên, rồi click vào tên mục ở thanh dọc bên trái giao diện.
Khác với khi phóng to bài giảng trong Violet (nhấn F9), khi chạy bài giảng đã đóng gói thì người dùng có thể sử dụng được các phím tắt để thao tác nhanh hơn:
Phím Space. Sang trang mới hoặc bắt đầu chạy hiệu ứng nếu có (tương đương với nút Next).
Phím Backspace: Quay lại trang trước, hoặc quay về đầu trang nếu đang chạy hiệu ứng (tương đương với nút Back).
Phím Enter: giống phím Space
Phím Page up: giống phím Backspace
Phím Page down: giống phím Space
Trong quá trình giảng bài, để thu hút học sinh vào một hoạt động nào đó ngoài phần mềm như: thảo luận nhóm, đóng kịch tình huống… giáo viên có khi sẽ phải tắt máy chiếu đi. Tuy nhiên, việc tắt bật máy chiếu nhiều sẽ không tốt cho máy, vì thế giao diện bài giảng cung cấp nút “Tắt màn hình” ở góc dưới bên trái để tắt màn hình trình chiếu nếu cần. Khi muốn trình chiếu trở lại, người dùng chỉ cần click chuột thì bài giảng sẽ xuất hiện trở lại đúng ở trang trước khi tắt màn hình.
2/ Vẽ, đánh dấu ghi nhớ lên trang bài giảng
Chức năng này cho phép trong lúc giảng bài, giáo viên có thể dùng chuột để vẽ, đánh dấu các đối tượng trên trang màn hình bài giảng (bài giảng đã được đóng gói), bằng các phím chức năng như: F2 (bút dạ), F3 (bút đánh dấu), F4 (xóa), F1 (trở về trạng thái ban đầu).
3/ Chỉnh sửa bài giảng sau khi đã đóng gói
Một số lưu ý khi chỉnh sửa các bài giảng đã đóng gói:
Khi sửa bài giảng đã đóng gói thì nên xóa file bài giảng cũ đi để đảm bảo tính thống nhất, tránh trường hợp sửa ở cả 2 chỗ.
Nếu chỉ là sửa chữ hoặc sắp xếp lại các ảnh, ta chỉ cần lưu bài giảng lại là được. Còn nếu có nhập thêm ảnh hoặc các đối tượng khác thì nên đóng gói lại. Khi đóng gói lại, Violet sẽ hỏi có cập nhật hay không thì chọn “Có” để cập nhật. Nói chung sau khi sửa đổi bài giảng thì nên Đóng góiCập nhật lại cho chắc chắn.
Trong quá trình soạn bài giảng đã đóng gói, có thể sẽ có những tư liệu thừa trong thư mục Data, do ta thêm ảnh, phim vào sau đó lại xóa trong Violet đi không dùng nữa. Vì vậy, để dọn dẹp hết các file thừa, ta có thể đóng gói lại, chỉ có điều khi Violet hỏi có cập nhật không thì chọn “Không” để đóng gói sang một thư mục mới. Sau đó có thể xóa bỏ thư mục cũ đi là được.
Hướng dẫn sử dụng phần mềm soạn giáo án điện tử
Phần I.Các chức năng của Violet
I.Tạo trang màn hình cơ bản: vào menu Nội dung → Thêm đề mục, cửa sổ nhập liệu đầu tiên sẽ xuất hiện. Gõ tên Chủ đề và tên Mục, rồi nhấn nút “Tiếp tục”, cửa sổ soạn thảo trang màn hình sẽ hiện ra và ta có thể đưa nội dung kiến thức vào đây.
Có 3 nút chức năng trên cửa sổ soạn thảo là: “Ảnh, phim”, “Văn bản”, “Công cụ” dùng để đưa hoặc tạo các tư liệu lên màn hình soạn thảo.
1- Nút “Ảnh, phim”: Click nút này để nhập các file dữ liệu (ảnh, phim,...) vào cửa sổ soạn thảo trang màn hình, bảng nhập liệu sẽ hiện ra như sau:
Nếu nhập file âm thanh hoặc phim thì sẽ xuất hiện thêm hộp lựa chọn để xác định xem dữ liệu phim, âm thanh này có được tự động Play hay không.
- Dịch chuyển, co giãn đối tượng:
Sau khi nhập ảnh, phim,... người dùng có thể dùng chuột kéo, dịch chuyển các hình ảnh này, hoặc thay đổi kích thước, tỷ lệ co giãn bằng các điểm nút ở góc, ở giữa cạnh và điểm nút ở giữa hình.
- Với một trong 8 điểm nút ở biên, người dùng có thể dùng chuột để kéo (drag) nó làm cho hình dạng, kích thước đối tượng cũng thay đổi theo.
- Với điểm nút ở tâm đối tượng, khi người dùng nhấn chuột vào rồi di lên thì hình sẽ phóng to, di xuống thì hình thu nhỏ. Đây là thao tác phóng to thu nhỏ đơn thuần.
Thiết lập thuộc tính : (ảnh phim)
Nếu click vào nút , bảng thuộc tính của đối tượng sẽ hiện ra ngay bên cạnh như sau:
Trong đó: Hai ô nhập liệu đầu tiên là tỷ lệ co giãn theo chiều ngang và theo chiều dọc của ảnh
- Giữ nguyên tỷ lệ dài rộng: Thông thường nên thiết lập chế độ Giữ nguyên tỷ lệ để khi co kéo, hình ảnh không bị méo.
- Độ trong suốt: Ảnh sẽ mờ nhạt đi làm cho các đối tượng ở dưới nó cũng có thể được nhìn thấy.
2- Nút “Văn bản”: Sau khi click vào nút này, thì trên bảng trắng sẽ xuất hiện một ô soạn thảo có khung màu xám. Người dùng có thể soạn thảo các văn bản của mình trực tiếp trên ô này.
- Thay đổi các thuộc tính: nhấn chuột lên đường viền màu xám và dịch chuyển đối tượng, hoặc vào góc trái dưới của khung xám này để thay đổi kích thước.
Có thể thay đổi các thuộc tính của văn bản như font chữ, kích thước, màu sắc,... bằng cách click chuột vào nút , để xuất hiện hộp thuộc tính như sau:
- Nhập công thức
Việc nhập công thức được thực hiện bằng cách gõ trực tiếp công thức (theo chuẩn Latex) vào ngay phần soạn thảo văn bản với từ khóa LATEX. Ví dụ để gõ "Công thức hóa học của axit sunfuric là H2SO4" ta chỉ cần gõ:
3- Nút “Công cụ”
Click vào nút này sẽ hiện ra một thực đơn (menu) cho phép lựa chọn sử dụng các module chuẩn, module bài tập và các module chuyên dụng cắm thêm (plugin), gồm có:
Tập đọc: Tranh làng Hồ
Luyện đọc
Tìm hiểu bài
II / Sử dụng các công cụ chuẩn
Vẽ hình cơ bản: trên cửa sổ soạn thảo, click chuột vào nút “Công cụ”, một thực đơn hiện ra chọn mục “Vẽ hình”, cửa sổ nhập liệu sẽ hiện ra như sau:
- Muốn vẽ hình nào, ta chỉ cần click chuột chọn biểu tượng của hình đó. Sau khi chọn đối tượng hình, người dùng có thể chỉnh các tham số của nó bằng các nút chức năng ở phần phía trên cửa sổ nhập liệu như sau:
“Màu nét”: Thay đổi màu của nét vẽ (đường viền)
“Độ dày nét”: Thay đổi độ dày của nét vẽ “Màu nền”: Màu nền tô bên trong của đối tượng hình vẽ.
“Độ chắn sáng” (từ 0→100): Khi thay đổi chỉ số này thì độ trong suốt của màu nền hình vẽ sẽ thay đổi và có thể nhìn xuyên qua được. Nếu đặt chỉ số này bằng 0 thì hình vẽ sẽ chỉ có nét mà không có nền nữa.
- Sau khi đã hoàn tất, nhấn phím “Đồng ý” để kết thúc.
- Nếu muốn đổi hình vẽ khác hoặc chỉnh lại các tham số chỉ cần click đúp chuột vào hình, hoặc click vào nút thuộc tính là được.
- Ví dụ vẽ ngôi nhà dựa vào chức năng vẽ hình của Violet
- Để vẽ bảng số liệu, ta click chuột vào nút biểu tượng bảng , cửa sổ nhập liệu lúc này sẽ có dạng như sau:
- Muốn thay đổi số hàng và số cột, ta chỉ cần thay đổi các số liệu tương ứng tại các ô ở góc dưới bên trái của cửa sổ nhập liệu. Sau đó, click vào nút “Đồng ý” thì đối tượng bảng sẽ hiện ra trong cửa sổ soạn thảo, ta có thể dùng chuột kéo các điểm nút để điều chỉnh kích thước bảng cho phù hợp.
III/ Văn bản nhiều định dạng
Cách tạo văn bản nhiều định dạng: Nhấn nút "Công cụ" rồi chọn mục "Soạn thảo văn bản", cửa sổ nhập liệu tương ứng sẽ hiện ra như sau:
Soạn thảo văn bản nhiều định dạng
-Để thay đổi thuộc tính của những chữ nào, trước tiên phải lựa chọn (bôi đen giống như trong Word), rồi mới nhấn nút chức năng.
-Chèn ảnh: Nhấn vào nút "Chèn ảnh" ở góc trên bên trái để chọn và đưa ảnh vào văn bản. Vị trí ảnh mới được chèn sẽ ở ngay dưới dòng văn bản mà đang có con trỏ nhấp nháy. Có thể chèn được cả file ảnh JPG hoặc file Flash SWF.
Thay đổi kích thước ảnh: Click vào ảnh để chọn, sau đó kéo các điểm nút ở các góc để điều chỉnh kích thước ảnh (phóng to, thu nhỏ,...). Muốn dịch chuyển ảnh đến chỗ khác thì phải xóa ảnh ở chỗ này và chèn lại vào chỗ khác.
Căn vị trí ảnh: Chọn đối tượng ảnh, nhấn vào các nút căn lề trái hoặc căn lề phải để đưa ảnh vào các vị trí bên trái hoặc bên phải, không cho phép căn giữa đối với ảnh.
Xóa ảnh: Chọn đối tượng ảnh, rồi nhấn nút Delete trên bàn phím.
3/Sử dụng các mẫu bài tập
Để tạo một bài tập, ta nhấn nút "Công cụ”, rồi chọn một trong các loại bài tập được hiện ra trong menu ("Bài tập trắc nghiệm", "Bài tập ô chữ", "Bài tập kéo thả chữ"). Sau đó, cửa sổ nhập liệu cho loại bài tập được chọn sẽ hiện ra. Phần dưới đây sẽ mô tả chi tiết về việc nhập liệu cho các bài tập thông qua một số ví dụ tương ứng.
a. Tạo bài tập trắc nghiệm
Một đáp án đúng: chỉ cho phép chọn 1 đáp án
Nhiều đáp án đúng: cho phép chọn nhiều đáp án một lúc
Đúng/Sai: với mỗi phương án sẽ phải trả lời là đúng hay sai
Câu hỏi ghép đôi: Kéo thả các ý ở cột phải vào các ý tương ứng ở cột trái để được kết quả đúng.
Tạo một bài tập trắc nghiệm như sau:
Các khẳng định sau là đúng hay sai?
a) Một số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 3
b) Một số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 9
c) Một số chia hết cho 15 thì số đó chia hết cho 3
Nhập liệu cho bài tập trên như sau
Để thêm phương án, ta nhấn vào nút “+” ở góc dưới bên trái, để bớt phương án thì nhấn vào nút “”. Sau khi nhập xong, ta nhấn nút "Đồng ý" sẽ được màn hình bài tập trắc nghiệm như sau:
VD2: Tạo kiểu trắc nghiệm“Ghép đôi”.
- Hãy kéo mỗi ý ở cột trái đặt vào một dòng tương ứng ở cột phải để có kết quả đúng.
Cây sắn có ...Rễ củ. Cây trầu không có ...Rễ móc. Cây bụt mọc có ...Giác mút. Cây tầm gửi có ...Rễ thở, Rễ chùm
- Ta thực hiện các bước làm như bài tập trên, song phải chọn kiểu bài tập là “Ghép đôi”, và chú ý khi soạn thảo phải luôn đưa ra kết quả đúng đằng sau mỗi phương án. Sau đó, Violet sẽ trộn ngẫu nhiên các kết quả để người làm bài tập sắp xếp lại.
- Nhấn nút đồng ý ta được bài tập hiển thị lên màn hình như sau:
Khi làm bài tập loại này, học sinh phải dùng chuột kéo giá trị ở cột phải đặt vào cột trả lời, rồi nhấn vào nút kết quả để nhận được câu trả lời là đúng hay sai. HS có thể làm từng câu một rồi xem kết quả ngay, hoặc có thể làm hết các câu rồi mới xem kết quả đều được.
Ví dụ 3: Tạo bài trắc nghiệm có các ký hiệu đặc biệt và hình vẽ:
Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 2 và AC= , số đo góc C là:
= 30°
= 60°
= 70°
Đây là kiểu bài trắc nghiệm “Một đáp án đúng”, chỉ có đáp án thứ 2 là đúng. Ta soạn thảo trên màn hình như sau:
Chú ý: Trong bài tập trắc nghiệm và bài tập kéo thả chữ, ta có thể gõ các công thức giống như trong phần nhập văn bản bình thường, với mẫu LATEX(...).
Tạo bài tập ô chữ
Ví dụ 4: Tạo một bài tập ô chữ dựa theo sách giáo khoa Sinh học 6 trang 26. Khi tạo bài tập này, người soạn thảo phải biết trước về ô chữ cột dọc và các câu trả lời hàng ngang.
Trò chơi giải ô chữ
Nhóm sinh vật lớn nhất có khả năng tự tạo ra chất hữu cơ ngoài ánh sáng.
Một thành phần của tế bào có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Một thành phần của tế bào chứa dịch tế bào.
Một thành phần của tế bào có tác dụng bao bọc chất tế bào.
Chất keo lỏng có chứa nhân, không bào và các thành phần khác của tế bào.
Các câu trả lời hàng ngang lần lượt:
1. Thực vật; 2. Nhân tế bào;
3. Không bào; 4. Màng sinh chất; 5. Tế bào chất
Chữ ở cột dọc là: TẾBÀO
Ta lần lượt nhập năm câu hỏi và năm câu trả lời trong đề bài vào các hộp nhập liệu. Hình sau thể hiện việc nhập liệu của hai câu hỏi hàng ngang đầu tiên
Trong đó:
"Từ trả lời" là đáp án đúng của câu hỏi
"Từ trên ô chữ" là tập hợp các chữ cái sẽ được hiện lên ô chữ, thường là giống từ trả lời, nhưng viết hoa và không có dấu cách. Nếu không nhập gì vào đây thì Violet sẽ tự động sinh ra từ “Từ trả lời”. Vì vậy, nếu không có gì đặc biệt, ta có thể bỏ qua phần này để nhập liệu cho nhanh.
"Vị trí chữ" là vị trí của chữ cái trong "Từ trên ô chữ" mà sẽ thuộc vào ô dọc. VD với câu hỏi 2, do từ hàng dọc là “TẾBÀO” nên cần có chữ “Ế” thuộc vào ô chữ dọc, trong khi từ hàng ngang lại là “NHÂNTẾBÀO” nên sẽ lấy vị trí chữ là 6.
nhấn “Đồng ý” ta sẽ thu được một trang bài tập ô chữ. Khi giải ô chữ học sinh sẽ click chuột vào câu hỏi, rồi gõ câu trả lời tương ứng vào hộp, nhấn Enter thì sẽ có kết quả trên ô chữ như sau:
Tạo bài tập kéo thả chữ
Trên một đoạn có các chỗ trống (...), người soạn có thể tạo ra 3 dạng bài tập như sau:
Kéo thả chữ: nhiệm vụ của học sinh là kéo các từ tương ứng thả vào những chỗ trống. Ngoài các từ phương án đúng của đoạn còn có thêm những phương án nhiễu khác.
Điền khuyết: Không có sẵn các từ phương án, học sinh phải click chuột vào ô trống để gõ (nhập) phương án của mình vào.
Ẩn/hiện chữ: Khi click vào chỗ trống thì đáp án sẽ hiện lên hoặc ẩn đi
Ví dụ 5: Tạo bài tập kéo thả chữ :
Đơn chất là những chất được tạo nên....... còn hợp chất được tạo nên ...................
Kim loại đồng, khí oxi, khí hiđro là những ........................................ còn nước, khí cacbonic là những .....................................
Các từ: đơn chất; một nguyên tử; hai nguyên tố trở lên,
hai chất trở lên, hợp chất, hai nguyên tử trở lên,
một chất,một nguyên tố
Nhập liệu cho bài tập trên như sau:
Khi nhập liệu, ta sẽ gõ câu hỏi và toàn bộ nội dung văn bản (có cả các từ mà sau này sẽ được ẩn đi) vào ô nhập liệu. Sau đó, chọn các từ ẩn này (bôi đen từ) rồi nhấn nút "Chọn chữ". Hoặc đơn giản hơn, để chọn một từ ta gõ 2 cặp ký hiệu xổ dọc cạnh nhau ở 2 đầu của từ đó: ||
Sau khi chọn từ, trên ô nhập liệu từ đó sẽ có màu đỏ nên rất dễ nhận ra. Nếu thôi không chọn từ đó nữa, ta chỉ việc xóa các cặp ký hiệu || đi là được.
Trong các dạng bài tập này, ta cũng có thể chèn thêm hình ảnh vào phía dưới câu hỏi giống như trong phần tạo bài tập trắc nghiệm, và cũng có thể gõ các công thức giống như trong phần nhập văn bản bình thường, với mẫu LATEX(...).
Riêng đối với bài tập kéo thả chữ, ta có thể nhập thêm các phương án nhiễu bằng cách nhấn nút “Tiếp tục”. Nếu không cần phương án nhiễu hoặc với các bài tập điền khuyết và ẩn/hiện chữ thì ta có thể nhấn luôn nút “Đồng ý” để kết thúc quá trình nhập liệu. Dưới đây là màn hình nhập phương án nhiễu cho loại bài tập kéo thả chữ.
Ví dụ 6: Bài tập điền khuyết
Ta có thể sửa lại bài tập trên thành dạng bài tập "Điền khuyết" bằng cách vào menu Nội dung mục Sửa đổi thông tin Nhấn “Tiếp tục” click đúp vào bài tập kéo thả Chọn kiểu “Điền khuyết” Nhấn nút “Đồng ý”.
-Nút "Thêm chữ" dùng để thêm một phương án nhiễu, sau khi click nút này ta sẽ gõ trực tiếp nội dung phương án lên danh sách đối tượng.
Nút "Quay lại" để trở về màn hình nhập liệu trước.
Nút "Đồng ý" để kết thúc quá trình nhập liệu và tạo bài tập.
- Cách nhập liệu như trên sẽ sinh ra một bài tập kéo thả chữ giống như hình dưới đây:
Học sinh khi click chuột vào các ô trống ... thì ngay tại đó sẽ xuất hiện một ô nhập liệu như hình trên, cho phép nhập phương án đúng vào đó.
Khi kiểm tra độ chính xác của các phương án, máy tính sẽ bỏ qua sự khác biệt về chữ hoa, chữ thường và số lượng dấu cách giữa các từ.
Để tạo ra loại bài tập "Ẩn/hiện chữ" thì cũng thao tác hoàn toàn tương tự như trên.
IV/ Các chức năng soạn thảo trang màn hình
1/Tạo hiệu ứng hình ảnh
Với một đối tượng (ảnh, văn bản, bài tập,...) để mở bảng hiệu ứng hình ảnh, đầu tiên ta chọn đối tượng, click vào nút tròn thứ nhất ở phía trên bên phải đối tượng để mở bảng thuộc tính, sau đó click vào nút tròn ở góc dưới bên phải của bảng thuộc tính.
Click vào dấu cộng để thêm một hiệu ứng hình ảnh. Chọn hiệu ứng trong bảng danh sách để thay đổi các tham số tương ứng.
Click vào dấu trừ để xóa hiệu ứng đang chọn đi.
Tương tự như với đối tượng ảnh, ta cũng có thể tạo ra được hiệu ứng hình ảnh cho các đoạn văn bản như sau:
2/Tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi
Chọn một hình ảnh, đoạn văn bản hoặc plugin trên màn hình soạn thảo, khi đó sẽ hiện ra 3 nút tròn nhỏ ở phía trên bên phải. Click vào nút (nút đang quay), bảng lựa chọn hiệu ứng sẽ hiện ra như sau:
Có thể click vào nút mũi tên xuống để hiện bảng danh sách hiệu ứng. Ta chọn một hiệu ứng bất kỳ ở danh sách bên trái, ứng mỗi hiệu ứng này, lại chọn tiếp hiệu ứng con được liệt kê ở danh sách bên phải.
Sau khi chọn hiệu ứng xong sẽ có nút Preview (xem trước) ở góc dưới bên trái, để người soạn có thể xem được hiệu ứng luôn.
Phần “Tự động chạy hiệu ứng” nếu được đánh dấu thì hiệu ứng sẽ được thực hiện ngay sau khi hiển thị trang màn hình, hoặc ngay sau khi hiệu ứng trước đó được thực hiện. Nếu không đánh dấu thì người dùng phải click chuột vào nút next (phía dưới bên phải của bài giảng), hoặc nhấn phím Enter, thì hiệu ứng mới thực hiện. Không chọn phần này nếu muốn các nội dung lần lượt hiện ra khi người dùng nhấn phím.
Nhấn nút “Đồng ý”. Trang màn hình được tạo, đầu tiên chỉ chứa các đối tượng (hình ảnh, văn bản,...) không có hiệu ứng. Có thể phải nhấn nút next (phía dưới bên phải) thì các đối tượng còn lại mới hiện ra theo hiệu ứng đã lựa chọn.
Để tạo hiệu ứng cho các ô văn bản, ta làm hoàn toàn tương tự như với hình ảnh. Tuy nhiên, riêng với các đối tượng văn bản, các hiệu ứng sẽ được thực hiện cho từng dòng (hoặc từng đoạn) văn bản.
Thay đổi thứ tự, căn chỉnh và khóa đối tượng
ở bên phải (nút thay đổi thứ tự), thì sẽ hiện ra một thực
đơn như sau:
Bạn chọn một đối tượng, sau đó click nút
Bốn mục menu đầu tiên dùng để thay đối thứ tự. Mục “Lên trên cùng” là đưa đối tượng đang chọn lên thứ tự cao nhất mà không đối tượng nào có thể che phủ được nó, còn mục “Lên trên” là đưa đối tượng lên trên một bậc thứ tự. Tương tự như vậy với các chức năng “Xuống dưới” và “Xuống dưới cùng”.
Lưu ý: Việc thay đổi thứ tự trên/dưới này sẽ ảnh hưởng đến cả thứ tự thể hiện các đối tượng nếu ta sử dụng các hiệu ứng cho chúng. Đối tượng nào ở dưới cùng sẽ thể hiện đầu tiên và cứ thế lên cao dần. Do đó, muốn cho một đối tượng thể hiện hiệu ứng trước, ta sẽ phải đưa đối tượng này “Xuống dưới” hoặc “Xuống dưới cùng”.
Mục menu cuối cùng dùng để khóa đối tượng. Khóa nghĩa là vẫn cho phép chọn đối tượng, thay đổi thuộc tính, thứ tự, nhưng không cho thay đổi vị trí và kích thước. Chọn mục này lần thứ 2 thì đối tượng sẽ được mở khóa và có thể dịch chuyển, co kéo như bình thường.
4/ Chọn đối tượng bằng danh sách:
Chức năng cho phép người dùng chọn đối tượng trên màn hình soạn thảo thông qua một danh sách. Việc này dễ dàng hơn so với thao tác click chuột thẳng vào đối tượng, vì nó có thể chọn được cả những đối tượng không hiển thị do bị mất file nguồn hoặc do bị kéo ra ngoài màn hình soạn thảo. Ngoài ra, sử dụng danh sách sẽ giúp cho việc thay đổi vị trí hiển thị trước, sau của đối tượng (cũng là thay đổi thứ tự xuất hiện của các đối tượng có hiệu ứng) một cách dễ dàng.
Cách thực hiện: trên màn hình soạn thảo, người sử dụng click chuột vào nút ở phần phía dưới, một hộp danh sách sẽ hiện ra như sau:
Trong danh sách là các đối tượng nằm trong trang màn hình đó, được sắp xếp từ trên xuống dưới theo thứ tự thời điểm được tạo ra là trước hay sau. Những đối tượng nào ở trên (tức là được tạo ra trước) sẽ bị các đối tượng ở dưới (tạo ra sau) nằm đè lên khi hiển thị.
Có dấu * ở phía trước là những đối tượng đã được thiết lập hiệu ứng chuyển động. Với các đối tượng có hiệu ứng thì những đối tượng nào ở trên sẽ xuất hiện ra trước, còn đối tượng nào ở dưới sẽ xuất hiện ra sau.
Trên thực đơn có hai mũi tên lên và xuống dùng để điều chỉnh thứ tự của các đối tượng trong danh sách. Muốn điều chỉnh thứ tự của đối tượng nào, người sử dụng chọn đối tượng đó trong danh sách rồi click vào nút hoặc để là đưa đối tượng lên trên hoặc xuống dưới.
Sau khi đã lựa chọn hoặc sắp xếp xong, click chuột vào nút “Đóng lại” để trở về cửa sổ soạn thảo trang màn hình.
5/ Sao chép, cắt, dán tư liệu
Ctrl + C: Sao chép tư liệu đang được lựa chọn
Ctrl + X: Cắt tư liệu đang được lựa chọn
Ctrl + V: Dán tư liệu đã được sao chép hoặc cắt vào cửa sổ soạn thảo
6/ Phục hồi (undo) và làm lại (redo)
nhấn các phím tắt Ctrl+Z (undo) và Ctrl+Y (redo)
7/ Tạo các siêu liên kết
Chức năng “Siêu liên kết” (Hyperlink) cho phép người sử dụng đang ở mục này có thể nhanh chóng chuyển đến một mục khác bằng cách click chuột vào một đối tượng nào đó (ảnh, chữ,...). Không những thế, chức năng “Siêu liên kết” còn cho phép kết nối từ bài giảng tới một file EXE bên ngoài, mà có thể là một bài giảng Violet khác đã được đóng gói EXE, hoặc bất kỳ một phần mềm nào khác.
Cách tạo siêu liên kết: Trên trang màn hình soạn thảo, người sử dụng click chuột vào đối tượng cần liên kết, 3 nút tròn sẽ xuất hiện ở phía trên bên phải của đối tượng, click vào nút thứ ba () để xuất hiện một thực đơn, chọn mục “Siêu liên kết” lúc này sẽ xuất hiện một bảng nhập liệu như sau:
Nếu muốn liên kết với một file bên ngoài, người dùng click chuột vào lựa chọn “Liên kết với file bên ngoài” rồi click tiếp vào nút “...” để chọn file EXE cần thiết. Nếu muốn liên kết với đề mục khác trong cùng bài giảng thì click chuột vào lựa chọn “Liên kết với đề mục” sau đó chọn mục cần liên kết. Cuối cùng, click chuột vào nút “Đồng ý” để kết thúc
“Siêu liên kết” là một chức năng khá quan trọng khi giáo viên muốn liên hệ đơn vị kiến thức này với đơn vị kiến thức khác không cùng một trang màn hình hoặc không cùng một bài. Trong quá trình trình chiếu, khi đến trang màn hình đã tạo sự liên kết, người dùng chỉ cần click chuột vào đối tượng lập tức mục hoặc bài được liên kết đến sẽ xuất hiện.
VI/ Các chức năng khác của Violet
1/ Các chức năng xử lý mục dữ liệu
Sau khi tạo xong một mục dữ liệu, nếu muốn sửa lại thì vào menu Nội dungSửa đổi thông tin, hoặc nhấn F6, hoặc click đúp vào mục cần sửa đều được. Nếu muốn xóa mục, ta chọn mục rồi vào Nội dungXóa đề mục hoặc nhấn phím Delete
Sau khi tạo xong một hoặc một số đề mục, có thể phóng to bài giảng ra toàn màn hình để xem cho rõ bằng cách nhấn phím F9 (hoặc vào menu Nội dungXem toàn bộ). Sau đó nhấn tiếp F9 hoặc nút Close trên bài giảng để thu nhỏ trở lại. Khi bài giảng đang phóng to toàn màn hình, người dùng vẫn có thể gọi được các chức năng khác của phần mềm bằng các phím tắt.
2/ Chức năng chọn trang bìa
Về nội dung, trang bìa là trang giới thiệu bài giảng (chứa tiêu đề bài giảng, tên giáo viên giảng dạy, tên người soạn bài giảng,...)
Cách dùng: Vào menu Nội dungChọn trang bìa, sau đó soạn thảo trang bìa giống như tất cả các trang nội dung khác.
Ví dụ để tạo ra một trang bìa như hình trên ta làm như sau:
Vào menu Nội dungChọn trang bìa
Nhấn nút “Thêm ảnh” để đưa bức ảnh nền vào, click vào ảnh, click tiếp nút để hiện bảng thuộc tính của ảnh, và điều chỉnh độ trong suốt lên cao để cho tấm ảnh trông mờ đi (với mục đích làm nổi rõ chữ lên).
Sau đó “Thêm chữ” và thay đổi vị trí, định dạng và các thuộc tính của chữ để được màn hình trang bìa như trên Nhấn “Đồng ý”.
3/ Chọn giao diện bài giảng
Vào menu Nội dungChọn giao diện. Cửa sổ chọn giao diện cho bài giảng hiện ra như sau
Kéo thanh trượt ngang phía dưới để xem và lựa chọn toàn bộ các giao diện. Hiện tại chương trình cung cấp 10 giao diện khác nhau và sẽ được cập nhật nhiều hơn về sau.
Giao diện đầu tiên là giao diện trắng (không có gì). Nếu lựa chọn giao diện này thì bài giảng sẽ chỉ còn 2 nút Next, Back ở phía dưới bên phải để chuyển đổi giữa các trang màn hình. Với giao diện trắng thì các tư liệu sẽ được hiển thị to hơn, tuy nhiên việc theo dõi và thay đổi các mục sẽ khó khăn hơn.
Giao diện trắng rất phù hợp khi người dùng tạo ra một trang tư liệu (ví dụ các bài tập) rồi nhúng vào trong các bài giảng được tạo bởi chương trình khác (như Powerpoint hay một trình soạn thảo Web chẳng hạn).
4/ Soạn thảo hình nền cho các trang bài giảng
Để soạn thảo trang nền, bạn vào menu Nội dung Soạn thảo hình nền, cửa sổ sau sẽ hiện ra. Có thể click vào nút “+” để thêm một hình nền, click vào nút “-” để xóa đi hình nền đang được lựa chọn.
Sau khi soạn thảo các hình nền xong, click vào nút “Đóng lại” để kết thúc quá trình soạn thảo. Nếu các hình nền này đã được sử dụng cho các trang bài giảng rồi thì các trang đó sẽ được cập nhật lại ngay lập tức.
Để sử dụng hình nền cho các trang trong một chủ đề, ta click đúp vào tên chủ đề trong cây trúc bài giảng (hoặc chọn tên chủ đề rồi nhấn F6), cửa sổ soạn thảo thông tin chủ đề hiện ra như sau:
Ngoài việc có thể sửa tên chủ đề như trong các phiên bản Violet trước,
ở đây người dùng có thể chọn hình nền cho tất cả các trang trong chủ đề.
Người dùng cũng có thể click thẳng vào nút “>”
để mở trang soạn thảo hình nền luôn từ cửa sổ này cho thuận tiện.
6/ Đóng gói bài giảng
Sau khi soạn thảo xong và lưu bài giảng, ta vào mục Bài giảng Đóng gói (phím tắt F4) chọn “Xuất ra file chạy (EXE)”. Chức năng này sẽ xuất bài giảng đang soạn thảo ra thành một sản phẩm chạy độc lập, có thể copy vào đĩa mềm hoặc đĩa CD để chạy trên các máy tính khác mà không cần chương trình Violet.
Đóng gói bài giảng ra file EXE có thể giúp bạn liên kết với các bài giảng được tạo bằng Powerpoint hoặc các công cụ khác có hỗ trợ liên kết.
Nếu đóng gói dạng HTML, phần mềm sẽ chạy dưới dạng giao diện Web, và có thể đưa lên Website của trường, Website cá nhân hoặc một hệ thống E-learning nào đó. Nhờ vậy, giáo viên có thể truy cập, sử dụng bài giảng của mình thông qua Internet ở mọi nơi, mọi lúc mà không cần mang theo đĩa mềm hay CD.
VII/ Sử dụng bài giảng đã đóng gói
1. Nội dung gói bài giảng và cách chạy
a/Nội dung gói bài giảng:
Sau khi đã đóng gói và xuất ra dưới dạng file chạy (EXE), trong thư mục gói bài giảng sẽ bao gồm các file và thư mục con như sau:
Trong đó:
“Common”: là thư mục chứa các file dùng chung như mẫu giao diện hoặc các mẫu bài tập. Các file trong này đều do Violet tự sinh ra.
“Data”: là thư mục chứa toàn bộ các tư liệu dạng ảnh, phim, âm thanh, flash được sử dụng trong bài giảng.
“Scenario”: là file kịch bản của bài giảng.
File có biểu tượng hình chữ F là file chạy EXE, thường có tên trùng với tên của bài giảng, dùng để chạy trình chiếu bài giảng.
Nếu muốn sửa đổi bài giảng sau khi đóng gói, ta chỉ cần click đúp chuột vào file kịch bản Scenario. Còn nếu muốn chạy bài giảng thì click đúp chuột vào file chạy EXE (file có biểu tượng hình chữ F).
Nếu đóng gói ra dạng HTML thì thay vì file chạy EXE sẽ có hai file “Index.html” và “Player.swf”. Sau khi copy cả thư mục gói bài giảng này lên Web thì người dùng các nơi chỉ cần gọi đường dẫn URL của thư mục Web là bài giảng có thể chạy được trên bất kỳ trình duyệt nào. Trên máy tính cá nhân, nếu chạy thẳng file HTML thì bài giảng cũng sẽ được mở bằng trình duyệt mặc định, thường là Internet Explorer hoặc Mozilla Firefox.
2/ Sử dụng giao diện bài giảng và các phím tắt
Sau khi chạy bài giảng, trang bìa hoặc đầu tiên của bài giảng sẽ được mở. Lúc đó người dùng chỉ cần click chuột hoặc nhấn các phím tắt để lần lượt trình chiếu các trang.
Trên giao diện này, người dùng sẽ click chuột vào nút Next (hình mũi trên trỏ phải ở góc dưới bên phải màn hình) để trình chiếu lần lượt các trang nội dung bài giảng, hoặc nút Back (mũi tên trỏ trái) để quay về trang trước. Nếu người dùng không muốn trình chiếu theo tuần tự thì có thể click chuột vào tên các chủ đề ở thanh ngang bên trên, rồi click vào tên mục ở thanh dọc bên trái giao diện.
Khác với khi phóng to bài giảng trong Violet (nhấn F9), khi chạy bài giảng đã đóng gói thì người dùng có thể sử dụng được các phím tắt để thao tác nhanh hơn:
Phím Space. Sang trang mới hoặc bắt đầu chạy hiệu ứng nếu có (tương đương với nút Next).
Phím Backspace: Quay lại trang trước, hoặc quay về đầu trang nếu đang chạy hiệu ứng (tương đương với nút Back).
Phím Enter: giống phím Space
Phím Page up: giống phím Backspace
Phím Page down: giống phím Space
Trong quá trình giảng bài, để thu hút học sinh vào một hoạt động nào đó ngoài phần mềm như: thảo luận nhóm, đóng kịch tình huống… giáo viên có khi sẽ phải tắt máy chiếu đi. Tuy nhiên, việc tắt bật máy chiếu nhiều sẽ không tốt cho máy, vì thế giao diện bài giảng cung cấp nút “Tắt màn hình” ở góc dưới bên trái để tắt màn hình trình chiếu nếu cần. Khi muốn trình chiếu trở lại, người dùng chỉ cần click chuột thì bài giảng sẽ xuất hiện trở lại đúng ở trang trước khi tắt màn hình.
2/ Vẽ, đánh dấu ghi nhớ lên trang bài giảng
Chức năng này cho phép trong lúc giảng bài, giáo viên có thể dùng chuột để vẽ, đánh dấu các đối tượng trên trang màn hình bài giảng (bài giảng đã được đóng gói), bằng các phím chức năng như: F2 (bút dạ), F3 (bút đánh dấu), F4 (xóa), F1 (trở về trạng thái ban đầu).
3/ Chỉnh sửa bài giảng sau khi đã đóng gói
Một số lưu ý khi chỉnh sửa các bài giảng đã đóng gói:
Khi sửa bài giảng đã đóng gói thì nên xóa file bài giảng cũ đi để đảm bảo tính thống nhất, tránh trường hợp sửa ở cả 2 chỗ.
Nếu chỉ là sửa chữ hoặc sắp xếp lại các ảnh, ta chỉ cần lưu bài giảng lại là được. Còn nếu có nhập thêm ảnh hoặc các đối tượng khác thì nên đóng gói lại. Khi đóng gói lại, Violet sẽ hỏi có cập nhật hay không thì chọn “Có” để cập nhật. Nói chung sau khi sửa đổi bài giảng thì nên Đóng góiCập nhật lại cho chắc chắn.
Trong quá trình soạn bài giảng đã đóng gói, có thể sẽ có những tư liệu thừa trong thư mục Data, do ta thêm ảnh, phim vào sau đó lại xóa trong Violet đi không dùng nữa. Vì vậy, để dọn dẹp hết các file thừa, ta có thể đóng gói lại, chỉ có điều khi Violet hỏi có cập nhật không thì chọn “Không” để đóng gói sang một thư mục mới. Sau đó có thể xóa bỏ thư mục cũ đi là được.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hứa Thị Hoài
Dung lượng: 1,28MB|
Lượt tài: 3
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)