HD NGLL 12
Chia sẻ bởi Đặng Quốc Tú |
Ngày 26/04/2019 |
62
Chia sẻ tài liệu: HD NGLL 12 thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
Hoạt động 1
THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ
"BẠN HIỂU GÌ VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC"
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- Học sinh hiểu được nội dung cơ bản và bày tỏ ý kiến về sự nghiệp CNH-HĐH.
- Biết xác định quyền và trách nhiệm của thanh niên HS là tích cực, chủ động, tự giác học tập, rèn luyện để sau này góp phần cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
- Tin tưởng vào sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước do Đảng lãnh đạo.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
Thảo luận chuyên đề:
1. Công nghiệp hoá là gì? Vì sao phải tiến hành CNH-HĐH?
Có thể xây dựng và phát triển đất nước dựa vào nền sản xuất nông nghiệp như hiện hay được không? Con người sống trong thời đại CNH-HĐH sẽ như thế nào? (Năng động hơn, có tác phong và lối sống công nghiệp...).
Để trả lời câu hỏi này, người dẫn CT gợi ý: Muốn phát triển đất nước phải làm cho nền sản xuất nhỏ, thủ công nghiệp hiện nay trở thành nền sản xuất công nghiệp với các máy móc, thiết bị và phương tiện hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đó chính là công nghiệp hoá. Nhưng nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, muốn phát triển nhanh, theo kịp các nước trong khu vực, chúng ta phải hiện đại hoá nền công nghiệp. Hiện đại hoá là gì? Đó là nền công nghiệp được áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại nhất ở các khâu,các lĩnh vực sản xuất. Toàn bộ nền sản xuất công nghiệp từng bước được tự động hoá, tin học hoá... trong đó hàm lượng trí tuệ này càn chiếm tỉ trọng lớn trong các sản phẩm được sản xuất ra.
2. Mục tiêu của CNH-HĐH:
"Xây dựng đất nước ta thành 1 nước công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu... văn minh".
( Đến năm 2020 phấn đấu thành 1 nước công nghiệp.
3. Vai trò của CNH-HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước:
- Làm cho tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn, của cải làm ra nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn.
- Từ đó có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho các công trình công cộng như bệnh viện, trường học, đường giao thông, các công trình văn hoá... nâng cao đời sống nhân dân về cả vật chất lẫn tinh thần. Học sinh có điều kiện học tốt hơn, có đầy đủ các điều kiện để phát triển tối đa cả về thể chất lẫn tinh thần.
4. Quan điểm cơ bản:
- Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế.
- Xem đây là sự nghiệp của toàn dân.
- Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố phát triển.
- Lấy khoa học - công nghệ làm động lực.
- Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển.
( Ngoài các điều kiện về vốn, khoa học, công nghệ, cơ sở hạ tầng... thì điều kiện đặc biệt quan trọng là phải có nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu CNH - HĐH. Con đường tốt nhất và duy nhất giúp chúng ta có điều kiện này là đầu tư cho giáo dục.
5. Trách nhiệm, vai trò xung kích của thanh niên...?
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tìm các tài liệu có liên quan đến nội dung hoạt động, cần vận dụng các điều 12, 13, 29 trong Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, liên hệ việc thực hiện các quyền nói trên trong thực tế.
- Nêu mục đích yêu cầu, kế hoạch. thời gian hoạt động cho cả lớp.
Chuẩn bị các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh khai thác nội dung hoạt động. Câu hỏi có thể đưa ra dưới dạng câu hỏi - đáp hoặc dưới dạng xử lý tình huống.
- Giao cán bộ lớp phân công các tổ chuẩn bị câu trả lời (theo nhóm hoặc cá nhân).
2. Học sinh:
- Nhận vấn đề (câu hỏi), hội ý thống nhất nội dung, hình thức hoạt động. tiến hành phân nhóm, thu thập những tài liệu cần thiết, chuẩn bị đáp án.
- Trang trí lớp, kê bàn ghế phù hợp với hình thức hoạt động.
-
THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ
"BẠN HIỂU GÌ VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC"
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- Học sinh hiểu được nội dung cơ bản và bày tỏ ý kiến về sự nghiệp CNH-HĐH.
- Biết xác định quyền và trách nhiệm của thanh niên HS là tích cực, chủ động, tự giác học tập, rèn luyện để sau này góp phần cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
- Tin tưởng vào sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước do Đảng lãnh đạo.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
Thảo luận chuyên đề:
1. Công nghiệp hoá là gì? Vì sao phải tiến hành CNH-HĐH?
Có thể xây dựng và phát triển đất nước dựa vào nền sản xuất nông nghiệp như hiện hay được không? Con người sống trong thời đại CNH-HĐH sẽ như thế nào? (Năng động hơn, có tác phong và lối sống công nghiệp...).
Để trả lời câu hỏi này, người dẫn CT gợi ý: Muốn phát triển đất nước phải làm cho nền sản xuất nhỏ, thủ công nghiệp hiện nay trở thành nền sản xuất công nghiệp với các máy móc, thiết bị và phương tiện hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đó chính là công nghiệp hoá. Nhưng nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, muốn phát triển nhanh, theo kịp các nước trong khu vực, chúng ta phải hiện đại hoá nền công nghiệp. Hiện đại hoá là gì? Đó là nền công nghiệp được áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại nhất ở các khâu,các lĩnh vực sản xuất. Toàn bộ nền sản xuất công nghiệp từng bước được tự động hoá, tin học hoá... trong đó hàm lượng trí tuệ này càn chiếm tỉ trọng lớn trong các sản phẩm được sản xuất ra.
2. Mục tiêu của CNH-HĐH:
"Xây dựng đất nước ta thành 1 nước công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu... văn minh".
( Đến năm 2020 phấn đấu thành 1 nước công nghiệp.
3. Vai trò của CNH-HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước:
- Làm cho tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn, của cải làm ra nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn.
- Từ đó có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho các công trình công cộng như bệnh viện, trường học, đường giao thông, các công trình văn hoá... nâng cao đời sống nhân dân về cả vật chất lẫn tinh thần. Học sinh có điều kiện học tốt hơn, có đầy đủ các điều kiện để phát triển tối đa cả về thể chất lẫn tinh thần.
4. Quan điểm cơ bản:
- Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế.
- Xem đây là sự nghiệp của toàn dân.
- Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố phát triển.
- Lấy khoa học - công nghệ làm động lực.
- Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển.
( Ngoài các điều kiện về vốn, khoa học, công nghệ, cơ sở hạ tầng... thì điều kiện đặc biệt quan trọng là phải có nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu CNH - HĐH. Con đường tốt nhất và duy nhất giúp chúng ta có điều kiện này là đầu tư cho giáo dục.
5. Trách nhiệm, vai trò xung kích của thanh niên...?
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tìm các tài liệu có liên quan đến nội dung hoạt động, cần vận dụng các điều 12, 13, 29 trong Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, liên hệ việc thực hiện các quyền nói trên trong thực tế.
- Nêu mục đích yêu cầu, kế hoạch. thời gian hoạt động cho cả lớp.
Chuẩn bị các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh khai thác nội dung hoạt động. Câu hỏi có thể đưa ra dưới dạng câu hỏi - đáp hoặc dưới dạng xử lý tình huống.
- Giao cán bộ lớp phân công các tổ chuẩn bị câu trả lời (theo nhóm hoặc cá nhân).
2. Học sinh:
- Nhận vấn đề (câu hỏi), hội ý thống nhất nội dung, hình thức hoạt động. tiến hành phân nhóm, thu thập những tài liệu cần thiết, chuẩn bị đáp án.
- Trang trí lớp, kê bàn ghế phù hợp với hình thức hoạt động.
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Quốc Tú
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)