HD sử dụng biểu đồ

Chia sẻ bởi Phạm Thị Hồng Thắm | Ngày 03/05/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: HD sử dụng biểu đồ thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
BIỂU ĐỒ PHÁT TRIỂN
TRẺ EM
Biểu đồ phát triển trẻ em là gì?
Là các đồ thị theo dõi sự phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ từ 0 – đến 5 tuổi.
Tại sao phải theo dõi sự phát triển của trẻ?
Việc theo dõi chiều cao và cân nặng trẻ hàng tháng cùng với việc sử dụng phiếu theo dõi sức khoẻ trẻ sẽ cho biết đứa trẻ có phát triển bình thường hay không, trên cơ sở đó phát hiện xem trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không và từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.
Một đứa trẻ được coi là phát triển bình thường không chỉ có tăng cân mà cần phải tăng cả chiều cao một cách đều đặn.
Vì vậy:
Cần phải tiến hành cân, đo và sử dụng phiếu theo dõi sức khỏe cho trẻ  đây là một hoạt động không thể thiếu trong các trường mầm non
Cân trẻ
Đảm bảo an toàn cho trẻ : cả về thể chất và tinh thần: Cân treo, móc chắc chắn, đặt nơi bằng phẳng, không làm trẻ sợ.
Cần thống nhất về: Thời gian cân, loại cân, người thực hiện cân
Người cân: Mắt nhìn thẳng vào cân, không đứng lệch
Cân trẻ

Mặt cân hướng ra nơi có nhiều ánh sáng
Kiểm tra cân trước khi cân
Nhớ trừ bì (cân treo, đồng hồ có để thêm dụng cụ cho trẻ ngồi hoặc quần áo, giày dép của trẻ)
Đọc số cân nặng khi trẻ ngồi im
Đảm bảo độ chính xác khi cân: Số cân nặng tính đến 100gr, VD 3,4kg
Một số loại cân và cách cân

Đo chiều cao của trẻ
Trẻ dưới 25 tháng tuổi: đo nằm trên thước đo nằm
Trẻ trên 25 tháng tuổi: Đo đứng bằng thước đo đứng



Đo chiều dài nằm của trẻ

Đo chiều cao đứng của trẻ
Đặt thước đo chiều cao cố định trên nền nhà phẳng và chắc, mặt thước áp sát vào tường hoặc cột thẳng đứng.
Trẻ mặc quần áo nhẹ, không đi giầy dép, đứng áp sát đầu, lưng, mông, bắp và gót chân vào mặt thước, hướng mặt về phía trước. Cho trẻ đứng thẳng, vai và tay buông thõng tự do ở hai bên người, đầu gối không được trùng.
Dịch thanh chặn nhẹ nhàng cho đến khi chạm vào đỉnh đầu của trẻ.
Khi đọc thì tầm mắt của người đo phải ngang với thanh chặn của thước đo sau khi đã chạm vào đỉnh đầu của trẻ.
Đọc kết quả đo với độ chính xác là 0,1 cm.
Đo chiều cao đứng của trẻ
Số lần và thời điểm cân đo
Cân:
+ Nhà trẻ: hàng tháng
+ Mẫu giáo: hàng quý
2. Đo : 2 lần/ năm, cùng lúc cân hoặc khi khám SK

Sử dụng BĐTT
Giới thiệu BĐTT
Biểu đồ theo giới
Một giới gồm 2 BĐTT: Cân nặng, chiều cao
Trục tháng tuổi: Nằm ngang phía dưới và được chia theo nhóm từ 1 – 5 tuổi
Trục cân nặng, trục chiều dài nằm/chiều cao đứng
Giới thiệu biểu đồ
Các kênh tăng trưởng
Kênh “bình thường”: Kênh được giới hạn bởi đường -2 và +2
Kênh nguy cơ: 2 phần trên và dưới của kênh bình thường
Hướng dẫn cách chấm biểu đồ
+Lập lịch theo tháng tuổi
Ghi tháng sinh của trẻ vào ô đầu tiên
Những ô tiếp theo ghi những tháng tiếp theo sau tháng sinh của trẻ lập đến thời điểm chấm BĐ, khi chuyển sang năm mới ghi thêm năm
+ Chấm biểu đồ: Chấm đúng ô có mũi nhọn
+ Vẽ đường phát triển

Ý nghĩa của đường phát triển
Đường nối các điểm đã chấm được nối với nhau sẽ là đường phát triển của trẻ.
Nếu đường phát triển : ; ;
Theo đường biểu đồ:
Nếu cân nặng và chiều cao của trẻ nằm ở kênh màu xanh và đường biểu diễn có hướng đi lên là trẻ phát triển bình thường
- Nếu cân nặng và chiều cao của trẻ có hướng nằm ngang đe dọa
- Nếu cân nặng của trẻ có hướng đi xuống là nguy hiểm
Theo vị trí của điểm chấm trên biểu đồ
+ Cân nặng theo tuổi
- Nếu cân nặng của trẻ nằm ở kênh màu đỏ nhạt là SDD vừa
- Nếu cân nặng của trẻ nằm ở kênh màu đỏ đậm là SDD nặng
- Nếu cân nặng của trẻ nằm ở kênh màu vàng là cân nặng cao hơn tuổi

Theo vị trí của điểm chấm trên biểu đồ
+ Chiều cao theo tuổi
- Nếu chiều cao của trẻ nằm ở kênh màu đỏ nhạt là thấp còi độ 1
- Nếu chiều cao của trẻ nằm ở kênh màu đỏ đậm là thấp còi độ 2
- Nếu chiều cao của trẻ nằm ở kênh màu vàng là cân nặng cao hơn tuổi
Tuy nhiên, để đánh giá trẻ béo phì phải dựa vào chỉ số chiều cao theo cân nặng



số liệu cần thu thập

1- Số trẻ được theo dõi biểu đồ phát triển trẻ em ; tỷ lệ so với số trẻ ra lớp
2- Số trẻ bị suy dinh dưỡng theo cân nặng (bao gồm SDD vừa và SDD nặng); tỷ lệ so với số trẻ được theo dõi biểu đồ phát triển cân nặng
3- Số trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (bao gồm thấp còi độ 1 và độ2 ); tỷ lệ so với số trẻ được theo dõi biểu đồ phát triển chiều cao
Thực hành
1. Làm bài tập:
Cháu Lê văn An sinh tháng 6 năm 2008 cân nặng khi sinh 3kg; tháng 7/2008: 4,5kg; tháng 8: 5,5kg; tháng 9: 6,5kg; tháng 10: 6,5kg: MT,TX,GCT,GCĐ, CB,CL
2. Thực hành cân đo trên trẻ và ghi lại kết quả vào sổ, sau đó chấm trên biểu đồ : TPĐ, TP, CT, CG
Nhận xét.
Tóm lại
Thực hiện biểu đồ phát triển cân nặng
Thực hiện biểu đồ phát triển chiều cao
Nhà trẻ cân theo tháng
Mẫu giáo cân theo quý
Đo 2 lần/năm
Xác định đúng tháng sinh và lập chính xác lịch tháng tuổi
Cân, đo và chấm vào BĐ chính xác.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Hồng Thắm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)